Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HÃY XEM VIỆC lựa CHỌN CÔNG VIỆC CŨNG GIỐNG NHƯ VIỆC lựa CHỌN một NGƯỜI để kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.68 KB, 6 trang )

“Hãy theo đuổi đam mê, và thành công sẽ theo đuổi bạn” – trích trong phim Ba chàng ngốc
Bạn hãy tưởng tượng hai viễn cảnh sau đây:
Viễn cảnh 1: Bạn chọn kết hôn với một người bạn vô cùng thương yêu. Mỗi lần gặp người ấy,
bạn đều cảm thấy hạnh phúc, bình an, vui vẻ và thoải mái. Bạn có thể dành cả ngày để trò
chuyện, nô đùa cùng người ấy. Thế nhưng khi hai người cưới nhau, khoảng thời gian đầu tiên
lại vô cùng chật vật, khó khăn. Bạn cùng vợ/chồng mình chỉ có thể kiếm những đồng lương ít ỏi,
đủ sống qua ngày. Tuy vậy, bạn luôn cảm thấy được niềm hạnh phúc và bình ăn nằm sâu bên
trong mình khi luôn được ở bên cạnh người mà bạn thật sự thương yêu. Và nhờ sự hạnh phúc
thường trực ấy, cùng với sự chăm chỉ và cái phúc bạn tạo ra nhờ vào việc giúp đỡ và
đem lại giá trị cho người khác và xã hội, vài năm sau, tiền bạc bắt đầu tìm kiếm đến bạn.
Bạn bắt đầu giàu có; và khi càng giàu có, bạn lại càng cho đi nhiều hơn, và lại càng giàu có và
hạnh phúc hơn nữa. Đó là một vòng xoắn ốc đi lên.
Viễn cảnh 2: Bạn từ bỏ người mà bạn vô cùng yêu thương để đi đến với một người giàu có với
vẻ ngoài hào nhoáng, và có khả năng đem lại cho bạn sự “ổn định”, nhưng từ sâu trong thâm
tâm bạn biết rằng mình chẳng có tình cảm gì với người này. Bạn nảy ra một suy nghĩ rằng, hay
là mình cứ yêu người này vài năm, rồi sau đó khi đã tích lũy đủ tiền bạc, mình sẽ từ bỏ người
này để quay về với người mà mình thực sự yêu thương. Nhưng rồi sau vài năm cùng nhau
chung sống, bạn cảm thấy cuộc hôn nhân của mình chẳng khác nào địa ngục. Bạn bất lực, chán
nản và lạc lõng, dù trong túi luôn lỉnh kỉnh rất nhiều tiền. Có nhiều lần bạn muốn quay trở lại với
người bạn thực sự yêu, nhưng bạn cảm thấy sợ hãi vì những áp lực xã hội. Không những thế,
bạn còn cảm thấy mình trở nên kém cỏi so với các thanh niên lớp trẻ đầy tài năng hơn bạn. Và


rồi vài năm sau đó, vì sự bất hạnh thường trực, tiền bạc và danh vọng cũng từ từ ra đi .
Tất cả những điều còn lại gặm nhấm bên trong bạn là từ “Giá như…”
Bạn sẽ hành động khác đi như thế nào nếu như xem việc lựa chọn một công việc, ngành nghề
để làm cũng giống như việc chọn lựa người để kết hôn như hai viễn cảnh nêu trên? Có thể bạn
sẽ thấy lựa chọn viễn cảnh thứ nhất là một lựa chọn khôn ngoan hơn, nhưng hầu hết trường
hợp, chúng ta đang chọn viễn cảnh thứ hai, chọn một công việc mà mình không hề ưa thích.
Bạn “chịu đựng” công việc ấy, cố gắng “hòa hợp” với công việc ấy, có những hy vọng hão huyền
vào công việc ấy. Nhưng một khi đã chọn sai “đối tượng” để “yêu” ngay từ đầu, tất cả những nỗ


