Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số dạng bài vận dụng kĩ năng cảm thụ văn học trong thể đối sánh đối với học sinh giỏi môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194 KB, 18 trang )

RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH ĐỐI
VỚI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN.
Người viết: Đinh Thị Ngọc Vân
THPT Nguyễn Trãi - Hải Dương.
I. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ.
1. Cảm thụ văn học là sự nhận biết và rung động trước cái hay cái đẹp
sự khéo léo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó thêm yêu văn
chương và thấy được sức hấp dẫn, giá trị của văn học.
Đối với học sinh giỏi dạng bài cảm thụ văn học giúp các em bộc lộ năng
lực đọc văn, thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận văn chương. Nhiệm vụ của
người thầy là giúp các em có phương pháp và kĩ năng để cảm thụ văn.
2. Đối sánh văn học.
Là một thao tác tư duy nhóm các đối tượng cần đối sánh trong mối liên hệ
tương đồng và tương phản để tìm hiểu, đánh giá. Đối sánh còn là một thao tác
lập luận cạnh các thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ, bình luận. Nó được
xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là
như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác
phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên, so sánh
văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được giảng dạy cụ thể bằng
một bài học độc lập như những dạng bài khác, do đó sẽ ít nhiều gây khó khăn
cho các em trong quá trình học tập. Vì vậy, rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong
thế đối sánh thực sự rất cần thiết.
2.1. Các dạng đối sánh văn học
Đối sánh trên nhiều khía cạnh như từ ngữ, đề tài, nhân vật, tình huống, cốt
truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, hình ảnh, kết
thúc… Quá trình đối sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả
nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không
cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau
của một nền văn học.
Từ thực tế trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy có những dạng
và cấp bậc đối sánh cơ bản sau:


- Đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm.
- Đối sánh hai đoạn thơ
- Đối sánh hai đoạn văn
- Đối sánh hai nhân vật
- Đối sánh hai kết thúc…
MỘT SỐ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH
1. Phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện ngắn
"Chí Phèo" (Nam Cao).
2. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Mộ (Chiều tối) Hồ Chí Minh và "Từ ấy" - Tố Hữu

1


3. Hình ảnh Chí Phèo rơm rớm nước mắt khi nhận bát cháo hành của Thị
Nở trong truyện ngắn "Chí Phèo" (Nam Cao) và dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
khi viên quản ngục đón nhận lời khuyên của Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ
người tử tù" (Nguyễn Tuân).
4. Phẩm chất và số phận của người nghệ sĩ được thể hiện qua truyện ngắn
"Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân) và đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"
("Vũ Như Tô" - Nguyễn Huy Tưởng).
5. Thạch Lam và Nam Cao đều được coi là những nhà văn có biệt tài
miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Trong nghệ thật miêu tả nội tâm nhân vật, các
nhà văn này đều đã để lại những dấu ấn riêng.
Phát hiện của anh (chị) về dấu ấn riêng đó trong hai truyện ngắn "Hai đứa
trẻ" (Thạch Lam) và "Đời thừa" (Nam Cao)?
6. Phân tích hai đoạn thơ đầu và cuối bài thơ “Vội vàng” để làm nổi bật
nét đặc sắc trong tư tưởng và phong cách thơ Xuân Diệu.
7. Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong
hai tác phẩm "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ"
8. Nghệ thuật vận dụng những tri thức văn hoá, lịch sử khi xây dựng hình

tượng dòng sông đất nước của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường trong
hai bài tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" và "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
9. Phân tích hình tượng tập thể của những con người Việt Nam trong
kháng chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
("Tây Tiến" - Quang Dũng)
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

2


Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
("Việt Bắc" - Tố Hữu)
10. Trình bày cảm nhận về hai đoạn văn sau:
"Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh
"đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa
thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa

có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn
lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang
hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm
lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ
đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái
tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân
cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa
khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc
trong gần tâm hồn".
"Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng
rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm
ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành
nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy
hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi
xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang
bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những
đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng,
khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm
rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".
("Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh
Châu)
Trên đây là một số đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh. Tuy chưa bao
quát được hết nhưng có thể cho thấy sự phong phú, đa dạng trong kiểu bài này
và từ đó có thể phác họa hướng nhận biết dạng đề văn này. Trong đề có thể dùng

