Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Những nguyên lý cơ bản về chủ nghĩa Mác Lênin HP1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.79 KB, 25 trang )

A.VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:
1.Vật chất (VC) là gì?
“VC là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác” (Lenin)
Định nghĩa của Lenin cho thấy:
-Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “VC” với tư cách là phạm trù triết học ( VC nói chung tồn tại
vô hạn, không sinh ra cũng không mất đi) vì thế không thể đồng nhất VC với các vật thể cụ thể
như trước đây
Vd: Cái bàn là VC nhưng VC không thể đồng nhất với cái bàn.
-Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng VC là thuộc tính tồn tại khách
quan. VC là cái tồn tại khách quan, cho dù con người có nhận thức hay không .Theo Lenin chính
thuộc tính tồn tại khách quan là thuộc tính duy nhất để phân biệt cái gì là VC, cái gì không phải
VC (tinh thần, ý thức)
Vd: Quy luật là VC ( vì cho dù con người không nhận thức thì nó vẫn tồn tại, có thuộc
tính tồn tại khách quan)
-Thứ ba,VC gây nên cảm giác cho con người thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Cảm
giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh VC. Vì thế con người có khả năng nhận thức
VC.
-Thứ tư VC tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: VC có trước, YT có sau, VC là nguồn gốc kết
quả của YT.
2.Ý thức (YT) là gì?
a) Khái niệm : Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người,
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+Tính năng động sáng tạo: Phản ánh chủ động,có chọn lọc, gắn liền với nhu cầu, mục đích con
người (không phải mọi tác động của thế giới khách quan đều hình thành YT); Là sự xâm nhập
của lý trí và hiện thực, làm hiện thực bộc lộ thuộc tính nên con người nắm bắt bản chất và quy
luật hiện thực; Biều hiện dưới dạng ý tưởng (Ý tưởng là 1 trong những thuộc tính sáng tạo của
YT, xuất hiện trong 1 thời điểm, thậm chí là 1 khoảnh khắc nhất định, gắn liền với điều kiện tiền
đề VC nhất định).
+YT là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: YT là hình ảnh tinh thần không mang tính


VC, nằm trong bộ não con người, gắn liền với trình độ tổ chức kết cấu bộ não, gắn liền với tâm
tư, tình cảm, nhu cầu, sở thích, trạng thái cảm xúc của con người; Nội dung của YT phản ánh
mang tính khách quan, chứ không xuyên tác thế giới khách quan.
+YT là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Gắn liền với các mối quan hệ xã hội đan
xen chằng chịt với nhau; Chính bản chất xã hội của YT là tiêu chuẩn phân biệt YT con người với
tâm lí động vật; Cơ sở chống lại quan điểm sai lầm: tương lai sẽ tạo ra những thế hệ người máy
có YT như YT con người.
3.Mối quan hệ giữa VC và YT:
Đó là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, VC có trước,YT có sau, VC là nguồn
gốc của YT, quyết định YT, song YT không hoàn toàn thụ động mà có tác động trở lại VC thông
qua hoạt động thực tiễn của con người
1


Giáo trình trang 55,56.
4.Ý nghĩa phương pháp luận:
-Vì VC quyết định YT nên trong nhận thức và hành động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng nguyên tắc tính khách quan, tôn trọng hành động theo quy luật thế giới
khách quan.
-YT có sự tác động trở lại với VC nên cần phải phát huy tình năng động chủ quan, phát huy tính
tích cực, năng động, sáng tạo của YT
-Chống bện chủ quan, duy ý chí, bảo thủ, trì trệ.
-Khi giải thích các hiện tượng xã hội cần tính đến điều kiện VC lẫn nhân tố tinh thần, cả điều
kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
5.Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT trong cuộc sống học tập của bản thân:
Để thích nghi với môi trường mới là trường đại học, thì mỗi sinh viên năm nhất cần phải nắm rõ,
tôn trọng hiện thực khách quan để tự điều chỉnh hoặc tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất,
đồng thời phát huy sáng tạo năng động của sức trẻ.
Thứ nhất,vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải
xuất phát từ thực tế khách quan. Vì thế, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách

quan và hành động theo các qui luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như:
tuân thủ theo thời khóa biểu mà mỗi khoa đã giao cho học sinh để đi học đúng giờ, tham dự các
tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra, cần phải tuân
thủ theo đúng nội qui nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật đặc biệt là những qui chế về việc trung
thực trong thi cử.
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động
chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức. Trong phương
pháp giảng dạy mới, thầy cô trên các giảng đường đại học không còn nói từng li, từng tí cho sinh
viên mà chỉ đưa khung định hình chung và các đầu sách sử dụng làm giáo án cho sinh viên tự tìm
tòi nghiên cứu. Việc tự học này đã góp phần nâng cao tính tự học của sinh viên đồng thời thông
qua các buổi thuyết trình, làm việc nhóm đã thúc đẩy tính sáng tạo, năng động của họ
 Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất.Tri thức là phương thức
vận động và tồn tại của ý thức. Chình vì vậy, sinh viên cần phải tích cực trong học tập,
chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc vào giảng viên
mà thay vào đó nên suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình.Ví dụ như những buổi
học nhóm hay thảo luận kỹ năng, nên tìm đến kho kiến thức của thư viện hoặc tài liệu ở
ngoài để trau dồi vốn kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên những tri thức tiếp thu từ sách
vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có một vốn kỹ năng sống dày dặn.
Muốn làm được như vậy thì chúng ta cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài
trời hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền.
 Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với hiện thực. Nhờ có

tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành động.Nói cách
khác, tình cảm là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta đi đến thành công. Đối với sinh
viên khoa Anh, để đạt thành tích tốt trong học tập cũng như phát triển trong tương lai, cần
phải có niềm đam mê đối với nghề, với mỗi môn học bất kể là môn chuyên ngành hay
môn đại cương. Để làm được điều đó mỗi người cần phải tạo cảm giác thoải mái và tình
thần vui vẻ khi học tập từ đó mới tạo ra được hứng thú góp phần giúp bản thân vượt qua
những khó khăn để tiếp tục con đường học tập.
2



 Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con người. Là một

sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ.Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở
bản thân mình, phải biết đặt ra hoài bão, ước mơ nhưng không được quên việc thực hiện
hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn.Có niềm tin thì chắc chắn sẽ có động lực để phấn
đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp. Cụ thể là, mục tiêu trong tương lai
chính là tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá trở trên nhưng muốn thực hiện được
điều ấy thì phải lập ra thời gian biểu học tập cụ thể với một phương pháp học đúng đắn
kèm theo ngay từ bây giờ.
 Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua những

khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.Môi tường đại học ẩn chứa nhiều
thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để
tránh xa những thói hư tật xấu. Ví dụ như, mỗi người cần phải lập ra những qui tắc riêng
cho bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ
tập nhậu nhẹt sa đà, không vì lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ chưa
họ bài đủ chưa đi chơi, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thờ
mà bỏ bê việc học, nên học theo tinh thần của câu nói:”Học, học nữa, học mãi” của Lênin.
Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ. Cụ thể là cần
phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không nên để ngày mai, không chủ
quan trước mọi tình huống, phải biết lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của người khác. Ví dụ như
sau một bài thuyết trình thì phải nán lại lắng nghe ý kiến chỉnh sửa của cả lớp và giảng viên hay
khi làm bài hoặc họp nhóm cần phải sáng tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu
toàn.
Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phải tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố
tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Ví dụ đối với việc đăng lý học phần, sinh
viên cần phải tính đến năng lực học tập của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình, cân nhắc
quỹ thời gian, không đăng ký học phần một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh

trường hợp học không theo kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại
không được như ý muốn.
B.NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
1.Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hóa
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt của 1 sự vật.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối lien hệ của sự vật, hiện tượng, đồng
thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng
Vd: mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất,khẳng định và phủ định....
Như vậy, giữa các sự vật hiện tượng của thế giới vừa tổn tại mối lien hệ đặc thù, vừa tồn tại
những mối liên hệ phổ biến trong những phạm vi nhất định.
2.Tính chất của mối liên hệ:
-Tính khách quan: xuất phát từ tính thống nhất VC của TG. Sự quy định, tác động và chuyển hóa
lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của
con người, dù muốn, dù không bản thân sự vật hiện tượng luôn chứa đựng mối quan hệ, con

3


người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối lien hệ đó trong các hoạt động thực tiễn của
mình.
-Tính phổ biến: có trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình. Theo quan điểm
biện chứng, bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong
mối lien hệ với hệ thống khác, tương tác vá làm biến đổi lẫn nhau.
VD: Trong tự nhiên: chuỗi thức ăn (lúachuộtrắnchim đại bang), lực hút-lực đẩy, biến dịdi truyền. Trong Xã hội: mối liên hệ giữa người với người, giữa cung- cầu.Trong tư duy, giữa
tình cảm-lý trí,chân lý-sai lầm, kinh nghiệm-thực tiễn…
-Tính đa dạng, phong phú:Xuất phát từ tính muôn hình muôn vẻ của thế giới VC.
MLH bên trong- bên ngoài, cơ bản- không cơ bản, chủ yếu-thứ yếu,tất nhiên- ngẫu nhiên, bản
chất-hiện tượng, trực tiếp-gián tiếp…
MLH chủ yếu quyết định đến sự vận động, phát triển trong từng giai đoạn

