Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam và việc vận dụng vào dạy học Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.64 KB, 50 trang )

Ca dao, tục ngữ Việt Nam là thể loại văn học được nhiều người ưa thích.
Có thể nói, đó những thể loại được yêu thích nhất của văn học dân gian. Ca dao,
tục ngữ là sản phẩm kết tinh trí tuệ Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, cốt cách Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đượm màu sắc dân gian, thể hiện tâm tư, tình
cảm của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Việt Nam. Nó là sự đúc kết
kinh nghiệm từ thực tiễn lao động sản xuất của cha ông ta, là tài sản vô cùng quý
giá của dân tộc ta.
Trong quá trình tìm hiểu, ta thấy những triết lý dân gian trong ca dao, tục
ngữ có nhiều điểm tương đồng với triết học. Triết lý và triết học đều cùng phản
ánh thế giới quan và nhân sinh quan chỉ có điều cấp độ phản ánh của chúng là
khác nhau. Triết lý phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan ở cấp độ kinh
nghiệm, còn triết học phản ánh ở cấp độ lí luận.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc như: triết lý
duy vật, triết lý về lẽ sống, về cách đối nhân xử thế, triết lý về mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa cá nhân và xã hội mà đặc biệt phải kể đến là triết
lý biện chứng. Triết lý biện chứng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự đúc
kết kinh nghiệm của cha ông ta về tự nhiên, xã hội và con người.
Do đó, việc tìm hiểu những triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ, thấy
được sự tương đồng và khác biệt giữa ca dao, tục ngữ và triết học, từ đó vận
dụng linh hoạt vào việc dạy và học triết học sẽ mở ra một hướng đi tích cực.
Đề tài bước đầu tìm hiểu “Triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam và việc vận dụng vào dạy - học Triết học”.

1


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Ca dao, tục ngữ là gì?
Hiện nay chưa có một khái niệm nào chính xác về ca dao, tục ngữ bởi
thực tế nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp trong việc phân biệt ca dao với dân


ca, tục ngữ với thành ngữ. Sự lúng túng trong vấn đề này xảy ra ở hầu hết mọi
người, kể cả những người trong giới nghiên cứu về ngôn ngữ học. Do vậy, ở
đây, chúng ta sẽ chỉ có thể trình bày những nét cơ bản nhất về ca dao, tục ngữ
trong sự phân biệt nó với dân ca, thành ngữ thông qua quan điểm của các nhà
nghiên cứu.
1.1.1. Ca dao
Định nghĩa về ca dao được Dương Quảng Hàm đề cập trong “Việt Nam
văn học sử yếu” với ý: “ca” - ca hát; “dao” - bài hát không có chương khúc.
“Ca dao là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình,
phong tục của người bình dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong:
phong tục) nữa. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai; chắc lúc ban
đầu cũng do một người vì có cảm xúc mà làm nên, rồi người sau nhớ lấy mà
truyền tụng mãi đến bây giờ.” [5, tr9-10]
Trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan, năm
2003, Nxb Văn học, tác giả khi phân biệt ca dao và dân ca đã cho rằng: Đứng về
mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta đã tước bỏ những tiếng đệm, những
tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca đó chẳng
khác gì một bài ca dao. Do đó người ta có thể nói: giữa ca dao và dân ca ranh
giới không rõ ràng. Ca dao có những câu bốn năm chữ, sáu tám hay hai bẩy sáu
tám, đều có thể ngâm được nguyên câu, không cần tiếng đệm như người ta ngâm
thơ vậy. Còn dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao đó sẽ biến thành bài
dân ca, vì hát yêu cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm.
Một bài ca dao để đọc không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu thì là ca dao;
còn một bài ca dao được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì nó
sẽ thành dân ca. Đơn giản như hát trống quân cũng phải có thêm tiếng đệm
mới hát lên được:
2


“Một đàn cò trắng (thời) bay tung

Bên nam (thời) bên nữ ta cũng hát lên!”
Vậy ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác
và có thể xây dựng được các làn điệu ca dao. Còn dân ca là những câu hát đã thành
khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở
mặt hình thức, nên ca hát người ta cũng gọi là thanh nhạc. Nếu xét về nguồn gốc
phát sinh thì ca dao khác với dân ca là được hát lên trong những hoàn cảnh nhất
định, trong những nghề nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương,
không như ca dao là những bài ít có tính địa phương nhất, dù nội dung ca dao có
nói về địa phương nào thì cũng được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
Hay bài ca dao
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga.
Còn dân ca, như hát đò đưa, hát giã gạo, hát phường vải Nghệ Tĩnh, hát
xoan Phú Thọ, hát quan họ Bắc Ninh, hát bài chòi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,
hò Bình Trị Thiên, ca lý Nam Bộ… thì chỉ nhân dân ở từng địa phương mới ca
được. Tuy vậy, dù ở thể loại nào cũng có những trường hợp đặc biệt: hát ru em,
hát giao duyên, hát trống quân đều là dân ca, nhưng cũng được phổ biến rộng rãi
không khác gì ca dao.
Về nghệ thuật được sử dụng trong ca dao phải kể đến trước tiên đó là
nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ trong ca dao là thứ ngôn ngữ
nghệ thuật giản dị đẹp đẽ, trong sáng, chính xác vì đã được gọt dũa, trau chuốt,
chắt lọc qua hàng bao thế hệ. Do vậy, những câu ca dao đến được với chúng ta
ngày nay đẹp cả về nội dung lẫn hình thức, giúp cho việc biểu lộ thế giới tâm
hồn đa dạng, phong phú và sâu thẳm của con người.
Nội dung của ca dao đã được Vũ Ngọc Phan đề cập trong “Tục ngữ ca
dao dân ca Việt Nam”, 2003, đó là: “Về nội dung của ca dao thì ngoài sự biểu
3



hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý
thức lao động sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về
các mặt kinh tế và chính trị. Bởi thế, người ta mới nói: nội dung của ca dao chủ
yếu là trữ tình”[19, tr46].
Như vậy ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được
lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, những câu ca dao đến được với chúng ta
ngày nay đẹp cả về nội dung lẫn hình thức, giúp cho việc biểu lộ thế giới tâm
hồn đa dạng, phong phú và sâu thẳm của con người.
1.1.2. Tục ngữ
Trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian” (2008) của tác giả Phạm Thu
Yến (chủ biên) có định nghĩa về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là một thể loại văn
học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh dễ nhớ, dễ
truyền, có chức năng đúc kết kinh nghiệm, tri thức lâu đời của nhân dân về thiên
nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội” [26, tr141]. Có thể nói rằng,
nếu so sánh với các thể loại văn học dân gian khác thì tục ngữ có nội dung phản
ánh rộng lớn nhất, bao quát cả về tự nhiên, xã hội và con người.
Tục ngữ có quan hệ với hầu hết các thể loại văn học dân gian khác nhau
nhưng giữa tục ngữ và thành ngữ có mối quan hệ mật thiết và dễ lẫn lộn hơn cả,
vì thế đã có rất nhiều ý kiến đưa ra để phân biệt tục ngữ và thành ngữ:
Việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ được Dương Quảng Hàm lần đầu
tiên đặt ra qua “Việt Nam văn học sử yếu” (1943), với ý: “Một câu tục ngữ tự nó
phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành
ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một
trạng thái gì cho có màu mè” [5, tr9].
Trong cuốn “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956), không tán thành với ý
kiến của Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cho rằng định nghĩa như vậy không
được rõ, vì nếu thế, tác dụng của thành ngữ cũng không khác gì tác dụng của tục

ngữ. Theo ông, tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là sự phê phán. Còn thành ngữ là một
4


phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng,
nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi
thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù
ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Bài viết “Về ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ” của tác giả Nguyễn
Văn Mệnh trong Tạp chí ngôn ngữ (số 3,1972) đã đưa ra ý kiến giải thích sự
khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ trên cả hai mặt nội dung và hình thức.
Theo ông, xét về nội dung, thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện
tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ. Còn tục ngữ thì khác hẳn, nó
không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng… như thành
ngữ, mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm
sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức… Có thể nói nội
dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ nói
chung là mang tính quy luật.
Cũng theo ông, về mặt hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ
là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn, mỗi tục
ngữ tối thiểu là một câu.
Tác giả Cù Đình Tú trong bài viết “Góp ý kiến vê phân biệt giữa
thành ngữ và tục ngữ” trên Tạp chí ngôn ngữ (số 1, 1973), đã chỉ ra những
dẫn chứng cụ thể chứng tỏ cách phân biệt tục ngữ và thành ngữ dựa vào mặt
nội dung và hình thức của tác giả Nguyễn Văn Mệnh là chưa thỏa đáng. Dựa
trên thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại, ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa
thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Ông viết: “Thành ngữ là
đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự
vật, tính chất, hành động. Về mặt này mà nói, thành ngữ là những đơn vị

tương đương như từ” [25, tr40], còn “Tục ngữ, đứng về mặt ngôn ngữ học
có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo
khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo. Nó thông
báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới

5


khách quan. Do vậy, mỗi câu tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn
đạt trọn vẹn một ý tưởng” [25, tr41].
Trong “Tục ngữ Việt Nam” (1975) các tác giả Chu Xuân Diên, Lương
Văn Đang, Phương Tri cũng đưa ra tiêu chí mới để phân biệt: “Cần phải xét
thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau,
mà chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội.
Cho nên, tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt
giữa thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí nhận thức luận. Với tiêu chí đó, chúng tôi
xem xét tục ngữ chủ yếu như một hiện tượng ý thức xã hội, còn thành ngữ chủ
yếu như một hiện tượng ngôn ngữ. Cùng với tiêu chí đó, sự khác nhau cơ bản về
nội dung của thành ngữ và tục ngữ sẽ được phát hiện như là sự khác nhau về nội
dung của hai hình thức tư duy khác nhau, là khái niệm và phán đoán” [4, tr27,
28]. “Nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm. Còn nội dung
của tục ngữ là nội dung của những phán đoán; quan hệ giữa thành ngữ và tục
ngữ là quan hệ giữa hình thức khái niệm và phán đoán” [ 4, tr70].
Có thể thấy rằng, cho đến nay, có bốn quan niệm đã được đưa ra trong
việc phân định tục ngữ và thành ngữ. Đó là: quan niệm dựa trên nội dung, quan
niệm dựa trên chức năng, quan niệm dựa trên hình thức ngữ pháp, và quan niệm
dựa trên tiêu chí nhận thức luận. Căn cứ vào những điểm khác nhau cơ bản giữa
thành ngữ và tục ngữ, các nhà nghiên cứu đã phân chia một khối lượng lớn
những câu là tục ngữ hay thành ngữ một cách chắc chắn. Tuy nhiên, ngoài
những ngữ liệu chắc chắn là thành ngữ hoặc tục ngữ thì vẫn còn những ngữ liệu

