Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài luận của nhóm 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.65 KB, 15 trang )

Bài luận của nhóm 6
Đề tài:Đặc điểm và cách thức phát huy các giải pháp sáng tạo kỹ thuật của nhà
nông trong thời kì công nghệ hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông nghiệp,nông
thôn ở Việt Nam hiện nay
Các thành viên trong nhóm:









1

Trịnh Thị Thu Thương
Lê Thị Ngọc Đức
Ma Thị Cần
Trương Thị Linh An
Nguyễn Thị Thùy
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Lê Thị Quỳnh
Trần Thị Hoài


I.
II.
III.

Mục Lục:


Khái niệm sáng tạo và các giải pháp sáng tạo kĩ thuật
Đặc điểm của các giải pháp sáng tạo kĩ thuật của nhà nông
Các biện pháp phát huy sáng tạo kĩ thuật của nhà nông

2


I.Khái niệm sáng tạo và các giải pháp sáng tạo kĩ thuật
 Có rất nhiều quan điểm về định nghĩa sáng tạo
Đó có thể là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về
vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không
bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có hoặc đó là trong quá trình
làm việc luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới, cách
giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất
• Trên thế giới:
Các tiếp cận động lực tâm lý,đại biểu là Freud cho rằng vô thức là nền tảng của
sáng tạo.
Cách tiếp cận xã hội-nhân cách,đại biểu như Amablie,Csikszentmihalyi,tập trung
vào các đặc điểm nhân cách,động cơ của chủ thể và sự tác động của môi trường
đến quá trình sáng tạo.
VD:nhà khoa học khám phá ra điểm mới trong vũ trụ,Newton đã sáng tạo ra
thuyết van vật hấp dẫn…
Gần đây nhất,các nhà tâm lý học theo hương tiếp cận xã hội-nhân cách và tiếp cận
nhận thức đã đề xuất hướng tiếp cận hội tụ:để sáng tạo cần nhiều yếu tố khác
nhau.


Nổi bật
là Edward De Bono-chuyên gia về tư duy sáng tạo-với phương pháp tư duy và
phương pháp 6 chiếc mũ 7 màu. Ông là người đưa ra thuật ngữ "lateral

thinking", được từ điển Oxford ghi nhận và giải thích như sau: Phương
pháp giải quyết các vấn đề một cách gián tiếp hoặc bằng các biện pháp
thoạt trông có vẻ vô lý. Sáu màu của ông được mệnh danh là "sáu chiếc
mũ suy nghĩ" cực kỳ thông dụng trong giới tư duy sáng tạo.
Lối tư duy của ông được áp dụng và mang lại thành công ở các công ty
hàng đầu thế giới như IBM, DuPont, Prudential, Siemens, Electrolux,
Shell, Exxon, NTT, Motorola, Nokia, Ericsson, Ford, Microsoft, AT&T,
Saatchi and Saatchi. Thế vận hội Olympic lần đầu tiên có lãi được tổ
chức tại Los Angeles năm 1984 chính là nhờ áp dụng những công cụ tư
duy của De Bono. Tên tuổi của ông được đưa vào danh sách 250 nhân
vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại.


Ở Việt Nam:

Khái niệm sáng tạo tác giả Phan Dũng lại cho rằng sáng tạo”là hoạt động tạo ra
bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi”


Mặt khác dưới góc độ tiếp cận tâm lý học,tác giả Phạm Thành Nghị đã khái
quát những khuynh hướng nghiên cứu về sáng tạo khác nhau trong lĩnh vực
khoa học này.
Từ các ý kiến trên ta thấy được rằng các tác giả trên đều có điểm chung khi coi
sáng tạo”là quá trình tiến tới cái mới,là năng lực tạo ra cái mới,sáng tạo được
đánh giá trên cơ sở sản phẩm mới,độc đáo và có giá trị”


