Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH tình huống tình huống bất BÌNH ĐẲNG GIỚI và bạo lực GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.26 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
SỐ 68 – NGUYỄN VĂN HUYÊN – QUẬN CẦU GIẤY - TP HÀ NỘI

-------------*************----------------BÀI DỰ THI SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH

Tên tình huống:

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Môn học chính của tình huống: Ngữ Văn
Môn học được tích hợp

: GDCD, Toán học, Lịch Sử,

Sinh học, Địa Lý, Công nghệ
Kĩ năng sống

Tên học sinh: Nguyễn Ngọc Hà

Lớp : 7E

Tên học sinh: Lưu Trần Mĩ Linh

Lớp: 7E

Hà Nội, 2014



1. Tên tình huống
Ngọc Mỹ là bạn học cùng lớp với chúng em. Bạn xinh xắn, học khá nhưng ít
chơi với bạn bè cũng rất hiếm khi cười đùa. Mọi hoạt động tham quan, dã ngoại hay
sinh nhật, quà tặng của lớp, Mĩ đều không tham gia với lí do mình có việc bận gia
đình. Nhiều bạn trong lớp trách cứ, không chơi với Mĩ. Nhưng nhìn gương mặt hiền
hậu, buồn buồn của bạn, em biết Mĩ không phải là người như các bạn nghĩ, em đã
nói chuyện với cô chủ nhiệm và được biết gia cảnh của bạn ấy. Dần dà, chúng em
trở thành bạn thân. Và hoàn cảnh của bạn càng ngày càng khiến em buồn, day dứt
hơn. Mẹ của Mỹ chỉ sinh được ba đứa con gái. Sau lần sinh thứ ba, bác ấy phải nghỉ
làm, ở nhà nội trợ và túc tắc làm thêm phụ giúp gia đình. Bố bạn thường xuyên
đánh đập, chửi bới, bảo rằng mẹ bạn ấy không biết đẻ con, làm khổ bác ấy, làm
gánh nặng cho gia đình. Không khí gia đình lúc nào cũng vô cùng căng thẳng và u
buồn. Mỹ cảm thấy tự ti vì không có một gia đình hạnh phúc như các bạn khác.
Vậy tại sao bố bạn Mỹ lại hành động như thế? Em có thể làm gì để giúp
bạn mình? Phải làm thế nào để gia đình bạn trở nên hòa thuận, yên ấm hơn?
2.Mục tiêu giải quyết:
- Em mong muốn mình sẽ hiểu tường tận được lí do dẫn tới cảnh ngộ đó của Mĩ và
gia đình bạn. Từ đó, tìm ra những cách thức, giải pháp tác động hợp lí, kịp thời, khả
quan để tìm lại nụ cười cho bạn thân của em. Tức là làm thế nào để gia đình bạn Mỹ
hạnh phúc hơn, mẹ bạn không còn bị bạo lực và bạn sẽ ngừng tự ti về gia đình
mình.
-Vận dụng các kiến thức đã học và những hiểu biết xã hội để giải quyết chính một
tình huống trong cuộc sống. Đây chính là cách để em khắc sâu kiến thức, hiểu biết
của mình, như UNESCO đã khẳng định: học đâu phải chỉ để BIẾT, học còn là để
HIỂU, vận dụng và để CÙNG CHUNG SỐNG, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Tổng quan nghiên cứu:
- Tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa. Tìm kiếm và khai thác tư liệu từ mạng
điện tử.
- Điều tra thực tiễn. Tìm hiểu kĩ càng tình huống, đặc điểm của từng nhân vật trong
tình huống.

- Tham vấn ý kiến chuyên gia: cô giáo, cô tham vấn tâm lí nhà trường …
4. Giải pháp:
*Sử dụng các môn học:
a)

Sinh học: cho thấy những sự khác biệt cơ thể của nam và nữ.


b)
c)
d)
e)

Lịch sử và Xã hội học: hoàn cảnh, nguyên nhân và những biểu hiện của bất
bình đẳng giới qua thời kì lịch sử.
Văn học: biết cách làm bài và sử dụng từ ngữ; những biểu hiện của bất bình
đẳng giới thể hiện trong thơ ca, văn học.
Toán học: thu thập dữ liệu, trình bày thống kê.
Địa lí: ảnh hưởng bất bình đẳng giới theo vùng miền.