lực ấy đều là vô tác dụng. Lý do mà chúng ta thường lựa chọn viễn cảnh thứ hai là vì viễn cảnh
ấy đem lại cho chúng ta cảm giác “an toàn” và “ổn định” hơn. Bố mẹ chúng ta cũng luôn dạy
rằng: “Hãy tìm kiếm một công việc “ổn định”, cưới chồng, cưới vợ, sinh con, đẻ cái và sống một
cuộc sống “ổn định”. Thế nhưng, sự “an toàn” và “ổn định” chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác
nhàm chán mà thôi. Chính sự “bất ổn” và “không chắc chắn” mới có thể giúp bạn tìm đến niềm
hạnh phúc và trưởng thành thật sự. Hãy thử nhớ về một khoảng thời gian cực kỳ bất ổn và khó
khăn mà bạn đã phải trải qua trong quá khứ, và nhớ về cảm giác sung sướng, hạnh phúc và
trưởng thành to lớn như thế nào sau khi bạn vượt qua được sóng gió ấy. Chúng ta biết điều ấy,
nhưng trongnhiều khía cạnh của cuộc sống, chúng ta vẫn lựa chọn sự “an toàn” và “ổn định”. Lý
do là vì chúng ta là những hậu duệ của những con người tiền sử luôn phải cảnh giác cao độ,
thường xuyên bị giật mình bởi những tiềng xào xạc trong bụi cây, giơ sẵn mũi gươm và chờ đợi
một con hổ răng kiếm nào đó nhảy bổ ra tấn công chúng ta. Nhưng trong cuộc sống hiện đại,
chẳng có một con hổ răng kiếm nào tấn công bạn nữa, và việc lựa chọn sống “an toàn” và “ổn
định” trong một cái hang tăm tối cũng không còn là một lựa chọn khôn ngoan.
Cuộc sống là một con lắc đơn
“Đừng sống một năm 75 lần và gọi nó là cuộc sống” – Robin Sharma, tác giả cuốn sách Nhà
lãnh đạo không chức danh
Để hiểu rõ hơn tại sao sự “an toàn” và “không chắc chắn” mới là những nhân tố giúp bạn có
được niềm hạnh phúc và sự trưởng thành thật sự, chúng ta cần biết rằng, cuộc sống cũng giống
như một con lắc đơn. Ở nửa mặt phẳng bên trái của con lắc đơn là sự thất bại, việc bị từ chối, bị
đánh bại, nỗi buồn, nỗi đau đớn, rủi ro v.v..Ngược lại, nửa mặt phẳng bên phải là sự thành công,
việc được chấp nhận, chiến thắng, niềm vui, sự hạnh phúc, phần thưởng, v.v..


Nếu bạn tửng học qua môn Vật lý lớp 12, có lẽ bạn đã biết quy luật đơn giản của con lắc đơn:
Khi bạn kéo con lắc qua bên trái với khoảng cách bao nhiêu, thì khi bạn thả tay ra, con lắc sẽ
bung theo hướng ngược lại qua bên phải với khoảng cách bấy nhiêu. Tương tự như vậy, trong
cuộc sống có 3 dạng người như sau:
Dạng người thứ nhất như một con lắc hoàn toàn đứng yên. Suốt cuộc đời, họ chỉ đứng yên một
chỗ, không lắc qua bên trái, cũng không lắc về bên phải. Bạn đã từng thấy những người như

