Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

De cuong Nhung nguyen ly co ban cua chu nghia Mac-Lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.96 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC –
LÊNIN
Câu 1: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ? Liên
hệ vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của
vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật,
nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối
với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi ttrong nhận thức và hành
động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở,
phương tiên; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức nhân tố ấy thành lực lượng vật chất
để hành động.
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động,
sáng tạo ấy. Điều này còn người phải tôn trọng tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần
chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động.
Mặt khác phải tự tu dưỡng rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình
cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn
trong định hướng hành động.
- Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhân
thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là
những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn
chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược... Đây
cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem
thường lí luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động... trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
* Liên hệ vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Là giáo viên trong tương lai khi giảng dạy phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để có
những kế hoạch thực hiện mục đích yêu cầu nhăm fnaang cao chất lượng trong giảng dạy


cũng như chất lượng học tập của học sinh.
- Luôn phát huy và khuyến khích tính năng động sáng tạo của học sinh, không áp đặt hay ép
buộc học sinh làm theo ý mình.
Câu 2: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biển? Vận
dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem
xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các
mặt của chính sự vật và trọng sự tác động qua lại của chính sự vật đó với các sự vật khác.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của
đời sống thực tiễn. Như vậy quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình
trong nhận thức và thực tiễn.
- Từ tính chất đa dạng phong phú của các mon liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức
và thực tiến khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với quan điểm
lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình
huống, phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn, phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của
mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tính huống cụ thể để từ đó có những giải pháp đúng đắn
và có hiệu quả trong việc sử dụng, trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy trong nhận
thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình
mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung ngụy biện.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Là giáo viên trong tương lai khi nhận xét đánh giá học sinh, đồng nghiệp phải xem xét họ
trong các mối quan hệ với bạn bè và gia đình, xã hội không nên đánh giá, nhận xét một người
chỉ qua vẻ bề ngoài hay một mặt nào đó.
- Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống cần phải xem xét quá trình cũng như các hoạt
động từ quá khứ đến hiện tại trong các mối liên hệ qua lại lẫn nhau để có cách giair quyết xử

lý tốt nhất.
Câu 3: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển? Vận dụng vấn
đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới
và cải tạo thế giới.Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần có quan điểm
phát triển.
- Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát
triển.
+ Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một
mặt cần phải đặt sự vật hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường
của sự phát triển lại là một quá tình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn,
vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá
trình phát triên của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.
+ Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên phổ biến và sự phát triển , phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác-Leenin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực
tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: “...Phép biện
chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của
chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự
vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. V.I Leenin cũng cho rằng: “Phép biện
chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hẹ trong sự phát
triển cụ thể của những mối quan hệ đó.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống có những điều ta xuất phát từ con số không nhưng quan quá trình rèn
luyện tu dưỡng tích cực thì kết quả đạt được sẽ là ta có những kiến thức linh nghiệm trong
cuộc sống; khi giải quyết các tình huống ta cần xét chúng trong các mối liên hệ để xem
nguyên nhân dẫn đến là ở đâu từ đó có những cách giải quyết phù hợp.
Câu 4: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật lượng chất ? Vận dụng vấn đề này
trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?

TL:
- Vì bất kì sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau,
tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng
cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện
về sự vật.
- Vì những thay đổi về lượng của sự vạt có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo
mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng đẻ có thể làm thay đổi về chất của sự vật;
đồng thời, có thể phát huy tác động của chât mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự
vật.
- Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của xự vật với điều kiện
lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc
phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thi khi lượng đã được
tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy chất của sự vật, vì
thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn.Tả
khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà
chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư
tưởng bảo thủ trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút
và quan niệm phát triển đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.
- Vì bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực
tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng
điều kiện, từng kĩnh vực cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ
phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do
đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa
từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống khi chúng ta học từ tiệu học lên trung học, cấp 3 khi đã tích lũy đủ về lượng
để thể hiện bước nhảy thi tốt nghiệp cấp 3 và kì thi đại học cao đẳng. Như vậy đã có sự biến
đổi từ học sinh thành sinh viên (sự biến đổi về chất)
- Trong giảng dạy tích lũy những kinh nghiệm trong dạy học tập khi tham gia các kì thi giáo