Ta co sơ đồ bao quát về định nghĩa sáng tạo như sau

quá trình tạo ra cái

mới độc đáo

sáng tạo
có giá trị

Một sản phẩm có được coi là sản phẩm sáng tạo hay không phải xem nó có đồn
thời hai tính chất không tách rời nhau:cái mới vừa độc đáo vừa có giá trị.”Cái
mới”là những cái đã có ở phương diện nào đó làm nó trở thành”cái đơn nhất”thì
sản phẩm đó được coi là cái độc đáo.
Trong sáng tạo ta phân ra hai loại đó là phát minh và sáng chế.Chúng ta nhiều khi
hay bị nhầm giữa phát minh và sáng chế vì thế ta có bảng phân loại chi tiết sau để
có thể phân biệt rõ ràng hai loại này
Nội dung
Khái niệm

Phát minh
Là việc phát hiện một sự vật,một

Sáng chế
Là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản

hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
khách quan của tự nhiên mà con

một vấn đề xác định bằng việc ứng

người chưa từng biết tới

dụng các quy luật tự nhiên



Tiêu chí

Hình thức

Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự

Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên

nhiên,đã tồn tại khách quan(không

mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài

có tính mới),chưa thể áp dụng trực

chính,nhân lực mới có thể tạo ra và

tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà

có khả năng áp dụng trực tếp vào sản

phải thông qua các giải pháp kĩ

xuất và đời sống.Trong thực tế người

thuật.

ta có thể mua,bán sáng chế(chuyển

Là đối tượng được bảo hộ quyền tác


nhượng quyền sở hữu sáng chế)
Là đối tượng được bảo vệ quyền sở

giả,không được bảo hộ về nội dung

hữu công nghiệp và được bảo hộ độc

mà chỉ được bảo hộ hình thức

quyền về nội dung

Đây là hình ảnh về phát minh

Hình ảnh về sáng chế




Các giải pháp sáng tạo kĩ thuật

Các giải pháp sang tạo kĩ thuật là những sáng chế trong lĩnh vực kĩ thuật(có thể
được cấp bằng và được luật pháp bảo vệ hoặc không),nhưng phải đảm bảo đặc
điểm chung của sản phẩm sáng tạo là tính mới độc đáo và có giá trị.Tính”có giá
trị”thường được biểu hiện ra ở”ích lợi”có thể ứng dụng và tạo ra lợi ích kinh tế
của sản phẩm.
II.Đặc điểm giải pháp sáng tạo kĩ thuật
• Các giải pháp sáng tạo kĩ thuật của người nông dân xuất pháp từ thực
tiễn nghề nghiệp của họ.
• Do quá trình sản xuất nông ngiệp,phương thức sản xuất lạc hậu,người

dân gặp rất nhiều khó khăn trong iệc nâng cao năng suất lao động,chất
lượng sản phẩm,đầu tư vốn mua trang thết bị….
• Thực tiễn đòi hỏi con người luôn tìm tòi sáng tạo.Với tính cách cần cù
chịu khó học hỏi của người nông dân Việt Nam từ xưa đến nay thì họ
cũng đã tự chế tạo ra máy móc phục vụ cho đời sống sản xuất của mình.
Vậy để sáng chế ra các loại máy móc nông dân Việt Nam ngoài đức tính cần cù
chịu khó học hỏi thì còn cần yếu tố kinh nghiệm.


VD:Thương hiệu bưởi 2H ngoài phẩm chất ngon,giống bưởi da xanh của nhà vườn
Lê Văn Hoa(tên thường gọi là Hai Hoa) tại ấp Tân Phú,xã Sơn Định,huyện Chợ
Lách,tỉnh Bến Tre còn có đặc điểm nổi trội là không hạt.

