Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Nội Dung trọng tâm và Tình huống cụ thể của LUẬT KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 114 trang )

Luật KD


1.1 Thương nhân và điều kiện trở thành thương nhân
Ngày nay, thương nhân là chủ thể được quy định khá chặt chẽ trong pháp luật thương mại.
Theo Luật Thương Mại 2005, thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định
của pháp luật và các cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có tính thường xuyên,, độc lập
và có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Từ khái niệm trên có thể thấy để trở thành thương nhân phải đáp ứng một số điều kiện sau:
Thứ nhất, về chủ thể:
Cá nhân (công dân Việt Nam và công dân nước ngoài): Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đang chấp hành hình phạt tù, không thuộc trường
hợp đang trong thời gian tước quyền hành nghề vì buôn lậu, đầu cơ,...;
Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cá nhân, tổ chức kinh tế phải tiến hành hoạt động thương mại, tức là thực hiện hành
vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại hay xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.
Thứ ba, tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lí. Điều này có nghĩa
là, cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại hoặc giao dịch thương mại với
tư cách là chủ thể pháp luật độc lập, có khả năng bằng hành vi của mình, nhân danh chính
mình tham gia các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó. Chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp không phải là thương nhân vì không có khả năng tham
gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân.
Thứ tư, các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên. Tức là
hoạt động thương mại diễn ra liên tục, không bị gián đoạn hay chỉ hoạt động tạm thời, nguồn
thu nhập chính là từ lợi nhuận của hoạt động thương mại.
Thứ năm, để trở thành thương nhân thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh; còn tổ chức kinh tế
sẽ xuất hiện với tư cách là chủ thể của pháp luật và đồng thời là thương nhân kể từ thời điểm
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp
chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình


theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. Đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt
buộc, nếu cá nhân có thực hiện một số hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhưng
không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh
doanh thì không được xem là “thương nhân”
Phân tích khái niệm thương nhân
Trong cuộc sống cụm từ thương nhân không hề xa lạ gì với mỗi người và thương nhân được
coi là chủ thể chủ yếu của luật thương mại.Thương nhân có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp
tác hoặc hộ gia đình.Trong khoa học pháp lí cũng như trong pháp luật thực định của Việt Nam
tồn tại 3 khái niệm có nội hàm và ngoại diện cơ bản giống nhau đó là doanh nghiệp, thương
nhân và thương gia. Khái niệm thương nhân luôn được xác định trong pháp luật thương mại
của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.


Ở Việt Nam khái niệm thương nhân được quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Từ khái niệm thương nhân
được xác định trên đây, có thể thấy những đặc điểm pháp lí của thương nhân cụ thể như sau.
Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại.
Hành vi thương mại và thương nhân có mối quan hệ logic với nhau thể hiện trong Luật thương
mại năm 1997 hay chính trong khoản 1 điều 6 Luật thương mại năm 2005. Như vậy, thương
nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem một chủ thể có phải là thương nhân
hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không? Đây được coi
là một đặc điểm không thể tách rời của thương nhân và cũng là tiêu chí để phân biệt thương
nhân với các chủ thể khác.Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đều lấy dấu
hiệu “thực hiện hành vi thương mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân.
Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình
và vì lợi ích của bản thân mình.
Khoản 1 điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương
mại một cách độc lập. Theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại
độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để

xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không?
Bởi trên thực tế, hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm
công, các nhân viên quản lí điều hành…nên cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành
vi của chủ thể để có thể xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Thương nhân sẽ thực hiện
hành vi thương mại môt cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân mình và tự chịu
trách nhiệm về hành vi thương mại của mình. Những người làm côngăn lương, người quản lí
điều hành một chi nhánh hay một cửa hang thương mại thì chưa được coi là một thương nhân
vì họ thực hiện những hành vi thương mại vì lợi ích của ông chủ…Chính vì vậy, có thể nói, nếu
thiếu đặc điểm thứ hai này thì chủ thể cũng sẽ không có tư cách thương nhân.
Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường
xuyên.
Một trong các dấu hiệu pháp lí không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân đó chính là
hoạt động thương mại thường xuyên.Điều này được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật
thương mại của các nước trong đó có Việt Nam. Cụ thể tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại
2005 quy định: “thương nhân…hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên…”. Như
vậy, pháp luật thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tính nghề nghiệp và tính
thường xuyên thực hiện hành vi thương mai , điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những
hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi lặp lại, kế tiếp, liên tục mang tính nghề nghiệp. Các
chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ, đứt quãng sẽ không có tư cách thương
nhân. Ví dụ như một người thỉnh thoảng mua cổ phiếu, mặc dù với muchj đích là lợi nhuận
nhưng không mang lại cho người đó tư cách thương nhân.Bên cạnh tính thường xuyên thì khi
xác định tư cách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp. Như vậy, hoạt động
thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thương nhân phải được hiểu là những hoạt động
thường xuyên, liên tục được thương nhân thực hiện nhằm taojra thu nhập chính cho thương
nhân. Thực tế có một số người làm nhiều nghề khác nhau, nếu nghề nghiệp chính của họ là
thương mại thì họ có tư cách thương nhân, nhưng nếu đó chỉ là nghề phụ thì họ không có tư