5. Thuyết minh giải quyết vấn đề
a)

Cơ sở

- Liên môn sinh học:
Giới tính chính là những đặc điểm khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ, được
hình thành từ hai nguồn gốc, theo sinh học và xã hội
Về sinh học, đàn ông và phụ nữ khác nhau không ở đâu xa mà ngay trong
não bộ. Não bộ phụ nữ nhỏ hơn khoảng 15% so với nam giới tuy nhiên phần khả

dụng của phụ nữ thường có mật độ tế bào thần kinh dày hơn. Một trong những giải
thích về sự khác biệt giữa hai giới là một cái cầu tên là Callosum nối hai phần não
bộ ở bên dưới. Phụ nữ thường biểu lộ qua lời nói. Bộ phận IPL (chuyên trách khả
năng toán học) của nam giới thường có kích thước lớn hơn so với nữ giới. Ngược
lại hai vùng kiểm soát ngôn ngữ trong não bộ của phụ nữ vượt trội hơn hẳn so vói
đàn ông.
Ngoài ra, nam giới và nữ giới còn có nhiều điểm khác nhau về hình thức.
Nam thường có cớ bắp to, thích hợp làm những việc nặng khi làm họ thường tập
trung sức mạnh nhưng sau đó cần nghỉ ngơi. Nữ giới có cơ bắp nhỏ hơn thích hợp
làm những công việc đòi hỏi bền dại, họ có thể làm hết việc này đến việc khác, khả
năng chịu đựng và tuổi thọ của họ thường cao hơn. Tuy nhiên những điều trên đã
khiến cho có những sự bất bình đẳng giới trong công việc
Nam giới và nữ giới còn khác nhau về bộ phận sinh dục. Đây là một điều tự
nhiên chúng ta không có thể làm điều gì được, từ khi sinh ra phụ nữ và chỉ có phụ
nữ mới có khả năng mang thai và cho con bú. Điều này dẫn đến “thiên chức làm
mẹ” của phụ nữ. Vì “thiên chức làm mẹ” nên những người phụ nữ luôn phải lo lắng
về gia đình trong khi người đàn ông có thể có cơ hội để tỏa sáng một cách tốt nhất
mà không cần phải lo lắng về gia đình,
Tiến sĩ Mark George đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng bộ não của phụ nữ
phản ứng mạnh hơn đối với các sự kiện thuộc lãnh vực tình cảm. Điều này đã giải
thích sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới trong mặt tính cách. Đàn ông thường
có tính cách thể hiện sự uy quyền, nghiêm trang, thích điều khiển và ghét bị điều
khiển, nhất là bởi người phụ nữ. Nữ giới thù thường dịu dàng, họ cảm thấy bình
thường khi bị người chồng của mình điều khiển.


- Liên môn Sử học:
Về lịch sử, xã hội đã từng theo chế độ mẫu hệ (người phụ nữ nắm quyền)
nhưng những người đàn ông bắt đầu cảm thấy không công bằng khi họ phải làm
nhiều việc hơn mà người phụ nữ lại làm ít việc, vì thế họ đã đấu tranh và chế độ

mẫu hệ dần dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ( người đàn ông nắm quyền). Tuy
nhiên chế độ này lại kéo dài xuyên suốt thời kì phong kiến và đền cả thời hiện tại.
Ở thời phong kiến, phụ nữ thường bị đàn ông coi như súc vật và bị đối xử tệ
bạc. Có nhiều nữ sĩ đã lên tiếng chống lại tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ’ tuy nhiên
lý lịch của họ lại không được rõ ràng vì họ thuộc nữ giới. Sự phân biệt nam nữ còn
thể hiện qua những cái tên: nam giới có hàng chục cái tên khác nhau nhưng phụ nữ
chỉ có hai tên duy nhất là tên cúng cơm và tên theo chồng. Cuộc sống của học là
chuỗi nối dài của những bi kịch, phụ thuộc nặng nề vào người đàn ông, bị trói buộc
trong “Tam cương”, “ Ngũ thường”. Thật đáng thương biết bao khi đọc lại những
vần thơ thuở nào:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
Họ phải chịu số phận nổi lênh, cuộc sống đầy rẫy bi kịch:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Cõng qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi mượn chiếc gầu sòng,
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên! (Ca dao)
Định kiến giới còn ảnh hưởng lên những bé gái, chúng không được đi học (chỉ
những tiểu thư, công chúa quyền quý mới được đi học), chỉ ở nhà.
- Liên môn Toán học:
Theo dòng lịch sử, với những thống kê, sưu tầm em nhận thấy: Khi nói đến
giới, chúng ta cũng không thể chỉ nghĩ về nữ giới mà bất bình đẳng giới cũng là vấn
đề của nam giới nữa. Năm 1997, Hillary Clinton đã có bài phát biểu nổi ở Bắc Kinh
về quyền của phụ nữ. Đáng buồn thay rất nhiều điều bà muốn thay đổi vẫn còn tồn
tại cho đến nay.Tuy nhiên điều đáng bất ngờ là có 30% người nghe là đàn ông. Làm