Vườn bưởi nhà ông Hai Hoa có diện tích 5.000m2, tất cả các cây bưởi được nhân
giống bằng cách chiết cành từ một cây bưởi da xanh chất lượng ngon. Vườn bưởi
này nằm trong một vùng trồng nhiều loại cây ăn trái, trong đó, có nhiều giống cây
có múi có hạt như: bưởi ngang, cam mật, cam sành... Vì vậy, những cây bưởi da
xanh không hạt đôi khi “trở chứng” có một trái mang 5-20 hạt.
Trăn trở với nguy cơ mất uy tín thương hiệu bưởi da xanh “2H” không hạt, ông
Hai Hoa đã cố gắng tham khảo ý kiến nhiều nhà khoa học của SOFRI, Đại học Cần
Thơ; nghe ngóng thông tin kỹ thuật trên đài, báo. Các nhà khoa học đã giúp ông
tìm ra nguyên nhân: “Cây bưởi không hạt do thụ phấn chéo nên có hạt”. Khi đã
biết nguyên nhân, ông Hai Hoa lại tìm cách tự chế dụng cụ “bảo hiểm” cho những
chùm hoa bưởi, để tránh tình trạng thụ phấn chéo.
Bộ dụng cụ này gồm: một cái lồng kẽm với hai cọng thép bắt chéo chữ thập làm
khung, thêm một vòng dây kẽm niềng cứng làm thân lồng và một vòng dây thép
làm miệng lồng; một miếng lưới nylon dùng chống muỗi hình vuông có cạnh
25cm-30cm có khả năng ngăn cản phấn hoang từ vườn cây có múi khác rơi vào thụ
phấn với hoa bưởi da xanh. Cái lồng chụp này có đường kính miệng 10-12cm, sâu
12cm đủ rộng để tròng vào chùm bông bưởi. Chọn các chùm nụ để bao, tốt nhất là

nụ chưa nở, đang chuyển màu từ xanh nõn chuối sang màu trắng. Lấy miếng lưới
chụp bên ngoài lồng và dùng dây nylon cột túm bốn góc miếng lưới cùng hướng
với miệng giỏ. Sau 3-5 ngày, bông bưởi trong túi lưới đã nở và hoàn thành việc tự
thụ phấn, một số cánh hoa đã rơi xuống là tháo dây, gỡ lưới và giỏ ra. Tiện tay, ông


Hai lặt bỏ các nụ chưa nở để tránh các nụ này bị thụ phấn chéo khi nở hoa không
có lưới bảo hiểm...
Qua khoảng 1 năm theo dõi, những trái bưởi lớn lên bằng cách bao lưới trong thời
kỳ thụ phấn đã cho trái không hạt (giữ nguyên phẩm chất của cây bưởi da xanh
không hạt). Với chi phí 200.000 đồng, hiện ông Hai Hoa đã chế được 500 bộ dụng
cụ để luân phiên chụp cho các chùm nụ hoa bưởi trong vườn. Cùng với kỹ thuật
bón phân, tưới nước, lặt lá cành nhện cho bưởi ra bông (giải pháp ông Hai Hoa đạt
giải thưởng sáng tạo kỹ thuật chỉnh vị trí ra hoa cho cây bưởi), một năm có 2.000
chùm nụ bông bưởi được bao lưới qua bốn đợt trổ bông chính. Ông Hai Hoa cho
biết, tiền nhân công bao lưới cho bông bưởi tăng thêm chi phí khoảng 25-30 ngày
công/năm. Bù lại toàn bộ trái trên vườn đạt yêu cầu không hạt, giữ nguyên màu
sắc, chất lượng và giữ được uy tín trái bưởi “2H” - nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu
công nghiệp chứng nhận bảo hộ.
Từ ví dụ trên ta thấy được rằng kinh nghiệm trong sản xuất là vô cùng quan
trọng.Không những cần học hỏi công nghệ mới,hiện đại mà ta cần phải học hỏi
kinh nghiệm từ các bậc tiền bối đi trước đã để lại cho ta các kinh nghiệm được
đúc kết từ ngàn đời nay.
Tuy nhiên phạm vi áp dụng lại có phần bị hạn chế.Các phát minh và sáng chế có
phạm vi áp dụng hẹp và chủ yếu là ở một số vùng miền.Nó chưa được áp dụng
rộng ra khắp đất nước.
Tuy nhiên nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sáng tạo kỹ thuật và vấn
đề này đã tồn tại lâu và chưa có hương giải quyết





