Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hướng dẫn làm mẫu tập làm văn lớp 3 (đầy đủ cả năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.69 KB, 95 trang )

Tiết 1. NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết ngày thành lập và hoạt động của đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đồng thời biết điền các nội
dung cần thiết vào mẫu đơn.
B. NỘI DUNG
1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
a. Đội thành lập ngày nào?
Đội thành lập ngày 15/5/1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, lúc đầu có tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
b. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
-

Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng) giữ chức Đội trưởng.

-

Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn).

-

Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh).

-

Lý Thị Mì (bí danh Thuỷ Tiên).

-

Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thuỷ).

c. Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?


Ngày 30/01/1970, Đội đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và giữ tên gọi đó cho đến ngày nay.
2. Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống:
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày ... tháng .. năm ....
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học Kim Đồng .
Em tên là: Vũ Vân Anh
Sinh ngày: 08/11/2005

Nam (nữ): Nữ

Nơi ở: 22/11 Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp,TP. Hồ Chí Minh Trường: Tiểu học Kim Đồng.


Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm: 2012 - 2013.
xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.

Nếu được cấp thẻ đọc sách, em

Em trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Vũ Vân Anh
Tuần 2
Tiết 2. VIẾT ĐƠN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết, điền vào các mẫu đơn in sẵn.
B. NỘI DUNG
Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trường Tiểu học Kim Đồng.
-

Ban chỉ huy Liên đội khối lớp 3.

Em tên là: Phạm Vũ Ngọc Uyên
Sinh ngày: 08/6/2005
Em là học sinh lớp 3/24 của trường Tiểu học Kim Đồng.
Sau khi được học tập điều lệ và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em hiểu được mục đích hoạt
động của đội. Tự bản thân em nhận thấy mình đạt đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ Đội với Học lực: Giỏi và Hạnh
kiểm: Tốt.
Em làm đơn này xin Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội xét kết nạp em vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, được vào Đội em xin hứa:

-

Thực hiện tốt điều lệ Đội.


-

Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.

-


Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Kính mong Ban phụ trách Đội nhà trường và Ban chỉ huy Liên đội xét kết nạp em vào Đội.
Xin chân thành cảm ơn!
Gò Vấp, ngày ... tháng ... năm ...
Kí tên
Phạm Vũ Ngọc Uyên
Tuần 3
Tiết 3. KỀ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
-

Học sinh biết viết câu đúng khi kể về gia đình mình.

-

Biết điền vào giấy tờ in sẵn.

B. NỘI DUNG
1. Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
BÀI LÀM 1
Sáng nào tập thể dục mình và cậu cũng gặp nhau, để mình kể về gia đình mình cho cậu biết nhé. Gia đình mình có sáu
người: ông bà, bố mẹ, chị và mình. Ông bà của mình đã lớn tuổi. Bố mẹ mình làm việc ở công ty xuất nhập khẩu nguyên
vật liệu. Chị mình học lớp Năm. Hai chị em mình học cùng trường Tiểu học Lương Thế Vinh. Chị mình học giỏi và làm
chỉ huy Liên đội nhà trường. Chị ấy hoạt bát và vui tính. Ông mình nghiêm khắc nhất nhà, còn bà mình thì hiền hậu.
Ông bà rất quý các cháu. Bà mình thường kể chuyện cổ tích cho mình nghe, bà kể chuyện rất hay. Bố mẹ mình đi làm từ
sáng tới tối mịt mới về nhà. Bố mẹ thường xuyên kiểm tra việc học tập của mình. Chị của mình lúc nào cũng hăng say
giải toán. Hai chị em mình mỗi sáng thường đi bộ đến trường. Tan học, hai chị em về đến nhà là giúp bà nấu cơm. Ăn
xong, chị mình rửa bát còn mình thì rót nước mời ông và và dọn dẹp bàn ghế, bàn ăn. Nhịp sống ở nhà cứ diễn ra như
thế. Có hôm sinh nhật mẹ hoặc mừng thọ ông thì nhà mình có đông anh em, bạn bè của bố mẹ đến chúc mừng chia vui.

Những lúc ấy, ngôi nhà nhỏ của gia đình mình ồn ào và tưng bừng lắm, mọi người chuyện trò mãi không dứt.
Mình rất yêu thương ông bà, bốmẹ và chị gái, Ngược lại, mình cũng được cả nhà yêu thương và cưng chiều lắm. Mình
luôn luôn vâng lời ông, bà, bố mẹ và chị. Gia đình mình rất hạnh phúc.
BÀI LÀM 2
Mình và cậu thân nhau khá lâu mà cậu chưa biết rõ về gia đình mình. Để mình kể cho cậu biết nhé.
Gia đình mình có năm người, bà ngoại, bố mẹ và hai anh em mình. Bố mẹ mình đều làm nông còn bà mình cũng lớn tuổi
rồi. Chị em mình học cùng trường Tiểu học Ninh Bình. Bố mình là một nông dân giỏi. Bố trồng lúa năm nào cũng đạt
năng suất cao nên nhà mình lúa gạo đầy đủ, có khi còn được bán bớt đi để lấy tiền trang trải chi phí trong gia đình. Khi
đi học về, hai chị em mình giúp mẹ cho vịt, gà, lợn ăn no rồi cùng cả nhà ăn cơm. Cơm nước xong, chị mình dọn dẹp
bàn ăn, rửa bát đĩa, xoong nồi. Cả nhà đi ngủ trưa độ mười bốn giờ mới dậy. Ngủ dậy, rửa mặt xong thì mỗi người một


việc. Đến mùa gặt hoặc mùa cây lúa, công việc còn nhiều hơn. Tuy vất vả thế nhưng mình rất yêu gia đình, yêu những
lúc bận rộn vì vụ mùa. Có thế, gia đình mình mới sung túc đầy đủ lúa gạo được.
BÀI LÀM 3
Mời cậu đến thăm gia đình mình nhé. Gia đình mình là một gia đình công nhân từ nhiều đời. Ông mình là công nhân
ngành đường sắt, hiện ông đã về hưu. Nối nghiệp ông, bố mẹ mình đều làm việc trong ngành hoả xa. Bố mình lái tàu còn
mẹ mình là nhân viên phụ trách bán vé. Mỗi tháng thay ca, bố được về nhà một hôm. Bố nghỉ ngơi, kể cho anh em mình
rất nhiều chuyện hay, kì lạ, trên đường tàu. Bố kể, ông và anh em mình đều lắng nghe. Những giờ phút ở bên bố đối với
mình thật quý giá và mình học được từ bố cách nói dí dỏm, dễ gần. Có hôm, bốmẹ mình nghỉ ca cùng ngày. Lúc ấy, nhà
mình vui như Tết. Mẹ bận nấu ăn cho cả nhà; bố xem xét mọi thứ trong nhà, sửa chữa một cái gì đó để được tiện dụng
hơn... Hai anh em mình luôn quấn quýt bên cạnh bố. Gia đình mình rất hạnh phúc.
2. Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A trường Tiểu học Hoà Bình.
Em tên là: Vũ Khánh Uyên