không biết xếp vào loại nào cho thỏa đáng, bởi vì nếu xét về mặt này thì nó là
thành ngữ nhưng nếu xét về mặt khác thì nó lại được xem là tục ngữ. Do vậy, cả
bốn cách phân chia nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Khoa học biện chứng
đã chứng minh, mọi sự vật, hiện tượng vận động và tồn tại trong thế giới hiện
thực khách quan có mối quan hệ biện chứng với nhau, và không có đường ranh
giới tuyệt đối giữa sự vật này với sự vật khác.
Tiến sĩ Viện ngôn ngữ học, Nguyễn Thị Trung Thành trong bài viết “Cái
khó trong việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ” in trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời
6


sống (số 9, 2009) đã khẳng định: “Thành ngữ và tục ngữ có mối quan hệ gần gũi
với nhau, có sự chuyển hóa trong quá trình sử dụng, có sự biến đổi cùng với sự
phát triển của xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học
không thể không đề cập đến tục ngữ, và ngược lại… Đôi khi, để tránh phải đụng
chạm đến khái niệm, trước khi phát ngôn một đơn vị có sẵn mà không biết là tục
ngữ hay thành ngữ, người sử dụng thường nói một cách chung chung rằng: “dân
gian có câu”, “người xưa từng nói”, “ông cha ta có câu”… Điều này một lần nữa
khẳng định: việc xếp loại một bộ phận các đơn vị có sẵn - bộ phận nằm ở vị trí
trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ - là một công việc khó khăn”[22, tr11].
Vì những lí do trên, để đảm bảo tính chính xác, khoa học, tất cả những
câu tục ngữ được chọn trích dẫn trong đề tài đều nằm ngoài phạm vi đang còn
nhiều tranh cãi.
Tục ngữ là pho kinh nghiệm vô cùng quý giá, là “bộ bách khoa toàn thư”
mà nhân dân lao động đã sáng tạo, lưu truyền, gìn giữ trong suốt tiến trình lịch
sử mấy ngàn năm lâu dài của dân tộc, là những sự nhận định sau kinh nghiệm
của con người ta về lao động, về sản xuất, về cuộc sống gia đình và xã hội. Nội
dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ.



Về sự khác nhau giữa ca dao với tục ngữ thì: “Sự khác nhau giữa
tục ngữ là ca dao nhìn chung dễ phân biệt hơn. Tục ngữ có chức năng đúc kết,
truyền bá kinh nghiệm, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan. Còn ca
dao là thể loại có bản chất trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, phô diễn thế
giới tâm hồn con người.”[26, tr146]
Tục ngữ và ca dao khác nhau ở chỗ tục ngữ thiên về lí trí (nội dung triết
lí dân gian), ca dao thiên về tình cảm (nội dung trữ tình dân gian). Nhưng giữa
hai thể loại đó không phải là không có những trường hợp có thể xâm nhập vào
nhau. Khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc, có thêm những tiếng đệm
trở thành khúc điệu thì tục ngữ đã tiếp cận với ca dao.
Chẳng hạn: câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Chuyển thành câu ca dao:
“Ai ơi đừng chóng chớ chầy,
7


Có công mài sắt có ngày nên kim”
Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao là những viên ngọc
quý nhất. Nó quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa
đến nay, nó luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những nhận
xét, những ý nghĩ của nhân dân trong công cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh
xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình phát triển của xã hội, ca dao, tục ngữ
sẽ tiếp tục bộc lộ những giá trị của mình, ngày càng thâm nhập một cách sâu
rộng vào đời sống xã hội, tô thắm cuộc sống của con người.
1.2. Triết lý biện chứng
Tư tưởng biện chứng có từ rất sớm, hòa cùng sự phát triển của nền văn
hóa loài người ở cả phương Đông và phương Tây, và được biểu hiện với nhiều
hình thức phong phú. Đó là sự nhìn nhận sự vật, hiện tượng luôn trong trạng thái
vận động và phát triển; trong mối liên hệ, sự tác động với các sự vật, hiện tượng

khác; trong sự thống nhất mâu thuẫn giữa những mặt đối lập cùng tồn tại trong
sự vật, hiện tượng; ở sự thừa nhận một chỉnh thể trong lúc nó vừa là nó lại vừa
không phải là nó…
Ngay từ khoảng thế kỉ VI - V trCN, Hêraclit - nhà triết học nổi tiếng của
Hy Lạp cổ đại đã thể hiện tư tưởng biện chứng của mình:
Thứ nhất: Tư tưởng về sự vận động, biến đổi của thế giới
Theo ông, mọi sự vật, hiện tượng luôn nằm trong xu hướng chung là sự
vận động, phát triển; không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, bất biến cả.
“Tất cả mọi cái đều vận động, không có cái gì tồn tại mà lại cố định”
[23, tr103].
“Trong cùng một thời điểm, sự vật vừa là nó vừa là cái khác” [23, tr103].
“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” [23, tr104].