Hầu hết các sản phẩm này được tạo ra nhờ kinh nghiệm của người
sáng chế,thiếu việc ứng dụng tri thức khoa học,thiếu sự hỗ trợ về
vốn,kỹ thuật nên quá trình tạo ra sản phẩm tiêu tốn nhiều thời
gian,công sức.Nhiều sản phẩm làm ra với phạm vi áp dụng
hẹp,không có thị trường tiêu thụ và không được đăng ký bản quyền.
Chiếc máy tách bắp hạt của ông Huỳnh Thái Dương thử nghiệm đến
lần thứ bảy mới thành công, vấn đề là trong những lần thất bại ông
đã gần như ”phá sản” dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong quá
trình hoàn thành sản phẩm


Trong bối cảnh những sáng chế của các viện nghiên cứu ít được ứng
dụng trong thực tế thì nhiều sáng chế của nông dân có tính thực tiễn cao
nhưng gặp phải rào cản chậm chễ trong việc đăng ký bản quyền.
Những sáng chế của người nông dân về máy móc và dụng cụ sản xuất
nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu lao động thực tiễn, niềm đam mê sáng
tạo muốn cải tiến năng suất lao động... Thực tế nhiều sáng chế đã cho
hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên để những sáng chế này được đưa vào sản xuất
thương mại và sử dụng rộng rãi thì những “nhà sáng chế nông dân” đang
gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những khó khăn của người nông dân khi sáng chế ra sản phẩm thì
việc làm thủ tục xin cấp bằng cho sáng chế của mình có thể coi là điều khó
khăn nhất. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tổng thời gian từ khi nộp


đơn đăng ký sáng chế đến khi được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là 38
tháng, đó là chưa kể đến việc hồ sơ bị trục trặc. Bất cập này đã khiến cho
nhiều sáng chế của người nông dân bị lạc hậu hoặc chưa được cấp bằng

đã bị người khác làm giả, làm nhái.

Máy gặt đập lúa liên hợp của anh Phạm Hoàng Thắng.
Tự mày mò sáng chế… rồi lại tự sản xuất, tự tiêu thụ… Đây là đường đi
chung của các sáng chế nông dân hiện nay. Với cách thức đó, những sáng
chế của họ vừa khó cạnh tranh về giá, vừa khó hoàn thiện các tính năng.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao phần lớn sáng chế của nông dân chỉ
dừng lại ở những ý tưởng, sáng kiến mà chưa có nhiều sáng chế được
đưa vào sản xuất hàng loạt.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, tính thích nghi của máy
nông nghiệp trong canh tác, chế biến nông sản là rất quan trọng. Thế
nhưng hiện nay, nhiều nông dân đã làm ra những mẫu máy phù hợp với
điều kiện sản xuất, chế biến của nền nông nghiệp nước ta, nhưng lại đang
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thương mại hóa những sáng chế của
mình.
III.Các biện pháp phát huy sáng tạo kĩ thuật của nhà nông
Khi người nông dân”làm khoa học” thì khó khăn hơn bao giờ hết.Họ không chỉ
thiếu vôn tri thức khoa học,không được đào tạo bài bản mà còn thiếu
vốn,thiếu trang thiết bị để thực hành,thử nghiệm,thiếu kiến thức và tư duy
kinh tế…Vậy nhà nước đã và đang làm gì để giúp đỡ những người nông dân
trong việc sáng tạo kĩ thuật
a)

Cấp vốn


Theo quyết định 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông
nghiệp, các loại máy được hỗ trợ vay vốn ưu đãi được mở rộng, chứ
không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đạt tỷ lệ nội địa trên 60%