Học sinh lớp: 3A
Em làm đơn này xin phép cô chủ nhiệm cho em nghỉ buổi học thứ tư, ngày 24/4/2012.
Lí do: Em được mẹ đưa đi khám bệnh.
Em xin hứa sẽ tự học, chép và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của cha mẹ
Học sinh
Tuần 4
Tiết 4. NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
-

Học sinh kể lại được câu chuyện “Dại gì mà đổi” một cách rành mạch, rõ ràng.


-

Điền vào giấy tờ in sẵn đúng yêu cầu và rõ ràng.
B. NỘI DUNG
Dại gì mà đổi

Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
-

Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!

Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:
-


Vì sao thế?

Cậu bé trả lời:
-

Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu mẹ.
1. Học sinh nghe nội dung câu chuyện “Dại gì mà đổi” rồi trả lời các câu hỏi sau:

a. Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
Vì cậu bé quá nghịch ngợm nên mẹ cậu dọa đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.
b. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
Nghe mẹ đòi đổi mình, cậu liền nói ngay:
-

Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

c. Vì sao cậu bé lại nghĩ như vậy?
Vì chẳng ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan hiền để lấy đứa con nghịch ngợm.
2. Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người
nhận và nội dung bức điện.
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
ĐIỆN BÁO
Họ tên người nhận:
Địa chỉ:
Nội dung: Con đã đến nơi an toàn, sức khoẻ tốt và rất vui.
Họ tên người gửi:


Địa chỉ: (Cần chuyển thì gửi, không thì thôi)
Họ tên địa chỉ người gửi (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để

bưu điện tiện việc liên hệ khi chuyển phát điện gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách không ghi
theo yêu cầu).
Tuần 5
Tiết 5. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ.
B. NỘI DUNG
Dựa theo cách tổ chức một cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tổ chức một cuộc họp tổ.
BÀI LÀM 1
Nội dung:


Chủ trì: Tổ trưởng (bạn Phan Nguyễn Hồng Anh).



Thư kí: Tổ phó (bạn Tăng Ngọc Bội)

Nội dung cuộc họp:
a) Giúp đỡ nhau học tập.
b) Tổ trưởng nêu lí do của cuộc họp:
Đề a) Bàn về việc giúp nhau học tập, cùng tiến bộ.
1) Nêu tên những bạn còn kém.


Lan Nhi: kém Toán.



Hải Triều: kém cả Văn và Toán.




Nhật Lân: kém Văn.

2) Nêu biện pháp giúp đỡ bạn yếu kém.
-

Truy bài đầu giờ (Hoàng Anh).

-

Kiểm tra lại bài làm và hướng dẫn các bước làm bài cho ba bạn nêu trên (tổ trưởng Hồng Anh).

-

Hướng dẫn làm bài cho cả tổ sau mỗi tiết học (Tăng Ngọc Bội và Hùng Tiến).

-

Tổng kết bảng điểm cuối tuần để theo dõi lực học của từng bạn trong tổ (Tăng Ngọc Bội).


-

Báo cáo cuối tuần nộp cho cô giáo chủ nhiệm (Phan Nguyễn Hồng Anh).
BÀI LÀM 2
Đề b) Chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11. Nội dung cuộc họp.

(Chuẩn bị cho các tiết mục hội diễn văn nghệ chào mừng 20 - 11)



Phân công: mỗi tổ 2 tiết mục, có thể tự chọn trong các hình thức biểu diễn sau:

-

Hát đơn ca, hợp ca, tốp ca, song ca.

-

Vũ khúc hoặc kịch nói (nếu được).



Ngày tổng duyệt:

Chấm điểm đạt:
-

Giám khảo: cô giáo chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp.

Đệm đàn; thầy Tổng phụ trách (lớp trưởng liên hệ).


Tổ1: đơn ca + múa.



Tổ 2: Tốp ca nam + múa.




Tổ3: Song ca + múa.



Tổ 4: Đơn ca + độc diễn đàn organ.

BÀI LÀM 3
Đề c) Trang trí lớp học:
Chủ trì họp: lớp trưởng.

.

Thư kí: lớp phó.


Phán công công tác trang trí lớp học.

-

Mua giấy màu (thủ quỹ + tổ 1).

-

Cắt dán (tổ 1 + tổ 2)

-

Dọn vệ sinh (quét lớp, tường lớp phải được quét sạch mạng nhện). Mỗi tổ cử 2 →8 bạn phụ trách vệ sinh lớp.


-

Sắp xếp bàn ghế: Trần Minh, Huy Trường.

-

Cắm hoa: Lan Nhi + Thục Đoan.


-

Dọn vệ sinh bồn hoa trước lớp và tưới hoa:

Văn Dũng + Ngọc Hương.
-

Bao quát chung: lớp trưởng.

-

Báo cáo công việc cho cô chủ nhiệm: lớp phó học tập.
BÀI LÀM 4

Đề d) Giữ vệ sinh chung.
Chủ trì họp: lớp trưởng.
Thư kí cuộc họp: lớp phó.


Phân công công tác vệ sinh:


-

Quét trần lớp, mạng nhện tường lớp: tổ 1.

-

Lau cửa sổ: tổ 2.

-

Quét lớp: tổ 3.

-

Quét sân trường và tưới hoa ở bồn hoa của lớp: tổ 4.



Triển khai công tác phân công trên vào sáng thứ 6 tuần 5.



Nhận xét và theo dõi lớp thực hành lịch phân công: lớp trưởng.



Phối hợp báo cáo cô chủ nhiệm: lớp trưởng và lớp phó.
Tuần 6
Tiết 6. KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC


A. MỤC TIÊU

-

Học sinh biết sắp xếp ý tưởng và hình ảnh kỉ niệm về buổi đầu đi học.

-

Viết thành văn những ý tưởng đã sắp xếp.