Thứ yếu ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển trong từng giai đoạn
Vd: Trong năm nhất, học môn chuyên ngành là quan trọng nhất
MLH cơ bản định đến sự vận động, phát triển trong suốt quá trình
Không cơ bản ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển trong suốt quá trình
VD: trong 4 năm học, rèn luyện chuyên môn là quan trọng nhất.
Hiện nay khao học hiện đại chứng minh rằng: -Phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng do
cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành
Vd: Cùng là nguyên tố Cacbon nhưng với cách thức khác nhau thì ra than/ kim cương. Hay cùng
công thức C2H6O thì có thể là rượu hoặc ete
-Sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong 1 sự
vật hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành quyết định.
3.Ý nghĩa của phương pháp luận:
 Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy hoạt động nhận thức và thực
tiễn cần phải có quan điểm toàn diện, thể hiện ở:
-Xem xét tất cả các mặt kể cả khâu trung gian trong những điều kiện thời gian, không gian nhất
định.
-Trong vô vàn mối lien hệ, xác định được đâu là MLH cơ bản, chủ yếu
-Chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải, chống chủ nghĩa chiết trung về MLH.
-Chống xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều, chống thuật ngụy biện.
 Từ tính đa dạng và phong phú của các MLH đã cho thấy trong hoạt động nhận thức thực tiễn,
khi thực hiện quan điểm toàn diện thì dồng thời cũng phải kết hợp với quan diểm lịch sử cụ
thể:
-Xem xét cần đặt trong từng điều kiện lịch sử cụ thể
-Trong từng không gian, thời gian nhất định.
-Trong từng mối quan hệ nhất định.
4. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong học tập.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét các sự vật và hiện tượng trên cơ sở tác động
qua lại giữa các mặt, các yếu tố, bộ phận của sự vật hiện tượng đó trong sự tác động qua lại với
các sự vật và hiện tượng khác. Không những thế cần nghiên cứu các mối quan hệ từ nhỏ đến lớn,
kể cả các mối quan hệ trung gian để có được nhận thức đúng về một vấn đề nào đó. Nhưng theo

K.Mac, một sự vật luôn phát triển từ thấp đến cao, từ hình thái đơn giản đến phức tạp, sự phát
triển này theo một con đường quanh co và phức tạp, trong quá trình ấy có cả sự phủ định và kế
thừa những điều tích cực. Cho nên đối với mỗi sinh viên chúng ta, quan điểm toàn diện là chưa
4


đủ mà cần xem xét các sự vật và hiện tượng trên cả phương diện lịch sử và xã hội ra đời, phát
triển của nó. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng con đường học tập,
phát triển nhân cách, đạo đức và tìm ra mục đích sống và cống hiến cho xã hội.
Quá trình này vô cùng dài và gian nan nên đòi hỏi chúng ta phải có công cụ và đó chính là kiến
thức, là tri thức nhân loại. Vậy làm sao để việc học tập đó có hiệu quả. Trước hết cần xác định
học những gì, sau đó tìm hiểu một cách tổng quát các kiến thức chung và nền tảng rồi mới đi sau
từng phần để làm rõ và bổ xung cho các kiến thức nền tảng ấy. Không những thế việc học tập 1
phần mà không liên hệ với các phần khác thì thật không hiệu quả. Ví dụ đối với sinh viên khoa
anh thì ngoại ngữ rất quan trọng, đó là học phần chính yếu gồm các kĩ năng căn bản quan trọng:
nghe, nói, đọc, viết. Nhưng nếu chỉ biết ngoại ngữ mà không biết tin học, việc tìm tài liệu sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh internet như hiện nay. Các bài reading đều nói về các
chủ đề và kiến thức xã hội, thậm chí cả văn học. Nếu không có kiến thức phổ thông và một đầu
óc tương đối văn chương thì lượng kiến thức tiếp thu được rất hạn chế. Học tập mất rất nhiều
thời gian, vậy cái gì nuôi việc học. Câu hỏi này liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh của việc học
chúng ta với nhiều mục đích khác nhau và mục đích này sẽ thay đổi theo thời gian. Có thể bây
giờ học là để ra trường, nhưng ra trường rồi thì việc học là để kiếm tiền nuôi bản thân và gia
đình. Cũng có thể sau này, do hoàn cảnh xã hội thay đổi, chúng ta không sống được với chuyên
môn của mình thì cần nhận thức rõ vấn đề để xác định ngành nghề cần chuyển đổi. Bên cạnh đó,
đạo đức rất quan trọng, nhất là đối với sinh viên sư phạm.. Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, người có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó”.
Trong quá trình học tập, không sao tránh được những thiếu sót, sai lầm, nhưng điều quan trọng là
phải có một cái nhìn rộng để khắc phục và rèn luyện bản thân.. Từ đây có thể thấy trong việc rèn
luyện đạo đức cần xem xét hành động và suy nghĩ của mình với cả kết quả và nguyên nhân của
nó thì mới rút ra kinh nghiệm đúng đắn nhất. Mặc khác, lượng kiến thức dùng để rèn luyện bản

thân từ quá trình học tập rất nhiều, những điều này có thể đúng và sai, cũng vừa đúng vừa sai, và
hay bị các thế lực phản động sử dụng để làm lệch lạc tư tưởng của chúng ta. Nên khi tiếp cận với
bất kì tài liệu nào thì cũng phải so sánh điều kiện ra đời của nó, ai làm ra nó, người đó có nhân
cách và tư tưởng thế nào,,,,? Rồi đem so sánh những điều ấy với cả thực tại, như hỏi giảng viên,
hỏi các bậc tiền bối trong gia đình, phải so sánh chúng với các tài liệu quan trọng trong thực tại
nữa. Bên cạnh đó, cộng với cái nhình phủ định cái sai, kế thừa cái đúng thì đừng nói và việc rèn
luyện mà ngay cả việc học sẽ vô cùng hiệu quả. Việc hiệu quả có nhiều cách để đạt được nhưng
nếu muốn tất cả đều khách quan thì việc thực hành sẽ giải quyết vấn đề đó một cách tương đối
nhất. Thực hành để kiểm tra, nếu làm không xuôn xẻ thì sửa được ngay, không những thế chúng
ta còn biết phải sửa chỗ nào cho đúng nữa? Nếu chúng ta cho rằng thực hành là một công cụ để
kiểm tra quan điểm toàn diện hay hoàn cảnh lịch sử việc học của chúng ta thì một cách tương
đối, điều đó là đúng. Chủ thể của việc học tập, rèn luyện của chúng ta chính là bản thân chúng ta.
Như vậy không chỉ những gì chúng ta học, những gì chúng ta rèn luyện được so sánh với những
thứ đó của người khác là đủ. Chúng ta cần đặt bản thân chúng ta trong các mối quan hệ với
người khác. Điều này, một cách khách quan là khó. Bởi lẽ, làm sao chúng ta biết người đó là
người như thế nào, người đó là bạn, là bạn tốt hay người xấu, thậm chí kẻ thù? Nhìn nhận con
người có thể thực hiện được nhưng phải theo một cách toàn diện và cần nhiều thời gian nữa.
Không phải chỉ vì vẻ ngoài mà ta cho họ là xấu hay tốt, như người ta nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước
sơn” mà.. Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biết hết những điều cần biết để nhìn
nhận về một ai đó. Vì họ có thể giấu, họ không bao giờ cho người khác biết. Vậy thì hãy nhìn
nhận kết quả của họ, hãy nghỉ đến cái tương lai mà họ muốn thay đổi. Con người học ở đó. Có
hiểu được một con người thì mới có thể hiểu được cơ bản xã hội của chúng ta, nơi mà những

5


kiến thức của bản thân được đem ra vận dụng hằng ngày, nơi mà đòi hỏi chúng ta cái gì cũng
phải nhìn nhận toàn diện, cái gì cũng phải xem xét nguồn gốc, hoàn cảnh của nó và cả kết quả
tương lai nữa.
Đơn giản hóa vấn đề, đối với sinh viên chúng ta muốn toàn diện thì đừng nhìn một cái, đừng