Nhà nước cần có chính sách cung cấp vốn cho “người nông dân làm khoa
học” và phải biết chấp nhận”rủi ro”.Nông dân sáng tạo kĩ thuật một cách mày
mò,kinh nghiệm,tự phát giống như kiểu”tay không bắt giặc”,gặp khó khăn không
chỉ trong việc hoàn thiện sản phẩm mà còn ở “đầu ra”của sản phẩm. Thiếu vốn,
thiếu trang thiết bị, quá trình sáng tạo mò mẫm, kéo dài tổn hao công sức. Thiếu
vốn, không có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, sự ứng dụng sản phẩm bị
thu hẹp, tính hiệu quả giảm. Đó cũng là nhân tố kìm hãm sức sáng tạo làm giảm
chất lượng của nguồn nhân lực.
b) Liên kết giữa nhà khoa học chuyên nghiệp và nhà sáng chế nông dân
Hiện nay, để thúc đẩy việc triển khai những sáng kiến khoa học trong tầng
lớp nhân dân, bước đầu, Bộ KHCN đang giao cho các Sở KHCN địa
phương khi phát hiện người dân có sáng chế thì giúp họ tìm được đến các
doanh nghiệp phù hợp để có thể cùng hoàn thiện sản phẩm, đưa vào thị
trường. Song trên thực tế, việc để doanh nghiệp đầu tư cũng rất khó khăn
bởi doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực rất nhỏ. Vì vậy, chủ trương của đia
phương là hỗ trợ các nhà sáng kiến theo hướng để họ tự thành lập doanh
nghiệp của mình. Theo hướng này,Nhà nước có thể miễn thuế, hỗ trợ một
phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước thông qua quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia để các nhà sáng chế tự hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm.
Với chính sách hiện hành, những doanh nghiệp KHCN đã được miễn thuế


ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế. Với chương trình đổi
mới sáng tạo, chương trình đổi mới công nghệ mà Bộ KHCN đang quản lý
thì sẽ có nhiều kênh để hỗ trợ các nông dân làm khoa học, bên cạnh kênh
từ doanh nghiệp. Cùng với đó, là các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp
lý về sự liên kết, hợp tác giữa nhà sáng chế không chuyên, nhà khoa học
và doanh nghiệp.

Nhà nước cần có cơ chế kết hợp giữa những “nhà khoa học nghiệp dư” với

“nhà khoa học chuyên nghiệp”. Quá trình sáng tạo tốn nhiều thời gian, công sức
của người nông dân còn do thiếu “vốn” tri thức. Nếu tri thức khoa học không đến
được với người dân thì quá trình CNH - HĐH nông thôn chưa thể hoàn thành.
Người nông dân cũng còn cần tri thức để sáng tạo, để tạo ra “tri thức” mới - những
ý tưởng và sản phẩm mới. Thật là nghịch lý khi có những sản phẩm của người
nông dân “đi trước” các nhà khoa học chuyên nghiệp, giúp họ “hoàn thiện” ý
tưởng lý thuyết còn “dang dở” của mình. Trong khi đó thì chính những sản phẩm
của người nông dân cũng chỉ có phạm vi áp dụng hẹp, không có “tầm” quốc tế.
Nguyên nhân là do sự tách rời giữa “tư duy khoa học” và “tư duy kinh nghiệm”,
người nông dân cần có tri thức khoa học, mà các nhà khoa học cần có tri thức thực
tiễn. Sự kết hợp đó chỉ có thể được thực hiện nhờ cơ chế của nhà nước.
c)

Đào tạo và giáo dục
Ngoài ra nhà nước cần tổ chức đào tạo để nâng cao hiểu biết của người dân,
trang bị cho họ tri thức về khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường, phương pháp


nghiên cứu…Đây là điểm rất đáng lưu ý vì nó liên quan đến việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển sản
xuất, xây dựng đời sống mới. Xã hội công nghiệp, hiện đại không chỉ đến từ
máy móc mà đến trước hết từ con người. Nếu người nông dân không có tri
thức khoa học, không được tiếp cận với khoa học tiên tiến, không hiểu biết
về thị trường, sản phẩm của họ sẽ mãi mang tính chất “kinh nghiệm”, địa
phương cho nên đã có ý kiến cho rằng “không nên kì vọng quá nhiều”

Để quá trình CNH - HĐH nông nghệp, nông thôn thành công cần thiết phải
phát huy sự tự lực,sức sáng tạo của người nông dân. Xét ở phương diện phổ biến
tri thức khoa học, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, việc thúc đẩy, phát
huy sáng tạo kĩ thuật của nhà nông là một mắt khâu quan trọng. Nhà nước cần có

cơ chế, chính sách hiệu quả để “khơi nguồn sáng tạo” này, bởi nó có những đóng
góp không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển đời sống ở nông thôn nói
riêng, đất nước nói chung.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×