B. NỘI DUNG
Kể lại buổi đầu em đi học.
Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau:


- Em chuẩn bị như thế nào để đến trường? (Dậy sớm hơn mọi ngày, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và thay quần áo đồng
phục mới).
-

Ai đưa em đến trường? (bố hoặc mẹ).

- Bầu trời lúc ấy như thế nào? (Sáng sớm, trời còn ẩm hơi sương. Bầu trời màu xanh trứng sáo. Ông Mặt Trời đã toét
miệng cười ở đằng Đông).
- Những người (hoặc học sinh) đi trên đường thế nào? (Học sinh mặc đồng phục áo trắng, nô nức đến trường dưới ánh
mai hồng).
- Cây cối xung quanh em thế nào? (cây lá tươi mát như cùng chia sẻ niềm vui của từng trò nhỏ trong ngày tựu
trường).
- Cổng trường như thế nào? (cổng trường có băng rôn đỏ chào mừng năm học mới, học sinh đến trường đông như
ngày hội).

-

Mẹ (hay bố) đưa em đến lớp như thế nào? (mẹ đưa em đến tận cửa lớp Một).

-

Cô giáo em như thế nào? (cô giáo em còn trẻ, tươi cười đón em vào lớp).

- Buổi học đầu tiên khiến em xúc động? (Em bồi hồi, hơi nhút nhát nhưng vui, em đã đi học Tiểu học rồi, nghĩa là sẽ
học đọc, viết. Đó là điều em thích nhất. Cô giáo em hiền nên chẳng mấy chốc em mạnh dạn hẳn lên, cười tươi nghe cô
giáo dặn dò.)
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn(từ 5 - 7 câu).
BÀI LÀM 1
Hôm nay là ngày tựu trường, em dậy sớm hơn mọi hôm. Vệ sinh cá nhân xong, mẹ cho em ăn sáng và thay quần áo đồng
phục mới. Em nhìn vào gương, mặt gương sáng trưng rọi hình một cậu học trò nhỏ gọn gàng trong bộ đồng phục mới
trông thật chững chạc. Mẹ đích thân đưa em đến lớp. Trên đường xe cộ tấp nập, nhộn nhịp. Bầu trời xanh, trong trẻo.
Ông mặt trời nhoẻn miệng cười chiếu ánh hồng xuống thế gian. Đường phố trắng loá áo học sinh tung tăng đến lớp. Mẹ
đưa em đến tận cửa lớp học. Cô giáo em trẻ trung, hiền hậu đón em và xếp chỗ ngồi đầu bàn cho em. Em mạnh dạn hẳn
lên, khoanh tay ngồi yên lặng trên bàn nghe cô dặn dò. Em nhìn quanh, trường lớp sáng sủa, cờ đỏ sao vàng tung bay
trước gió. Em muốn nói với mọi người: “Em rất vui vì hôm nay em được đi học.”
BÀI LÀM 2
Buổi sáng mùa thu hôm ấy, bầu trời trong xanh và không gian tràn ngập tiếng chim hót. Trên con đường làng rợp cây
xanh, áo trắng học sinh lấp loá như bướm lượn. Tất cả học sinh Tiểu học củaxã đều đổ về trường. Em được mẹ chở đến
trường trên chiếc xe gắn máy. Ngày hôm nay, thôn xóm, đường làng như đẹp hơn. Bầu trời như rộng ra, mênh mông:
hôm nay em đi học. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp, mẹ vui vẻ động viên em: “Tự tin lên, hôm nay con đã là học sinh
Tiểu học rồi đó con yêu”. Trong lớp, một vài bạn cũng có tâm trạng như em, rụt rè, nhút nhát nhưng ham thích và háo
hức. Cho đến hôm nay, nhở lại buổi đầu đi học, lòng em vẫn lâng lâng một cảm xúc bồi hồi khó tả.
Tuần 7
Tiết 7. NGHE KỂ: “KHÔNG NỠ NHÌN”
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP

A. MỤC TIÊU


-

Học sinh kể lại được câu chuyện “Không nỡ nhìn” (trả lời các câu hỏi trong vở Bài tập Tiếng Việt).

-

Học sinh có thể tự tổ chức cuộc họp tổ, họp lớp.

B. NỘI DUNG
1. Học sinh nghe cô kể câu chuyện “Không nỡ nhìn” sau đây và trả lời các câu hỏi:
KHÔNG NỠ NHÌN
Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên ngồi, hai tay cứ ôm lấy mặt. Một bà ngồi bên thấy thế liền hỏi:
-

Cháu nhức đầu à?

Anh thanh niên nói nhỏ:
-

Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

(Theo “Tiếng cười tuổi học trò”)

a. Anh thanh niên làm gì trên xe buýt?
Anh thanh niên ngồi cứ hai tay ôm lấy mặt.
b. Bà cụ bên cạnh hỏi anh về điều gì?
Bà cụ hỏi: “Cháu nhức đầu à?”.

c. Anh trả lời như thế nào?
Anh thanh niên trả lời: “Không ạ, cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.”.
d. Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
Anh thanh niên ích kỉ, chỉ biết có mình mà còn giả dối sĩ diện, đáng chê cười.
2. Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.
(Học sinh đọc phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 61), tham khảo bài làm mẫu sau đây:
BÀI LÀM 1
(Tôn trọng luật đi đường)
Chủ trì cuộc họp: tổ trưởng.
Ghi biên bản cuộc họp: tổ phó.
·

Nội dung cuộc họp:


Tổ trưởng: Hôm nay đã là tuần bảy nhưng nề nếp tổ ta chưa được tốt, nhất là việc đi học về. Mình muốn cùng các bạn
thảo luận quy định chung của học sinh mình ra về cho trật tự, đúng luật đi đường đề tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mình
mong các bạn đóng góp ý kiến để chúng mình bảo nhau làm đúng quy định chung. Đề nghị bạn tổ phó ghi nghị quyết:
-

Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, đúng quy định.

- Đi hàng một ra cổng trường, ra khỏi trường luôn luôn đi bên tay phải, đi sát vào phía trong, không đùa giỡn, chạy
nhảy trên đường ra về.
Biện pháp thực hiện:
Tất cả phải tự giác và kiểm tra chéo, bạn nào vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua, xếp loại trung bình về đạo đức, hạnh kiểm.
Ý kiến của các thành viên trong tổ: nhất trí với nghị quyết của cuộc họp.

BÀI LÀM 2
(Bảo vệ của công)

Chủ trì cuộc họp: tổ trưởng.
Ghi nghị quyết cuộc họp: tố phó.