vậy trong cuộc đời mình chưa? Bạn có từng thấy ai ở chỗ làm của bạn, ngày ngày lại làm những
công việc nhàm chán giống như nhau, liên tục trong suốt 10 hay 20 năm liền? Và khi nhìn lại,
liệu họ đã nghĩ rằng mình đã thực sự sống 20 năm, hay những gì họ làm là sống 1 năm, nhưng
lặp lại 20 lần?
Dạng người thứ hai chiếm đại đa số dân số. Những người này kéo con lắc của mình qua bên
trái một chút, chấp nhận một chút sự thất bại, việc bị từ chối, rủi ro, nỗi đau đớn, v.v..Và khi con
lắc của họ bung ngược trở lại, họ cũng chỉ nhận được một ít sự thành công, chiến thắng, phần
thưởng hay sự hạnh phúc trong đời mình.
Vậy bí quyết để có thể đạt được những mục tiêu của bạn, và đạt được những thành công đáng
kể là gì? Đó là chấp nhận sự thất bại một cách đau đớn nhất, nặng nề nhất. Đó chính xác là
những gì mà số ít những người thành công nhất thế giới đang làm mỗi ngày: Họ kéo con lắc của
mình ra xa nhất có thể, đẩy bản thân mình tới giới hạn lớn nhất, và khi con lắc của họ bung
ngược trở lại, đó là lúc họ thu lượm được những thành tựu lớn lao nhất. Bạn có thể xem thêm
clip Những kẻ thất bại vĩ đại để xem những ví dụ điển hình về điều này của những nhân vật xuất
chúng nhất trên Thế giới. Điều tôi muốn nói ở đây là hãy chọn cho bạn một công việc mà bạn
thực sự đam mê, dấn thân và chấp nhận những khó khăn, áp lực và thất bại mà bạn sẽ gặp phải
và không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ được đền đáp những phần thưởng xứng đáng.


BE – DO – HAVE
“Thành công không phải chìa khóa của hạnh phúc. Ngược lại, hạnh phúc mới là chìa khóa của
thành công. Nếu bạn yêu công việc bạn đang làm, bạn sẽ thành công” – Tiến sĩ, bác sĩ Albert
Schweitzer
Trong suốt bài viết này, đặc biệt là trong hai viễn cảnh, có thể bạn sẽ để ý thấy, một trong những
từ được lặp đi lặp lại nhiều nhất là từ “hạnh phúc”. Vậy hạnh phúc đóng vai trò như thế nào đến
sự thành công trong công việc của bạn?
Hầu hết chúng ta nghĩ rằng cuộc sống này vận hành theo công thức “Have – Do – Be”. Chúng ta
cho rằng nếu chúng ta có được một thứ gì đó mà những người hạnh phúc và thành công có
(Have), chúng ta sẽ bắt đầu làm những điều mà những người hạnh phúc và thành công làm
(Do), và rồi chúng ta sẽ có thể hạnh phúc giống như họ (Be). Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ rằng:

“Nếu tôi có nhiều tiền (Have), tôi sẽ bắt đầu làm từ thiện (Do), và rồi tôi sẽ hạnh phúc (Be) ”; hay
“Nếu tôi có một người yêu (Have), tôi sẽ có thể chia sẻ, vui đùa với cô ấy (Do), và rồi tôi sẽ hạnh
phúc (Be)”. Nhưng trong hầu hết trường hợp, sự hạnh phúc đến từ các thứ bạn sở hữu thường
rất ngắn ngủi. Bạn có biết ai có đầy đủ tiền bạc, địa vị, người tình, v.v.., nhưng vẫn có một cuộc
sống bất hạnh không? Theo những con số thống kê, gần 40% những người có tên trong danh
sách Những người giàu nhất do tạp chí Forbes bình chọn nói rằng họ không cảm thấy hạnh
phúc như những người có thu nhập trung bình khác. Robert Kyosaki, tác giả bộ sách Dạy con
làm giàu, cũng từng nói rằng: “Tiền sẽ không mang lại cho bạn sự hạnh phúc nếu bạn không
phải là một người hạnh phúc”
Công thức Have – Do – Be không mang lại sự đảm bảo cho cuộc sống của bạn. Sự thật là, cuộc
sống vận hành theo một cách hoàn toàn ngược lại so với những gì chúng ta thường nghĩ, theo
công thức Be – Do – Have. Nó vận hành theo cách như sau: nếu chúng ta là một người hạnh


