Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tinh toan khoi luong dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.86 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Khi lập dự toán cho công tác đào, đắp đất, vận chuyển đất có một số vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Vấn đề về tính toán thể tích khối đất đào, đắp, vận chuyển cũng là một trong
những vấn đề khiến anh em khá đau đầu. Tôi có vài ý kiến cá nhân về vấn đề này xin đưa
ra để mọi người cùng thảo luận như sau:
Có 3 ý chính cần tập trung xem xét: một là thể tích đất đào, hai là thể tích đất vận chuyển,
3 là thể tích đất đắp.
1. Với thể tích đất đào thì theo như Định mức có nói rõ là tính theo đất nguyên thổ tại
nơi đào (Đm 1776 trang 27). Nghĩa là thể tích đất cần đào tính theo thể tích hình học
trong thiết kế đào đất. Theo tôi hiểu trong định mức nói đất đào thì có nghĩa là đất
nguyên thổ, đất tự nhiên tại nơi cần đào (cách hiểu này quan trọng trong việc vận
dụng Bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp (K2) – Trang 28 ĐM
1776).
Với 1 m3 đất nguyên thổ, khi mà đào lên nó sẽ có thể tích (đống đất) lớn hơn 1m3, cụ thể
lớn hơn như nào thì ta xem cái hệ số chuyển từ thể tích đất từ đất tự nhiên sang đất tơi
(đất rời sau khi đào lên, chất thành đống), hệ số này (K1) tra trong Phụ lục C của TCVN
4447:2012. Từ đây ta chuyển sang ý thứ 2 là Thể tích đất vận chuyển.
2. Vấn đề về thể tích đất vận chuyển hay cần vận chuyển nó hay bị nhầm lẫn trong vấn đề
tính toán khối lượng cho công tác vận chuyển đất khi lập dự toán.
Nếu tính đúng ra, như ở trên có trình bày, nếu gọi V0 là thể tích hố đất đào (đất nguyên
thổ, đất tự nhiên) thì thể tích đống đất sau khi đào lên, chất đống sẽ là V1 = V0 x K1 (với
K1 đã diễn giải ở ý 1).
Giả sử tất cả đất sau khi đào lên phải vận chuyển đến một nơi khác thì thể tích đất cần
vận chuyển chính xác là bằng V1. Nhưng khi tính dự toán, áp dụng đơn giá cho công tác
vận chuyển đất thì khối lượng dùng để nhân với đơn giá cho công tác vận chuyển đất lại
không phải là V1 mà là Vo. Tại sao lại thế? là bởi vì trong định mức cũng như trong đơn
giá cho công tác vận chuyển đất, người ta đã tính đến hệ số nở rời của đất (K1) rồi (Đm
1776 trang 27). Nghĩa là để cho việc tính toán của chúng ta được đơn giản, người ta đã
tính đến cả việc đào V0 thì vận chuyển phải là V1, và có nhân cả cái hệ số đó vào để tính
ra hao phí định mức/chi phí nhân công hoặc máy thi công rồi.


3. Vấn đề thứ 3 là thể tích đất đắp, cũng như ý 1 tôi cho rằng khái niệm thể tích đất đắp
trong Định mức 1776/Đơn giá là thể tích đất đo tại nơi đắp (đất sau khi đã đầm chặt theo
hệ số đầm chặt Kyc rồi), thể tích đất đắp cũng tính theo thể tích hình học trong thiết kế
đắp đất (Đm 1776 trang 27).
Khi thi công đắp đất thực tế thì để có được 1m3 đất đắp thì cần nhiều hơn 1m3 đất tơi
hoặc đất nguyên thổ (đất đào).


+ Nếu lấy đất đào (đất nguyên thổ) để đắp thì sự nhiều hơn này nó được đại diện bằng hệ
số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp (ký hiệu K2 như trong ý 1). Nghĩa là để
có được 1 m3 đất đắp thì cần: 1 x K2 (m3 đất đào)
+ Nếu lấy đất tơi, đất rời (đất đào từ đất nguyên thổ lên, đất tơi, rời, chất thành đống) để
đắp thì sự nhiều hơn này được tính qua 2 nấc. Nấc 1 là chuyển ngược từ đất tơi, đất rời
thành đất nguyên thổ thì ta cần 1 / k1 m3 đất tơi để quy về 1 m3 đất đào (đất nguyên thổ).
Nấc 2 thì kế thừa như trên ta cần: (1 / k1) x K2 m3 đất tơi để đắp được 1 m3 đất đắp.
Như vậy là 3 vấn đề trên cũng hơi rắc rối tí đấy!
Ngoài ra, trong công tác vận chuyển đất cần chú ý đến việc áp dụng đơn giá vận chuyển,
nếu mà cự ly = 10 km chẳng hạn thì phải chia làm 3 công tác: Vận chuyển trong phạm vi
<=1km, Vận chuyển trong phạm vi <=7km (nhân 6 lần cho các đơn giá) và Vận chuyển
trong phạm vi > 7km (Nhân 3 lần cho các đơn giá).
Khi tính thể tích đào móng (V0) có taluy người ta thường nhân thể tích chưa có taluy với
hệ số 1,3 (thể tích taluy khoảng 30% nữa, 1,3 là hệ số kinh nghiệm để tính cho nhanh).
Thêm nữa, khi tính thể tích đào hố móng thì chiều rộng đáy móng băng và móng đơn tối
thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván
khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m. Trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới
đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn
0,7m. Nếu hố móng có taluy (mái dốc) thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kết
cấu móng ít nhất phải là 0,3m (3.8, 3.9TCVN 4447:1987).
Với chiều cao hố móng thì tùy loại đất mà vách thằng đứng không gia cố có thể có chiều
cao tối đa trong khoảng 1-2m.

Chú ý là các hệ số như trên chỉ dùng khi ta lập dự toán thôi, còn việc tính toán, để thanh
toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định
hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp.
Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề này có vẻ trừu tượng và hơi khó hiểu, mời mọi
người cùng thảo luận để làm đơn giản vấn đề.
100 m3 đào, cần 150m3 đắp K95 -> tận dụng 70m3 -> đắp đc 70/1,13 = 61,95 m3 đắp
K95 -> còn thiếu 88,05 m3 đất đắp -> cần vận chuyển 88,05* 1,13 m3=99,5 m3 đất đào
về để đắp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×