Thứ hai: Tư tưởng về mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng

8


“Cùng một cái trong chúng ta: cái sống và cái chết, thức và ngủ, trẻ và
già. Vì rằng cái này biến đổi mà là cái kia, và ngược lại, cái kia biến đổi là cái
này” [23, tr104].
“Cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi” [23, tr104].
“Mệt mỏi làm cho nghỉ ngơi thú vị hơn” [23, tr104].
“Sống là chết, chết là sống, chúng sống là nhờ cái kia chết, chúng chết là
cho cái kia sống”[23, tr104]
Ở phương Đông, cũng trong khoảng thời gian đó, Lão Tử - nhà triết học
nổi tiếng của Trung Quốc cũng thể hiện tư tưởng biện chứng của mình:
Thứ nhất: Quan điểm về luật quân bình và quan điểm về luật phản phục
Luật quân bình giữ cho sự vận hành của vạn vật được cân bằng, không
thái quá, cũng không bất cập:

“Cái gì khuyết ắt tròn đầy, cái gì cong ắt thẳng, cái gì cũ sẽ lại mới”
[23, tr48].
“Đạo trời giống như buộc dây cung vào cung chăng? Dây cung ở cao
quá thì nó lại hạ xuống, ở thấp quá thì đưa nó lên, dài quá thì bỏ bớt đi, ngắn
quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ thừa, bù chỗ thiếu” [23, tr48].
Luật phản phục nói lên tính tuần hoàn, tính chu kì trong quá trình biến
dịch của vạn vật:
“Trù vật vân vân, các phục quy kì căn” (vạn vật phồn thịnh đều trở về cái
gốc của nó) [23, tr49].
Thứ hai: Tư tưởng về sự thống nhất biện chứng giữa các mặt đối lập
“Có và không sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm
rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau” [23, tr49].
“Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà sinh ra quan niềm về cái xấu, ai
cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra quan niệm về cái ác” [23, tr49].
Ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng thể hiện rất rõ tư tưởng biện chứng.
Chỉ có điều tư tưởng biện chứng không được thể hiện thành một hệ thống
với những nguyên lý, những quy luật mà là sự khái quát ngẫu nhiên, bề

9


ngoài thông qua sự đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lao động, sản
xuấ t. Và ta gọ i đó là nhữ ng triế t lý biệ n chứ ng.
Chẳng hạn thể hiện sự vận động, biến đổi của mọi sự vật, hiện tượng,
có câu:
“Tre già, măng mọc”
“Người có lúc vinh, lúc nhục
Nước có lúc đục, lúc trong”
Thể hiện sự thống nhất mâu thuẫn giữa các mặt đối lập cùng tồn tại trong
sự vật, hiện tượng:

“Thớt trên mòn, thớt dưới cũng mòn”
“Đượ c mù a mua, thua mù a bá n”
Có thể nói, sự phát triển của tư duy nhân loại hoàn toàn không phụ
thuộc vào vị trí địa lí. Cùng thể hiện một tư tưởng, cách biểu đạt ở nơi này
hoặc nơi khác có thể khác nhau nhưng giữa chúng lại có những điểm tương
đồng. Chính điều này đã tạo nên sự gặp gỡ về tư tưởng giữa các quốc gia,
các dân tộc ở những vùng miền khác nhau trên thế giới. Đó chính là biểu
hiện của tính thống nhất trong tính đa dạng của sự phát triển tư duy nhân
loại, nền văn hóa loài người.
Khi nói Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng triết lý biện chứng thì
“triết lý biện chứng” được hiểu là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học – Xã hội – Nhân văn – Viện
Ngôn ngữ (Nxb Từ điển Bách Khoa, 2007), triết lý được hiểu theo hai nghĩa:
Khi “triết lý” là một danh từ thì nó được hiểu là: Ý niệm của nhân
loại đã tự ý thức được đời sống ấy lên một chỗ thích hợp nhất. Triết lý cũng
như bao nhiêu giá trị khác, phải biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, theo
phương tiện sinh hoạt của con người.
Khi “triết lý” là một động từ thì được hiểu là: tỏ ý niệm riêng của
mình về việc gì đó. VD: Thôi đừng triết lý nữa.

10


Theo Từ điển Triết học (Nxb Tiến bộ Matxcơva) thì “biện chứng”
được hiểu là: khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Như vậy có thể hiểu “Triết lý biện chứng” là một danh từ dùng để
chỉ: ý niệm của nhân loại ý thức được quy luật phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Và triết lý biện chứng cũng được thay đổi cùng với sự thay
đổi của hoàn cảnh xã hội, phương tiện sinh hoạt của con người.