Nội dung cuộc họp:

Tổ trưởng: chào cờ đầu tuần, thầy hiệu phó luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn bàn ghế và tài sản của nhà trường, của lớp
học. Vậy chúng ta nên quan tâm, giữ gìn hơn nữa tài sản chung của nhà trường, bao gồm các việc sau:
-

Không viết vẽ bậy lên tường, bảng lớp và nền phòng học.

-

Không xô đẩy làm đổ bàn ghế.

-

Tưới hoa trước lớp, không được hái hoa hoặc cắt cỏ trồng trong bồn hoa.

Biện pháp thực hiện:
Tự giác và kiểm tra chéo, mỗi buổi ghi lại vi phạm (nếu có), phụ trách phần này là tổ phó. Bạn nào vi phạm sẽ bị trừ
điểm thi đua.
BÀI LÀM 3
(Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn)
Chủ trì cuộc họp: Tổ trưởng.
Ghi quyết định của cuộc họp: tổ phó.


Nội dung cuộc họp:



- Tổ trưởng: bạn Thanh Sơn có hoàn cảnh khó khăn nên học sút kém và hôm nay bạn bỏ học. Tổ ta nên đến nhà thăm
và góp tiền, sách vở, giúp bạn đi học lại. Việc này tổ mình nên báo cáo với cô chủ nhiệm, Các bạn đóng góp ý kiến nhé!
-

Các bạn: đồng ý góp tiền giúp bạn và thưa cô chủ nhiệm cùng đến thăm bạn Thanh Sơn để Thanh Sơn đi học lại.
Tuần 8
Tiết 8. KỂ VỀNGƯỜI HÀNG XÓM

A. MỤC TIÊU
Học sinh biết sắp xếp ý có thứ tự để người đọc hình dung được hình ảnh, hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của người
hàng xóm.

B. NỘI DUNG
1. Kể về người hàng xóm mà em quý mến (học sinh đọc phần gợi ý ở sách Tiếng Việt lớp 3, tập 3, trang 68, trả
lời các câu hỏi):
a. Người hàng xóm đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
Bác Bảy là hàng xóm thân nhất của gia đình em. Năm nay bác ấy đã sáu mươi tuổi.
b. Người đó làm nghề gì?
Bác Bảy là công nhân nhà máy thép đã về hưu.
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? Bác Bảy hiền lành, tính bác giản dị, chân thật nên
gia đìnhem rất quý mến bác Bảy. Bác Bảy sống một mình vì con cháu bác đều ở xa. Do vậy gia đình em thường mời bác
sang chơi lúc rỗi để bác đỡ buồn.
d. Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào? Bác Bảy rất quý mến gia đình em, bác thường
trò chuyện,tâm sự với bố em những chuyện buồn vui. Ngày lễ Tết..., mẹ em thường mời bác sang nhà chơi hoặc dẫn em
sang nhà bác Bảy chơi cho bác đỡ buồn.
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu).
BÀI LÀM 1
Bác Bảy là hàng xóm ở sát vách nhà em. Bác với gia đình em thân thiết như người một nhà. Bác Bảy nay đã sáu mươi

tuổi, báclà công nhân nhà máy thép đã về hưu. Bác Bảy hiền lành, tính bác giản dị, chân thật nên gia đình em rất quý
mến bác. Bác sống một mình vì người thân và con cháu bác đều ở xa. Bác thường trò chuyện, tâm sự với bỏ em những
niềm vui, nỗi buồn của bác. Những ngày lễ Tết, bố mẹ em thường sang chơi với bác khá lâu để bác đỡ buồn. Mọi người
trong xóm đều yêu quý bác.
BÀI LÀM 2
Chú Nam ở xóm em là một người dễ mến. Chú độ bốn mươi tuổi, vóc người khoẻ mạnh, cường tráng. Chú làm việc ở
Tổng công ty xây dựng miền Nam. Gia đình em rất quý chú vì chú hiền lành, dễ mến. Chú thường giúp đỡ mọi người


trong xóm những việc nặng nhọc như: kê tủ, bày biện chậu hoa.. Bọn con nít chúng em thường thích ôm tay chú còn chú
gồng tay cho chúng em đu lên. Chú ấy khỏethật đấy! Mọi người trong xóm đều yêu mến chú.
Tuần 9
Tiết 9. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết từng đoạn văn ngắn.
B. NỘI DUNG
Tiết 9/ B/ sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 74.
Đề bài:
1. Câu 3/ Tiết 3 sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 69.
Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường xã (quận huyện) theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ngày .... tháng .... năm ....
ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ THIẾU NHI
Kính gửi: - Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Thiếu nhi phường 11.
Xã (quận, huyện): Gò Vấp.
Em tên là: Huỳnh Tú Oanh.
Ngày sinh: 24/6/2005

Nam (nữ): Nữ


Địa chỉ: H11 Quang Trung, phường 11, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Học sinh lớp: 3A trường Tiểu học Chi Lăng.
Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thiếu nhi phường (xã, quận,
huyện).
Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của câu lạc bộ.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Huỳnh Tú Oanh


2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể về tình cảm của bốmẹ hoặc người thân của em đối với em.
BÀI LÀM
(Tình cảm của bố mẹ đối với em)

Bố mẹ rất yêu thương em nhưng luôn nghiêm khắc giảng giải cho em nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Mẹ lo cho
em từng chén cơm dẻo, thơm ngon đến chiếc áo là phẳng, thơm tho sạch sẽ. Bố chỉ bảo cho em cách lau chùi xe đạp, giữ
gìn xe được mới, tốt. Đặc biệt, bố mẹ rất quan tâm việc học của em, kiểm tra, đôn đốc, giảng bày tỉ mỉ cho em. Bố và em
thường ngồi bên nhau cùng một bàn. Bố vẽ đồ án xây dựng còn em học bài. Bố giảng cho em từng câu văn hay. Em rất
yêu bố mẹ và thật hạnh phúc được bố mẹ chăm nom, yêu thương.
Tuần 10
Tiết 10. TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
A. MỤC TIÊU
-

Học sinh biết cấu tạo một bài văn viết thư.

-

Học sinh biết cách ghi phong bi thư.

B. NỘI DUNG
1. Dựa theo mẫu bài tập đọc "Thư gửi bà", em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

-

Dòng đầu thư: nơi gửi, ngày... tháng... năm...

-

Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác...). .

-

Nội dung thư (4-5 dòng): thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư, lời chúc và hứa hẹn.