3


từ so sánh những cũng có thể không đưa ra yêu cầu đối sánh nhưng khi cảm thụ

về hai đối tượng đương nhiên người làm văn phải đặt chúng trong thế đối sánh.
2.2. Mục đích của đối sánh là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và
khác nhau giữa hai đối tượng. Từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm
cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác
phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó,
kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác
nhau giữa các hiện tượng văn học. Đối với học sinh giỏi môn ngữ văn tư liệu
được đưa ra làm đề tài so sánh có thể chỉ là một vài câu thơ, hình ảnh thơ hay
đối sánh từ ngữ. Ngữ liệu ít nhưng phải tinh, chắt lọc, có tính nghệ thuật cao vì
năng lực văn chương của học sinh có thể bộc lộ qua dạng bài này.
3. Kết hợp cảm thụ và đối sánh.
Cảm thụ là nội dung cơ bản, chủ yếu. Đối sánh là một phần nhỏ trong cảm
thụ, góp phần làm nổi bật đặc điểm sức hấp dẫn của đối tượng văn học cần cảm
thụ.
4. Cách thức thực hiện kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý.
Đề bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để đối sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn
văn, hai nhân vật, hai chi tiết…
Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.
Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể,
hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng
đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác
nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ
đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật. Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra
điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh
tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung
chung, mơ hồ.
Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và
khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững
vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy

tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.
b. Mô hình triển khai.
MỞ BÀI:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
THÂN BÀI:
Cách trình bày nối tiếp: lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra
điểm giống và khác nhau. Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý
và sắc thái so sánh bị chìm.
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
2. Làm rõ đối tượng thứ hai (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

4


3. So sánh: Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai
bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập
luận so sánh)
4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện:
bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc
trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng
chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
Cách trình bày song song: là song hành so sánh trên mọi bình diện của
hai đối tượng. Căn cứ vào đặc trưng thể loại của đối tượng cảm thụ để xác lập
các bình diện so sánh. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt
chẽ, lô gic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề. Ở cách này thì tùy từng đối
tượng mà xác lập các bình diện so sánh và hệ thống ý sao cho phù hợp.

VD: Đối sánh nhân vật có thể xác lập các bình diện sau:
- Số phận
- Vẻ đẹp.
- Nghệ thuật khắc họa, xây dựng nhân vật.
VD: Đối sánh hai đoạn thơ có thể xác lập các bình diện sau.
- Đối tượng trữ tình.
- Nhân vật trũ tình
- Nội dung trữ tình.
- Nghệ thuật biểu hiện trữ tình
KẾT BÀI:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm
ngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có
thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ đối sánh trên hai
bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau.
Hoặc trong bước đối sánh, học sinh có thể kết hợp vừa đối sánh vừa lí giải.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì người viết phải có kiến thức vững
chắc, làm chủ kiến thức nếu không khéo sẽ rơi vào rối nát, vòng vo.
Kiểu bài cảm thụ văn học có yêu cầu đối sánh khá phong phú, đa dạng khó
có thể tìm ra một dàn bài khái quát thỏa mãn tất cả các dạng đề bài. Trong yêu
cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, học sinh cần linh hoạt, sáng tạo.
Vấn đề cốt tủy của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa “hay”.
Nguyên tắc trình bày một bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh cũng không
đi ra ngoài mục đích đó.
II. CÁCH RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI
SÁNH ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN.
A. TRONG GIỜ GIẢNG VĂN

5



Có thể rèn kĩ năng cho học sinh thông qua phương pháp giảng bình. Để
hình thành tư duy đối sánh cho người học giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi
phát triển năng lưc tư duy đối sánh cho học sinh. Chúng tôi cũng yêu cầu các em
học sinh làm những cuốn sổ tay văn học để ghi chép những câu, hình ảnh, chi
tiết, bài thơ, bài văn tương đồng hoặc khác biệt đối với văn bản mà các em được
học. Lâu dần học sinh sẽ có vốn văn chương và hình thành thói quen đặt các đối
tượng tìm hiểu nghiên cứu trong sự đối sánh.
Khi giảng dạy “Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu- Trọng
Thuỷ” có thể đặt câu hỏi “Cảm nhận của anh( chị) về kết thúc số phận của An
Dương Vương và Thánh Gióng ?”
Hướng dẫn trả lời.
- Điểm giống nhau: kết thúc số phận của hai nhân vật đều được về với thế
giới của các vị thần. Nghĩa là trở về thế giới của sự bất tử.
- Khác nhau: An Dương Vương đi xuống biển sâu hun hút. Hình ảnh ấy
không đẹp và rạng rỡ bằng hình ảnh Thánh Gióng bay về trời. Một người phải
cúi xuống thì mới nhìn thấy còn một hình ảnh khiến ta phải ngước nhìn. Sự khác
nhau ấy thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của nhân dân lao động về hai người.
An Dương Vương vừa có công vừa có tội nên đi xuống biển sâu mịt mùng.
Thánh Gióng có công lao to lớn và không phạm sai lầm mất nước như An
Dương Vương nên đã trở thành Phù Đổng Thiên Vương bay lên khoảng không
gian vũ trụ bao la, sáng láng và vĩnh hằng.
B. RA ĐỀ LÀM VĂN
1. ĐỀ CHỈ CÓ MỘT ĐỐI TƯỢNG CẢM THỤ.
Với dạng đề này đối sánh chỉ là một thao tác nhỏ trong chuỗi tổng hợp
các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh. Dựa vào vốn hiểu biết văn
chương của mình học sinh có thể đối chiếu so sánh trên nhiều phương diện đặc
biệt là so sánh từ ngữ. Muốn học sinh có ý thức đưa thao tác đối sánh vào trong
bài thì trong đáp án phải có yêu cầu đối sánh.