nhìn một chiều, phải luôn so sánh và đối chiếu. Muốn hiểu lịch sử - xã hội cụ thể là như thế nào
thì hãy tìm hiểu nguyên nhân, quá trì, kết quả, tương lai, lợi ích là ứng dụng của một vấn đề
trong bốn giai đoạn trên. Chúng ta sẽ làm tốt một cách tương đối.
5.Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong công cuộc đổi mới đất
nước:
Trong khi xem xét tất cả các mặt cần phải đổi mới để nhanh chóng đưa đất nước thích ứng với
tình hình mới mang tính toàn cầu hóa, Đảng ta xác định đổi mới tư duy chính trị chủ nghĩa xã hội
là khâu đột phá: trong đó xác định rõ đổi mới cả chính trị và kinh tế nhưng kinh tế chính là trọng
tâm theo hình thức kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước.
Nguyên nhân xét cho hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ khi nền kinh tế tập trung bao cấp tuy có thể
giải quyết được những nhu cầu cơ bản của đất nước nhưng tồn tại đã lâu dẫn đến tình trạng trì
truệ, lạm phát tăng, trong khi đó khối xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là
sự kiện Liên Xô tan rã 1991. Nhiều người lầm tưởng mô hình kinh tế thị trường chỉ có ở chủ
nghĩa tư bản. Nhưng thật ra không phải vậy, ngay từ khi Lenin lãnh đạo nhà nước Nga-Xôviet
những năm đầu thì mô hình kinh tế này đã xuất hiện và tồn tại một cách cơ bản. Đó là nhà nước
cho phép tồn tại một số thị trường kinh tế nhưng các quy luật như pháp luật, tài nguyên, các
chính sách do nhà nước quản lí, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước khuyến khích tập thể và
cá nhân tham gia vào nền kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế trên toàn đất nước hướng tới mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Về cơ bản các quy luật kinh
tế đều là quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết
định. Điển hình thể hiện qua chính sách kinh tế mới của Lenin (NEP). Nhưng khi Stalin lên nắm
quyền đã xóa bỏ NEP và thay bằng nền kinh tế tập trung bao cấp như chúng ta đã biết và dần cho
thấy sự yếu kém, khủng hoảng nhất là trong những năm 1990-1991. Do đó việc Đảng ta đổi mới
theo mô hình kinh tế này là phù hợp tất yếu với lịch sử với hoàn cảnh ra đời của nó cũng như lịch
sử phát triển, hoàn cảnh của đất nước ta lúc bấy giờ. Bằng chứng là ngay khi đổi mới, tổng sản
phẩm trong nước 1994 tăng 8.5%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 13%, sản xuất nông
nghiệp tăng 45%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, lạm phát giảm dần, thu hút vốn đầu tư trên 10
tỉ USD. Thành tựu nổi bật nhất trong thời gian qua là từ chỗ thiếu ăn đã trở thành nước xuất khẩu
lương thực, 1998, tổng sản lượng lương thực đạt kỉ lục 25 triệu tấn (số liệu lấy từ SGK lịch sử
lớp 12, bài 26). Nhận thấy những thành tựu trong nước đó là chưa thật sự toàn diện, Đảng, nhà

nước ta đã phát triển nền kinh tế đất nước trong sự hội nhập, tiếp xúc với nền kinh tế khu vực và
thế giới. Lần lượt nước ta gia nhập các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO,… và đặt biệt là việc
Mỹ đã dở bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế nước ta 1994. Không chỉ thế, trong suốt hơn 20
năm đổi mới, cho đến nay đất nước ta đang ngày càng đi lên, đạt được nhiều thành tựu trong tất
cả các lĩnh vực không phải chỉ kinh tế mà còn y tế, khoa học, giáo dục, chính trị, kĩ thuật,… mà
trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin. Song song với kinh tế, muốn nhìn nhận sự
phát triển của một đất nước thì còn phải xem xét cả về chính trị. Ở nước ta cùng với quá trình đổi
mới kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã quá độ lên xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa và bỏ qua thời kỳ tư
bản chủ nghĩa. Đây là bước chuyển đổi mang tính tất yếu của lịch sử cũng như phù hợp với hoàn
cảnh của thế giới. Bởi thật ra chủ nghĩa tư bản dù đang có những thành tựu nhất định nhưng một
cách tổng quan vẫn không thoát khỏi những mâu thuẩn vốn có. Điển hình là cuộc khủng hoảng

6


kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã bộc lộ hết những mẫu thuẫn đó. Chủ nghĩa tư bản không phải
là tương lai của loài người mà chính là Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, xa hơn nữa là Chủ Nghĩa
Cộng Sản. Bơi lẻ Đảng và nhà nước nhìn nhận một đất nước muốn phát triển phải lấy dân làm
gốc, chăm lo cuộc sống của nhân dân để làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.
Trên tinh thần ấy, sự nhân đạo, đoàn kết dân tộc, tính dân chủ, công bằng văn minh phải được áp
dụng triệt để vào các chủ trương chính sách phát triển. Có làm được như vậy thì con đường đi
của đất nước mới thật sự đúng đắn và toàn diện bởi các yếu tố bên trong đã được nhận thức rõ và
kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Ngay từ xa xưa, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần thì dù đẩ nước ta có bọ
ảnh hưởng rất lớn bởi đạo Nho của Trung Quốc đi nữa thì các vua thời ấy vẫn lấy dân làm gốc,
trong bất cứ các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước hay thiên tai nào thì nhân dân chính là đối
tượng đàu tiên được quan tâm bảo vệ. Thời Trần ta có hội nghị Diên Hồng, ta có chế độ ngụ binh
ư nông,… Tất cả những điều ấy trong thời kỳ quá độ vẫn đúng và chỉ có xã hội Xã Hội Chủ
Nghĩa là có thể dung hòa và thực hiện được tất cả những điều ấy. Một điều khác biệt nữa là Chủ
Nghĩa Xã Hội của nước ta trong thời kỳ quá độ không phải vì kế thừa những thành tựu đã có mà
phủ định hoàn toàn những cái tốt đẹp của chủ nghĩa tư bản. Lấy như việc ngày nay đất nước

chúng ta cũng có những ngày lễ, những nét văn hóa, món ăn, cách sống mà đa phần là tiếp thu có
chọn lọc từ phương Tây như lễ tình nhân, các món ăn Pháp, Ý, Áo, Mỹ, Anh ngày nay được phụ
vụ song song với các món ăn thuần túy của người Việt trong các nhà hàng, thanh niên Việt Nam
ngày càng có ý thức tự lập, ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn,… Nhìn nhận lại từ trong quá khứ nhờ
kiên trì với con đường xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa mà chúng ta đã thực hiện được bao nhiều chiến
công vang dội, tự khẳng định bản thân mình đứng ngang hàng với các nước tư bản chủ nghĩa như
Cách Mạnh tháng 8, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và hoàn thành đi đến thắng lợi hai cuộc
kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Còn ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa thì
chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới tạo được
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mới giữ gìn và phát huy những truyền thống quý
báu của đất nước. Sự lựa chọn này là sự lựa chọn được đưa ra khi Đảng và nhà nước đã tìm hiểu,
xem xét một cách hết sức kĩ lưỡng và toàn diện tất cả các yếu tố, và đặt các yếu tố ấy với mục
tiêu phát triển của đất nước theo từng thời kỳ cho phù hợp, việc sửa đổi hiến pháp từng giai đoạn
đã chứng minh điều ấy. Để điều hành một đất nước là vô cùng khó khăn do đó không chỉ có
Đảng và nhà nước cần nhìn nhận vấn đề trên quan điểm toàn diện và lịch sử - xã hội cụ thể mà
chính người dân trong cuộc sống hằng ngày cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, nhìn
nhận vấn đề, lý giải nó khi so sánh với mối quan hệ của các vấn đề khác, phải biết rõ hoàn cảnh,
điều kiện của chúng để cùng góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
C.QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:
-Là hạt nhân của phép biện chứng. Theo Lenin, “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là
học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng, những điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”
-Là nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
1. Khái niệm mâu thuẫn (MT):
Dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mắt đối lập của 1 sự vật
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược
nhau và làm nên chỉnh thể của sự vật.
Vd: mặt tích cực của A và mặt hạn chế của B không phải 2 MĐL tạo nên mâu thuẫn biện chứng.
Điện tích (+) va (-) trong nguyên tử là 2 MĐL tạo mâu thuẫn biện chứng.


7


2.Các tính chất chung của mâu thuẫn:
 Tính khách quan
-Cái vốn có không do sự áp đặt.
-Bất kì sự vật nào cũng chứa MT bên trong. MT này mất đi, MT khác hình thành, sự vật vừa là
nó vừa là cái khác.
 Tính phổ biến
-Có trong mọi sự vật, mọi giai đoạn, mọi quá trình, có trong tự nhiên, XH, tư duy con người
Vd: trong tự nhiên: đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền
trong xã hội: các giai cấp trong xã hội: tư sản, vô sản
trong tư duy con người: suy nghĩ tích cực, tiêu cực, tình cảm- lý trí…
 Tính đa dạng, phong phú:
MT bên trong-bên ngoài
MT cơ bản- không cơ bản
MT chủ yếu- thứ yếu
MT đối kháng-không đối kháng
3.MT là 1 chỉnh thể, trong đó 2 MĐL vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau:
 Sự thống nhất:
-Sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, nếu khng6 có cái này thì
không có cái kia.
-Sự đồng nhất cho dù khác nhau nhưng cũng có những yếu tố giống nhau, tương tự nhau.
-Sự tác động ngang nhau giữa các MĐL có lực lượng ngang nhau
 Sự đấu tranh:
+Là sự tác động qua lại giữa các MĐL
+Là quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn.
-Gđ hình thành MT:
• Đồng nhất, bao hàm sự khác nhau

• Khác bề ngoài
• Khác bản chất
MT hình thành
-Gđ phát triển MT:
• Đối lập, xung đột
• Đối lập, xung đột gay gắt
Mt lên đến đỉnh điểm.
-Gđ giải quyết MT:
• Sự chuyển hóa của các MĐL MT được giải quyết
Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Ở sự vật mới chứa MT mới. MT mới được triển khai
và giải quyếtSự vật không tồn tại vĩnh viễn và qua 1trinh2 vận động, phát triển của thế
giới là vô tận.
 Sự chuyển hóa giửa các MĐL theo 2 cách: chuyển hóa cho nhau; cả 2 trở thành chất mới
 Sự đấu tranh dựa theo 2 cách: MĐL ảnh hưởng lẫn nhau, MĐL dùng bạo lực thủ tiên lẫn
nhau
 Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các MĐL:
-Sự thống nhất và đấutranh gắn liền với nhau.
-Nếu không có thống nhất thì không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, đấu tranh
là động lực của phát triển.