cách thương nhân.Ngoài ra, tính chất nghề nghiệp còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật
thương mại Việt Nam đối với thương nhân.

Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.
Được hiểu là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của mình có thể xác lập và
thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí. Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân,
pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí thương
mại.Để bảo vệ lợi ích xã hội, pháp luật thương mại Việt Nam quy định một số người không
được công nhận là thương nhân như người bị mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự…
Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh.
Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “ Thương nhân gồm…và có đăng kí kinh
doanh vừa có thể nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi là một yêu
cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân.Khi đăng kí kinh doanh
những thông tin chủ yếu về thương nhân sẽ được công khai như: tên thương mại, trụ sở, mục
tiêu, ngành nghề kinh doanh… được ghi nhận vào sổ đăng kí kinh doanh và như vậy một người
nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì sẽ chỉ cần đến những cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để có được thông tin cần thiết.
Đăng kí kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong
cả nước. Tuy nhiên hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp
khác nhau nên việc đăng kí kinh doanh được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật
khác nhau. Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế,
xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh
nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.
Về quy định tại điều 7 Luật Thương mại 2005: Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa
đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.
Điều này hiển nhiên cho thấy việc đăng kí kinh doanh là một nghĩa vụ của thương nhân và có
quy định về trường hợp chưa đăng kí kinh doanh của thương nhân.Về mặt pháp lí, đăng kí kinh
doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của thương
nhân.Có thể thấy, nếu chưa đăng kí kinh doanh thì các chủ thể này chưa đủ điều kiện để được
coi là thương nhân ( dựa vào khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005) thế nhưng luật lại dùng

thuật ngữ : “trường hợp chưa đăng kí kinh doanh, thương nhân vẫn…”Theo câu chữ của điều 7
thì vẫn công nhận tư cách thương nhân cho những chủ thể chưa đăng kí này?Vấn đề đặt ra là
liệu luật có bắt buộc những thương nhân nằm trong số trường hợp chưa đăng kí này buộc phải
đăng kí hay không? Nếu họ tiếp tục vì lí do nào đó không đăng kí kinh doanh thì có phải họ sẽ
không còn là thương nhân? Nên quy định cụ thể hơn về những trường hợp như thế nào thì
được công nhận là thương nhân trong khi họ vẫn chưa có đăng kí kinh doanh không?Có thể
hiểu cụm từ chưa đăng kí kinh doanh theo cách như: khi đã nộp hồ sơ xin đăng kí kinh doanh
và trong thời gian chờ đợi được cấp đăng kí kinh doanh thì họ đã được coi là thương nhân, vì
đây là chưa đăng kí chứ không phải không đăng kí hoặc vì một lí do chủ quan hoặc khách quan
nào đó họ chưa đăng kí được.


Thoạt nhìn ta cảm thấy có sự mâu thuẫn giữa điều 7 và khoản 1 điều 6 nhưng thực ra điều7
này đã bổ sung thêm cho điều 6 đối với những trường hợp chưa đăng kí kinh doanh được coi
là thương nhân. Khi đó, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình
theo pháp luật.Nếu không quy định như vậy thì sẽ tạo ra lỗ hổng lớn, có thể sẽ xảy ra sự trục
lợi hay làm trái luật của những người chưa có đăng kí kinh doanh vì họ nghĩ rằng chưa đăng kí
kinh doanh thì họ không phải là thương nhân. Mặt khác, quy định này nhằm bảo vệ quyền lơi
của thương nhân chưa đăng kí kinh doanh và các bên đối tác còn lại, họ đã chịu sự điều chỉnh
của pháp luật thương mại cũng như pháp luật có liên quan.Buộc họ phải có trách nhiệm với
những việc mình làm liên quan đến tư cách thương nhân.Phải dựa vào thực tế thực hiện Luật
thương mại thì mới có thể áp dụng cụ thể, đầy đủ và chính xác những điều luật này.
1.2. Thương nhân thực tế
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng:
Mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng kí kinh doanh. Còn thương nhân thì chưa
chắc đã là doanh nghiệp. Một số thương nhân không phải là doanh nghiệp như hộ kinh doanh,
hợp tác xã.
Mọi thương nhân đều là chủ thể kinh doanh. Còn chủ thể kinh doanh thì chưa chắc đã là
thương nhân. Vì thương nhân là những chủ thể tiến hành kinh doanh nhưng có đăng kí kinh
doanh, còn có những chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không có

