Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Gián án ly luan day hoc chuong 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.99 KB, 10 trang )


KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
1. Khái niệm phương pháp dạy học.
1.1. Phương pháp.
- Đối tượng của hoạt động đều có nội dung (cái) và hình thức vận động (cách).
- Chủ thể được đánh giá là có phương pháp khi chủ thể đó thao tác đúng với hình thức vận
động của đối tượng ấy.
Phương pháp là quá trình chủ thể hoạt động sử dụng hệ thống thao tác phù hợp với hình thức
vận động của đối tượng.
+ Chủ thể phải nhận thức đúng hình thức vận động của đối tượng.
1.2. Phương pháp dạy học.
- Hoạt động học tập có nội dung (được mô tả trong tâm lý học) và hình thức vận động (kiểu học
tập)
- Giáo viên (chủ thể của hoạt động dạy học) được đánh giá là có phương pháp sư phạm khi giáo
viên thao tác đúng với hình thức vận động (kiểu học tập).
Phương pháp dạy học là giáo viên sử dụng hệ thống thao tác phù hợp với kiểu học tập của học
sinh.
+ Để có phương pháp sư phạm giáo viên phải nhận thức đúng kiểu học tập của học sinh, nhóm
học sinh.
2. Cấu trúc của một phương pháp dạy học.
Mỗi phương pháp dạy học cụ thể là một cơ cấu nhiều tầng bao gồm bốn yếu tố có quan
hệ nhân quả với nhau: Hướng tiếp cận đối tượng (quan điểm về học tập); nội dung lý luận của
phương pháp; hệ thống biện pháp kỹ thuật và các thủ thuật có tính sáng tạo.
2.1. Hướng tiếp cận đối tượng dạy học.
Quan điểm hay hướng tiếp cận đối tượng dạy học là tầng phương pháp luận của phương
pháp dạy học.
Trước khi triển khai một hoạt động dạy học nào đó, cả người dạy và người học đều phải
xác định được hướng tiếp cận đến đối tượng của mình. Câu hỏi trung tâm ở đây là mục đích
của hoạt động dạy học là gì? Dạy học hướng đến hình thành kỹ năng hành động (hành vi) hay
cung cấp tri thức cho người học, hay hướng đến phát triển nhân cách cho họ? Rõ ràng là nếu


mục đích hướng đến hình thành hành vi của người học thì dạy học phải tuân theo các nguyên
tắc huấn luyện và kiểm soát hành vi của họ. Nếu hướng đến việc cung cấp tri thức cho người
học thì phải tuân theo các nguyên tắc của dạy học thông báo, liên tưởng. Ngược lại mục tiêu
hướng đến phát triển nhân cách của người học, thì phải tuân theo những nguyên tắc có tính
nhân văn, tôn trọng, thoả mãn và thúc đẩy nhu cầu phát triển của họ. Quan điểm hay hướng tiếp
cận đối tượng quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và các phương tiện dạy
học phù hợp.
2.2. Nội dung lý luận của phương pháp
Nội dung lý luận của phương pháp dạy học là yếu tố tạo ra sự khác biệt về bản chất và
mức độ khoa học giữa phương pháp dạy học với kinh nghiệm cá nhân trong dạy học.
Nội dung lý luận của phương pháp dạy học bao gồm sự mô tả toàn bộ nội dung của
phương pháp dạy học, từ cơ sở lí luận của phương pháp đến hệ thống các biện pháp tiến hành;
từ mục đích, chức năng, tính chất, nguyên tắc, cách thức triển khai các biện pháp đến những gợi
1