-

Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
BÀI LÀM 1

Gò Vấp, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Ông bà kính nhớ!
Cháu viết thư này kính gửi ông bà vì cháu bận học không theo mẹ về quê thăm ông bà được. Cháu rất nhớ ông bà nhưng
phải đến Tết Nguyên đán cháu mới về quê thăm ông bà được. Vả lại, Tết thì cả mẹ cháu cũng được nghỉ thời gian lâu có
thể ở lại chơi với ông bà dăm bảy ngày. Qua thư bác Lân, cháu được biết ông bà vẫn khoẻ nên cháu rất mừng. Ông bà
giữ gìn sức khoẻ và nhớ mặc ấm khi trời mưa bão nhé! Cháu ở trong này học hành vẫn tốt. Từ đầu năm đến nay cháu
toàn đạt điểm chín và mười đó ông bà ạ. Cháu sẽ cố gắng học giỏi để ông bà và bố mẹ cháu vui lòng.

Cuối thư, cháu xin phép dừng bút. Cháu kính chúc ông bà vui khoẻ, ăn ngon, nghỉ ngơi tốt và nhiều sức khoẻ!



Cháu của ông bà
Nguyễn Minh Tâm
BÀI LÀM 2
Sài Gòn, ngày... tháng... năm...
Chú thím kính nhớ!
Nhận được thư của chú thím gửi, cháu viết thư hồi âm ngay đây ạ.
Thưa chú thím, lẽ ra bố hoặc mẹ cháu sẽ về ngay để thăm ông bà khi hay tin bà ốm nhưng bố mẹ cháu bận đi công tác
không xin nghỉ được. Bố cháu có điện về thăm hỏi, chắc ông bà cũng đỡ mong bố cháu về. Riêng cháu, cháu sợ ông bà
buồn và chú thím trông thư nên cháu viết thư này đấy ạ.
Ông bà cố gắng uống thuốc cho mau đỡ bệnh. Sau chuyến công tác này, chắc chắn bố cháu sẽ về quê thăm ông bà. Ông
bà đừng buồn nhé! Cháu vẫn học hành tốt, không bị điểm kém nào đâu ạ. Cháu sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa ông bà ạ.
Cuối thư, cháu kính chúc ông bà mau hết bệnh và có nhiều niềm vui hơn. Cháu xin kính chúc chú thím mạnh khoẻ. Hè
cháu về, cháu sẽ đem cho cu Khanh sách của cháu và một chú cún thật dễ thương.
Cháu kính chào ông bà và chú thím!
Trần Ngọc Minh
2. Tập ghi trên phong bì thư:
-

Góc bên trái (phía trên) ghi họ và tên, địa chỉ người gửi.

-

Góc bên phải (phía dưới) ghi họ và tên, địa chỉ người nhận.

-

Góc bên phải (phía trên) dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm. thư.

Người gửi (from):

Trần Ngọc Minh
34 - Âu Cơ - Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh
Người nhận (to):
Lê Thị Nguyên
Thôn Đông Hà, xã Đồng Nghĩa, Quảng Ninh

Tuần 11
Tiết 11. NGHE KỂ: “TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!”


NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
A. MỤC TIÊU
-

Học sinh nghe và kể lại được câu chuyện “Tôi có đọc đâu!”.

-

Học sinh giới thiệu được cảnh vật của quê hương mình.

B. NỘI DUNG
1. Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
a. Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
Người viết thư thấy người bên cạnh đọc lén thư mình đang viết.
b. Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
Người viết thư viết thêm vào thư: “Xin lỗi, tôi không viết thư được nữa vì có người nhìn trộm thư tôi viết.”
c. Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng, tôi có đọc trộm thư của anh đâu.”
Chuyện kể: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU
Một người viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực

mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi, mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.”.
Người ngồi cạnh liền kêu lên:
-

Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu.

2. Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a. Quê em ở đâu?
Quê em ở thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
b. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
Em yêu nhất là dòng sông chảy qua thị xã, những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát ở khu ngoại ô thị xã.
c. Cảnh vật ấy có gì đáng nhớ?
Trên dòng sông ấy, có cầu Dinh bắc qua sông đưa đón người dân đến chợ Dinh, khu sầm uất nhất của thị xã. Mỗi khi có
vụ mùa, đồng lúa hai bên bờ chín bát ngát, toả mùi thơm phức.
d. Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Em yêu quê em có cảnh vật hữu tình, mưa nắng thuận hoà cho nhân dân trồng lúa, trồng mía, chăn nuôi cá tôm. Quê em
đang phát triển làng nghề thủ công mĩ nghệ. Em sẽ cố gắng học chăm để sau này giúp đỡ quê em phát triển, tiến bộ.


3. Viết thành bài văn nói về cảnh quê em theo câu hỏi gợi ý.
Yêu cầu:Viết gãy gọn, vắn tắt.
BÀI LÀM 1
Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát
triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn
gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư
dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô
triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.
BÀI LÀM 2
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra

đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng.
Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định... Nhà hàng,
trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều
bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các
tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành
phô giàu và đẹp của em.
Tuần 12
Tiết 12. NÓI - VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU
Học sinh tập nói một cách khúc chiết, rõ ràng khi tả lại cảnh đẹp của đất nước.
B. NỘI DUNG
l. Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí...). Nói những
điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây:
(Xem tranh trả lời câu hỏi, nếu không có tranh thì sử dụng tranh ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 102)
a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
Tranh chụp cảnh biển và bờ biển. Cảnh chụp đó ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
Tranh vẽ màu sắc rất hài hoà: nền trời xanh lam, nước biển xanh lơ, rặng dừa xanh biếc, rặng núi xanh thẫm dưới chân
núi, nhà dân ở sơn màu trắng lô nhô. Bãi cát trắng nổi bật giữa các màu xanh.
c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
Cảnh trong tranh có bãi cát trắng tinh và rặng dừa lao xao gió thổi rất đẹp.


2. Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 - 7 câu.
BÀI LÀM
Trước mặt em là bức ảnh chụp cảnh biến Phan Thiết tuyệt đẹp. Bờ biển cát trắng xoá và xanh biếc với rặng dừa lao xao
gió thổi. Nước biến xanh lam, từng đợt sóng nhấp nhô vỗ nhẹ vào bờ. Ở cuối đường chân trời, hiện lên dãy núi xanh
thẫm. Sát chân núi, nhà cửa lô nhô nối tiếp màu trắng của bãi cát, nổi bật trên nền trời,nền nước xanh trong. Ngoài khơi
xa, thấp thoáng một vài con thuyền bé như dấu chấm, dập dềnh trên ngọn sóng. Phong cảnh hữu tình lôi cuốn khách đến
thăm. Em rất tự hào về cảnh biển tuyệt đẹp của quê hương, của đất nước ta.

