GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Bài dạy: truyện “ Thỏ ngoan”
Nguời dạy: Bùi Thị Quế
Nhóm trẻ: 24 – 36T
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu được nội dung của truyện.
2. Kỹ năng:
- Tập cho trẻ nói to, rõ tiếng.
- Luyện kỹ năng phát âm phát triển lời nói.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, nghe lời các bác các cô trong trường mầm
non.
- Trẻ biết giúp đỡ mọi người.
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa truyện, rối truyện, tranh chủ đề, video truyện, nhạc “ trời nắng
trời mưa”.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Các con lại đây với cô nào. Chúng mình cùng xem tranh vẽ gì nhé.
+ Chúng mình nhìn thấy gì trong bức tranh nào? ( Cô giáo và các bạn)
+ Cô giáo đang làm gì đây? ( Cô dạy các bạn học bài, đọc thơ, kể truyện cho các
bạn nghe)
+ Bức tranh vẽ ai đây nữa các con? ( Cô nuôi hay còn có tên gọi là cô cấp dưỡng)
+ Cô nuôi đang làm gì? (Cô nuôi nấu cơm cho chúng mình ăn)
+ Bức tranh vẽ ai đây nữa các con? ( Cô y tế)
+ Cô y tế làm công việc gì cả lớp? ( Cô y tế chăm sóc sức khoẻ cho chúng mình)
Ở trường ngoài cô giáo, cô nuôi, cô y tế còn có chú bảo vệ, bảo vệ trường lớp
chúng mình và bác hiệu trưởng, hiệu phó làm công việc quản lý nữa đấy.
=> GD: Các bác, các cô ở trường yêu thương, chăm sóc dạy dỗ chúng mình. Nên
chúng mình phải ngoan ngoãn, lễ phép, và vâng lời các bác, cá cô ở trường mầm
non các con nhớ chưa?
Hôm nay lớp mình học rất là giỏi, bây giờ cô và các con cùng nhau đi dạo chơi
xung quanh lớp nào. Các con nhớ đi theo cô, không xô đẩy nhau nhé!
* Hoạt động 2: Cô kể truyện
Lớp mình ơi, ở đây có khu rừng đẹp quá, nhiều cây, nhiều hoa, lại còn có cả hai
ngôi nhà nữa kìa. Lớp mình ngồi ngoan, để cô vào trong xem có gì nhé!
- L1: Cô kể truyện bằng rối.
+ Cô vừa kể cho c/m nghe truyện gì? ( truyện “ Thỏ ngoan”)
- L2: Cô kể diễn cảm kết hợp tranh minh họa.
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe truyện gì? (tuyện “Thỏ ngoan”)
Tóm tắt nội dung truyện: Bác Gấu đang đi giữa rừng thì trời mưa, bác tới nhà
Cáo gõ cửa nhưng Cáo không mở cửa. Bác Gấu tới nhà thỏ gõ cửa và Thỏ đã cho
bác Gấu vào trú mưa.
- Cô đàm thoại trò truyện với trẻ:
+ Trong truyện có những ai? ( Bác Gấu, Cáo, Thỏ)
+ Bác Gấu đang đi giữa đường thì trời như thế nào? ( Bác Gấu đang đi giữa rừng
thì trời mưa)
+ Bác Gấu đến gõ cửa nhà ai? ( Bác Gấu gõ của nhà Cáo)
+ Cáo có mở cửa cho bác Gấu vào nhà không? ( Cáo không mở cửa cho bác Gấu
vào nhà)
+ Bác Gấu đi đến nhà ai gõ cửa nữa? ( Bác Gấu đến gõ cửa nhà Thỏ)
+ Thỏ có mở cửa cho bác Gấu không? ( Thỏ đã mở cửa cho bác Gấu vào nhà)
+ Cáo và Thỏ các con thích ai? ( Hỏi 2- 3 trẻ)
=> GD: Trong truyện bạn Thỏ rất ngoan, đã biết giúp đỡ bác gấu khi bác bị ướt
mưa. Các con cũng vậy, phải biết giúp đỡ mọi người khi mọi người gặp khó khăn,
các con nhớ chưa?
- L3: Cô kể truyện sử dụng video.
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe truyện gì? ( truyện “ Thỏ ngoan”)
+ Trong truyện có những nhân vật nào? ( Truyện có bác Gấu, Cáo, Thỏ)
* Hoạt động3: hát- vận động theo nhạc “ Trời nắng trời mưa”
- Cô thấy hôm nay lớp mình học rất là giỏi đấy, các con cùng chơi với cô nào.
- Tai thỏ đâu? ( tai thỏ đây)
Cô với trẻ vừa hát, vừa vận động theo nhạc bài “ trời nắng trời mưa”. Cô cho trẻ
chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc:
- Cô khen ngợi, động viên trẻ và cho trẻ hát bài “ chim mẹ chim con” cùng cô 1-2
lần và chuyển hoạt động.