ý có tính linh hoạt khi sử dụng các biện pháp dạy học, trong những tình huống phổ biến. Nội
dung lý luận của phương pháp cũng đề cập tới những ưu thế và hạn chế khi sử dụng phương
pháp, phạm vi sử dụng có hiệu quả của nó; những yêu cầu về phía người dạy và người học khi
tiến hành phương pháp này; sứ mạng hiện tại và những triển vọng của phương pháp trong
tương lai…Đối với người dạy và người học, việc hiểu sâu sắc và thấu đáo nội dung lý luận của
phương pháp sẽ giúp họ có cơ sở lý luận vững chắc để triển khai các biện pháp dạy và học
trong thực tiễn.
2.3. Hệ thống biện pháp kỹ thuật dạy học của phương pháp
Nội dung lý luận của phương pháp dù đầy đủ, sâu sắc và hiện đại đến đâu cũng mới chỉ
là hình thái lí luận của phương pháp, chưa phải là phương pháp dạy học trong thực tiễn. Điều
quyết định sự tồn tại trong hiện thực và hiệu quả của phương pháp dạy học là hệ thống biện
pháp dạy học.
Hiện nay, các thuật ngữ giải pháp, phương pháp, biện pháp nhiều khi không được tường
minh và tuỳ thuộc vào quan niệm của người sử dụng. Trong tài liệu này, chúng tôi quan niệm,
trong ba thuật ngữ trên, giải pháp có nội hàm rộng nhất bao gồm cả nội dung và phương pháp

tiến hành. Phương pháp có nghĩa hẹp hơn giải pháp, nó phản ánh cách thức tiến hành nội dung.
Phương pháp bao gồm cả mục đích triển khai, nội dung lý luận và cơ cấu kỹ thuật để thực hiện
nội dung. Thuật ngữ biện pháp có nội hàm hẹp nhất, chỉ bao hàm cơ cấu kỹ thuật và quy trình
tuyến tính của cơ cấu đó. Biện pháp không có tính mục đích, chỉ đơn thuần tính kỹ thuật. Biện
pháp một mặt là đơn vị kỹ thuật của phương pháp, mặt khác có tính độc lập tương đối so với
các yếu tố khác của phương pháp. Biện pháp được sinh ra và được quyết định bởi các phương
tiện kỹ thật.
Biện pháp dạy học là hệ thống các cách thức tác động cụ thể của người dạy và người
học vào nội dung dạy học, qua đó thực hiện được nhiệm vụ dạy học. Xung quanh vấn đề biện
pháp dạy học có mấy điểm cần lưu ý:
Thứ nhất: Biện pháp dạy học là những thức tác động thực tiễn của người dạy và người học lên
nội dung dạy học. Vì vậy biện pháp là sự hiện thực hoá sức mạnh của phương pháp, là cơ cấu
kỹ thuật của phương pháp để thực hiện mục đích dạy học. Nếu không có biện pháp thì phương
pháp trở nên trống rỗng, không có nội dung. Nếu biện pháp tốt, hiệu qủa của phương pháp sẽ
cao và ngược lại. Tính chất và cường độ của các biện pháp dạy học thể hiện tính tích cực của
quá trình dạy học.
Thứ hai: Có hệ thống biện pháp của người dạy và hệ thống biện pháp của người học. Đối tượng
tác động, tính chất, cường độ các biện pháp của người dạy và người học bị quy định bởi mục
đích dạy học, nội dung dạy học, vị thế của người dạy và người học trong mối quan hệ giữa
người dạy và người học. Chẳng hạn nếu nội dung hướng đến nội dung tri thức khoa học thì các
biện pháp của người dạy chủ yếu tác động vào nội dung tri thức và cách truyền thụ chúng; nếu
mục đích là hình thành các kỹ năng hành động cho người học, thì biện pháp dạy học là giới
thiệu và hướng dẫn người học thực hành kỹ năng hành động đó.
Thứ ba: Việc triển khai và trình độ các biện pháp quy định trình độ phương pháp dạy học và
hiệu quả dạy học. Đến lượt nó, trình độ các biện pháp bị quy định bởi công cụ dạy học. Nói
cách khác, công cụ dạy học quy định trình độ dạy học. Các công cụ dạy học rất đa dạng, bao
gồm các công cụ tâm lý và các công cụ kỹ thuật. Công cụ tâm lý là các tri thức, các khái niệm
khoa học, các công cụ nhận thức như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ…Trong đó các khái niệm khoa
học là quan trọng nhất. Khái niệm khoa học trong môn học là thước độ trình độ dạy học. Các
2


