Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.94 KB, 8 trang )

Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG

Bài 4

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này, các nữ sinh sẽ:
 Có kỹ năng ứng phó với những lo lắng và căng thẳng liên quan đến những

quyết định quan trọng trong cuộc đời.
 Có kỹ năng ra quyết định đúng và tự tin với quyết định quan trọng của mình.

 THỜI GIAN: 180 phút
 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CẦN
-



Giấy khổ lớn Ao,
Bút lông,
Băng keo.
Tranh vẽ “tâm trạng căng thẳng”

TIẾN TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG

1. Khởi động lớp học

(10 phút)


Đường xa
Một hai ba con đường ôi xa quá.
mỏi chân rồi mà đường vẫn còn xa .
Nhưng hôm nay nghe niềm vui thật lạ.
Chúng ta cùng nhau bước một hai ba.

Lưu ý: Phần khởi động trên đây mang tính tham khảo. Giáo viên có thể chủ động tìm
trò chơi, bài hát hay kể chuyện để giúp vui và khởi động lớp học. Giáo viên cũng có thể
mời gợi các em trong lớp cùng tham gia để đảm bảo sự tham gia và tinh thần đóng góp
cho lớp.
2. Giới thiệu bài học.

(5 phút)

Giáo viên hướng dẫn vào bài học:
-

Ngày nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên đương đầu
với căng thẳng theo cả 2 cách có lợi và không có lợi cho sức khỏe, trong khi đó
các em không thể trao đổi về những rắc rối của mình.

1


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

-


Những căng thẳng từ những hoạt động liên quan đến trường học và hoàn cảnh
xã hội có thể làm các em cảm thấy quá sức, đặc biệt khi các em không biết cách
để ứng phó với những cảm xúc mạnh và giải quyết những vấn đề hàng ngày.

-

Thông thường sự căng thẳng là do chúng ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình
huống xảy ra, một quyết định quan trọng đựa đưa ra. Việc khuyến khích các
cách suy nghĩ mới, tích cực hơn trong những tình huống như vậy sẽ góp phần
làm giảm bớt sự căng thẳng, dẫn đến hướng hành động tích cực để cải thiện
tình hình.

-

Bài học hôm nay sẽ giúp các em khám phá những cách thức ứng phó với căng
thẳng khi ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống.

3. Hoạt động 1:

(35 phút)

Thảo luận nhóm: Ra quyết định là gì? Em có thường gặp căng thẳng
không khi ra quyết định?
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
-

Nhận biết được ra quyết định là một việc làm rất thường xuyên của mỗi người.

-


Nhận biết rằng trong cuộc sống có những quyết định đơn giản những cũng có
những quyết định quan trọng và lúc đó các em có lo lăng, căng thẳng cũng là
chuyện bình thường.

-

Đối với một quyết định quan trọng các em có thể có những căng thẳng, cảm xúc
khác nhau.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và
liệt kê trên giấy lớn.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Ra quyết định là gì? Em có gặp căng thẳng
không khi ra những quyết định quan trọng?
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo luận và
trả lời những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo luận.

Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày
kết quả thảo luận.

2


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính
-


Ra quyết định là việc các em đồng ý hay không đồng ý thực hiện, hoặc để
người khác thực hiện một công việc nào đó, giải quyết một vấn đề nào đó có
liên quan đến mình theo cách mà các em thấy phù hợp.

-

Trên thực tế người ta thường ra quyết định khi còn thiếu thông tin, thiếu suy
nghĩ chín chắn nên làm cho người ra quyết định nhiều căng thẳng lo lắng, đặc
biệt là những quyết định quan trọng trong cuộc sống

-

Ra quyết định có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bản thân, gia
đình và những người xung quanh nên thường làm cho chúng ta gặp căng
thẳng, đặc biệt là những quyết định quan trọng trong cuộc sống.
Giải lao

(10 phút)

4. Hoạt động 2:

(35 phút)

Thảo luận nhóm: Những quyết định thường gây lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
-

Biết được một số tình huống, quyết định dễ gây lo lắng, căng thẳng trong cuộc

sống.

-

Nhận biết đó là những phản ứng tự nhiên nên các em có thái độ, tâm lý đón
nhận và ít bị căng thẳng hơn.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và
liệt kê trên giấy lớn.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Những quyết định nào thường gây lo lắng và
căng thẳng cho các em trong cuộc sống?
Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo
luận và trả lời những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo luận.
Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày
kết quả thảo luận.

3


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính
-

Những quyết định quan trọng thường làm các em căng thẳng:
+ Quyết định tiếp tục đi học hay bỏ học kiếm việc làm?
+ Lập gia đình sớm theo ý muốn của gia đình hay tự mình tìm người phù hợp?