ĐỀ BÀI: Cảm nhận của anh (chị ) về đoạn thơ sau:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
(Trích "Việt Bắc"- Tố Hữu).

6


Hướng dẫn học sinh tìm ý đối sánh
- Đoạn thơ là bức tranh tứ bình xuân- hạ- thu- đông. Đoạn thơ chịu ảnh
hưởng của hội họa phương Đông và truyền thống thi ca xưa "thi trung hữu họa”.
Hội họa có tranh tứ bình thì trong thơ cũng có bốn bức tranh thiên nhiên. Nếu
như tranh bốn mùa xưa kia sắp xếp theo trật tự: Xuân -Hạ -Thu Đông thì Tố
Hữu sắp xếp theo trật tự: Đông -Xuân -Hạ -Thu. Mùa thu khắc họa sau cùng vì
mùa thu gắn với những sự kiện cách mạng và người cán bộ kháng chiến chia tay
với Việt Bắc cũng vào mùa thu năm ấy.
- Trong thơ xưa hình ảnh thiếu nữ và hoa tạo thành hình ảnh sóng đôi
“Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” thì câu thơ của Tố Hữu khắc họa người
lao động Việt Bắc và hoa. Con người và thiên nhiên hòa hợp tạo nên một vẻ đẹp
vừa tươi tắn vừa khỏe khoắn.
- Màu sắc của bức tranh mùa đông trong đoạn thơ là gam màu ấm nóng.
Màu xanh và đỏ thường đối chọi nhau gay gắt như trong câu thơ của Xuân Diệu:

"Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh". Nhưng trong câu thơ của Tố Hữu hai gam
màu ấy không đối chọi mà tôn lên vẻ đẹp của nhau.
- Khi nói về sự chuyển mùa Tố Hữu dùng từ "đổ" gợi sự biến màu ở diện
rộng. Sắc vàng lênh láng khắp không gian. Nếu như từ “nhuốm” gợi lên sự biến
màu mới chỉ bắt đầu thì từ “đổ” khắc họa sự biến màu đã và đang tiếp diễn. Từ
“rũa” miêu tả sự biến màu có tính chất vi lượng thì từ “đổ” miêu tả sự biến màu
ở diện rộng. Câu thơ gợi hình ảnh trận mưa hoa vàng rải thảm xuống mặt đất.
- Trăng là hình ảnh quen thuộc trong thi ca:
- Làn ao long lánh bóng trăng loe
- Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Nguyễn Khuyến)
- Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
( Xuân Diệu)
- Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức.
( Lưu Trọng Lư)
Tố Hữu không khắc họa màu sắc, tâm trạng hay hành động về trăng mà nêu ấn
tượng về trăng. Trăng tỏa ánh sáng hòa bình “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Cảm
hứng về thiên nhiên kết hợp với cảm hứng lịch sử khiến cho hình ảnh trăng
trong thơ ông cũng đổi khác. Trăng không chỉ đem đến cho con người cảm xúc
thẩm mĩ, mà trăng còn đem đến cảm giác hạnh phúc vì hoà bình đã về ta.
2. ĐỀ CÓ HAI ĐỐI TƯỢNG CẢM THỤ
Ở kiểu đề này có rất nhiều dạng thức đối sánh khác nhau. Chúng tôi chỉ
giới thiệu một số dạng thức tiêu biểu chúng tôi thực hiện trong quá trình giảng
dạy.
2.1 ĐỐI SÁNH TỪ NGỮ.
ĐỀ BÀI:
Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" Hàn Mặc Tử có viết:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”