8


-Sự thống nhất phản ánh trạng thái đứng im tương đối còn đấu tranh phản ánh trạng thái vận
động tuyệt đối của sự vật
-Nhớ có thống nhất mà sự vật tồn tại, nhờ có đấu tranh àm sự vật phát triển.
Theo Lenin “Phát triển là cuộc đấu tranh giữa các MĐL”.
4.Ý nghĩa phương pháp luận:
-Xác định được MT, nghiên cứu MT,phân tích MĐL tạo thành MT
-Tìm biện pháp cụ thể giải quyết mâu thuẫn cách phù hợp

-Giải quyết MT gắn liền với quan điểm lịch sử cụ thể
-Nguyên tắc chung của giải quyết MT là sự đấu tranh của các MĐL
5.Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong học tập:
Học là một quá trình tăng triển về mặt tri thức và áp dụng tri thức ấy vào thực tiễn cuộc sống.
Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ mình đã có đầy đủ tri thức để giải quyết mọi
vấn đề. Quy luật mâu thuẫn đòi chúng ta vượt qua tất cả mọi định kiến tiêu cực khi muốn loại trừ
một số tri thức và chỉ chấp nhận một loại tri thức nào đó. Quy luật mâu thuẫn đòi chúng ta không
được ngủ quên trong một vài tri thức nhất định nào đó, mà là khả năng mở ra đón nhận sự phong
phú vô tận của tri thức nhân loại. Quy luật mâu thuẫn phù hợp với quy luật của tư duy. Sự tiếp
thu tri thức giữa các môn học, các ngành học cần được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác qua
lại. Không có loại tri thức riêng rẽ một mình. Học trong một chỉnh thể thống nhất các môn, vận
dụng khả năng tổng hợp để tiếp thu tri thức và biết phân tích để ghi nhớ tri thức. Vì thế mỗi
người chúng ta cần không ngừng học tập để có tri thức. Mâu thuẫn trong học tập nghĩa là học và
tập không nhất quán với nhau. Một ví dụ cụ thể: người ta dạy ăn bằng muỗng, nhưng trên thực
tế thì con người ta ăn toàn bằng tay, nghĩa là ăn bóc bằng tay chẳng hạn. Hoặc người ta dạy bạn
phải luôn trung thực, thẳng thắn phê phán cái xấu và thiếu trung thực. Nhưng khi vào đời, thấy
cái xấu và gian dối, bạn mở miệng phê phán thẳng tay thì bạn lại bị chà đạp thẳng thừng... Có
những môn học mâu thuẫn trầm trọng là như vậy. Chẳng những dạy không đúng trên thực tế,
khiến người học khi va chạm đời cảm thấy rất lúng túng và khó xử. Lý do dạy một đằng mà thực
tập
một
nẻo
Nhưng đôi lúc đây là công cụ truyền giáo tư tưởng hữu hiệu của người dạy đến người học. Có
nghĩa là bạn học toàn những điều trái với sự thật, những điều mâu thuẫn với thực tế cuộc sống.
Người ta thường nói: có mâu thuẫn mới có tiến bộ xã hội. Mâu thuẫn thường đi đôi với sự tiến
bộ. Nếu bạn được học nhiều môn mâu thuẫn như thế này, sau này ra đời bạn sẽ cảm thấy mình
vững vàng hơn trong sự suy nghĩ và xét đoán những điều được nhiều kẻ cho là đúng, là sai, hay
là chân lý... trong xã hội. Do đó cần phải ra sức rèn luyện bản thân để có đủ ý chí, nghị lực đấu
tranh với cái xấu, cái chưa tốt, cái tiêu cực.
Do trong học tập còn nhiều mâu thuẫn với thực tiễn nên đối với bản thân là sinh viên cần có

trách nhiệm phấn đấu “Sinh viên 5 tốt”, “Sinh viên xây dựng môi trường thân thiện”, học thực
chất, thi thực chất, nói không với tiêu cực trong thi cử.
Ngoài ra còn có thể xảy ra mâu thuẫn giữa sinh viên và giảng viên trong suy nghĩ, cách tiếp
nhận. Có một số giảng viên luôn khăng khăng áp đặt cách dạy của mình lên sinh viên cách chủ
quan, gây ra cảm giác nặng nề chán nản trong học tập. Còn sinh viên thì sáng tạo, nhưng đôi lúc
lại quên đi việc kế thừa những kinh nghiệm có sẵn để rồi thất bại. Trong cuộc sống ngày nay,
người linh hoạt là người có thể thích nghi nhất, do đó trong mối quan hệ cũng như suy nghĩ giữa

9


giảng viên và sinh viên cần có sự lọc bỏ cũng như đổi mới để phù hợp nhất. NHờ đó việc học trở
nên thú vị cho cả giảng viên và sinh viên
D.QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH: (XOÁY ỐC)
Là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động phát triển thông qua những lần
phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kì “phủ định của phủ định”
1.Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng (PĐBC)
Thế giới vận đông, phát triển không ngừng, vô cùng vô tận. Sự vật hiện tượng sinh ra, tồn tại,
phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác, thay thế hình thức tồn tại này
bắng hình thức tồn tại khác của cùng 1 sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển
của nó.Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.
Sự PĐBC không bao hàm phủ định nói chung, chỉ bao hàm phủ định do nguyên nhân bên trong
quy định,lấy đó làm tiền đề , điều kiện của sự phát triển, cái mới tiến bộ hơn ra đời thay thế cho
cái cũ.
PĐBC có 2 đặc điểm cơ bản: tính khách quan và tình kế thừa:
 Tính khách quan:
-PĐBC là kết quả của việc giải quyết MT bên trong sự vật
-Là kết quả quá trình tích lũy dần về lượngtạo sự thay đổi về chất
Tự thân phủ định
 Tính kế thừa:

-Cái mới ra đời gạt bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp.
-Giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ, phù hợp ở cái cũ, dưới dạng cải tạo, lọc bỏ phù hợp với
điều kiện mới.
PĐBC=Khẳng định
2.Ý nghĩa của quan điểm PĐBC: chống lại quan điểm siêu hình về phủ định
+Khi phủ định thì phủ định sạch trơn, xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng lại toàn bộ cái mới
+Khi kế thừa thì kế thừa nguyên si, lắp ráp lập khuôn toàn bộ cái cũ và cái mới
Kết quả của PĐBC đó là cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, nhưng rồi cái mới này lại chứa
đựng khuyen hướng phủ định lần 2
Đó là PĐ của PĐ
3. PĐ của PĐ:
-Trong sự vận động, phát triển của thế giới VC, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới sẽ trở
nên cũ, nó bị cái mới sau PĐ
Vd: hạt thóccây lúa (PĐ lần 1) Hạt giống mới (PĐ lần 2)
-Sau mỗi chu kì, cái mới ra đời giống cái cũ nhưng cơ sở cao hơn
-Là kết quả của quá trình giải quyết MT bên trong sự vật, hiện tượng.
 PĐ của PĐ là kết quả của sự tổng hợp các giai đoạn đã quaVề nguyên tắc, cái mới
được ra đời sẽ phong phú hơn so với khẳng định ban đầu, cái cái PĐ 1 và các giai đoạn
trước đó
 PĐCPĐ đánh dấu sự kết thúc 1 chu kì vận động, phát triển của sự vật. Đồng thời là điểm
xuất phát của 1 chu kì vận động, phát triển mới tiếp theo.
 PĐCPĐ diễn ra thông qua nhiều lân PĐ, về nguyên tắc vẫn có thể quy ra với 2 lần PĐ
 PĐCPĐ vạch ra khuynh hướng của sự phát triển. Sự phát triển diễn ra theo đường “xoáy
ốc”. Mô hình dường “xoáy ốc” biểu thị tính vô tận, tiến lên, lập lại của sự phát triển