+ Sống ở quê nhà hay đi xa?
+ Làm theo lời của bạn bè (áp lực bạn bè) hay làm theo ý riêng của mình?
+ Bỏ việc làm mà các em đang làm để đi tìm việc khác?
+ Bỏ trường/ngành các em đang học để đi học ở trường/ngành khác
+…

-

Ngoài những quyết định quan trọng trên, các em còn có thể gặp những quyết
định cũng gây căng thẳng như:
+ Các em quyết định chọn ban học nào?
+ Thi ngành học gì?
+ Tiếp tục chơi thân với bạn bè/người yêu hay chấm dứt?
+ Nói ra một sự thật hay lầm lỗi mà em biết hay của mình với một ai đó hay là
giấu kín?

5. Hoạt động 3:

(45 phút)

Phân tích tình huống: Những căng thẳng thường gặp khi ra quyết định quan trọng
trong cuộc sống
Mục tiêu
-

Nhận biết được những tình huống thường gây căng thẳng khi ra những quyết
định quan trọng trong cuộc sống hằng ngày

-


Biết được những cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng

-

Nhận biết rằng đối với một quyết định gây căng thẳng, người ta có thể có nhiều
tâm trạng khác nhau và do đó có thể có nhiều cảm xúc và căng thẳng khác nhau
.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia nhóm nhỏ và giao 2 tình huống sau đây:
Tình huống 1: Lang là con gái một, vốn rất ngoan ngoãn, thông minh, hiếu
thảo, bị mẹ ra sức cấm đoán khi quyết định yêu Tâm. Ngày đưa Tâm về ra
mắt, cô đã rất vui mừng và nghĩ chắc mẹ sẽ không thể chê Tâm – anh chàng
điển trai, dịu dàng, thông minh và có năng lực– không chê vào đâu được.
Nhưng không ngờ, vừa nhìn thấy anh, ba mẹ đã sa sầm nét mặt, rồi tỏ ra khó
chịu và viện cớ đi nằm. Dù ba mẹ phản đối quyết liệt, tuyên bố và ra tối hậu
thư: “Con mà cố tình lấy nó, ba mẹ sẽ chết ngay cho con được toại nguyện”.
Nhưng …Lang vẫn quyết định yêu và lấy Tâm!.
4


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Tình huống 2: Hoa đã có một ông chủ thật kinh khủng, cô làm việc cho ông
ấy đã 6 năm rưỡi, rồi đến một ngày ông ta tức giận điều gì đó và cố trừng
phạt cô bằng cách giáng chức cô, bắt cô làm việc dưới trướng một nhân viên
khác. Ông ta nói rằng “Giờ Trâm sẽ là sếp mới của cô và cô sẽ phải làm bất
cứ điều gì cô Trâm yêu cầu”. Hoa thẫn người nhìn thẳng vào mắt ông ấy và

quyết định bỏ việc và có khả năng bị thất nghiệp.
Bước 2: Giáo viên cho các em 7 phút để phân tích theo 2 câu hỏi sau:
1. Bạn Lang và Hoa đã gặp những căng thẳng gì khi ra quyết định
quan trọng cho cuộc đời mình? Vì sao?
2. Những căng thẳng nào khác mà các em có thể gặp phải khi các em
ra một quyết định quan trọng trong cuộc sống?
Lưu ý: Trong khi các em phân tích, giáo viên đi quanh lớp để lắng nghe hướng
phân tích và giúp làm rõ những gì các em còn thắc mắc trong tình huống.
Bước 3: Sau khi các em phân tích xong, giáo viên cho các cặp lần lượt trình bày.
Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính
-

Phản đối của gia đình quyết liệt, như cô vẫn quyết định tiến đến: Lo lắng, bất an,
không biết hôn nhân gia đình tương lai sẽ thế nào, chọn ai bỏ...???

-

Giáng chức và bỏ việc làm mất thu nhập: Lo lắng, bất an, không biết cuộc sống
sẽ thế nào, thu nhập ở đâu? công việc mới có phù hợp và tốt không? Quyết tâm
cố gắng hơn nữa

-

Những căng thẳng khác có thể gặp phải: Buồn chán, thất vọng, tức giận, lo lắng,
hồi hộp, ấm ức ...

6. Hoạt động 4:

(30 phút)


Hướng dẫn cách ứng phó với những lo lắng và căng thẳng liên quan đến những
quyết định quan trọng của cuộc sống
Mục tiêu
-

Giúp các em biết cách ứng phó tích cực khi ở trong những tình huống gây căng
thẳng liên quan đến những quan trọng trong cuộc sống.