7


Nu thay t khụng trong cõu th trờn bng t cha,chng cú phự
hp vi ý th khụng? Vỡ sao?
Hng dn tr li:
"Khụng" l t ph nh ton b c quỏ kh hin ti v tng lai, trit tiờu
nim hi vng s tr v thụn V
"Cha" ph nh quỏ kh v hin ti m vn m mt hi vng ti tng
lai.
"Chng": thanh trc gia dũng, nú phỏ v i õm iu ờm m ca cõu th.
T khụng c s dng khc ha chớnh xỏc nht cm xỳc ca nhõn vt
tr tỡnh. Cõu hi bục l khỏt khao tr v thụn V nhng khao khỏt, c m hoỏ
thnh ni tuyt vng. ú l lớ do ca ni khc khoi trong bi th
2.2. I SNH HAI HèNH TNG
BI: Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tợng ngời chiến sĩ cách mạng
trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).
Hng dn: Bài viết có thể tổ chức theo nhiều cách, miễn là nêu đợc các ý
sau đây:
a. Giới thiệu về hai tác giả, tác phẩm
- Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà
thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Ngời, thơ ca là mảng sáng tác rất
có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ "Nhật kí trong tù"đợc sáng tác trong
những ngày Ngời bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ
-1942) là bài thơ đợc trích từ tập thơ này.
- Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu
nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt
chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay đợc trích trong tập
thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật
của Tố Hữu khi nhà thơ đợc giác ngộ lí tởng cách mạng, tìm thấy con đờng đi

cho cuộc đời mình và thơ ca.
- Cả hai bài thơ đều hớng tới khắc ha vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tởng
sống cao đẹp của ngời chiến sĩ cách mạng.
b, Vẻ đẹp hình tợng ngời chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối (Hồ
Chí Minh)
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Hồ Chí Minh sang Trung
Quốc tranh thủ sự viện trợ của phe Đồng minh. Khi đến Quảng Tây thì Ngời bị
chính quyền Tởng Giới Thạch bắt giam. Vì không có chứng cớ khép tội nên
chúng không thể đa ra xét xử. Chúng đã hành hạ Ngời bằng cách giải đi khắp
các nhà lao của tỉnh Quảng Tây trong hơn một năm trời nhằm tiêu diệt ý chí của
ngời chiến sĩ cách mạng. Bài thơ này cũng giống nh nhiều các sáng tác khác đợc
viết trên hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, vào khoảng bn tháng
sau khi Ngời bị bắt. Tác phẩm là bức chân dung tự ha của con ngời Hồ Chí
Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đờng cách mạng.
- Đó là ngời chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón
nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng. Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều m
ra ở cả chiều cao, chiều rộng của không gian và đợc vẽ bằng những nét phác ha
đơn sơ, với những hình ảnh đậm đà sắc màu cổ điển nh cánh chim và chòm mây,
có chút buồn vắng, quạnh hiu những vẫn thanh thoát, ấm áp hơi thể sự sống. Bức
tranh thiên nhiên đã nói lên nhân vật trữ tình là con ngời tinh tế, nhạy cảm, yêu
thiên nhiên tha thiết vợt lên trên cảnh ngộ tù đày.
- Đó cũng là ngời chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thơng, quan
tâm chia sẻ với con ngời lao động, một tâm hồn luôn hớng về sự sống và ánh
sáng. Dù vẫn phải tiếp tục chuyển lao trong cảnh trời tối, con ngời đã quên đi nỗi
nhọc nhằn của riêng mình, hớng về cô gái nhỏ lao động nơi xóm núi xay ngô và

8


lò than rực hồng đã đỏ để cảm thông, chia sẻ, ấm áp, vui lây niềm vui lao động

của con ngời.
- Bút pháp khắc hoạ chân dung ngời chiến sĩ cách mạng: là bút pháp gợi
tả, những hình ảnh đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại.
Vẻ đẹp của ngời chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và
bức tranh sinh hoạt lao động của con ngời. Đó là con ngời ung dung, hoà hợp vi
thiên nhiên nhng vẫn luôn trong t thế làm chủ hoàn cảnh, hớng về con ngời, sự
sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một.
c. Hình tợng ngời chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu)
- Bài thơ ra đời với một bớc ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật
của Tố Hữu. Ngày nhà thơ đợc kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ
những ngời cách mạng chiến đấu vì một lí tởng chung, ông đã viết bài thơ này.
Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, nim say mê với lí
tởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tợng ngời chiến sĩ trong
bài thơ.
- Đó là con ngời có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tởng cộng sản.
Lí tởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà
thơ nhận ra con đờng đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí
tởng còn hồi sinh, chỉ đờng, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật
thơ ca của ngời chiến sĩ.
- Đó là ngời chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con ngời ấy từ khi đợc
giác ngộ lí tởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không
thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh
chung của dân tộc. Con ngời đã tự nguyện đem cái "tôi" nhỏ bé của mình gắn kết
với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Ngời chiến sĩ cũng ý thức
rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những
ngời lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tởng cao đẹp.
- Bút pháp khắc hoạ: đợc khắc ha qua cách miêu tả trực tiếp bằng những
cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tởng hoặc những lời ớc nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tởng chung. Bài thơ làm hiện lên
chân dung của một cái "tôi" chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời nh cái
"tôi" thơ mới mà trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê

với lí tởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị
áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc.
d, iểm tơng đồng và khác biệt ở hình tợng ngời chiến sĩ trong hai bài thơ
d1. Điểm tơng đồng: cả hai bài thơ đều tập trung khắc ha hình tợng
ngời chiến sĩ cách mạng, những ngời con u tú nhất của lịch sử dân tộc có tâm
hồn cao đẹp, có lí tởng sống nhân đạo, chất thi sĩ và chiến sĩ hoà quyện trong
tâm hồn, lí tởng của họ.
d 2. Điểm khác biệt:
- Chiều tối là vẻ đẹp của ngời chiến sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với
cuộc sống, một hồn thơ luôn hớng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử
thách gay go nhất trên hành trình cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn con ngời đợc thể
hiện qua bút pháp gợi tả với những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển.
- Còn ở Từ ấy, đó là ngời chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với ý tởng, có lẽ
sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến vì cuộc đấu tranh của dân tộc, giống
nòi. Nhân vật trữ tình đợc khắc hoạ trực tiếp bằng những hình thơ sôi nổi, trẻ
trung, tơi mới.
2.3. I SNH HAI KT THC.
BI: Cm nhn v kt thỳc hai truyn ngn Chớ Phốo (Nam Cao) v
Rng x nu (Nguyn Trung Thnh).
a. Gii thiu

9


- Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao được đánh giá là kiệt tác trong
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành là tác phẩm xuất sắc trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Được sáng tác bởi hai cây bút truyện ngắn có phong cách riêng, lại ra
đời trong những điều kiện lịch sử xã hội riêng, phản ánh những vấn đề khác
nhau của đời sống nên mỗi tác phẩm lại có một cách kết thúc đặc sắc, độc đáo

và gợi mở những nhận thức, suy tưởng.
b. Kết thúc và vai trò của kết thúc trong một truyện ngắn.
- Là khâu cuối cùng đề hoàn thành văn bản, cũng là yếu tố cuối cùng để
hoàn thiện bức tranh thế giới như một sản phẩm sáng tạo của nhà văn để kí thác
một tư tưởng, một quan niệm về thế giới và con người. Với ý nghĩa ấy, phần kết
thúc tác phẩm có chức năng bộc lộ ý đồ tư tưởng nghệ thuật và khơi gợi hình
dung về sự vận động tiếp tục của con người và cuộc sống trong tác phẩm.
c. Thuật lại kết thúc của hai truyện ngắn.
Kết thúc truyện ngắn Chí Phèo Nam Cao đã để nhân vật thị Nở nhìn
nhanh xuống bụng “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ
không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”
Kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu” nhà văn Nguyễn Trung Thành đã
khắc họa sau khi về phép thăm làng, Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít tiễn anh đi “Ba
người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài
những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
d. Ý nghĩa của kết thúc.
* Kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo
- Hình ảnh cái lò gạch cũ có nghĩa tả thực. Cái lò nung gạch đã cũ, không còn sử
dụng, bỏ không, trước đây xuất hiện nhiều ở những vùng quê.
- Nghĩa ẩn dụ tượng trưng. Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở phần đầu tác
phẩm khi một anh đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt
trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không và xuất hiện ở phần cuối tác
phẩm khi Chí Phèo chết, thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn
nhanh xuống bụng và đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ
không, xa nhà cửa và vắng người lại qua… ẩn dụ cho cái vòng luẩn quẩn của
những kiếp Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi rất có thể sẽ lại có một Chí Phèo con
ra đời cũng sẽ lại rơi vào con đường lưu manh tha hoá… Từ đó, tác giả muốn
khẳng định: Chí Phèo không phải là hiện tượng cá biệt mà đây là hiện tượng có
tính phổ biến, qui luật trong xã hội cũ. Khi nào còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột
của thực dân phong kiến thì khi đó còn tồn tại những kiếp Chí Phèo. Hiện tượng

người nông dân bị lưu manh hóa, bị từ chối quyền làm người sẽ không chấm dứt
nếu như xã hội ấy còn tồn tại. Hình ảnh thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc của
Nam Cao đối với số phận người nông dân.
* Kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu”:
Mở đầu tác phẩm là đoạn văn miêu tả rừng xà nu trong bom đạn của kẻ
thù.Hình ảnh đồi xà nu được nhắc đến “Đứng trên ngọn đồi xà nu ấy trông ra xa,
đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy
đến chân trời”. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh những rừng xà nu nối tiếp chạy
đến chân trời. Nhà văn chỉ thay một từ “đồi” thành “rừng”. Như vậy, rừng xà nu