Tuần 13
Tiết 13. VIẾT THƯ
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết một bức thư đơn giản, nắm được hình thức trình bày một lá thư.
B. NỘI DUNG
Đề bài: Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi
đua học tốt.

(Học sinh đọc kĩ phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 110, tham khảo bài làm dưới đây)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ...
Bạn Thành thân mến!
Chắc là bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này. Mình biết được tên và địa chỉ của bạn qua báo Thiếu niên Tiền
phong. Mình rất khâm phục ý chí khắc phục khó khăn của bạn mà học tập vươn lên nên mình viết thư này muốn kết thân
với bạn, bạn sẽ cho phép mình làm bạn với bạn chứ?
Mình xin tự giới thiệu: Mình tên là Lâm Quốc Việt, học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chi Lăng, quận Gò Vấp, TP. Hồ
Chí Minh. Mình thích chơi bóng bàn và có học thêm võ thuật. Mình mong là bạn Thành đồng ý kết bạn với mình, hai
chúng ta sẽ thi đua học tốt, rèn luyện học tập và thể dục để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Mình
mong là một ngày không xa, mình và bạncó thể gặp nhau. Mình mời bạn, nêu có dịp, hãy đến thăm thành phố mang tên
Bác của mình. Mình tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn (dĩ nhiên là chỉ đến những nơi mà mình biết).
Mình xin phép dừng bút. Chúc bạn luôn vui khoẻ, học giỏi. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Chào thân ái.
Lâm Quốc Việt.
Tuần 14
Tiết 14. NGHE KỂ: “TÔI CŨNG NHƯ BÁC”
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG


A.MỤC TIÊU
-


Học sinh kể được câu chuyện “Tôi cũng như bác”.

Học sinh tập tiếp khách và giới thiệu với khách về tổ của mình.

B. NỘI DUNG
1. Kể lại câu chuyện “Tôi cũng như Bác”.
a. Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
Nhà văn không đọc được bảng thông háo vì ông quên mang kính.
b. Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
Ông nói với người đứng bên cạnh: “Nhờ bác đọc hộ giùm bảng thông báo của nhà ga giúp tôi ạ.”
c. Người đó trả lời ra sao? Câu trả lời có gì buồn cười?
Người đó trả lời: “Tôi cũng như bác vì hồi nhỏ nhà nghèo không được đi học nên không biết chữ.”
Câu trả lời đó buồn cười vì nhà văn không có mắt kính cũng , mù chữ giống người không được học chữ.
Câu chuyện: TÔI CŨNG NHƯ BÁC
Một nhà văn ra nhà ga mua vé tàu. Ông muốn đọc thông báo của nhà ga, nhưng quên mang kính nên không đọc được
chữ gì. Thấy có người đứng bên cạnh, ông liền nhờ:
-

Phiền bác, đọc giúp tôi tờ thông báo này với!

Người kia buồn rầu đáp:
-

Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.

2. Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em thángvừa qua với một đoàn khách đến lớp.
(Học sinh trả lời phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 120, xem bài làm mẫu dưới đây.)
BÀI LÀM
Kính thưa các cô, các bác, các chú!
Cháu xin thay mặt tổ cháu giới thiệu với quý bác, quý cô, quý chú về tổ của cháu.

Tổ của cháu là tổ 2, gồm có mười hai bạn tất cả. Cháu là Lê Trung Dũng, tổ trưởng. Tổ phó là bạn Nguyễn Thị Mĩ
Nhung, học sinh giỏi nhất tổ. Các bạn trong tổ gồm 6 bạn nam và 6 bạn nữ, đó là Nam, Sơn, Bình, Huỳnh, Thái, Bích
Ngọc, Thúy Hằng, Thuỳ Linh, Kim Hương, Ngọc Hoa.
Trong tháng vừa qua, tổ 1 chúng cháu đã hoàn thành tốt công việc được giao gồm:
-

Nộp giấy vụn làm kế hoạch nhỏ: 100% các bạn đều tham gia.


-

Trồng và chăm sóc 4 cây hoa ở bồn trước lớp.

-

Thăm bạn Ngọc Hoa ốm nặng phải nhập viện.

-

Trang trí lớp xếp loại A. Trực nhật lớp xếp loại A.

-

Tổng kết tháng: đạt loại A.

Kính thưa quý bác, chú, cô, phần trình bày của cháu đến đây xin kết thúc.
Kính chúc quý bác, chú, cô dồi dào sức khoẻ, có nhiều niềm vui!
Cháu xin hết ạ!
Tuần 15
Tiết 15. NGHE KỂ: “GIẤU CÀY” – GIỚI THIỆU TỔ EM

A. MỤC TIÊU
-

Học sinh kể được câu chuyện “Giấu cày”.

-

Biết giới thiệu tổ mình (văn nói) một cách rõ ràng, lịch sự.
B. NỘI DUNG
1. Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày”. Học sinh đọc gợi ý ở sách giáo khoa.

a. Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào?
Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân hét to trả lời vợ: “Để tôi giấu cái cày vào bụi cây đã!”.
b. Vì sao bác bị vợ trách?
Bác bị vợ trách vì giấu cày mà nói to như thế chẳng khác nào chỉ chỗ giấu cho người xấu lấy cắp mất cày.
c. Khi thấy mất cày, bác làm gì?
Khi thấy mất cày, bác chạy về nhà, nhìn trước nhìn sau không thấy ai và ghé sát vào tai vợ thì thầm: “Cái cày mất thật
rồi.”.
Chuyện kể: GIẤU CÀY
Có bác nông dân đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi hối về ăn cơm, bác nông dân nói to như hét:
-

Để tôi giấu cái cày vào bụi cây đã!

Về đến nhà bác bị vợ trách:
-

Ông giấu cày mà nói to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?



Lát sau, cơm nước xong, bác nông dân vội vã ra ruộng. Quả nhiên, cày mất rồi. Bác ta liền chạy một mạch về nhà. Nhìn
trước, nhìn sau sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào:
-

Nó lấy mất cày rồi!