Từ đó chúng ta hiểu “Triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam” là ý niệm của cha ông ta về những quy luật phát triển của tự nhiên,
xã hội và tư duy, được rút ra thông qua thực tiễn quá trình lao động sản
xuất. Ý niệm đó được thay đổi cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội,
phương tiện sinh hoạt của con người.

11


CHƯƠNG 2: TRIẾT LÝ BIỆN CHỨNG TRONG CA DAO, TỤC NGƯ
VIỆT NAM
Triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ không phải là sự khái quát thành
những nguyên lí, những quy luật, những phạm trù mà nó là những kết luận riêng
lẻ, là sự đúc kết kinh nghiệm, là sự khái quát ngẫu nhiên, bề ngoài về sự vận
động, biến đổi của tự nhiên, xã hội và con người.
Mặc dù những tri thức trong ca dao, tục ngữ là những tri thức kinh nghiệm
nhưng nó đã thể hiện triết lý biện chứng một cách hết sức giản dị mà sâu sắc: Luôn
đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển, trong mối quan hệ với các sự
vật, hiện tượng khác; xem xét sự vật trong sự thống nhất mâu thuẫn giữa các mặt
đối lập. Ngoài ra, triết lý biện chứng còn thể hiện ở sự nhìn nhận sự vật, hiện tượng
luôn trong một chỉnh thể, có nguyên nhân xuất hiện, có nội dung, hình thức, có bản
chất, hiện tượng trong mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, chịu sự chi phối
bởi cái ngẫu nhiên và tất nhiên…
Cụ thể, triết lý biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam thể hiện ở một
số nội dung cơ bản đó là:
2.1. Triết lý về sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng
Đó là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng luôn trong xu hướng vận động,
biến đổi và phát triển.
- “Tre già măng mọc”
- “Sông có khúc, người có lúc”

- “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
- “Hết cơn bĩ cực đến kỳ thái lai”
- “Người có lúc vinh lúc nhục,
Nước có lúc đục lúc trong”
- “Cuộc đời như cảnh phù du,
Sớm còn tối mất, công phu nhọc nhằn”
Triết lý biện chứng còn thể hiện ở sự khẳng định sự phát triển của mọi sự
vật, hiện tượng mang tính khách quan, tính kế thừa và tính đa dạng phong phú.
12


Sự phát triển mang tính khách quan.
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân của sự vật, do
mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Đó là quá trình liên tục giải quyết những
mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Sự phát triển như vậy không phụ thuộc vào ý
muốn, nguyện vọng của con người. Dù con người có muốn hay không thì sự vật
vẫn vận động, phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất.
- “Trăng đến rằm thì trăng tròn,
Sao đến tối thì sao mọc”
- “Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”
- “Ngày đi, trúc chửa mọc măng
Ngày về, trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi, lúa chửa chia vè,
Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng
Ngày đi, em chửa có chồng
Ngày về, em đã con bồng, con mang”
Sự phát triển mang tính kế thừa.
Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp tục
của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời của cái cũ và chọn lọc
giữ lại những mặt thích hợp với hiện thực.

“Tre già măng mọc”
Sự vật mới ra đời, dần thay thế cho sự vật cũ: “tre già” thì “măng mọc”.
Tuy nhiên sự vật mới ra đời không phải trên mảnh đất trống không mà phải trên
cơ sở kết thừa nền tảng, yếu tố tích cực của sự vật cũ. “Măng” ra đời trên nền
tảng, gốc rễ của khóm tre già có từ trước nó. Nó không thể đứng độc lập một
mình mà chỉ có thể phát triển trong sự bao bọc, chở che của khóm tre già.
Sự phát triển mang tính đa dạng phong phú.
Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng
song ở mỗi hoàn cảnh cụ thể các sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển
khác nhau.
- “Người đời khác nữa là hoa,
Sớm còn tối mất, nở ra lại tàn”
13


- “Trời còn có khi nắng khi mưa,
Ngày còn khi sớm khi trưa nữa người”
Triết lý biện chứng còn thể hiện ở sự khẳng định mọi sự vật, hiện tượng
vận động, biến đổi, phát triển đều bằng phương thức nhất định.
Phương thức của sự phát triển là sự tích lũy, biến đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất.
- “Tích tiểu thành đại”
- “Góp gió thành bão”
- “Năng nhặt chặt bị”
Mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng cũng được thể hiện một cách hết
sức phong phú, sinh động, mang tính đặc thù. Tuy không trực tiếp nói đến khái
niệm “chất”, “lượng” nhưng ca dao, tục ngữ đã phần nào thể hiện mối quan hệ
giữa số lượng và chất lượng trên tinh thần biện chứng.
Trước hết, khi phân biệt chất khác nhau được tạo nên từ những thuộc tính
khác nhau có câu:

- “Chẳng chua cũng thể là chanh,
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”
- “Chẳng thanh cũng thể hoa lài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
- “Chẳng vui cũng thể hội Thầy,
Chẳng trong cũng thể Hồ Tây xứ Đoài”
Chất khác nhau tạo ra các giá trị khác nhau:
- “Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
Dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”
- “Tối trăng còn hơn sáng sao,
Phơn phớt lòng đào hơn thắm màu vang”
Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng:
- “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”
- “Văn hay chẳng lọ dài dòng”
- “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
14