sao chúng ta có thể thay đổi thế giới nếu chỉ có một nửa được tham gia vào cuộc nói
chuyện? Có những nam thanh niên bị tổn thương về tâm lý nhưng họ cũng không
thể khóc hay yêu cầu sự giúp đỡ của bất kỳ ai, vì họ là đàn ông và nếu làm như thế
họ sẽ kém “nam tính”hơn. Thực ra, ở Anh, tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu
của đàn ông từ 20 đến 49 tuổi. Và nếu những bé gái không có lợi ích từ quyền bình
đẳng thì bé trai cũng vậy, chúng ta cho những đứa bé trai chơi đùa với nhau và nếu
chúng bị thương chúng ta sẽ nói đó chính là luyện tập nhưng đó là điều ngược lại
với các bé gái.Nam giới cũng không được hưởng lợi ích từ việc bất bình đẳng. Nếu
nam giới không quá quyết liệt thì phụ nữ cũng không cần phải phục tùng. Cả nam
giới và nữ giới nên thấy được là con người họ, tự do và thoải mái.Emma Waston
trong bài phát biểu của cô tại Liên Hợp Quốc đã chỉ rõ ra rằng nếu chúng ta không
làm gì thì nó sẽ mất 75 năm cho phụ nữ được trả tiền bằng nam giới cùng một công
việc tương đương. 15,5 triệu cô gái sẽ buộc phải kết hôn trong vòng 16 năm tới khi
còn là trẻ con. Và với tốc độ hiện tại thì phải đến năm 2086 toàn bộ trẻ em gái ở
vùng nông thôn châu Phi mới được phổ cập một nền giáo dục trung học.
- Liên môn Địa lý:
Đất nước chúng ta là một nước láng giềng của Trung Quốc nên hệ tư tưởng bị
ảnh hưởng rất nhiều. Trong đó có cả “tam tòng, tứ đức” của Nho giáo, chính điều
này đã một phần nào gây nên bất bình đẳng giới hiện nay và tồi tệ hơn là hệ tư
tưởng đó đã ăn sâu vài trong não của những người đàn ông và rất khó để thay đổi.
- Nghiên cứu, điều tra Xã hội học:
Bây giờ, tuy đời sống của phụ nữ đã được cải thiện nhưng xã hội vẫn còn tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”. Ở trường, những nữ sinh vẫn thường hay bị bạo lực
bởi con trai và họ rất sợ khi nói với bố mẹ, nhiều nữ sinh đã nghỉ học, chuyển
trường hay còn tệ hơn, bỏ học. Ở Châu Phi, có rất ít trẻ em gái nông thôn tốt
nghiệp cấp 2. Nếu có một cô bé gái muốn điều khiển một vở kịch thì cô bé đó sẽ bị
gọi là “hống hách”. Trong khi đó, cũng với những hành động ấy, một đứa bé trai sẽ
sẽ được gọi là có khả năng lãnh đạo.
Tuy nhiên không chỉ về học thức mà trong xã hội phụ nữ cũng có rất ít quyền
bình đẳng. Không có quốc gia nào có thể chắc chắn rằng tất cả người phụ nữ đều

được hưởng quyền bình đẳng. Emma Waston, một nữ diễn viên người Anh nổi tiếng
đã chia sẻ rằng càng làm về nữ quyền cô càng bị nam giới ghét bỏ, bị gọi là chống
đàn ông và không quyến rũ. Những người phụ nữ khác cũng thế, nếu họ muốn theo
đuổi ước mơ của mình họ sẽ phải từ bỏ gia đình của mình. Tại sao? Vì những người
đàn ông quá “nam tính” để có thể chăm lo cho gia đình của mình. Họ coi người vợ
của mình là một điều quan trọng bên cạnh những điều quan trọng khác và họ có thể
mất đi người vợ đó miễn sao họ còn những cái khác. Những người phụ nữ cũng
không dám theo đuổi giấc mơ của mình vì họ sợ rằng nam giới sẽ ghét bỏ họ,