viên dạy giỏi cấp trường cấp thành phố...
Câu 5: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn ? Vận dụng vấn đề này
trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát triển mâu
thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của
sự vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu
thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn
và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn,
cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn ttrong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất
định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu
thuẫn một cách đúng nhất.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống khi có mâu thuẫn xảy ra có thể là giữa phương pháp dạy với phương tiện
giáo dục cần phải bình tĩnh tìm ra chỗ mâu thuẫn để có cách giải quyết đúng và không ảnh
hưởng đến chất lượng của giáo dục.
Câu 6: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định? Vận dụng ý
nghĩa phương pháp luận đó trong việc thực hiện đối mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hiện nay ?
TL:
- Quy luật phủ định của phủ địnhlà cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu
hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường
thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp , gồm nhiều giai đoạn, nhiêu giai đoạn khác nhau.
Tuy nhiên tính đa dạng phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện khuynh hướng
chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối
liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động,
nhận thức của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của
chúng ta và trong thực tiễn.

- Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời
để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan.
Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và
sáng tạo của con người.Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi
hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới
thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của
cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
- Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo
nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải
tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ.
* Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận đó trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hiện nay là:
- Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã vận dụng được phương
pháp luận này theo hướng tích cực.
- Các giáo viên hiện nay với trình độ cao đẳng, đại học đã được nhà trường đào tạo một cách
bài bản và có khoa học. Họ được trang bị đầy đủ các kiến thức để đổi mới phương pháp
giảng dạy. Trước hết là cần thay đổi thói quen cũ đọc – chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo
khoa của một bộ phận giáo viên. Căn bệnh cố hữu này là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười
biếng khiến nhiều giáo viên trong đó có cả giáo viên lâu năm, đã thuộc lầu nội dung kiến thức
trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh chép lại các ý chính. Điều
này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy avf chỉ biết học thuộc lòng,
không suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều giáo viên đã chủ động trong việc tìm tòi
những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức. Cần phải có cái mới để thay đổi cái cũ,
cái cũ ở đây không còn phù hợp.
Câu 7: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng ?
Vận dụng vấn đề này trong việc đánh giá thực tế giáo dục của của địa phương với cả
nước, giáo dục của Việt Nam với giáo dục thế giới ?
TL:
- Cần phải nhận thức cái chung về vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn. Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mối cái riêng, mối

trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng.
- Mạt khác cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục
bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung
để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết vận dụng các điều kiện thích
hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bới vì
giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
* Vận dụng vấn đề này trong việc đánh giá thực tế giáo dục của địa phương với cả nước, giáo
dục của VN với giáo dục thế giới là:
- Thực tế giáo giáo dục của địa phương với cả nước: Các địa phương luôn luôn chấp hành
đúng theo chỉ đạo của bộ giáo dục và đạo tạo, và nhà nước. Cả nước đang thay đổi chương
trình giáo dục từng môn, từng lớp, nền giáo dục cũng phải thay đổi và làm theo. Cả nước thay
đổi, đổi mới phương pháp giảng dạy, song một số thầy cô ở địa phương đã không thay đổi
theo những phương pháp mới đó nên dẫn đến tình trạng nền giáo dục ở địa phương đạt kết
quả không cao.
- Thực tế giáo dục ở nước ta với thế giới: so với thế giới thì nền giáo dục của ta vẫn chưa
theo kịp họ. Vì ta vẫn giáo dục theo những phương pháp rất lạc hậu.
Câu 8: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ
vấn đề này ? Vận dụng quan điểm thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
của bản thân ?
TL:
- Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân
lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
- Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con
người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải quyết thế giới và cải tạo thế giới nên con
người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và
quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức giúp cho nhận thức nắm
bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.Trên cơ sở đó mà hình