phúc, từ bên trong chúng ta (Be), thì chúng ta sẽ làm những việc mà những người hạnh phúc và
thành công làm (Do), và cuối cùng chúng ta sẽ có được những thứ mà những người hạnh phúc
và thành công có (Have). Lý do là vì sự hạnh phúc từ bên trong là một thỏi nam châm để hút
lấy tất cả những điều mà chúng ta muốn. Bạn nghĩ rằng tiền bạc, những mối quan hệ, sự
thành công và những thứ vật chất khác thường bị thu hút bởi những người hạnh phúc hay bất
hạnh ? Dĩ nhiên là những người hạnh phúc rồi. Tóm lại tất cả những gì mà tôi muốn nói với bạn
là, hãy luôn luôn chọn lựa sống hạnh phúc, và hãy chọn lựa một công việc khiến bạn cảm thấy
thật sự hạnh phúc. Nếu bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để có thể có được cảm giác hạnh phúc
thật sự từ bên trong, hãy tìm đọc cuốn sách Happy for no reason của tác giả Marci Shimoff (bản
dịch tiếng Việt: Khi mọi điểm tựa đều mất).
Câu hỏi cuối cùng: Nếu tôi vẫn chưa biết được đâu là công việc mình thật sự đam mê?
“Nếu bạn không biết mình thích điều gì, hãy thử. Nhưng nếu bạn đã biết chắc chắn mình không
thích điều gì, thì dứt khoát đừng làm nó” – Tim Ferriss, tác giả cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ
Nếu bạn vẫn phân vân không biết đâu là điều mình thực sự đam mê, tôi khuyên bạn hãy lấy một
tờ giấy trắng, một cây bút, suy ngẫm kỹ lưỡng và trả lời những câu hỏi sau đây:







Những việc làm nào khiến cho tôi cảm thấy hạnh phúc ?
Trong thời gian rảnh, tôi thường dành thời gian để làm gì ?
Tôi sinh ra trên đời này với mục đích gì ?
Tôi có những thần tượng nào? Họ hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Trong quá khứ, có lúc nào tôi đã bỏ ra hàng giờ đồng hồ để chỉ làm một việc gì đó, mà



thậm chí tôi quên cả thời gian chưa? Việc đó là việc gì?
Nếu như tôi có mọi nguồn lực trên đời này, cả về thời gian và tài chính, và tôi biết rằng
mình không thể nào thất bại, thì lúc đó tôi muốn làm những điều gì để phục vụ người



khác?
Hãy tưởng tượng rằng đây đang là sinh nhật lần thứ 80 của bạn, bạn muốn người khác



ca ngợi, ngưỡng mộ bạn vì những đóng góp gì mà bạn đã cống hiến cho cuộc sống?
Có một điều gì mà bạn sẵn sàng làm cho người khác một cách thầm lặng, không cần
người khác ca tụng, vinh danh hay trả tiền cho tôi?

Có thể sau khi trả lời xong những câu hỏi trên, bạn đã nghĩ ra một vài ý tưởng cho công việc mà
mình yêu thích. Những cũng giống như việc lựa chọn một người để kết hôn, khi mà bạn phải thử

“quen” nhiều người mới biết người nào là phù hợp nhất, thì bạn cũng phải thử làm nhiều công
việc khác nhau để biết nào công việc nào là phù hợp nhất với mình. Thời gian từ 1 – 3 năm đầu
tiên sau khi bạn ra trường (và thậm chí là trước đó nữa), là khoảng thời gian lý tưởng nhất để
bạn thử và sai. Hãy nhìn vào danh sách công việc/ngành nghề mà bạn vẫn còn phân vân, và thử
làm nó. Sau một thời gian (có thể là từ vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm), nếu bạn cảm thấy
chưa thực sự phù hợp, hãy dứt khoát từ bỏ và lựa chọn công việc/ngành nghề tiếp theo trong
danh sách. Hãy tiếp tục quá trình, cho đến khi trái tim bạn cảm nhận rõ nơi nó thực sự thuộc về.


Hãy thử, và thử thật nhanh. Hãy nhớ một điều quan trọng sau đây: “Khi bạn còn trẻ, cuộc
sống sẽ cho bạn một vài tờ nháp. Đừng lãng phí nó”
Chúc cho bạn hạnh phúc, may mắn, tìm được công việc mà mình đam mê và có thể phát huy
hết tất cả những tiềm năng của mình!



×