những cô gái yêu thích thể thao đã từ bỏ nó vì họ không muốn ‘quá cơ bắp”. Vậy là
người phụ nữ cũng đang gặp khó khăn trong xã hội.
Và cũng ít người để ý đến, bất bình đẳng giới không chỉ giữa nam giới và nữ
giới mà còn với giới tính thứ 3. Chúng ít khi nói về sự bất bình đẳng giới giữa giới
tính thứ 3 với 2 giới còn lại nhưng tôi có thể nói rằng những người thuộc giới tính
thứ 3 đang được hưởng ít quyền hơn bất kì ai thuộc bất kì giới tính nào. Nếu bạn
nói rằng nữ giới bị khinh thường bởi nam giới thì bạn có biết rằng những người giới
tính thứ 3 đã, đang và rất có thể sẽ (nếu chúng ta không làm gì) bị khinh thường bởi
cả nam giới lẫn nữ giới. Nếu nữ giới có thể chơi với những người cùng giới tính với
mình thì người có giới tính thứ 3 sẽ không thể chơi với ai. Nếu bố mẹ của những bé
gái tuy không quá vui nhưng cũng hài lòng về họ thì đó chính là điều ngược lại với
người có giới tính thứ 3, bố mẹ họ, ít nhất là ở Việt Nam, xấu hổ về họ. Vànếu nữ
giới được phép lấy chồng thì ở Việt Nam luật pháp còn chưa cho phép hôn nhân
giữa người đồng tính. Người đồng tính còn không được phép mặc những gì mà họ
muốn (bạn có thể thấy điều này từ Unique, một nhân vật trong bộ phim Glee.
Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho hiện tượng bạo lực gia đình
- Do rượu và ma túy: nam giới thường có nguy cơ giải quyết khó khăn bằng
hành vi bạo lực
- Do điều kiện kinh tế: những cặp vợ chồng phải bươn trải vất vả để kiếm
sống thường có sự căng thẳng về thần kinh, do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến

tranh cãi trong gia đình. Tuy nhiên không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình
khá giả vẫn có bạo lực.
Nhưng nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn
bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế. Bất bình đẳng
giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
- Ảnh hưởng nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu
sắc định kiến giới: tư tưởng trọng nam khinh nữ; tư tưởng gia trưởng; định kiến
giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình- “một điều nhịn là chín điều lành”.
- Nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình có quyền định đoạt
mọi việc, luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình.
- Nhận thức của chính bản thân người phụ nữ bị bạo lực: sự nhìn nhận, đấu
tranh của người phụ nữ còn hạn chế, thiếu thẳng thắng, còn cam chịu, họ sợ hàng
xóm, bạn bè chê cười.
- Do cộng đồng và xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông
thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng
xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất mờ nhạt.


b. Tiến trình.
*Điều tra, khảo sát:
Sau khi điều tra về bạo lực gia đình qua 600 bạn học sinh ở trường THCS Lê
Quý Đôn ở 3 khối lớp 7, 8, 9 chúng em thấy rằng khoảng 30% có bố mẹ hay cãi vã,
thậm chí đánh đập; tỉ lệ học sinh có bố mẹ li dị, li thân là 0,7 %. Số lượng các bạn
học sinh tự nhận xét là gia đình mình hạnh phúc chiếm 20%. Gần 49% còn lại nói
rằng gia đình tuy hạnh phúc nhưng đôi khi vẫn xảy ra những trận cãi vã nhỏ.
Về nguyên nhân cãi vã, có 15% học sinh có chung hoàn cảnh với Ngọc Mĩ, tức
là trong gia đình tồn tại quan niệm bất bình đẳng.
Về giải pháp, 80% các bạn im lặng khi có cãi vã; 15 % can thiệp bằng các cách
thức tiêu cực; chỉ có 5% là bắt đầu hình thành suy nghĩ đúng đắn: tìm nguyên nhân,
tác động vào từng đối tượng.

*Giải pháp
-Đối với gia đình Ngọc Mĩ:
+Nhờ bố mình tới tâm sự, trò chuyện với bố bạn.
+ Với mẹ Mĩ: khuyên bác tìm một công việc ổn định, có suy nghĩ tích cực, tự tin
vào bản thân.
+Với Mĩ: trò chuyện để bạn hiểu được sự cân bằng, bình đẳng giới; không được tự
tin khi mình là nữ giới; cần phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa, giúp mẹ hiểu ra vấn đề.
Em sẽ trình bày ý tưởng, xin cô giáo chủ nhiệm cho tổ chức buổi sinh hoạt lớp về
chủ đề Bình đẳng giới, lập diễn đàn của lớp và dần mở rộng quy mô dành cho các
bạn ở lứa tuổi như em gặp phải hoàn cảnh tương tự như Mĩ để các bạn có điều kiện
tâm sự, trao đổi với nhau …
-Đối với tập thể lớp và cộng đồng:
+Tích cực tham gia hưởng ứng và tổ chức các hoạt động, chương trình về chủ đề
trên.
+Quan tâm tới đời sống, phát hiện những biểu hiện tương tự để có hướng tư vấn,
tác động hỗ trợ.


6. Ý nghĩa giải quyết vấn đề
Sau khi giải thích và thuyết phục bố của Mỹ hiểu về bất bình đẳng giới, bố bạn
dừng việc đánh đập, chửi bới mẹ bạn Mỹ và xây dựng một gia đình hạnh phúc hơn.
Mỹ có thể tự tin đến trường lớp và tập trung học tập, phát triển con người. Không
còn bạo lực ở trong ngôi nhà của Mỹ và đó cũng có thể là một yếu tố giúp xây dựng
một xã hội ổn định, văn hóa.



×