thành nên các lý thuyết khoa học.
- Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực
tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic
không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có
tác dung “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
- Thực tiễn chẳng những là cơ sỏ, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là
tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
- Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò
quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải
luôn luôn hướng tới để thể hiện tính đúng đắn của mình.
* Vận dụng quan điểm thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân là:
- Với công tác giảng dạy ta nên vận dụng quan điểm này. Thực tiễn luôn luôn đồng hành với
nhận thức. Thực tiễn công tác giảng dạy của bản thân mình như thế nào, tốt hay chưa tốt,
cong thiếu sót cái gì, cần bổ sung những gì thì đòi hỏi phải nhận thức được. Chính từ đòi hỏi
thực tiễn đó mà ta có được nhận thức đúng đắn.
Câu 9: Vì sao ý thức xã hội có tính lạc hậu hốn với tồn tại xã hội ? Vận dụng kiến thức
về vấn đề này vào việc giải thích những quan điểm lạc hậu về giáo dục còn tồn tại ở
nước ta hiện nay ?
TL:
- Sở dĩ như vậy là vì: Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã
hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã
hội.
- Hai là do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ
của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là ý thức xã hội gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp
nhất định trong xã hội.
* Vận dụng kiến thức về vấn đề này vào việc giải thích những quan điểm lạc hậu về giáo dục
còn tồn tại ở nước ta hiện nay là:
- Hiện nay ý thức xã hội về vấn đề giáo dục nước ta vẫn còn một số lạc hậu rõ rệt. Trước hết,
về phía gia đình học sinh, phụ huynh quá bận rộn với công việc hàng ngày nên không chăm lo

đến việc học hành của con cái, học giao trách nhiệm này cho giáo viên và nhà trường. Về
phía nhà trường, giáo viên vẫn còn giữ cách dạy rất lạc hậu đó là hình thức đọc – chép. Làm
như vậy học sinh rất thụ động khi tiếp thu bài giảng của thầy cô. Học sinh sữ hình thành thói
quen xấu và luôn ỷ lại vào thầy cô vì thầy cô sẽ làm hết cho chúng và chúng vẫn được điểm
cao, phụ huynh rất yên tâm về còn cái mình. Họ không biết đó chỉ là những kết quả giả.
Câu 10: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Vận dụng vấn đề này
vào việc phát huy sức mạnh của tập thể trong quá trình công tác ?
TL:
- Theoquan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch
sử, lực lượng quyết định sự phát triển củ lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch
sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
- Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng
nhân dân được phân tích từ ba giác ngộ sau đây:
+ Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản
xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở
mọi thơì đại, mọi giai đoạn lịch sử.
+ Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời
cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng
trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân
sáng tạo ra trong lịch sử.
+ Thứ ba quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và
các cuộc cải cách trong lịch sử.
* Vận dụng vấn đề này vào việc phát huy sức mạnh của tập thể trong quá trình công tác là:
- “Một cây làm chẳng lên non...”Đó là sức mạnh đồng đội. Khái niệm tập thể ở đây được hiểu
là sự gắn kết của những cá nhân thông qua công việc nhằm đạt giá trị cao nhất. Giá trị đó
chính là bản sắc văn hóa trong một tập thể. Xây dựng tinh thần tập thể cũng chính là xây
dựng bản sắc văn hóa xã hội. Làm điều này không dễ đây là quá trình cung phấn đấu nỗ lực
lâu dài của từng cá nhân và xã hội.
Câu 11: Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ?
TL:
- Giá trị sử dụng:
+ Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của
nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó được
thỏa mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là
một tư liệu sản xuất.
VD: gá trị áo để mặc, cơm để ăn, máy móc thiết bị...
+ Và mỗi ngày một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều
giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau.
+ Giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc mà nó được phát hiện dần dần trong
quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.
+ Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tinhstwj nhiên của vật thể hàng hóa
quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng nó là nội dung vật chất của của cải.
+ Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật
phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
- Giá trị hàng hóa:
+ Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
VD: 1 mét vải = 10kg thóc.

×