công cụ kỹ thuật có một phổ rất rộng, bao gồm các biểu đồ, các bảng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ,
mô hình, máy tính, phần mềm dạy học và các phương tiện kỹ thuật khác.
Thứ tư: Các biện pháp dạy và học tồn tại vừa theo cấu trúc không gian vừa theo quy trình tuyến
tính. Nói cách khác, hệ thống biện pháp dạy là cấu trúc đa diện đa tầng. Trong đó có các kiểu
tiểu hệ thống biện pháp đảm nhận chức năng riêng (chẳng hạn các biện pháp tìm hiểu tâm lý
người học, các biện pháp thiết kế tài liệu dạy học..) và kết hợp với nhau thành một hệ thống
hữu cơ. Trong mỗi tiểu hệ thống, các biện pháp cụ thể kết hợp với nhau theo logic tuyến tính,
tạo thành quy trình chặt chẽ (các bước tìm hiểu học viên, các bước thiết kế bài dạy..). Vì vậy
trong thực tiễn dạy học, một mặt phải xác định đầy đủ các bình diện thao tác, đồng thời phải
thiết lập được quy trình các thao tác trong từng bình diện đó.
3.4. Các thủ pháp nghệ thuật dạy học.
Hệ thống biện pháp dạy học là cơ cấu kỹ thuật của phương pháp dạy học. Đó là điều
kiện cần để tiến hành hoạt động dạy học có hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp kỹ thuật sớm hay
muộn cũng dẫn đến máy móc. Vì vậy có thể chuyển chúng vào trong các phương thức dạy học
bằng máy dạy học. Trong khi đó, hoạt động dạy học khác với phương thức dạy học bằng máy ở
chỗ hoạt động dạy học mang tính người, mà một trong những đặc trưng của nó là tính sáng tạo
nghệ thuật. Vì vậy, một giáo viên giỏi không chỉ tổ chức tốt các biện pháp dạy học mà phải
nâng các biện pháp đó lên mức nghệ thuật dạy học. Ta quy ước gọi đó là thủ pháp nghệ thuật
dạy học.
Sự khác nhau giữa biện pháp kỹ thuật với thủ pháp nghệ thuật là tính logic. Biện pháp
kỹ thuật luôn luôn gắn với tiến bộ khoa học và được thực hiện với quy trình logic chặt chẽ.
Tính logic tuyến tính nghiêm ngặt là bản chất của quy trình công nghệ. Trong khi đó thủ pháp
nghệ thuật luôn luôn có xu hướng sáng tạo và vượt ra khỏi khuôn khổ logic. Vì vậy các thủ
pháp nghệ thuật thường được triển khai theo quy trình bán logic. Nghĩa là các thủ pháp được
dựa trên một lõi kỹ thuật ít ỏi, cần thiết, đủ đảm bảo cho các thủ pháp được đúng hướng, còn
chủ yếu là sự sáng tạo, tự do.
Hoạt động dạy học không phải hoàn toàn là hoạt động khoa học hoặc hoạt động nghệ
thuật. Dạy học mang bản chất khoa học công nghệ và có tính nghệ thuật. Vì vậy phương pháp
dạy học cũng vừa có biện pháp mang bản chất kỹ thuật và logic công nghệ vừa có tính nghệ

thuật.
Đây là điều cơ bản làm cho dạy học có bản chất công nghệ - công nghệ dạy học và luôn
luôn tồn tại với tư cách là quy trình công nghệ, nhưng không bao giờ là quy trình công nghệ
hoàn toàn như trong khoa học kỹ thuật thuần tuý. Mọi ý đồ thiết lập một công nghệ dạy học
hoàn toàn như công nghệ kỹ thuật là một ảo tưởng, sai lầm.
Sự tăng dần mức độ nghệ thuật trong dạy học trên cơ sở chuyển hoá các biện pháp kỹ
thuật thành thủ pháp nghệ thuật dạy học là cơ sở để nâng dạy học lên trình độ mới với hiệu quả
cao, đáp ứng yêu cầu cá biệt hoá trong dạy học hiện đại. Rất tiếc trong thực tiễn dạy học hiện
nay, yếu tố nghệ thuật của phương pháp dạy học chưa được quan tâm đúng mức so với yếu tố
kỹ thuật. Yếu tố kỹ thuật của phương pháp dạy học một mặt tạo ra mô hình chung về công nghệ
dạy học (công nghệ hành động, công nghệ hành vi…), những công nghệ này có thể chuyển giao
theo công nghệ trong dạy học. Đây chính là thế mạnh của yếu tố kỹ thuật trong phương pháp
dạy học. Tuy nhiên mặt trái của nó là làm người dạy và người học bị lệ thuộc vào một số
phương pháp và một số mô hình nhất định. Trong các mô hình đó, mọi học viên với những cá
tính, khả năng và hứng thú học tập riêng đều bị gò vào một quy trình logic chung, phương thức
3