Và không thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng gấp bao nhiêu lần:
“Trăm đom đóm không bằng bó đuốc,
Trăm hòm chì chẳng đúc nên chuông’’
Khi sự vật tích lũy đủ về lượng, đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy để
tạo ra sự thay đổi về chất, chất mới ra đời.
- “Quá mù sang mưa “
- “Tốt quá hóa lốp”
- “Mèo già hóa cáo”
- “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng”
- “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”
- “Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm”

- “Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại, mẹ thầy năng thương”
Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng, chất mới ra đời sẽ
tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật.
- “Cái khó bó cái khôn”
- “Phú quý sinh lễ nghĩa”
Khi con người ta trở từ nghèo khổ trở nên giàu có thì sẽ dẫn đến sự thay đổi
trong cách nghĩ, cách làm, cách đối xử với mọi người: “phú quý” sinh “lễ nghĩa”.
Với những hình ảnh hết sức gần gũi, giản dị, ca dao, tục ngữ đã thể hiện
tư tưởng biện chứng về sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.
Phát triển là xu hướng tất yếu khách quan, thông qua sự tích lũy dần về lượng sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất và khi đó sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ.
Đặc biệt ca dao, tục ngữ còn đề cao vai trò của thực tiễn trong việc xem
xét sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng:
- “Thức khuya mới biết đêm dài,
Sống lâu mới biết lòng người có nhân”
- “Lên non mới biết non cao,
Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu”
15


- “Cởi ra mới biết béo gầy,
Đến khi cả gió, biết cây cứng mềm”
- “Gừng già, gừng rụng, gừng cay,
Anh hùng càng cực, càng dày nghĩa nhân”
- “Có gió rung, mới biết tùng bách cứng
Có ngọn lửa hừng, mới rõ thức vàng cao”
Từ việc thấu hiểu triết lý về sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng,
thông qua ca dao, tục ngữ, cha ông ta còn đúc rút được kinh nghiệm trong cuộc

sống. Đó là sự khẳng định vai trò to lớn của lao động đối với cuộc sống con người.
- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
- “Muốn no thì phải chăm làm,
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi”
- “Khen nết hay làm ai khen nết hay ăn”
- “Có vất vả mới thanh nhàn,
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho”
- “Số giàu đưa đến dửng dưng
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu”
Ngoài ra, nói đến lao động thì không thể không nói đến công cụ lao động,
yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Ca dao, tục ngữ đề cao vai trò của
công cụ lao động. Thông qua quá trình lao động sản xuất mà con người đã đúc
rút được những kinh nghiệm để chế tạo những công cụ lao động phù hợp với
từng công việc sản xuất:
“Gỗ kền anh để đóng cày,
Gỗ lim, gỗ sến, anh nay đóng bừa…”
Lao động của con người là lao động có mục đích, có ý nghĩa nên loài người
đã chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho mục đích của mình. Con
người còn biết sáng chế công cụ, cải tạo kĩ thuật canh tác như:
“Răng bừa tám cái còn thưa,
16


Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to.
Muốn cho lúa nảy bông to,
Cày sâu, bừa kĩ, phân tro cho nhiều…”
Trong lao động, thông qua giao tiếp, con người đã tạo nên các mối quan
hệ xã hội:
- “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Như vậy, vận động là tất yếu, khách quan đối với mọi sự vật, hiện tượng
trong đó có con người. Nguồn gốc của sự vận động nằm ngay trong bản thân sự
vật. Thông qua sự tích lũy dần về lượng, đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy để
tạo ra sự thay đổi về chất đã dẫn đến chất mới ra đời thay thế cho chất cũ. Đó chính
là phương thức của sự vận động, phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng.
2.2. Triết lý về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
Đó là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng luôn trong mối quan hệ với các
sự vật, hiện tượng khác.
Ca dao, tục ngữ đã nói lên mối quan hệ mang tính tất yếu khách quan
giữa mọi sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại và phát triển
trong mối quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
“Nguồn đục dòng cũng đục”
Vì “nguồn” và “dòng” có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên khi
“nguồn đục” thì “dòng cũng đục”. Và hiện tượng này mang tính khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Câu tục ngữ trên nói lên mối liên hệ, sự tác động mang tính tất yếu của
yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách con người.
“Gần lửa rát mặt”
“Nhiệt” là đặc tính khách quan của lửa cho nên “gần lửa” thì “rát mặt” là
kết quả của đặc tính khách quan và nó không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
Bất kì một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kì thời gian và không gian nào
cũng có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự
17


vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên
hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- “Thớt trên mòn, thớt dưới cũng mòn”