(Truyện cười Việt Nam)
2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổem.
BÀI LÀM
Tổem là tổba, lớp 3A. Tổ em có mười hai bạn, em là Đình Lân, tổ trưởng. Tổ phó là Kim Chi. Tổ em có tám bạn nữ và
bốn bạn nam. Các bạn nữ gồm có: Kim Chi, Vân, Yến, Mĩ, Linh, Sâm Ngọc, Ái Quân, Minh Tịnh. Các bạn nam là em,
Nguyên, Phú, Hưng. Trong tháng vừa qua, tổ đã hoạt động rất tốt: làm kế hoạch nhỏ, trồng hoa, vệ sinh lớp học, trang trí
lớp. Chúngem luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập cũng như trong công tác Đội, văn nghệ, thể dục
thể thao. Tổ em được cô giáo chủ nhiệm nhiều lần khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Em rất tự hào về tổ em và luôn
tự nhủ sẽ phấn đấu trong học tập, sinh hoạt tổđể tổ đạt danh hiệu Tổvững mạnh của lớp em.

Tuần 16
Tiết 16.

NGHE KỂ: “KÉO CÂY LÚA LÊN”

NÓI VỂ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
A. MỤC TIÊU
-

Học sinh kể đúng chuyện kể “Kéo cây lúa lên”.

-

Học sinh viết về cảnh vật và hoạt động của nông thôn hoặc thành thị.

B. NỘI DUNG

l.Nghe và kểlại câu chuyện “Kéo cây lúa lên”.
a. Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc
liền dùng tay kéo tất cả các câylúa trong ruộng nhà mình lên cao hơn ruộng bên cạnh.
b. Về đến nhà, anh chàng nói gì với vợ?
Về đến nhà, chàng ngốc nói với vợ: “Lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người ta nhưng hôm nay tôi đã làm cho nó tốt hơn
rồi đấy.”
c. Vì sao lúa nhà chàng ngốc lại bị héo?
Lúa ruộng nhà chàng ngốc bị héo vì rễ cây lúa không bám được đất bùn của ruộng đểhút chất dinh dưỡng từ bùn, nên lúa
héo rũ và chết cây.

Câu chuyện: KÉO CÂY LÚA LÊN


Xưa kia, ở một làng nọ có một. anh nông dân hiền lành nhưng ngốc nghếch. Một hôm, anh chàng ngốc đi thăm đồng
thấy ruộng nhà mình xấu hơn ruộng bên cạnh, chàng ngốc bèn xuống ruộng, dùng tay kéo tất cả lúa lên cho cao hơn lúa
ruộng bên cạnh. Làm xong, anh ngốc chạy về nhà hí hửng khoe với vợ:
-

Lúa nhà ta xấu quá nên hôm nay tôi đã kéo lúa cho nó cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh rồi.

Vợ chàng ngốc vội vàng đi ra ruộng để xem thực tế thế nào thì hỡi ôi, bao nhiêu lúa đã héo rũ hết rồi.
(Truyện ngụ ngôn)
2. Kể lại những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.

BÀI LÀM 1
(Kểvề thành thị)
Em sinh ra và lớn lên ở thành phốmang tên Bác: Thành phốHồ Chí Minh. Từ bé, em đã quen với tiếng ồn ã của đường
phốđầy xe cộ lưu thông qua lại nhộn nhịp.

Phố xá tấp nập người bán hàng, những cửa hàng sang trọng: cửa kính, đèn màu nhấp nháy, hàng hoá bày bán la liệt,
quyến rũ khách mua hàng. Những chung cư mới xây dựng đồ sộ và hiện đại. Những công viên rợp cây cao bóng mát và
dìu dịu hoa thơm khoe sắc với thảm cỏ xanh mượt, được cắt tỉa, chăm chút cẩn thận. Thành phốcủa em còn có nhiều
Viện bảo tàng, các công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử như Cảng Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, hồ
Con Rùa... Thành phốcủa em còn có những trườngĐại học lớn nhất nước đào tạo nhân tài cho quốc gia như: Đại học Y
Dược, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh... Thành phốcủa
em còn có nhiều nhà máy sản xuất hàng hóacho cả nước, có nhiều khu công nghiệp hoạt động đêm ngày.
Mời mọi người hãy đến thăm thành phốcủa em, thăm Cảng Nhà Rồng, bến cảng đã đưa Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước. Em rất yêu và tự hào về thành phốcủa em.

BÀI LÀM 2
(Kể về nông thôn)
Quê em là một làng ven biển, nằm ở ngoại ô thị xã. Quê em thật trù phú với những cánh đồng bát ngát lúa thơm, những
ô ruộng muối, ao đìa nuôi tôm ở giáp mặt biển. Quê em thật đẹp với rặng dừa xanh mướt, với những con thuyền lưới cá
đi về trên biển, với đàn trâu bò thung thăng gặm cỏ trên cánh đồng ven sông. Người dân quê em thật thà chất phác, cần
mẫn lao động một nắng hai sương và luôn vui vẻ, chan hoà. Làng em ở là một vùng nông thôn nhưng nhà cửa san sát.
Hầu hết nhà nào cũng có vườn cây ăn trái. Vườn không lớn nhưng người dân quê em thường trồng dăm cây xoài, cây
mãng cầu, ít cây mía hay đôi ba cây mận. Vừa lấy bóng mát cho ngôi nhà, vừa có quà cho lũ trẻ con. Buổi chiều trên quê
em mới thật đẹp: cánh đồng trải rộng nhấp nhô gợn sóng, gió thổi mát dịu, mây trắng bồng bềnh trôi. Làng quê yên tĩnh,
thanh bình với hương của cơm chín hòaquyện trong gió. Nắng nhạt dần rồi tắt hẳn. Trâu bò thong thả về chuồng. Cảnh
vật trong lành, mộc mạc và thanh bình làm sao. Em rất yêu quê em.

BÀI LÀM 3


(Kể về nông thôn)
Hè lớp ba, lần đầu tiên em được đi chơi xa cùng bố. Bốcon em về thăm các bạn đồng ngũ của bố ở chiến khu Đồng Tháp
năm xưa.
Dấu tích của chiến tranh không còn mấy nữa. Vùng Đồng Tháp sau hơn ba mươi năm xây dựng hoà bình hiện ra trước
mắt em là những cánh đồng lúa xanh mướt, đang tròn mình ngậm sữa, trổhạt. Vườn xoài cát Hoà Lộc, vườn nối tiếp

vườn, lúc lỉu quả ươm vàng chờ hái xuống. Đường vào làng uốn quanh co, kênh rạch chằng chịt. Hai cha con em đi đò
đến bến, đi bộ một quãng rồi đi cầu treo (còn gọi là cầu khỉ) thì đến nhà bác Khang. Bạn chiến đấu của bố khá đông, các
bác đang hàn huyên tâm sự, nói cười rộn ràng thôn xóm. Vườn xoài nối với vườn dừa quả sai chi chít. Trên đường làng,
lọc cọc một vài chiếc xe bò đang chởdừa, chở xoài ra bến ghe.Cảnh quê thật thanh bình, trù phú. Em thích thú hít mạnh
một hơi dài không khí trong lành nồng nàn hương gió đồng nội, thoang thoảng hương xoài chín thơm như mật ngọt.
Miền Đồng Tháp của Việt Nam giàu và đẹp, chân chất tình quê của những nông dân từng cầm súng diệt giặc.Những
người đồng đội của bốem đã từng:
“Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa.”
Em rất yêu và tự hào về Đồng Tháp, chiến khu xưa mà bốem đã từng tham gia chiến đấu.