đăng kinh doanh (được quy định cụ thể tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ) chẳng hạn như người
bán rau, bán hàng rong, quà vặt có thu nhập thấp… không phải là thương nhân nhưng vẫn
được coi là chủ thể kinh doanh.
I. Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Đối với cá nhân
a. Đối tượng
- Buôn bán rong (buôn bán dạo).
- Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ có hay không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt: mua bán bánh, đồ ăn, thức uống có hay không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến: mua hàng hóa từ nơi khác về theo chuyến để bán cho người mua buôn hoặc
người bán lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe,
cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
b. Về hàng hóa, dịch vụ
Cá nhân được phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng điều
kiện vệ sinh an toàn thực phầm, không đảm bảo chất lượng.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
c. Các hành vi bị nghiêm cấm


- Gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ
gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà
mình thực hiện.
- Kinh doanh tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm (trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác):
+ Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng
cảnh khác.
+ Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế.

+ Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến
xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển.
+ Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả
đường bộ và đường thủy.
+ Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè,
lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người
và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ
được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các
hoạt động thương mại.
+ Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được
UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương
mại.
+ Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến
đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định vừa nêu trên nhưng
không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực
hiện các hoạt động thương mại.
- Chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động
thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công
cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho
cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.
(Căn cứ Nghị định 39/2007/NĐ-CP)
II. Trường hợp phải đăng ký kinh doanh
1. Đối với cá nhân
- Không thuộc nhóm không phải đăng ký kinh doanh theo nội dung nêu trên.
2. Đối với hộ kinh doanh
- Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.
- Trường hợp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới hình
thức doanh nghiệp.

(Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014)


1.3 Pháp nhân và điều kiện tổ chức trở thành pháp nhân

Pháp nhân là một định nghĩa luật pháp về một thực thể mang tính hội
đoàn, thường dùng trong luật kinh tế.
Về pháp nhân có rất nhiều quan điểm và học thuyết như: có thuyết cho pháp nhân là một chủ
thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự…vv nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ
ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện tương tự như thể nhân. Pháp nhân có nhiều
định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý
độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội…

Đặc điểm
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau đây:

Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền
thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận
phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan
lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực
tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;


Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó: điều này có nghĩa là pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong
giới hạn tài sản của mình nghĩa là trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm
pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp
danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn;
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.


Thế Nào là Doanh Nghiệp Có Tư Cách Pháp Nhân?
Điều 84 Luật dân sự 2005 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi
có đủ các điều kiện sau đây:

o

Ðược thành lập hợp pháp;

o

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

o

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Phân tích sâu hơn

Thứ nhất, được thành lập hợp pháp
Pháp là pháp luật, nhân là người. Pháp nhân là người do pháp luật sinh ra bằng cách được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Giấy
khai sinh hợp pháp của pháp nhân là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên,
không phải doanh nghiệp nào được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng được coi
là pháp nhân. Chẳng hạn như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tính hợp pháp c ủa
pháp nhân giúp cho pháp nhân đó tham gia vào các quan hệ xã hội, nằm d ưới sự ki ểm soát
của Nhà nước. Vì vậy, tổ chức không được thành lập hợp pháp không được coi là pháp nhân.


Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Tổ chức là một tập thể gồm nhiều người, được sắp xếp tạo nên một hình th ức c ụ th ể nh ằm
thực hiện một chức năng nhất định. Cơ cấu tổ ch ức chặt chẽ nhằm bi ến một t ập th ể ng ười
thành một thể thống nhất có khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ ch ức đó khi
được thành lập. Việc chọn lựa hình thức tổ chức như thế nào căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ
của tổ chức, cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Sự độc lập của tổ chức được coi là
pháp nhân giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với chủ thể khác. Pháp nhân không
bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhi ệm vụ c ủa tổ
chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các định của pháp luật đối với t ổ chức
đó. Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức thống nhất về cơ cấu nhưng không độc lập nhau như các
phòng, ban, khoa,… trong các trường học, bênh viện.
Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhi ệm b ằng tài s ản
đó
Để một tổ chức tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì t ổ ch ức đó phải
có tài sản riêng. Tài sản riêng của pháp nhân là tài sản thuộc quy ền s ở h ữu c ủa pháp nhân
hoặc có thể do Nhà nước giao cho quản lí. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản cá nhân –
thành viên của pháp nhân, với cơ quan cấp trên và các tổ chức khác. Tài sản đó được th ể hiện
dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với t ừng lo ại pháp nhân.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhi ệm b ằng tài s ản c ủa mình. Pháp
nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân, và ngược lại, thành viên pháp
nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiên nghĩa vụ thay pháp nhân.
Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để
một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như 1 chủ thể độc lập.
Thứ tư, nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với t ư cách
riêng, được hưởng quyền và phải gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định và phù
hợp với điều lệ của pháp nhân. Khi pháp nhân không thực hiện hoặc th ực hiện không đúng
nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân đó có thể
là bị đơn trước tòa án. Ngược lại, nếu cá nhân, pháp nhân khác không th ực hi ện ho ặc th ực
hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, các điều kiện của pháp nhân là yếu tố bắt buộc để một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Một pháp nhân phải có các điều kiện trên và ngược lại một tổ chức phải có đầy đủ các đi ều
kiện như trên được coi là một pháp nhân.


Theo luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần, công ty TNHH , công ty hợp danh là doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân.

Về cơ bản việc có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với
pháp nhân là doanh nghiệp đó còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự
tách bạch này. Vì vậy doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn còn
doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn. Có nghĩa khi
doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ
vào doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì
chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có. Doanh nghiệp tư nhân
không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ
doanh nghiệp đó là một lợi thế nhưng đổi lại thi nhiều rủi ro hơn

. Loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài
sản độc lập với chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình)
Tùy vào quy mô lớn nhỏ và tính chất riêng của ngành nghề mà bạn chọn những hình thức
doanh nghiệp phù hợp.


Thuật ngữ pháp nhân (dùng cho tổ chức) dùng để phân biệt với thể nhân (dùng cho con
người). Theo luật pháp Việt Nam, một doanh nghiệp, tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân

khi có đủ các điều kiện sau đây


:


Được thành lập hợp pháp;
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
Có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội…
*Xem thêm tại Điều 84, Luật Dân sự 2005

Những doanh nghiệp, tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không có tài sản độc lập; có
nghĩa là tài sản của chủ doanh nghiệp và tải sản của doanh nghiệp không được tách bạch rõ
ràng. Trong trường hợp đó, tuy tài sản được tạo lập trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, nhưng chủ doanh nghiệp cũng sẽ phải tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối vơi mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đó
chính là nhược điểm.

Hãy thử tưởng tượng, khi doanh nghiệp nợ tiền, nếu doanh nghiệp đó có tư cách pháp nhân, thì
chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn mà anh ta đã bỏ vào doanh
nghiệp. Số nợ còn lại sẽ không phải là trách nhiệm của anh ta. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp
không có tư cách pháp nhân, thì chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trả toàn bộ nợ của


doanh nghiệp bằng chính tài sản của bản thân, cho dù có nhiều hơn phần vốn anh ta đã bỏ vào
doanh nghiệp đó.

* Lưu ý rằng: Tại Việt Nam. tuy công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng thành viên hợp
danh của loại hình doanh nghiệp này vẫn chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của
công ty.

2. DOANH NGHIỆP


Khái niệm : Theo Điều 4 luat DN 2015 :Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng , có tài sản , có trụ sở giao
dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

2.1 Các loại hình doanh nghiệp

*CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN(CHƯƠNG III): 1 , CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI
THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.
2. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN.
*CÔNG TY CỔ PHẦN (CHƯƠNG V)

*CÔNG TY HỢP DANH(CHƯƠNG VI)

*DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN(CHƯƠNG VII)

2.2 Đặc trưng

+2.2.a Điều kiện thành lập doanh nghiệp:


1. Chủ thể thành lập:
Điều kiện chung:
Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2015 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh
doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc

Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại
cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm
chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường
hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều này cũng quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của
Luật này, trừ trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để
thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo quy định trên là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức
có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục
đích sau đây:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2
Điều này;
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước;
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.
Quy định riêng:
Tùy theo các loại hình mà các chủ đầu tư lựa chọn, thì điều kiện về số lượng thành viên lại khác nhau
như:
+ Công ty tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
+ Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp

luật)
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê,
mướn đại diện pháp luật)
+ Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:


Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh
doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh,
phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà
pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh.
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà
đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: (i) các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện, (ii) các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và (iii) các ngành, nghề
kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp
sẽ được yêu cầu phải:
+ Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví
dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do
Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh);
+ Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng
cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động
kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh
doanh vũ trường, karaoke).
Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định:
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận
vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).
Ví dụ: Các tổ chức tín dụng, bất động sản...

Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề:
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ
sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ: kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán,..
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải chắc
chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí (ví dụ như đặt cọc thuê
nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật.

3. Điều kiện về vốn:
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển
khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ


tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khác.
Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:
+ Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh
nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là
mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.
+ Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh
nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng kí thành lập.
4. Điều kiện về tên công ty:
Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của
doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp.
Điều 38, 39 40, 41, 42 Bộ luật doanh nghiệp quy định chi tiết về việt đặt tên doanh nghiệp để đảm bảo
pháp luật sở hữ trí tuệ như sau:
+ Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ
số và ký hiệu.

+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp
tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn
phẩm do doanh nghiệp phát hành.
+ Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để
làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan,
đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
5. Địa chỉ trụ sở công ty:
Căn cứ Điều 35 Luật Công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có
địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu
có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa
chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Điêu 43 quy đinh trụ sở chính của doanh nghiệp Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc
của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm,
ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
6. Văn bản pháp luật áp dụng: Luật doanh nghiệp 2015


2.2.b Vốn góp , vốn điều lệ, vốn pháp định
VỐN ĐIỀU LỆ

- Theo khoản 29 điều 4 luật doanh nghiệp 2015 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành
viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn”.
Đặc điểm cơ bản của vốn điều lệ:
- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty
do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu
đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu
đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách
kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của
công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp
vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.
- Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng
như đối với doanh nghiệp;
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

- Theo khoản 13 điều 4 luật doanh nghiệp 2015 quy định:” Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành
vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn
điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.
- Mặt khác khoản 21 điều 4 luật này cũng quy định như sau:” Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của
một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ
phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh”.
Như vậy có thể hiểu rằng, Vốn điều lệ là số vốn mà thành viên công ty cam kết góp vào công ty và

được ghi vào trong Điều lệ của công ty. Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp
vốn đó có thể 1 lần hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam
kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ
VỐN PHÁP ĐỊNH


Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Luật doanh nghiệp 2015 đã bỏ việc xác định vốn pháp
định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ
về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn pháp định :
- Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp
dụng cho từng loại hình doanh nghiệp;
- Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn
bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;
- Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn
pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở
lại trong nhiều ngành nghề.

T ại đi ều 35, kho ản 1 Lu ật doanh nghi ệp 2015 quy định:
“Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng
Đồng Việt Nam.”
Nh ư v ậy, b ạn có th ể góp tài s ản khác ngoài ti ền m ặt để t ạo thành v ốn công ty. Vi ệc
chuy ển quy ền s ở h ữu tài s ản khi góp tài s ản để t ạo thành v ốn vào doanh nghi ệp đượ c
quy định tại Đi ều 36 Lu ật Doanh nghi ệp 2015 như sau:
“Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm
thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chu
ị lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận
tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.”
C ũng t ại đi ều 36, kho ản 2 Lu ật doanh nghi ệp 2015 quy định:
“Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.”
Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2015, cá nhân, t ổ ch ức đượ c quy ền góp v ốn b ằng tài
s ản. Vi ệc góp v ốn b ằng tài s ản ph ải th ực hi ện các vi ệc sau:
Làm th ủ t ục chuy ển quy ền s ở h ữu ( Tr ừ doanh nghi ệp t ư nhân), ho ặc giao nh ận tài s ản
cho công ty.
Không phải chịu lệ phí trước bạ;
Lưu ý : vốn cam kết góp và vốn thực góp


Thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết có được phân
chia lợi nhuận và biểu quyết theo số vốn thực hay số vốn
cam kết không?
Khoản 1 điều 47 luật doanh nghiệp 2015 quy định: “thành viên chịu trách nhiệm về các khoản n ợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghi ệp trong phạm vi s ố v ốn đã góp vào doanh nghi ệp” Kho ản 2
Điều 48 Luật doanh nghiệp 2015 quy định : “thành viên phải góp v ốn ph ần v ốn góp cho công ty đủ
và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong th ời hạn 90 ngày , kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghi ệp. Thành viên công ty ch ỉ được góp v ốn
phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác v ới lo ại tài s ản đã cam k ết n ếu được s ự tán thành
của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quy ền và ngh ĩa v ụ t ương ứng
với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp”. Hai quy định này của Luật Doanh nghi ệp 2014 t ạo ra
một hệ quả pháp lý là: Kể cả trong trường hợp thành viên không góp đủ v ốn thì thành viên v ẫn ph ải
chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Ngoài ra giả sử thành viên không góp đủ vốn
đúng hạn thì số vốn chưa góp vẫn được coi là nợ của thành viên đối v ới công ty. Nh ư v ậy, trách
nhiệm của thành viên không giới hạn trong phạm vi s ố vốn đã th ực góp mà được gi ới hạn b ởi ph ạm

vi số vốn cam kết góp nên về nguyên tắc quy ền l ợi của thành viên c ũng ph ải được tính toán d ựa
trên số vốn cam kết góp mới đảm bảo tính công bằng và hợp lý. Do đó, nếu thành viên ch ưa góp đủ
vốn theo cam kết góp mà phần góp thiếu chưa được góp thay thì thành viên được phân chia l ợi
nhuận và biểu quyết theo số vốn cam kết góp.

3. Trách nhiệm hữu hạn , trách nhiệm vô hạn , trách nhiệm liên đới
(chỉ để hiểu=))) )Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn là đều nhắc tới sự
dàng buộc của pháp nhân với công việc mà pháp nhân phải chịu trách
nhiệm và trong vòng kiểm soát của pháp nhân.
Trách nhiệm hữu hạn ( ví dụ công ty tnhh abc ) là trách nhiệm của
người góp vốn hoặc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với công việc
mà họ phải chịu trách nhiệm nhưng nằm trong số vốn mà họ bỏ ra, khi
trách nhiệm vượt số vốn bỏ ra thì không phải chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm vô hạn ( ví dụ công ty tư nhân ) là nhắc tới trách nhiệm của
người đứng đầu có bỏ vốn ra nhưng chịu trách nhiệm vô hạn, không có
giới hạn cho dù số vốn là bao nhiêu
Theo mục b khoản 1 điều 47 luật doanh nghiệp nước Việt Nam thì :
Công ty TNHH có Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp
vào doanh nghiệp;


Còn công ty TNVH là công ty mà thành viên phải chiụ trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bao gồm phạm
vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp và tài sản riêng của mình
Ví dụ: Công ty TNHH A có số vốn cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn
thua lỗ 7 tỷ. Thì công ty chỉ chịu trách nhiệm trông mức 5tyr. Tức là
công ty chỉ cần trả đủ 5 tỷ, còn 2 tỷ kia công ty không có trách nhiệm
phải trả.
Công ty TNVH B có số vốn đã cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn thau

lỗ 7 tỷ, thì ngoài số tiền 5 tỷ kia, công ty còn phải tìm tài sản khác bù
sao sao cho đủ 7 tỷ, ví dụ như ôtô, nhà,…
Chuẩn =>> Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh là chế độ chịu trách nhiệm không giới
hạn trong bất kì phạm vi giá trị tài sản nào, nợ bao nhiêu phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán
được hết các khoản nợ. Chủ doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong
phạm vi phần vốn góp của mình.
1. Trách nhiệm vô hạn
* Ưu điểm:
- Đối với chủ sở hữu thì có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh, tạo
được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng.
- Đối với người cho vay có khả năng thu hồi vượt quá tài sản còn lại đầu tư vào kinh doanh của chủ
sở hữu vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh.
* Nhược điểm:
- Đối với chủ sở hữu: không có sự phân tán rủi ro từ chủ sở hữu này sang chủ nợ, không khuyến
khích các nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp vào kinh doanh.. nhiều người sẽ không dám đầu tư vào các
kĩnh vực kinh doanh mạo hiểm-> mất cân đối nền kinh tế.
- Đối với người cho vay thì khó có khả năng kiểm soát, xác định tài sản bảo đảm tiền vay
2. Trách nhiệm hữu hạn
* Ưu điểm:
- Đối với chủ sở hữu: tạo ra sự phân tán rủi ro, từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh
sang các chủ nợ, tạo thuận lơi trong việc huy động vốn góp từ các tỏ chức, cá nhân khác nhau đầu
tư trực tiếp vào kinh doanh. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm-> giúp cân
đối nền kinh tế
- Đối với người cho vay: dễ xác định, kiểm soát tài sản đảm bảo tiền vay.
* Nhược điểm:
- Chủ sở hữu: Hạn chế trong việc huy động vốn vay để bổ sung vốn kinh doanh
- Người cho vay: Khó có khả năng đòi các khoản nợ nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.