- “Mạ nhờ nước, nước nhờ mạ”
- “Hổ cậy rừng, rừng cậy hổ”
- “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”
- “Khi vui non nước cũng vui
Khi buồn, sáo thổi kèn đôi cũng buồn”
- “Giận chồng mà chẳng bế con,
Cha mày làm mất cái giòn mẹ đi”
- “Một người làm quan cả họ được nhờ,
một người làm bậy cả họ mất nhờ”
Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính đa dạng, phong phú. Sự
vật, hiện tượng khác nhau tồn tại trong không gian, thời gian khác nhau thì biểu
hiện của các mối liên hệ là khác nhau.
- “Bông chi thơm lạ thơm lùng!
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm”
- “Chim khôn thì khôn cả lông,
Khôn cả cái lồng, người xách cũng khôn”
Tính đa dạng phong phú ở đây được thể hiện là mối quan hệ giữa con
chim với cái lồng, và với người xách. Đó là biểu hiện mối quan hệ của những
đối tượng “con chim, cái lồng, người xách” có liên quan đến nhau trong một sự
vật, một hiện tượng. Và tùy vào các sự vật khác nhau, trong khoảng thời gian,
không gian khác nhau thì sự biểu hiện mối quan hệ tương ứng sẽ khác nhau.
Tính đa dạng phong phú còn thể hiện ở các sự vật khác nhau có những
nhu cầu, điều kiện để duy trì sự sống khác nhau, có những sự biểu hiện trạng
thái không giống nhau:
- “Trời đất hương hoa, người ta cơm rượu”
- “Kình nghê vui thú kình nghê,
Tép tôm thì lại vui bề tép tôm”
Triết lý biện chứng ở đây là sự khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn
tồn tại và phát triển trong mối quan hệ, sự tác động với các sự vật, hiện tượng


18


khác. Và sự tác động, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng luôn mang tính
khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
Ca dao, tục ngữ còn đề cập tới mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:
“Khi vui non nước cũng vui
Khi buồn, sáo thổi kèn đôi cũng buồn”
Đặc biệt ca dao, tục ngữ còn thể hiện một cách sinh động tư tưởng “thiên
nhân tương ứng” - trời có gì thì con người có cái ấy. Vì thế cho nên mới có
những cách ví von đậm tính triết học:
“Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Khi phản ánh những vấn đề về con người và xã hội, ca dao, tục ngữ đã thể
hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo trên lập trường duy vật. Trong ca dao, tục ngữ,
con người vừa là một thực thể sinh học vừa là một thực thể xã hội.
Là một thực thể sinh học, con người cũng có những nhu cầu tối thiểu như:
ăn, mặc, ở, đi lại… Trong đó, ăn là nhu cầu hàng đầu:
-“Mẻ không ăn cũng chết”
- “Có thực mới vực được đạo”
Sau ăn là mặc: “Bụng được no còn lo ấm cật”
Ăn no, mặc ấm là nhu cầu thiết yếu, hàng đầu của con người. Tuy nhiên,
không chỉ là một thực thể sinh học mà con người còn là một thực thể xã hội. Do
đó mà:
- “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
- “Uống nước nhớ nguồn,
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Không chỉ dừng lại ở đó, con người còn ý thức được rằng:

- “Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
- “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Về cái mặc, lúc này mặc không chỉ là nhu cầu “che thân” cho “ấm cật”
mà nó trở thành nhu cầu thẩm mỹ, làm tôn thêm vẻ đẹp cho con người:
19


“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”
Cái ăn, cái mặc đối với con người cũng phải có điều độ:
“Cơm ba bát, áo ba manh,
Đói không xanh, rét không chết”
Và cho dù có nghèo đói thì con người vẫn giữ cái nét đẹp văn hoá cho mình:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Bởi vì người ta ý thức được rằng:
“Hơn nhau manh áo tấm quần
Cởi ra ai cũng mình trần như ai”
Đề cao giá trị con người, tục ngữ có câu: “Người ta là hoa đất” thể hiện
sâu sắc, tinh tế quan niệm về cả vũ trụ và nhân sinh với một tư tưởng nhân văn
cao đẹp. Câu tục ngữ trên đã khẳng định: con người là một bộ phận của giới tự
nhiên, có quan hệ mật thiết với giới tự nhiên, là sản phẩm kết tinh những gì tốt
đẹp nhất, tinh tuý nhất của giới tự nhiên.
Khẳng định con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã
hội, ca dao, tục ngữ thường so sánh con người với của cải, và bao giờ cũng đặt
con người lên trên hết:
- “Người làm ra của, của không làm ra người”
- “Một mặt người bằng mười mặt của”
- “Người sống hơn đống vàng”
Ca dao, tục ngữ còn đặc biệt coi trọng giá trị tốt đẹp của con người:
- “Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,

Người khôn ai nói nặng lời làm chi”
- “Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
- “Người khôn không nỡ roi đòn,
Một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay”

20


Ca dao, tục ngữ phần nào cũng khẳng định cuộc sống con người có rất
nhiều khó khăn, muốn làm con người cho ra con người cũng không phải dễ dàng
gì. Con người muốn sống thì phải lao động, phải lo toan mọi bề, phải đấu tranh
với chính bản thân mình để vươn lên trong cuộc sống, phải điều tiết mọi mối
quan hệ, để có thể sống được:
- “Làm người suy chín, xét xa,
Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài”
- “Làm người phải đắn phải đo,
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu”
- “Làm người ăn tối lo mai,
Việc mình hồ dễ để ai đo lường”