10


tạo nên kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng. Kết thúc ấy như một khúc vĩ
thanh khiến cho hình tượng xà nu đọng lại mãi trong tâm trí độc giả ngay cả khi
truyện ngắn đã khép lại. Đây cũng là lí do giải thích vì sao tác phẩm có tên là
Rừng xà nu.
Kết thúc truyện ngắn rừng xà nu khẳng định một dự báo về tương lai tốt
đẹp của của kháng chiến chống Mĩ. Rừng cây gợi liên tưởng tới rừng người.
Hình ảnh cụ Mết, Tnú, Dít đứng cạnh nhau cũng như các thế hệ xà nu nối tiếp
nhau chạy đến chân trời. Các thế hệ nương tựa vào nhau, soi sáng cho nhau,
cùng nhau viết lên trang sử vẻ vang cho dân tộc và đất nước mình. Khi sức
mạnh của xà nu cũng như sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân được nhân
lên không ngừng với cấp số nhân thì thắng lợi nhất định sẽ về ta.
e. Đặc điểm của hai kết thúc.
*. Điểm tương đồng: Đều là kết thúc đầu cuối tương ứng (vòng tròn).
-Lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ ở đầu tác phẩm.
-Lặp lại hình tượng cây xà nu ở phần đầu và kết thúc tác phẩm.
*. Điểm khác biệt: kết thúc truyện ngắn Chí Phèo mang ý nghĩa dự báo
đầy bi quan về hiện tượng người nông dân bị lưu manh hóa bị từ chối quyền làm

người sẽ không chấm dứt nếu như xã hội ấy còn tồn tại. Còn kết thúc tác phẩm
rừng xà nu mang ý nghĩa dự báo lạc quan.
Nguyên nhân giống.
Hai nhà văn đều có cái nhìn biện chứng về cuộc sống để thấy được sự tiếp
nối của các sự vật, hiện tượng, thấy được tính quy luật của nó.
- Xây dựng những hình ảnh ấn tượng, ám ảnh, giàu ý nghĩa là một dụng ý
nghệ thuật của các nhà văn.
Nguyên nhân khác:
- Hoàn cảnh sáng tác khác nhau
+ Chí Phèo : Nam Cao sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong hoàn
cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời.
+ Rừng xà nu : Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ đang ở giai đoạn ác liệt.
- Do khuynh hướng sáng tác :
+ Chí Phèo : thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, chưa nhìn thấy
lối thoát của người nông dân.
+ Rừng xà nu : thuộc nền văn học Cách mạng 1945-1975, có khả năng và cần
thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội.
- Mục đích sáng tác và chủ đề tư tưởng ở hai tác phẩm khác nhau.
2.4 ĐỐI SÁNH HAI ĐOẠN THƠ
ĐỀ BÀI:
Phân tích hình tượng tập thể của những con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

11



ờm m H Ni dỏng kiu thm
Ri rỏc biờn cng m vin x
Chin trng i chng tic i xanh
o bo thay chiu anh v t
Sụng Mó gm lờn khỳc c hnh"
("Tõy Tin" - Quang Dng)
"Nhng ng Vit Bc ca ta
ờm ờm rm rp nh l t rung
Quõn i ip ip trựng trựng
nh sao u sỳng bn cựng m nan
Dõn cụng uc tng on
Bc chõn nỏt ỏ muụn tn la bay
Nghỡn ờm thm thm sng dy
ốn pha bt sỏng nh ngy mai lờn
("Vit Bc" - T Hu)
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
- Tố Hữu là cánh chim đu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu có
sức chinh phục mnh mẽ bởi niềm say mê lí tởng, khuynh hớng sử thi, cảm hứng
lãng mạn, tính dân tộc đậm đà.
- Quang Dũng là hồn thơ trung hậu, hào hoa thanh lịch, yêu tha thiết quê hơng
đất nớc. ễng cú khuynh hng khai thỏc v p lãng mạn anh hùng.
- Việt Bắc và Tây Tiến là thành công xuất sắc của thơ cách mạng Việt Nam thi
kỡ kháng chiến chống Pháp. Cả hai tác phẩm đều khắc họa hình tợng tập thể anh
hùng những con ngời Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
- õy l hai đoạn thơ tiờu biu trong hai bi th khắc ha vẻ đẹp của tập thể
những con ngời Việt Nam anh hùng
b. oạn thơ trong bài Việt Bắc
- Vị trí của đoạn: là lời ngời ra đi đáp lại ngời ở lại, thể hiện nỗi nhớ Việt bắc
trong những ngày chiến dịch.
- c im ca hỡnh tng tp th anh hựng trong on th