10


4.Ý nghĩa PP luận:
-Tuân theo quan điểm PĐBC, chống PĐ siêu hình

-Nắm bắt ĐKKQ thuận lợi, phát huy nhân tố chủ quan tích cực để tạo ra cái mới phù hợp với
yêu cầu tiến bộ xã hội.
5.Vận dụng QL PĐCPĐ trong học tập
Phủ định của phủ định là một chu kỳ của phủ định biện chứng, đây là một trong 3 quy luật
cơbản của phép biện chứng duy vật, nó phản ánh khuynh hướng chung của sự vận động và
phát triển. Quá trình học tập của sinh viên chính là một quá trình vận động và phát triển của
khối lượng tri thức mà sinh viên tiếp thu được. Một bài học mới được tiếp thu thay thế cho
những kiến thức mà sinh viên có được trước đó (tất nhiên là chỉ khi nào sinh viên chịu chăm
chú học và tiếp thu kiến thức. Cái mới (kiến thức mới) được hình thành và phát triển dựa trên
nền tảng của những tri thức đã hiểu biết trước đó. Qua quá trình vận động, học tập và rèn
luyện, sv tiếp thu được rất nhiều tri thức mới tiến bộ hơn. Trên cơ sở của kiến thức cũ mà
kiến thức mới được hình thành, tuyệt đối trong sự học của sv không có sự phủ định sạch trơn,
tức là bỏ hoàn toàn cái củ, mà có sự kế thừa và vận dụng vào tri thức mới tiếp thu được. Mỗi
sinh viên khi thành công không nên tự mãn với những gì đã đạt được, cuộc sống luôn không
ngừng vận động phát triển, nếu bạn dừng lại thì bạn sẽ bị thụt lùi. Do đó cần phải luôn ý thức
rằng việc học là vô tận, mình giỏi thì có người khác giỏi hơn, nên phải khiêm nhường, chủ
động tìm tòi them nhiều tri thức mới để làm phong phú cho chính mình. Sống trong thời đại
Internet phát triển hàu hết mọi sinh viên đều rất lười suy nghĩ, hầu như chỉ biết một con
đường duy nhất để lấy thông tin đó là tra Google. Cong nghệ thông tin thì có tiện lợi thiệt
đấy, nhưng nó đang dần ăn mòn đi cái IQ của con người, cũng như sự chủ động của họ. Là
sinh ciên, đặc biệt là sinh viên sư phạm, những giáo viên tương lai thì cần phải ý thức được
nhựng nhân tố tích cực xung quanh mình dể phát huy triệt để nhất. Hãy dùng công nghệ
thông tin như một công cụ chứ đừng để nó thống trị mình, đôi khi cũng nên quay về với cách
nghiên cứu cổ điển, đó là đọc sách để tạo cho mỗi chúng ta sự chủ dộng cũng như tích cực
suy nghĩ. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cần tránh lối học vẹt, học đối phó. Tuy là phương pháp
học theo kiểu “tụng kinh” cũng có hiệu quả nhưng học là phải đi đôi với hành nên mỗi người
cần tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả hơn, linh hoạt hơn như kết hợp với sơ
đồ tư duy hoặc vận dụng vào thực tế cuộc sống để biến kiến thức trong sách vở thành của
riêng mình.
E. QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX:

1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó:
a) Khái niệm:
-Sản xuất là 1 loại hình hoạt động đặc trung của con người và xã hội loài người, bao gồm:
SXVC, SXTT và SX ra bản thân con người. SXVC là quá trình con người sử dụng CCLĐ tác
động vào giới tự nhiên làm biến đổi các dạng VC của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải VC
cho XH. SXVC là 1 loại hình thức có tính khách quan, tính XH, tính lịch sử và tính sáng tạo.
-Khái niệm PTSX dùng để chỉ cách thức mà con người sử dụng để thực hiện qáu trình SXVC
trong từng gđ lịch sử cụ thể. Mỗi XH ở mỗi gđ lịch sử nhất định đều có PTSX của nó với
những đđ riêng như PTSX của XH nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt
tự nhiên ở trình độ thô sơ, còn PTSX của XH hiện đại có đặc trưng là trình độ kỹ xảo công
nghiệp và công nghệ cao. PTSX gồm 2 mặt: LLSX và QHSX.
11


b)Vai trò:
-SXVC đóng vai trò là cơ sở, nền tảng quyết định sự tồn tại, phát triển của XH.
-PTSX đóng vai trò quyết định trình độ phát triển của nền SXXH nói riêng và trình độ phát
triển của đời sống XH nói chúng, quyết định lịch sử phát triển của Xh loài người là lịch sử
nối tiếp nhau của các PTSX từ thấp đến cao: CXNTchiếm hữu nô lệPkien
TBCNXHCN Cộng sản CN.
2. QLSX với trình độ pt của LLSX:
a) Khái niệm, kết cấu của LLSX và QHSX:
-LLSX là tổng hợp các yếu tố VC và TT tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên
theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Hay nói cách khác LLSX biểu hiện MQH
giữa con người và giới tự nhiên, khẳng định khả năng chinh phục giới tự nhiên của con
người. LLSX là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Vd trình
độ thủ công của LLSX phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với
LLSX ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.
-Kết cấu: LLSX +Người lao động
+TLSX +TLLĐ (Phương thức LĐ và CCLĐ)

+Đối tượng LĐ
Trong các nhân tố hợp thành LLSX người lao động đóng vai trò quyết định “LLLĐ hàng đầu
của nhân loại là những người công nhân, người LĐ” (Lenin). Thể hiện ở trình độ, phẩm chất,
trí tuệ, chuyên môn, tay nghề, kĩ năng…Mặt khác trong TLSX nhân tố CCLĐ là nhân tố
phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của LLSX và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh
phục giới tự nhiên.
Đối tượng LĐ là 1 phần của giới tự nhiên mà con người tác động với qt LĐ. Bao gồm:
ĐTLĐ có sẵn (rừng, khoáng sản, nước…) và ĐTLĐ nhân tạo.
Trong TLSX:
+PTLĐ là phương tiện dùng để vận chuyển và bảo quản sản phẩm
+CCLĐ là vật thể con người sử dụng tác động vào ĐTLĐ. CCLĐ trở thành yếu tố năng động
nhất và thường xuyên biến đổi nhất trong TLSX
LLSX là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung VC của QTSX. Thế nhưng, chỉ có LLSX
vẫn chưa thể diễn ra SX hiện thực được mà còn cần cả những QHSX đóng vai trò là hình
thức XH của qt SX ấy.
Trong thời đại hiện nay, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp của XH:
+Nền Sx được khoa học hóa, KH thâm nhập vào từng ngõ ngách, từng TB của quá trình SX.
+Còn KH thì được VC hóa, nghĩa là nó trở thành LLVC, KH làm thay đổi tính chất LĐ, KH
tạo ra những Vật liệu mới như polime, chất siêu dẫn, chất bán dẫn…
Tóm lại trình độ của LLSx thể hiện ở:
+Trình độ kĩ thuật, chuyên môn, kinh nghiệm
+Trình độ ứng dụng các thành tựu KH KT vào SX
+Trình độ quản lý SX
+Trình độ phân công LĐ
+Trình độ của các CCLĐ.
- QHSX là MQH giữa người với người trong qt SX. Bao gồm, QH sở hữu đối với TLSX, QH
trong tổ chức, quản lý qt SX và QH trong phân phối kết quả của QTSX đó. QHSH đối với
TLSX : đóng vai trò quyết định, các mặt còn lại đóng vai trò quan trọng.

12



QHSX là “bộ sườn”, bộ khung của hình thái KT-XH, phản ánh bản chất của hình thức KTXH đó, là tiêu chuẩn khách quan phân biệt các chế độ XH với nhau.
+QHSH đối với TLSX : đóng vai trò quyết định
• Quyết định trực tiếp địa vị các tập đoàn người trong XH: Tập đoàn người nào sở hữu
TLSX thì là kẻ thống trị.
 Đến lượt mình, địa vị các tập đoàn lại quyết định cách thức tổ chức quản lý SX và
phương thức phân phối Sp
+QH tổ chức, quản lý:
• Quy định trực tiếp quy mô, tốc độ, nhịp độ phát triển của SXXH ( người điều hành SX: ở
doanh nghiệp là quản đốc, từ đó lien hệ với việc quản lý NN là do Đảng CSVN)
• Ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay khi các KH quản lý đang pt hết sức
mạnh mẽ.
• Liên quan trực tiếp đến lợi ích con ngườiĐộng lực phát triển XH và SX
• Lợi ích đóng vai trò là động lực khi và chỉ khi nó nằm trong MQH thống nhất giữa các
cấp độ lợi ích và các loại hình lợi ích.
Vd: Đối với người làm ít mà cũng được hưởng nhiều hoặc đối với người làm nhiều mà
hưởng ít đều làm giảm lòng nhiệt tình của người lao động. Làm ít mà vẫn dc hưởng nhiều thì
ko cần cố gắng nữa, còn làm nhiều mà hưởng ít thì tại sao phải bỏ công sức Trả công đúng
với công sức và năng lực của từng cá nhân.
*Ý nghĩa: Trong nhận thức và thực tiễn ko dc tuyệt đối hóa bất kì mặt nào, cần phải xem xét
chúng trong sự thống nhất với nhau.
b) MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX:
MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX là MQH thống nhất biện chứng, trong đó LLSX
quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.
 Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:

-Để thỏa mãn nhu cầu tiết kiệm thời gian và giảm bớt sự tiêu hao năng lượng, thần
kinh, cơ bắp  CCLĐ pt Người LĐ pt LLSX trở thành yếu tố năng động nhất
và thường xuyên biến đổi còn QHSX thì mang tính ổn định hơn.