- “Năm canh thì ngủ lấy ba,
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn”
- “Người ta hữu tử hữu sanh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm”
Ca dao, tục ngữ đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội, và phần nào cũng khẳng định trong tính hiện
thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên,
đó không phải là các mối quan hệ kinh tế, chính trị… mà trong ca dao, tục ngữ
đó là mối quan hệ của con người với gia đình, anh em, bạn bè… Chính những

mối quan hệ này đã tạo nên bản chất xã hội của con người
Trong quan hệ với cha mẹ, đó là tình thương yêu, sự kính trọng, biết ơn
công lao sinh thành, dưỡng dục của người con đối với cha mẹ mình:
- “Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu”
21


- “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- “Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”
- “Đói lòng ăn quả chà là
Dành cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
- “Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu”
- “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
Trong quan hệ vợ chồng, đó là tình yêu thương son sắt, thủy chung, cùng
nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của cuộc sống.
- “Rủ nhau lên núi đốt than
Chồng mang đòn gánh, vợ mang quanh gành
Củi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin đừng quên nhau”
- “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

- “Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người”
- “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Trong quan hệ bạn bè, đó là sự giúp đỡ lẫn nhau
- “Giàu vì bạn sang vì vợ”
- “Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước một bề mới nên”
22


Trong tình bạn cũng có sự chọn lựa:
- “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- “Bạn vàng lại gặp bạn vàng
Long, lân, quy, phượng một đoàn tứ linh”
Sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ bạn bè còn thể hiện sự thi
đua nhau trong học tập, không ngừng phấn đấu để phát triển
- “Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly”
- “Học thầy không tầy học bạn”
Trong quan hệ thầy trò, đó là sự kính trọng và biết ơn công lao của
người thầy:
- “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
- “Không thầy đố mày làm nên”
- “Mấy ai là kẻ không thầy,
Thế gian thường nói đố mày làm nên”
- “Dốt kia thì phải cậy thầy,
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên”
Đặc biệt trong ca dao, tục ngữ còn thể hiện mối quan hệ giữa gia đình và
nhà trường trong việc phối hợp giáo dục con trẻ:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Câu ca dao đã phần nào khẳng định quá trình giáo dục không chỉ đơn
thuần là quá trình diễn ra ở nhà trường với sự tác động giữa thầy và trò mà quá
trình giáo dục trong nhà trường có quan hệ mật thiết với các quá trình giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội. Qua đó thể hiện một cách gián tiếp tư tưởng biện
chứng của quá trình giáo dục. Ở đây “yêu lấy thầy” có nghĩa là sự quan tâm,
kính trọng, biết ơn công lao của người thầy, cùng phối kết hợp với thầy trong
việc giáo dục con trẻ.
23


Trong quan hệ với anh em, đó là là sự yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn
lẫn nhau:
- “Chị ngã em nâng”
- “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
- “Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
- “Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Trong quan hệ với láng giềng, đó là sự giúp đỡ lẫn nhau:
“Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
Hàng xóm sống thân tình, gắn bó với nhau như anh em họ hàng. Đôi khi
anh em họ hàng vì hoàn cảnh xa cách nên không thường xuyên quan tâm, giúp
đỡ được nhau thì hàng xóm, láng giềng chính là nơi ta có thể cậy nhờ, giúp ta
vượt qua không ít khó khăn trong cuộc sống. Cho nên mới có câu:
“Bán anh em xa mua láng giềng gần”
Trong quan hệ với người khác:
- “Thương người như thể thương thân
Lá lành đùm lá rách”
- “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

- “Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- “Thương người, người lại thương ta,
Ghét người, người lại hóa ra ghét mình”
Ca dao, tục ngữ còn đặc biệt nhấn mạnh tình yêu đối với trẻ nhỏ và tính
cảm kính trọng đối với những người có tuổi:
“Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà;
Kính già, già để tuổi cho”
24


Trong quan hệ tình yêu nam nữ:
- “Em ơi! chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc, ta đừng quên nhau!”
- “Em về, anh mượn khăn tay,
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên”
- “Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng ta thương mình bấy nhiêu”
- “Yêu nhau chẳng quản đường xa
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”
- “Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
Một trăm gỗ lệch cũng kê cho bằng”
- “Yêu nhau, ruột héo xương mòn
Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau”
Câu ca dao thể hiện sự cùng nhau chịu đựng gian khổ của những người
lao động “tạc nghĩa đá vàng”, làm cho họ quyết một lòng chung thủy, cùng
nhau gắn bó keo sơn vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trên cơ sở tình yêu thắm
thiết của đôi trai gái họ đã xây dựng lên những gia đình hạnh phúc.
Qua những câu ca dao, tục ngữ trên ta thấy chính những mối quan hệ đa
dạng giữa con người với con người trong cuộc sống đã làm nên bản chất tốt đẹp

của con người Việt Nam: thủy chung, son sắt, ân tình, nghĩa tình thống nhất
trong mọi mối quan hệ, tạo nên bản chất xã hội trong mỗi con người.
Như vậy, sự vật, hiện tượng, kể cả con người luôn tồn tại và phát triển
trong sự tác động, trong mối liên hệ với các sự vật khác, với cá nhân khác và với
xã hội. Không có sự vật, hiện tượng nào phát triển mà tồn tại biệt lập, tách rời
với thế giới xung quanh, với môi trường xã hội.
2.3. Triết lý về mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng
Đó là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự thống nhất mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập.
25


×