3. Trách nhiệm liên đới


Thứ nhất, về vấn đề chịu trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh:
Trong công ty hợp danh, “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty”, như vậy, thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn,
chứ không phải là chịu trách nhiệm hữu hạn như bạn nói.
Theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 176 thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau:
“đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ
để trang trải số nợ của công ty;
e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty
trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;”
Như vậy, vấn đề liên đới chịu trách nhiệm được đặt ra khi công ty kinh doanh thua lỗ hoặc khi lâm vào
tình trạng phá sản. Để hạn chế trách nhiệm liên đới, do quy phạm pháp luật không điều chỉnh nên các
bên có thể thỏa thuận với nhau (không trái pháp luật và đạo đức xã hội) trong Điều lệ công ty, các điều
khoản nhằm thắt chặt sự kiểm soát của tất cả các thành viên hợp danh trong quá trình hoạt động của
công ty. Sau đây là một số gợi ý cho bạn:
1. Một thành viên bất kỳ có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên. Cuộc họp HĐTV vấn
được diễn ra khi chỉ có một thành viên tham gia. Trong trường hợp cuộc họp hội đồng thành viên
chỉ có một thành viên thì thành viên có mặt được quyền quyết định và chịu trách nhiệm.
2. Các trường hợp nhập, chia, tách công ty, thành lập công ty con, thay đổi vốn điều lệ, chuyển trụ sở
công ty phải do Hội đồng thành viên nhất trí.

4. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bước 1: Doanh nghiệp soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp


Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp


Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Công ty đối nhân và công ty đối vốn
Các loại hình công ty phổ biến hiện nay. Pháp lý về công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Công ty có nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành
viên công ty và ý chí của nhà lập pháp. Dươi góc độ pháp lý, có thể chia công ty thành 2 loại cơ bản
là công ty đối nhân và công ty đối vốn.
1. Công ty đối nhân
Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin
cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Công tý đối nhân có
những đặc điểm có những đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các
thành viên và tài sản của công ty. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và ít
nhất phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các thành viên
có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh
thuế. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới dạng là công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng tiến hành hoạt động thương
mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Việc thành lập công ty dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên. Về nguyên tắc, hợp đồng
thành lập công ty phải được đăng ký vào danh bạ thương mại. Trong hợp đồng, điều quan trọng là
sự thỏa thuận về trách nhiệm của các thành viên. Công ty chỉ được thành lập khi có ít nhất 2 thành
viên thỏa thuận với nhau cùng chịu tách nhiệm vô hạn. Bởi vậy Điều 174 Luật doanh nghiệp quy
định tài sản của công ty hợp danh:
"Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công

ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực
hiện;
4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó, trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá
nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng đơn giản và nói
chung khó kiểm soát. Về n guyên tắc, ngay kho một thành viên cưa được hưởng chút lợi nhuận nào
vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Tuy nhiên lợi thế của công ty hợp danh là khả năng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn hoặc
hoãn nợ. Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao nên công ty hợp danh chịu ít quy định
pháp lý ràng buộc. Pháp luật danh quyền rộng rãi cho các thành viên thỏa thuận, quy định ràng
buộc duy nhất là tính chịu trách nhiệm vô hạn. Về tổ chức, công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức rất
đơn giản. Các thành viên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng về việc tổ chức, điều hành, đại diện
của công ty.
2. Công ty đối vốn
Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ
quan tâm đến phần vốn góp. Đặc điểm quan trọng của công ty đối vốn là có sự tách bạch giữa tài
sản của công ty và tài sản của cá nhân. Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, các thành viên trong
công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty. Do việc thành lập chỉ quan
tâm đến vốn góp nên thành viên công ty thường rất đông, những người không hiểu biết về kinh


doanh cũng có thể tham gia vào công ty. Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải
đóng thuế thu nhập. Công ty đối vốn thường chi làm 2 loại là công ty cổ phần và công ty TNHH.
- Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức công ty hoàn thiện cả về mặt vốn và tổ chức. Công ty cổ phần có
kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi các cổ đông, tạo các điều kiện tốt nhất cho việc
quản lý công ty dân chủ, có hiệu quả. Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định về vốn của công ty cổ
phần như sau:
"1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của
công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các

loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho
công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại
đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng
cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ
phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động
vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm
đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông
đăng ký mua.
5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo
tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn
02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112
của Luật này."
Như vậy, đặc trưng quan trọng nhất của công ty cổ phần có tính chất quyết định để phân
biệt với công ty TNHH đó là cổ phần. Cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty, mỗi cổ phần thể hiện
một giá trị thực tế tính bằng tiền. Cổ phần chứng minh tư cách thành viên của cổ đông và được thể
hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán được lưu thông, chuyển nhượng tự
do trên thị trường. Thông thường có 2 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Vấn đề quản lý của công ty cổ phần hết sức phức tạp và yêu cầu chặt chẽ. Công ty cổ phần phải
được thực hiện qua 3 cơ quan: Đại hội cổ đông, Hội đồng giám sát, ban điều hành. Sự quản lý công
ty được phân chia đồng đều về quyền lực. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản mang tính hoàn thiện
về vốn, trình độ tổ chức và hoạt động mang tính xã hội cao,... Không thể không kể đến những hạn
chế của công ty cổ phần. Trước hết là chế độ trách nhiệm hữu hạn, sự tham gia đông đảo của công
chúng vào đời sống công ty. Những điều đó có thể gây nguy hiểm cho chủ nợ, sự phân chia quyền

trong nhóm cổ đông.

- Công ty TNHH
Công ty TNHH là loại hình trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có tính đối
nhân, vừa có tính đối vốn. Các thành viên quen biết nhau, việc thành lập, quản lý công ty đơn giản
hơn công ty cổ phần do đó dễ nhầm lẫn với công ty đối nhân. Vốn điều lệ của công ty được chia
thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau và buộc phải góp đủ khi công ty
thành lập, công ty bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong quá trình góp vốn, sử
dụng vốn và phân chia lợi nhuận. Trong điều lệ của công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Phần vốn góp
không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài. Trong quá trình
hoạt động không được phép công khai huy động vốn trong công chúng.


Tăng giảm vốn điều lệ
THAY ĐỔI VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN
Theo quy định tại điều 87 Luật doanh nghiệp 2014:
"Điều 87. Thay đổi vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục
trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của
Luật này."
Giảm vốn điều lệ =>>Theo quy định trên thì công ty TNHH một thành viên đã hoạt động liên tục
trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn trả thì có thể giảm vốn điều lệ theo phương thức hoàn trả một
phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty cho chủ sở hữu.
Ví dụ của bạn: A lập cty và bỏ vốn là 3 tỉ => vốn điều lệ là 3 tỉ Sau 2 năm + không nợ, A đăng ký thủ
tục giảm vốn xuống còn 2 tỉ, vậy 1 tỉ giảm đó là về tay A. Đây không gọi là cách rút vốn như bạn nói

mà đây là cách giảm vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Còn số tiền điều lệ giảm xuống csh(tức chủ cty mtv) không đc rút ra sao?
Khoản 5,6 điều 76 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
"5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã
góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên
đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác đến hạn."
Theo quy định trên thì Chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Việc chuyển nhượng vốn góp này không
làm thay đổi Vốn điều lệ của Công ty mà chỉ làm thay đổi tỷ lệ vốn góp trong Công ty TNHH một
thành viên


Như vậy, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa việc giảm vốn điều lệ và chuyển nhượng phần vốn
góp trong Công ty TNHH một thành viên để hiểu đúng quy định Luật doanh nghiệp 2014.
Tăng vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng
ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công
ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ dưới hình thức sau đây:
- Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm tài sản góp vốn vào công ty.
- Huy động thêm vốn góp của người khác.
Căn cứ vào Điều 31 Luật doanh nghiệp 2014, Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và mẫu kèm
theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT thì thay đổi vốn điều lệ được thực hiện như sau:

- Công ty gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh:
+ Thông báo thay đổi vốn điều lệ gồm các nội dung:
Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp
doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp
pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, địa chỉ thường trú và chữ ký của người
đại diện theo pháp luật của công ty.
Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông
tư 20/2015/TT-BKHĐT.
+ Kèm theo thông báo là Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ.Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu
rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Riêng đối với trường hợp công ty tăng vốn điều lệ từ việc huy động vốn từ người khác thì công ty
TNHH một thành viên phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dưới một trong hai hình
thức sau:
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải
tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
- Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật doanh nghiệp 2014.Theo đó, công ty TNHH
một thành viên phải đăng ký chuyển đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày thực hiện xong thủ tục chuyển đổi. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

+
Giấy đề
nghị
đăng

doanh
nghiệp;
+ Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng


×