-Khi LLSX pt đến 1 trình độ nhất định LLSX mới>< QHSX cũ Lúc đó QHSX
cũ cản trở sự pt của LLSX  Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi QHSX cũ bị xóa bỏ
và được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX.==>PTSX mới ra đời Cứ như vậy, do sự tác động của nó đã làm cho lịch sử
pt của XH loài người là lịch sử tiếp nối nhau của các PTSX từ thấp đến cao.
Mác viết: “ Do có được những LLSX mới loài người thay đổi phương thức sản
xuất của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay
chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản chủ nghĩa’’
-Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong long PTSX được biểu hiện về mặt XH là mâu
thuẫn giai cấp:
+Giữa giai cấp bị trị, tiêu biểu cho LLSX tiến bộ, đại diện cho PTSX mới
+Với giai cấp thống trị, tiêu biểu cho những QHSX đã lỗi thời nhưng vẫn còn đang
thống trị
Giải quyết thông qua cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là CMXH
 Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:
13


QHSX quyết định mục đích của quá trình SXẢnh hưởng trực tiếp tới lợi ích, lòng
nhiệt tình và khả năng sáng tạo của người LĐ.
Tác động phù hợp sẽ thcu1 đẩy sự pt của LLSX và ngược lại
Sự tác động của QHSX đối với LLSX thể hiện ở cả 3 mặt của QHSX.
 QHSH đối với TLSX:
• Nếu người LĐ có TLSX và được quyền sở hữu nó, họ muốn có them
lợi ích thì họ phải cải tiến nó, bên cạnh đó họ cũng có nhiệt tình, sáng
tạoThu được lợi nhuận nhiều hơn.
• Nếu người LĐ có TLSX mà ko dc sở hữu nó, họ sẽ không có ý thức
giữ gìn, ảnh hưởng đến long nhiệt tình của người LĐ.
 QH tổ chức, quản lý SX phải khoa học
Bác sĩ thú ý thì ko thể chữa bệnh cho người được, có nhiều cây cầu không ai

đi trong khi trẻ em nghèo ở nhiều vùng quê phải đi học bằng cách đu dây,
bằng những cây cầu tạm bợ. Bên cạnh đó NN cũng tích cực cho người nghèo
vay vốn để cải thiện cuộc sống.
 QH phân phối theo lao động và theo phúc lợi an sinh XH: Nếu hợp lý sẽ làm

tăng sự nhiệt tình, thúc đẩy SX pt.
3. Vận dụng QL SX phù hợp với trình độ pt của LLSX ở VN hiện nay:
-Pt LLSX bằng con đường HĐH, CNH
-Xây dựng QHSX thông qua pt nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Xây dựng QHSX phù
hợp với trình độ LLSX)
Qúa trình vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của LLSX trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước.
Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX là quy
luật vận động, phát triển của xã hội qua sự thay thế kế tếp nhau của phương thức sản
xuất. Nhưng không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả
các phương thức sản xuất mà loài người đã biết đến. Thực tế lịch sử của nhân loại cho
thấy, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể, một số nước có thể bỏ qua một hoặc một số
phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn. Đó chính là sự biểu
hiện của quy luật chung trong điều kiện cụ thể của mỗi nước. Quy luật chung chi
phối xu hướng vận động phát triển của tất cả các nước; còn hình thức bước đi cụ thể
lại tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong
kiến, LLSX rất thấp. Bản thân đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là bỏ
qua chế độ tư bản đã nói lên rằng, đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất – kĩ
thuật cho chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Đối với các nước đã qua chế độ
tư bản hoặc chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình cũng không thể thiết lập
ngay lập tức chế độ công hữu trong toàn bộ đời sống kinh tế. Nước ta, với nền kinh tế
lạc hậu, điểm xuất phát lại thấp, lại càng không thể xây dựng nhanh chóng chế độ
công hữu mà phải trải qua một thời kì lịch sử lâu dài, qua nhiều nấc trung gian, quá
độ. Chính vì không nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa LLSXvà QHSX mà

trước đây có lúc chúng ta đã chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập chế độ công hữu.
Điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển LLSX, phát triển kinh tế.

14


Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, điều đó không
có nghĩa là chúng ta chưa có cơ sở và không cần xây dựng chế độ công hữu ở trình độ
và phạm vi nào đó của nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công
nhân và sự quản lí nhà nước của dân, do dân, vì dân, những cơ sở kinh tế công hữu
được từng bước tạo ra. Điều đó là cần thiết, bởi lẽ nếu không có những cơ sở kinh tế
này thì không có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu
bền của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là việc thiết lập chế độ công hữu phải hợp lí, phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Muốn thiết lập chế độ công hữu phải phảt triển mạnh mẽ LLSX, phải xã hội hoá sản
xuất trong thực tế. Do vậy không thể chủ quan nôn nóng xoá bỏ nhanh các hình thức
sở hữu khác, mà phải thiết lập từng bước QHSX xã hội chủ nghĩa từ thấp lên cao, phù
hợp với trạng thái của LLSX. Đây chính là sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với
tính chất và trình độ của LLSX vào điều kiện cụ thể ở Việt nam.
Trong quá trình vận dụng quy luật đó, chúng ta còn có những hạn chế: ở nước
ta sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) và cả nước thống nhất(1975) chúng ta đã
tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Vào buổi đầu do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta đã xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
mô hình kế hoạch hoá tập trung. Trong điều kiện chiến tranh mô hình đó đã đóng vai
trò tích cực, nhưng trong điều kiện hoà bình, mô hình đó dần bộc lộ những hạn chế
của nó và đã dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế – xã hội.
Trong những giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước do
những nhận thức rõ về mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, chúng ta đã
khuyến khích, vận động nông dân gia nhập vào hợp tác xã, mở rộng các nông trường

quốc doanh, các nhà máy xí nghiệp lớn nhưng trình độ của LLSX còn thấp kém.Với
thực tế đó đã đưa nền kinh tế không những đi xuống mà còn rơi vào tình trạng bế tắc
hơn. Do chúng ta đưa QHSX lên mức quá cao, không phù hợp với trình độ của
LLSX, vì thế chúng ta đã ra sức xây dựng LLSX bằng cách đưa nhiều máy móc vào
cơ sở sản xuất nông nghiệp mới hình thành, còn yếu nhằm xây dựng mô hình công nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện mà không tính đến trình độ quản lí tổ chức, sử
dụng của nông dân.
Nền kinh tế nông nghiệp nước ta còn lạc hậu nhưng không vì thế mà chúng ta
đẩy mạnh việc phát triển kinh tế với một độ quá nhanh mà chưa quan tâm đến thực tế
của LLSX ở nưóc ta mà ngược lại ta chỉ cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh
tế quốc doanh, công nghiệp nặng là mục tiêu lâu dài phải tiến tới chứ không coi như
một tất yếu trực tiếp phải cải tạo ngay.
Bên cạnh đó còn nhiều thành phần kinh tế khác có khả năng góp phần làm cho
sản xuất phát triển, nhưng chúng ta đã xoá bỏ tiểu thương trong hệ thống thương
nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán của ta chưa đủ khả năng thay thế, gây sự trì
trệ trong lưu thông hàng hoá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước.
Đứng trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước. Đổi mới không phải là thay đổi
mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là nhận thức cho đúng mục tiêu, và con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Qua các kì đại hội Đảng toàn quốc, Đảng Cộng sản việt nam đã đề ra những
phương hướng để phát triển nền kinh tế nhưng trong quá trình thực hiện chúng ta đã

15


gặp rất nhiều khó khăn và thách thức mà nguyên nhân là do chưa có đủ lực lượng và
điều kiện cũng như chưa hiểu rõ về quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của LLSX.
QHSX và LLSX có mối quan hệ biện chứng với nhau, LLSX quyết định
QHSX nhưng QHSX lại tác động trở lại LLSX.Vì vậy việc vận dụng quy luật này sao

cho hợp lí với tình hình đất nước là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm.
Thực trạng nguồn lực của LLSX ở nước ta hiện nay và phương hướng vận
dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX vào công cuộc
đổi mới của nền kinh tế đất nước.
Để nhìn nhận đánh giá một đất nước người ta thường đánh giá thông qua LLSX
ở đất nước ấy. Một nước phát triển là một nước có LLSX phát triển cao, vì thế trong
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển LLSX và xây dựng QHSX
mới là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với nước ta hiện nay.
1. Thực trạng nguồn lực của LLSX ở nước ta hiện nay.
Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, LLSX ở trình độ
thấp kém, nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn gặp rất nhiều khó khăn. Nước ta có
nguồn lao động dồi dào do đó là một nguồn lực rất quan trọng của đất nước. Nhưng
việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người dân, người lao động còn có phần
hạn chế.
Hiện nay LLSX đang là một vấn đề được quan tâm của Đảng và nhà nước. Nước ta
vẫn còn tồn tại tình trạng thất nghiệp do trình độ phát triển của LLSX còn thấp chỉ
phù hợp với lao động giản đơn mang tính chất thủ công vì thế không đáp ứng đựơc
yêu cầu của quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá. Nguồn lực kế cận của nước ta
hiện nay cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Tỉ lệ sinh viên ra trường chưa tìm
được việc làm đúng ngành nghề đào tạo còn cao, bên cạnh đó chế độ đãi ngộ của nhà
nước đối với các sinh viên giỏi còn chưa hợp lí, do vậy dẫn đến tình trạng chảy máu
chất xám. Mặt khác việc giáo dục và đào tạo chưa hợp lí, tỉ lệ sinh viên vào các
trường đại học cao hơn vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do đó
thiếu hẳn một đội ngũ công nhân kĩ thuật viên lành nghề làm việc trong các nhà máy
xí nghiệp.
2. Phương hướng phát triển của LLSX.
+ Nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân, đặc biệt là người nông dân, tầng
lớp lao động thủ công và nhiều tầng lớp lao động khác trong xã hội.
+Đầu tư phát triển các trung tâm dạy nghề để thu hút học viên, đào tạo cho họ
có một ngành nghề ổn định, phù hợp với sản xuất.