-

Giúp các em chia sẻ những kinh nghiệm bản thân và học hỏi lẫn nhau cách ứng
phó cớ những căng thẳng

5


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên trình bày chung trước lớp về cách ứng phó với căng thẳng liên
quan đến những quan trọng trong cuộc sống.
Bước 2: Giáo viên khuyến khích các em đưa ra những thắc mắc về cách ứng phó
và hình dung những khó khăn khi ứng phó mà bản thân có thể gặp phải
để cùng lớp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cách giải quyết.
Bước 3: Giáo viên kết luận và rút ra các ý chính.
Các cách ứng phó:
-


Tìm hiểu thêm thông tin để cũng cố thêm lý lẽ, lý do củng cố thêm quyết định.

-

Giãn thời gian ra quyết định để tìm kiếm sự hậu thuẫn.

-

Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người thân, trung gian tin cậy như ba
mẹ, thầy cô giáo, anh chị lớn, bạn bè tốt, gặp người tư vấn, Gọi điện cho bạn bè.

-

Viết những căng thẳng ra trên giấy khiến tâm trí chúng ta trở nên thoải mái hơn.
Vẽ, dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc. Đi ngủ sớm hơn, cười đùa, khôi hài, xem TV,
tập thể dục-thể thao.

-

7. Tổng kết bài học

(10 phút)

-

Khi gặp căng thẳng, chúng ta có thể có những tâm trạng khác nhau.

-

Những tâm trạng đó ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.


-

Trên thực tế có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống căng
thẳng và chúng ta nên dùng nhiều cách khác nhau đề ứng phó.
-

Khi căng thẳng, người ta khó có thể có được những cách thức ứng phó phù
hợp, tuy nhiên bản thân phải thường hay áp dụng. Ý thức được điều này để
rèn luyện có được cách ứng phó phù hợp đối với những tình huống căng
thẳng.

-

Các kỹ năng tự nhận thức, bày tỏ, thổ lộ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh
hoạt, thương thuyết … là rất cần thiết để giúp các em có cách ứng phó phù
hợp khi bị căng thẳng.

-

Các hình thức đi du lịch, đi dạo, chơi thể thao, nghe ca nhạc, làm một công
việc mình vốn ưa thích, … cũng là những cách ứng phó tích cực đối với căng

6


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống


Tài liệu đọc thêm:
Các bà vợ vẫn cáo buộc rằng chồng họ thường giả câm giả điếc trong những cuộc
tranh luận. Một nghiên cứu mới đây chứng tỏ điều đó là đúng.
Mỗi khi cuộc đấu khẩu nổ ra, cánh đàn ông thường "tắt" bỏ những cảm xúc, trong khi
phụ nữ càng nói càng hăng, càng điên tiết.
Nghiên cứu do các chuyên gia của Đại học Southern California thực hiện đã chỉ ra rằng
phụ nữ và đàn ông phản ứng rất khác nhau trong những tình huống căng thẳng.
Cụ thể, những anh chàng trông vẻ mặt gay gắt thực ra lại rất ít động não để hiểu xem
nửa kia đang cảm thấy gì. Trái lại, phụ nữ tập trung cao độ để xem phản ứng của đối
phương.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Mara Mather, cho biết trên NeuroReport: "Đây là những
phát hiện đầu tiên cho thấy sự khác biệt về giới tính trong cách xử lý tình huống căng
thẳng - cách phán đoán biểu hiện trên nét mặt người khác. Trong khi đàn ông thu mình
lại thì phụ nữ lại tìm kiếm sự ủng hộ về mặt cảm xúc của đối phương".
Thì nghiệm thực hiện như sau: Một nhóm gần 50 đàn ông và phụ nữ được yêu cầu
xem các bức ảnh chân dung trong điều kiện bình thường. Người ta đo hoạt động của
một vùng não đặc biệt trên đầu họ - vùng chịu trách nhiệm phiên dịch và hiểu các cảm
xúc trên mặt của người khác.
Khi rơi vào tình huống căng thẳng, nhóm nghiên cứu nhận thấy ở cánh đàn ông, hoạt
động của vùng não này giảm đi, còn ở phụ nữ lại tăng lên.

Tài liệu tham khảo:
Life Skill Education, Training Module for Adolescent Girls and Boys, Sandhan
Choose a future, Issues and Options for adolescent girls, the Center for Development
and Population Activities
Mentoring Guide for Life Skills, AED – Center for Gender Equity
/> /> /> />7


Trường THCS Hai Bà Trưng


Giáo án kỹ năng sống

8



×