+ Không gian xuất hiện: những con đờng Việt Bắc
+ Thời gian: ban đêm cho thấy sự gian khổ, và sự bất thờng của chiến tranh
+ Hình tợng tập thể của những ngời lính đông đảo và có sức mạnh lay trời
chuyển đất, ánh sáng lí tởng đẹp đẽ, tâm hồn lãng mạn (chú ý các hình ảnh: rầm
rập nh là đất rung, điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng bạn cựng mũ nan).
+ Hình tợng tập thể của đoàn dân công phục vụ cho chiến dịch miêu tả trong ánh
sáng của ngày hội kháng chiến và ánh sáng của tuơng lai, họ cú trái tim cách
mạng rực lửa và sức mạnh san phẳng mọi khó khăn. (Chú ý các hình ảnh: đỏ
đuốc từng đoàn, bớc chân nát đá, đèn pha bật sáng).
- Cảm xúc: tự hào tin tuởng, lạc quan: Hỡnh nh Những đờng Việt Bc của ta,
đèn pha bật sáng nh ngày mai lên.

12


- Nghệ thuật biểu hiện l những yếu tố thể hiện tính dân tộc trong thơ: thể thơ
lục bát, vận dụng thành ngữ, từ láy, tiểu đối, hình ảnh ớc lệ. Đổi mới thơ lục bát
bằng cảm hứng anh hùng ca và giọng điệu hào hùng. Xây dựng hình tợng tập thể
và bút pháp phóng đại mang màu sắc sử thi.
c. oạn thơ trong bài Tây Tiến.
- Vị trí của đoạn thơ: l đoạn ba của bài thơ. Sau khi khắc ha hình tợng ngời
lính trên con đờng hành quân nhà thơ đã khắc họa tợng đài tập thể của những ngời lính Tây Tiến.
- Đặc điểm của hình tợng:
+ Ngời lính Tây Tiến đợc khắc ha nh những con ngời bình dị nhất có những
giới hạn không thể vợt qua nh bờnh tt không mọc tóc, xanh màu lá, anh v
t.
+ Những con ngi có vẻ đẹp phi thờng, hào hùng: dữ oai hùm, mắt trừng.
+ Lãng mạn, hào hoa: đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
+ Lớ tng sng cao p: sự hi sinh tự nguyện "Chin trng i chng tic i
xanh". Bng trớ tng tng ca Quang Dng, ngời lính đợc khoỏc trên mình

tấm áo bào sang trọng của các chiến tớng mặc khi ra trận, mang vẻ đẹp của chủ
nghĩa anh hùng cổ điển. Sự ra đi ca ngi lớnh nhẹ nhàng thanh thản nh là sự
trở về với đất mẹ yêu thơng. m thanh tiếng gầm của dòng sông Mã nh khúc
tráng ca đa ngời lính về nơi an nghỉ. Cảm xúc tiếc thơng, đau đớn, nhng vẫn trn
y nim t ho.
- Nghệ thuật biểu hiện: sắc thái cổ điển với thể hành, hình ảnh ớc lệ, từ Hán Việt,
v p lãng mạn và bi tráng.
d. Những điểm tơng đồng và khác biệt của hình tợng tập thể anh hùng trong hai
đoạn thơ.
* Tơng đồng: đều khắc họa hai hình tợng tập thể với phẩm chất anh hùng, dũng
cảm trái tim yêu nớc nồng nàn và sẵn sàng hi sinh cho lý tởng, tâm hồn lãng
mạn. Khẳng định lẽ sống cao đẹp sẵn sáng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nớc
- Cảm xúc tự hào ngợi ca.
- Bút pháp lãng mạn và mang õm hng sử thi
* Khác biệt:
- Tập thể anh hùng trong đoạn thơ của bài Việt Bắc hội t sức mạnh của cả dân
tộc, sức mạnh của quá khứ, đợc khắc họa trong khụng khớ ra trn, âm hởng anh
hùng ca.
- Tập thể anh hùng trong bài thơ Tây Tiến hội tụ sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam
v mang nét rất riêng của đoàn binh Tây Tiến mang vẻ đẹp của thanh niên trí
thức Hà Nội. c khc ha trong mất mát hi sinh nhng vẫn đẹp, âm hởng ca
on thơ là âm hởng bi tráng.
e. Đánh giá
- Xây dựng hình tợng tập thể anh hùng, hai đoạn thơ góp phần thể hiện đặc điểm
của thơ ca cách mạng là khuynh hớng sử thi vẻ đẹp lãng mạn.
- Thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tởng sống cao đẹp của con ngời.
- Góp phần khẳng định giỏ trị l bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến của hai
bài thơ .
III. BI LM CA HC SINH.
Chỳng tụi ó hng dn hc sinh rốn k nng cm th vn hc trong th

i sỏnh ngay t khi bc vo lp 10.
Chỳng tụi a ra mt bi lm ó bc u thc hin c k nng cm
th vn hc trong th i sỏnh.