hoạt động chung, tương ứng với các công nghệ dạy học (các bước, các khâu của các biện pháp
kỹ thuật). Tính khuôn mẫu này có thể làm giảm đặc trưng sáng tạo của các chủ thể dạy học.
Trong dạy học hiện đại, vấn đề tự do cá nhân được đề cao. Do đó nếu một lớp học có 30 học
viên thì giáo viên cần phải có 30 phương pháp làm việc riêng với với từng học viên. Để đáp
ứng yêu cầu này, phương pháp dạy học phải có tính nghệ thuật cao. Ở đây, các nguyên lý khoa
học chế định tính kỹ thuật của phương pháp được ghi trong nội dung môn học và các phương
tiện dạy học, còn trong hoạt động dạy và học chủ yếu diễn ra các thủ pháp có tính nghệ thuật
của người học và người dạy. Nói cách khác, trong dạy học hiện đại, người ta phải xây dựng các
mô hình và công nghệ dạy học cho từng cá nhân người học. Tức là đề cao tính sáng tạo nghệ
thuật trong phương pháp dạy học.
Có thể tóm tắt cấu trúc của phương pháp dạy học như sau.
4


Tầng nghệ thuật 
Thủ pháp nghệ thật
 Thủ pháp ngôn ngữ
 Thủ pháp hành vi

Tầng biện pháp kỹ thuật 
Biện pháp kỹ thuật
 Các biện pháp
 Quy trình sử dụng

Tầng lý luận 
Nội dung cụ thể của phương pháp
 Tên PP  Nội dung PP
 Ưu thế của PP  Hạn chế của PP
 Phạm vi Yêu cầu sử dụng

Tầng phương pháp luận 
Quan điểm tiếp cận đối tượng
 Cơ sở tâm lý học
 Sự phát triển của tri thức khoa học

II. KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
KN sử dụng phương pháp DH và kỹ thuật DH là khả năng thực hiện có kết quả QT DH
nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng phương pháp và kỹ thuật DH có hiệu quả trong điều kiện nhất
định.
1. Kỹ năng thuyết trình
1.1. Định nghĩa.
Thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói sinh động kết hợp với hành vi, cử
chỉ, trực quan để trình bày nội dung dạy học
1.2 Cấu trúc của phương pháp thuyết trình

- Phần mở đầu:Khởi động tư duy, định hướng chủ đề.
- Phần chính: Là tập hợp của nêu và giải quyết vấn đề theo lôgic nội dung bài giảng (ghi nhớ
việc sử dụng ngôn ngữ và cách trình bày).
- Phần kết luận: Là chốt những vấn đề cơ bản của bài giảng và lấy thông tin phản hồi về mức
độ đạt được mục tiêu đã đề ra để điều chỉnh.
1.3. Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình.
- Nội dung chính xác, sử dụng đúng thuật ngữ khoa học.
- Thuyết trình có hệ thống, đảm bảo tính lôgic.
- Chú ý phong cách ngôn ngữ: Nhấn mạnh, tốc độ, cường độ.
- Kết hợp với hành vi, cử chỉ, điệu bộ để diẽn đạt ý tưởng.
- Nhìn vào người nghe để điều chỉnh tốc độ, gây hứng thú.
- Nên tận dụng vai trò của các thiết bị dạy học khi trình bày để phát huy đa giác quan khi nhận
thức.
- Nên chuẩn bị kĩ câu hỏi nêu ra cho HS tư duy khi trình bày các nội dung, không nên áp đặt.
3. Kỹ năng sử dụng phương pháp đàm thoại
3.1. Mục đích của giáo viên đặt câu hỏi
- Thúc đẩy HS vào các lĩnh vực tư duy mới
- Thách thức ý tưởng hiện đại
5

×