+Đổi mới phương pháp học tập cho học sinh, sinh viên, không chỉ tiếp thu
kiến thức trên sách vở mà còn phải tự học tập tích luỹ kiến thức kinh nghiệm
trong thực tế.
3. Xây dựng QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất là quy luật chung nhất của xã hội. Sự tác động của quy luật này đã
đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, phương thức cộng sản tương lai.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất là quy luật vận động, phát triển của xã hội qua sự thay thế kế tiếp

16


nhau từ thấp lên cao của các phương thức sản xuất.
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định
ra đường lối chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là phù
hợp với đặc điểm phát triển của lực lượng sản xuấtcủa nước ta trong điều kiện hiên
nay. Nó cho phép khai thác tốt nhất các năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy quá
trình phân công lao động trong nước và gắn phân công lao động trong nước với quốc
tế và khu vực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong các thành
phần kinh tế, Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định kinh tế Nhà nước đóng vai trò
chủ đạo, những thành tựu kinh tế trong hơn mười năm qua đã chứng minh tính đúng
đắn của đường lối đó.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận
định: “Nước ta chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá… Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành

một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí. Quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…’’(5)
Đảng ta còn khẳng định: “Nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên lực lượng
sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp…’’.(6)
Như đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười khẳng định:“ Mở ra nền kinh tế nhiều
thành phần đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, năng lực sáng tạo chủ động của các
chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần giải
phóng, phát triển LLSX đưa đến những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng’’.(7)
Do đó phương hướng trước mắt và lâu dài của nhà nước ta là tiếp tục thực hiện
chính sách này và khuyến khích mọi doanh nghiệp và cá nhân trong nước khai thác
tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, đồng thời trong quá trình thực hiện chính sách này
phải chủ động sáng tạo vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của
LLSX một cách hợp lí và có hiệu quả.
Nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng ta chủ trương là nền kinh tế phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế
nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả,
phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể phấn đấu trở thành nền tảng của
nền kinh tế quốc dân…’’ (8)

F. BIỆN CHỨNG CỦA CSHT (SƠ SỞ HẠ TẦNG) VÀ KTTT (KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG)
1.Khái niệm:
-CSHT dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu nền KTe của XH. Trong đó QHSX
thống trị sẽ phản ánh bản chất XH( VD người thống trị là tư bản thì đó là XH TBCN), QHSX ko
thống trị (QHSX tàn dư của XH cũ và QHSX mầm mống của tương lai): Phản ánh tính phong
phú, đa dạng của XH. Tính chất của CSHT do QHSX thống trị quy định, nó đóng vai trò chủ
đạo, chi phối các QHSX khác, định hướng sự pt của đời sống XH.

17



VD: ở nước ta là QHSX XHCN thống trị
-KTTT dùng để chỉ toàn bộ quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật…cùng các thiết chế XH tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể XH
khác… được hình thành trên 1 CSHT nhất định
+Trong XH có giai cấp thì những quan điểm chính trị, pháp quyền cùng NN và Đảng phái là
quan trọng nhất.
+Tuy nhiên vai trò của NN tùy thuộc vào các chế độ XH khác nhau
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, nhưng toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng
như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập và tương đối trong quá trình vận động phát triển
và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp, các yếu tố cấu
thành kiến trúc thượng tầng thì nhà nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ
tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Chức năng xã hội cơ bản
của kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó,
chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể đứng
vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị tư
tưởng
2. MQH biện chứng giữa CSHT và KTTT: CSHT quyết định KTTT(sinh ra), KTTT tác động
trở lại CSHT.
a)Vai trò quyết định của CSHT đến KTTT:
-Thứ nhất, CSHT nào thì sinh ra KTTT ấy, KTTT là sự phản ánh CSHT
+Giai cấp nào thống trị về Kte thì cũng thống trị về chính trị và toàn bộ đời sống TT của XH
+Giai cấp nào nắm trong tay quyền sở hữu về TLSX thì cũng chi phối toàn bộ đời sống XH
+Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị trong XH
+Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế làm nảy sinh mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng
+Sự phụ thuộc về kinh tế dẫn đến sự phụ thuộc về TT.
-Thứ 2, mỗi khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo
VN hiện hnay (QHSX XHCN)


Ở thời pkien (QHSX pk tập quyền)

-Tư tưởng yêu nước là “trung với nước,hiếu
với dân, trung thành với lợi ích dân tộc”

-Tư tưởng yêu nước “trung quân ái quốc”
-Trọng nam khinh nữ

-Bình đẳng giới
-Chế độ 1 vợ 1 chồng

-Nam được quyền “ 5 thê 7 thiếp”, nữ chính
chuyên

-Hôn nhân tự nguyện

“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

18


Mặc dù vậy có những bộ phận KTTT tồn tại rất dai dẳng ngay cả khi CSHT sinh ra nó đã mất đi
từ lâu vì:
+Các bộ phận ấy mang tính bảo thủ, đã ăn sâu vào tiềm thức của con người và được trải nghiệm
trong cuộc sống
+Các bộ phận ấy gắn liền với lợi ích của giai cấp thống trị.
Vd: thói gia trưởng ở nam ngày nay vẫn còn tồn tại trong 1 số gia đình
Một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan
Đạo lý nhà Nho (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), lòng yêu nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, trang phục
truyền thống áo dài, kinh nghiệm qua các câu ca dao tục ngữ, món ăn truyền thống ngày Tết…

-Thứ 3, sự biến đổi của CSHT và KTTT diễn ra rất phức tạp thông qua các qt cải tạo XH, các
cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là CMXH.
b) Sự tác động trở lại của KTTT đến CSHT:
-Thứ nhất, KTTT thực hiện chức năng duy trì, bảo vệ, củng cố CSHT đã sinh ra nó, chống lại
mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kte đó.
-Thứ hai, mọi yếu tố của KTTT đều có tác động trở lại với CSHT
+Trong đó NN là bộ phận có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đối với CSHT
+Các bộ phận khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,…tác động 1 cách gián tiếp thông
qua vai trò của NN
-Thứ 3, sự tác động của NN đối với CSHT bằng hệ thống luật pháp, chính sách về kinh tế, đồng
thời tạo những môi trường chính trị ổn định, chống lại các thế lực muốn xóa bỏ chế độ kte.
-Thứ tư, sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể diễn ra theo 2 xu hướng:
+Nếu KTTT tác động cùng chiều với CSHT, phù hợp với QL kte khách quanThúc đẩy pt các
qt KTXH.
+Nếu KTTT tác động ngược chiều với CSHT, ko phù hợp với QL Kte khách quanKìm hãm sự
pt các qt KTXH. Nhưng sự kìm hãm chỉ manh tính tạm thời, nhân tố kinh tế là cái quyết định sự
pt của XH.
3. Vai trò của NN đối với CSHT ở VN hiện nay:
a)Nhà nước tác động tiêu cực đến kinh tế khi những đường lối, chính sách, pháp luật của
nhà nước sai lầm phản ánh không đúng quy luật phát triển khách quan của kinh tế
Nền kinh tế nước ta trước đổi mới là một nền kinh tế trì trệ, lạm phát, khủng hoảng kéo dài, điều
này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do khuyết điểm, sai lầm của
các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản
lý xã hội dẫn tới chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước
quá cao so với khả năng. Những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn

19


cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành

đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những
khả năng về nhiều mặt của đất nước; kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với các kế hoạch
hóa gò bó, cứng nhắc. Duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản
xuất và không phát huy sức lao động sáng tạo của những người lao động; chưa nhạy bén trước
những chuyển biến của tình hình kinh tế thế giới, thiếu những biện pháp có hiệu quả. Vì thế, từ
năm 1982, nhà nước quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp,
công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý,
tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc
doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường không có
tổ chức bị quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện
được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn
định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền
kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
b) Nhà nước phát huy vai trò tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khi những đường
lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đúng đắn phản ánh đúng quy luật khách quan của
nền kinh tế
Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” nhà nước ta đã có những phân tích, đánh giá tình
hình phát triển kinh tế trong nước và thế giới một cách khách quan, đề ra những đường lối, chính
sách, pháp luật đúng đắn xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đất nước nói chung và kinh
tế nói riêng tiến hành 25 năm đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhìn chung chính sách, pháp
luật đúng đắn của nhà nước đối với kinh tế thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

 Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô

Bằng pháp luật nhà nước điều tiết, quản lí nền kinh tế, ban hành những chính sách
kinh tế, điều 26 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế
quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp
quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể

với lợi ích của Nhà nước”. Thông qua pháp luật Nhà nước hoạch định các chính sách
kinh tế, điều tiết quá trình sản xuất trao đổi và phân phối trong xã hội, xác định các
hành vi bị cấm đối với các chủ thể kinh tế và hành vi được phép đối với cơ quan và
cán bộ công chức nhà nước, tạo môi trường thuận lợi vững chắc cho hoạt động kinh
tế, trật tự hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định
hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích phục vụ cho sự phát
triển của đất nước. Bước sang nền kinh tế thị trường chính sách tổng thể về kinh tế
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần với cơ cấu đa sở hữu, phong phú về loại hình tổ chức kinh doanh,
giải phóng mọi tiềm năng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản
xuất, phát triển hệ thống kinh tế thị trường đồng bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
xây dựng nền kinh tế mở cả trong lẫn ngoài. Chính sách kinh tế của nhà nước được cụ
thể ở một số chính sách cơ bản sau: Chính sách đối với các thành phần kinh tế: nhà
20


nước tôn trọng và thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò định hướng
và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước ta coi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo cho mục
tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành
phần kinh tế khác cũng được nhà nước chú trọng và có những chính sánh phát triển.
Nhờ có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho nhiều
thành phần kinh tế cùng phát triển, phát huy sự năng động sáng tạo của các thành
phần kinh tế. Chính sách thu hút vốn đầu tư: vốn là yếu tố vật chất quyết định cho sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, vì vậy nhà nước đã chú trọng thực hiện hàng loạt
các biện pháp pháp lí và tổ chức thực hiện để thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài
nước. Nhà nước chủ trương phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn dài hạn và
trung hạn…chính sách thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua đã tập trung động viên

các nguồn tài chính với quy mô ngày càng cao cho sự phát triển kinh tế, khối lượng
đầu tư nước ngoài những năm gần đây tăng nhanh, Trong năm 2010, Việt Nam có
107 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 2,969 tỉ USD. Chính sách hội nhập nền kinh tế quốc tế: Với chủ trương
tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nhà nước, quan hệ kinh tế của Việt
Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham
gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO)...Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn
200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các
nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
 Nhà nước kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc là hoạt động của nhà nước xác định các chương trình
các mục tiêu phát triển kinh tế, các biện pháp cụ thể, nhằm xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích và dự báo về thị trường
một cách khoa học nhà nước cụ thể hóa nội dung các mục tiêu của chiến lược theo
các bước đi, với những biện pháp thích hợp. Nhà nước định hướng, hướng dẫn, dự
báo cho các chủ thể kinh tế hoàn thiện kế hoạch của chính họ và thông qua đó đạt đến
sự tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế. hoạt động kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
của nhà nước đã tập trung nguồn lực cho mục tiêu phát triển, bảo đảm được các cân
đối tổng thể và gắn được mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã
hội một cách chủ động, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững trong
hiện tại và tương lai. Trong những năm qua công tác kế hoạch hóa của Việt Nam
được đổi mới theo những hướng thích hợp. cụ thể là nhà nước thực hiện giảm mạnh
mẽ hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, tạo điều kiện chủ động sản xuất kinh doanh
cho các thành phần kinh tế; xóa bỏ mạnh mẽ chế độ bao cấp với sản xuất, kinh doanh;
áp dụng chế độ huy động vốn theo cơ chế tín dụng nhằm phát huy các nguồn lực cho
cơ chế phát triển kinh tế. Trong hệ thống kế hoạch vĩ mô của nhà nước không chỉ có
các loại kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm mà còn có các loại kế hoạch được thể
hiện dưới nhiền hình thức như chương trình, mục tiêu, quy hoạch, dự án…các chương

trình mục tiêu mà nhà nước ban hành đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề bức xúc về
kinh tế nhất là vấn đề việc làm cho người lao động. Nhà nước với tư cách là một bộ
phận của kiến trúc thượng tầng đã đề những quan điểm, đường lối, chính sách pháp

21


luật đúng đắn, những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được các thành tựu quan
trọng. Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP
bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá
hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương
đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu
tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm
2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao
su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,
nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI
thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký
mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7
lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn
1,5 lần so với mục tiêu đề ra; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh
tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với
thị trường. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là
46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ tăng nhanh và liên tục, phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày
càng hiện đại. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du
lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính,
ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
c)Một số phương hướng phát huy vai trò tích cực của Nhà nước đối với sự phát triển kinh
tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện tốt chức năng tổ chức, quản lí kinh tế đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam phải tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, đặc
biệt là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực
của thị trường. Từng bước tổ chức sắp xếp nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lí,
phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và ổn
định. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh
tế. hình thành hoàn chỉnh, đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Đổi mới cơ
chế quản lí kinh tế, sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ, sử dụng kết nhiều
phương pháp quản lí trong đó các phương pháp kinh tế là chủ yếu. Phát huy mạnh mẽ
động lực khoa học kĩ thuật để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Bảo đảm quyền tự chủ kinh
doanh của các đơn vị kinh tế, các chủ thể kinh doanh. Không ngừng xây dựng hoàn
thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế. Tăng cường pháp chế và trật tự
pháp luật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị các điều kiện và thể chế
cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trong tương lai

22


G. HÌNH THÁI KT-XH VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA SỰ PT CỦA HÌNH
THÁI KTXH
1.Khái niệm:
Hình thái KTXH là 1 phạm trù cơ bản của CNDV lịch sử, dùng để chỉ XH trong từng
gđ lịch sử nhất định, với 1 kiểu QHSX…
+LLSX là nền tảng VC-kĩ thuật của mỗi hình thái KTXH, xét đến cùng là nguồn gốc
sâu xa của sự VĐ, pt các hình thái KTXH
+QHSX là QH kte cơ bản, quyết định tất cả các QHXH khác, là tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt các chế độ XH với nhau
+Các QHSX hợp thành CSHT của Xh, trên đó hình thành 1 KTTT tương ứng, mà
chức năng của nó là bảo vệ, duy trì và pt CSHT đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ CSHT

và KTTT cũ, lạc hậu.
+Ngoài những yếu tố cơ bản trên còn có những QH khác như QH dân tộc, QH giai
cấp, QH gia đình…
2.Cấu trúc của hình thái KT-XH: (vở)
3.Sự pt của các hình thái KTXH là 1 qt lịch sử, tự nhiên:
+Sự vận động pt của các hình thái KTXH tuân theo các quy luật khách quan Tất
yếu, xu hướng
+Chính sự liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hình thái KTXH tạo
thành các QL khách quan chi phối sự VĐ, pt của các hình thái KTXH
+Trong các QL khách quan ấy thì QL QHSX phù hợp với trình độ pt của LLSX đóng
vai trò quan trọng nhất
• Nó vừa phản ánh tính liên tục lẫn tính gián đoạn trong sự VĐ, pt của các hình
thái KTXH
+Nguồn gốc sâu xa của sự VĐ, pt của các hình thái KTXH đó chính là LLSX:


LLSX mang tính khách quan: (tùy thuộc vào năng lực thực tiễn của con người
và tác động của LLSX đã được tạo ra bởi các thế hệ trước)

QHSX cũng mang tính KQLLSX pt đến 1 trình độ nhất địnhQHSX mới
ra đờiTạo thành CSHT mớiKTTT mớiMọi mặt của đời sống XH ptXH
pt
+Ngoài các QL KQ trên thì các yếu tố khác cũng đóng vai trò hết sức qt đối với sự Vđ,
pt của các hình thái KTXH (ĐK tự nhiên, Đk KTXH, Đk dân số, văn hóa, giáo dục, y tế, pháp
luật, các bộ phận khác nhau của KTTT) Tạo nên 1 bức tranh đa dạng phức tạp trong sự VĐ pt
của các hình thái KTXH, tạo nên sự pt ko đồng đều giữa các quốc gia.
Cùng 1 thời điểm có thể tồn tại nhiều hình thái KTXH khác nhau trên TG.
Nhưng vì có MQH giữa các quốc gia, cùng với tính năng động, sáng tạ của nhân tố con người,
mà quốc gia này có thể kế thừa những giá trị mà quốc gia khác đã đạt được trước đó


23


Trong qt pt của minh, có quốc gia có thể bỏ qua 1 hoặc 1 số hình thái KTXH
VD:Nga, Mỹ, Úc, VN…
Sự pt của các hình thái KTXH là 1 qt lịch sử, tự nhiên bao gồm cả sự pt tuần tự và ko tuần tự
trải qua hình thái KTXH.==>Điều đó phụ thuộc vào từng đk lịch sử tự nhiên cụ thể của mỗi quốc
gia.
4. Vận dụng quan điểm LSTN trong xây dựng CNXH ở VN
VN bỏ qua chế độ TBCN để đi lên CNXH được hiểu:
+Chúng ta bỏ CNTB với tính cách là 1 hình thái KTXH, 1 chế độ XH. Tức là: ko tạo ra hệ thống
chính trị trong đó thiểu số bóc lột đa số
+NHưng không bỏ qua thuộc tính QL từ nền SX nhỏ đi lên nền SX lớn
+Ko bỏ qua những gì CNTB tạo ra với tính cách là giá trị văn minh nhân loại.
+Đảng khẳng định: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, tiếp thu, kế
thừa thành tựu nhân loại đạt đc trong chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học, công nghệ, để pt
nhanh LLSX xây dựng nền KTe hiện đại.
+Mác nói: “Làm giảm bớt những cơn đau đẻ kéo dài”
+Chỉ dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH bằng con đường duy nhất đúng đắn để có
tự do, hạnh phúc.

MỤC LỤC

24



×