Tuần 17
Tiết 17. VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết về thành thị (hoặc nông thôn) theo cách, kể chuyện trong văn viết thư.
B. NỘI DUNG
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng mười câu) cho bạn, kể về
những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Các em trả lời các câu hỏi sau và sắp xếp thành một lá thư mạch lạc.
·

Lưu ý:Trình bày bài làm theo mẫu văn viết thư:

Nơi em viết thư, ngày ... tháng ... năm ...
(Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2012)
Lời chào đầu thư,
(Bạn Anh thân mến)
Nội dung viết thư: Nêu lý do viết thư: thăm bạn và kể cho bạn nghe những gì mình biết về nông thôn (hoặc thành thị).
BÀI LÀM 1



(Nói về thành thị)
Đồng Nai, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Bạn Ngọc Anh thân mến!
Lâu rồi mình không viết thư thăm bạn, xin bạn đừng buồn mình nhé! Hôm nay, mình viết thư này thăm bạn và kể cho
bạn nghe nhiều chuyện vui.
Hè vừa rồi, mình được ba mình cho đi chơi ở thành phốNha Trang, Khánh Hoà.
Nha Trang là một thành phố biển duyên hải miền Trung. Lần đầu tiên mình đến Nha Trang nên thấy gì cũng lạ. Nha
Trang có nhiều nhà cao tầng, khách sạn ở đối diện biển. Phố xá nhà cửa san sát nhau. Bệnh viện, trường học kiến trúc rất
đẹp. Trên đường biển, viện Pasteur cố kính với kiến trúc theo kiểu Pháp rất đẹp. Vỉa hè có nhiều khách bộ hành dạo mát.
Bờbiển có nhiều người tắm, chơi đùa, đông vui như trẩy hội. Trên đường phốsát biển, những xe đẩy bán hàng rong, bán
quà lưu niệm đậu lại trên bờ biển, bung dù xanh đỏ như những nấm ốc trên bãi cát trắng. Ngoài biển, màu nước xanh
thẳm tiếp giáp với bầu trời xanh lơ, gợn sóng trắng xoá mơn man bờ cát thành những nếp gấp của biển. Từng đợt sóng
vỗ bờ ì ầm đều đặn như tiếng nhạc đệm. Biển và bờ như đôi bạn thân luôn múa hát cùng nhau bản nhạc đệm hoà với gió
mát làm nên vũ điệu trùng dương đẹp mãi muôn đời.
Nha Trang đẹp như thế đó Ngọc Anh! Khi nào có dịp, bạn và mình sẽ đi Nha Trang nhé. Mình dừng bút đây. Chúc bạn
và gia đình luôn vui khoẻ, riêng bạn thì luôn học giỏi nhé!
Bạn thân
Lê Lan Nhi
BÀI LÀM 2
(Nói về nông thôn)
Phú Lâm, ngày ... tháng ... năm ...
Bích Như thân mến!
Mình đang ởPhú Lâm, một vùng ngoại ô của thành phốTuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Mình đi cùng bốđến thăm một người bạn
của bố.
Bích Như à, ở đây mình thấy cái gì cũng lạ. Đường quốc lộ băng qua Phú Lâm vắng vẻ, chỉ có xe ô tô chạy. Đường làng
đã tráng nhựa, có đoạn được đổ bêtông. Nhà cửa của cư dân san sát, hầu như vườn nọ tiếp vườn kia, nhà hộ dân nào
cũng đều có vườn cây ăn quả nên trong làng rợp bóng cây xanh, nhiều nhất là xoài rồi đến dừa. Người dân nơi đây phơi
bẹ dừa làm củi đun nên vỏ dừa phơi đầy sân trong, sân ngoài. Ngoài đồng, ruộng lúa cò bay thẳng cánh, lúa vụ ba xanh
mơn mởn nhấp nhô gợn sóng. Xe bò đi lọc cọc trên đường làng. Người dân nơi đây chở dừa và xoài bằng xe bò ra

đường quốc lộ rồi từ đó chở bằng ô tô đi các nơi. Phú Lâm chỉ cách cầu Đà Rằng của Tuy Hoà độ hai cây số nên có
nhiều doi đất cát trắng mịn như bãi sông. Đường làng rợp bóng dừa và tre xanh mướt. Đồng ruộng là vựa lúa của Tuy
Hoà. Đến vụ, từng xe bò chở lúa đi trên đường làng. Phú Lâm rất trù phú với lúa và mía đường xanh mướt mời gọi
khách du lịch đến thăm.
Được đi chơi xa cùng bố, mình mở mang thêm vốn hiểu biết về quê hương đất nước và thấy sảng khoái, vui vẻ lạ thường
đó Bích Như.
Thư đã dài, mình dừng bút nhé. Chúc Như luôn vui khoẻ!


Bạn thân
Tô Vũ Trầm Phương
Tuần 18
Tiết3, 5, 6, 9.

ÔN TẬP HỌC KÌ I
VIẾT GIẤY MỜI VÀ VIẾT THƯ

A. MỤC TIÊU
Mọc sinh nắm chắc về cách viết giấy mời và viết thư.
B. NỘI DUNG
Tiết 3 sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 149.
Câu 2:Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy viết giấy mời cô
(thầy) Hiệu trưởng theo mẫu dưới đây.
BÀI LÀM
GIẤY MỜI
Kính gửi: cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng.
Lớp 3A trân trọng kính mời cô
Đến dự Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
Vào hồi 8 giờ, ngày 20 - 11 - 2012.
Tại phòng 8 - lớp 3A.

Chúng em rất vinh dự được đón tiếp cô.
...., ngày ... tháng ... năm ...
Lớp trưởng lớp 3A
Lâm Bích Chi

Tiết 6
Câu 2


×