13


ĐỀ BÀI: Phân tích sự hóa thân của Mị Châu trong “truyền thuyết về An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” và Tấm trong cổ tích “Tấm Cám”.
Bài làm
“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
(Tố Hữu)
Truyền thuyết về An Dương Vương, Loa thành và mối bi tình của
nàng Mị Châu vẫn được kể lại tới bây giờ. Mị Châu đã chết dưới lưỡi kiếm của
cha, hóa thân vào ngọc trai, ngọc thạch. Cổ tích cũng không hiếm phép hóa thân.
Như cô Tấm chết đi sống lại trong thân xác vàng anh, xoan đào, quả thị trên
hành trình giành lại hạnh phúc. Trong cổ tích hóa thân không đơn thuần chỉ là
phép màu. Những hình ảnh hóa thân đặt trong mạch chuyện có vai trò của riêng
nó. Một ngàn năm sau, ta có còn thấu ý nghĩa của sự hóa thân ấy ?
Cổ tích là thế giới của những giấc mơ - giấc mơ về lẽ công bằng, về cái
thiện chiến thắng cái ác, người tốt nhất định sẽ được hạnh phúc. Cái đẹp cái
thiện trong cổ tích có sức sống rất bền bỉ, dù bị dập vùi cũng sẽ lại vươn lên
mạnh mẽ. Nó được trợ giúp bởi phép màu. Có thể nói phép màu làm nên thế
giới trong cổ tích, cho trí tưởng tượng thỏa sức bay bổng, mở ra con đường ở
những tình tiết tưởng như đã rơi vào bế tắc. Phép lạ làm hồi sinh cái thiện theo
nhiều cách khác nhau khi nó bị cái ác dồn đến cùng đường. Vì vậy, hóa thân đã
trở thành bút pháp quen thuộc của cổ tích, là phương tiện cũng là cơ hội để giấc

mơ được toàn vẹn đi đến kết thúc mong muốn. Cô Tấm bị hãm hại năm lần bảy
lượt được hồi sinh từ tro bụi để trở về, kiên trì trên con đường giành lại hạnh
phúc. Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Dẫu
sự thật lịch sử không thể đổi thay nhưng dân gian bằng trí tưởng tượng của mình
thể hiện cách đánh giá về các nhân vật lịch sử qua hình ảnh hoá thân của họ. Mị
Châu sau khi chết hoá thân thành ngọc trai, ngọc thạch. Mỗi hóa thân của các
nhân vật đều mang một ý nghĩa riêng mà tác giả dân gian đã kín đáo gửi gắm
vào trong đó.
Nhân vật được hóa thân trong cổ tích “Tấm Cám” đại điện cho cái thiện
được nhân dân yêu quý. Cô Tấm xinh đẹp, dịu dàng, nết na, lại chăm chỉ làm
ăn, đảm đang khéo léo. Đó là chuẩn mực vẻ đẹp của những cô gái thôn quê
ngày xưa. Tấm là đại diện của cái thiện đang trên cuộc hành trình chông gai đi
tìm hạnh phúc. Còn Mị Châu, nàng là công chúa xinh đẹp tuyệt trần được An
Dương Vương rất mực thương quý. Dù cho tình yêu mù quáng của nàng đã dẫn
tới họa mất nước, song dân gian hết sức bao dung, để nàng hóa thân làm trai
ngọc trường tồn cũng là để trân trọng tâm hồn trắng trong thanh sạch của nàng.
Cái nhìn của nhân dân đối với Mị Châu vừa nghiêm khắc nhưng cũng rất đỗi
cảm thông.
Dù hóa thân bao nhiêu lần thì cả Tấm và Mị Châu- hai người con gái
đẹp cũng đều hóa thân thành cái đẹp. Tấm hóa thành chim vàng anh, thành cây

14


xoan đào, khung cửi rồi trở thành quả thị ngát hương. Chim vàng anh bé nhỏ
đẹp ở cả dáng hình và giọng hót tràn đầy sức sống. Vua yêu vua gọi:
“Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo”
Vàng Anh là hiện thân của Tấm, mang theo cả tình yêu từ kiếp trước mà

quấn quýt quanh vua. Cám ghen tức ra tay hãm hại, bắt vàng anh làm thịt, chỉ
còn chút lông chôn ở góc vườn. Nhưng sức sống mãnh liệt chẳng thể triệt tiêu,
lại từ đấy nảy nở đâm chồi, phát triển thành cây xoan đào. Xoan đào đẹp ở cách
nó lặng thầm tỏa bóng, xoa dịu tâm hồn nhà vua. Không một lời yêu đương
nhưng vua cảm nhận ở đó sự bình yên ấm áp, thường mắc võng dưới gốc cây
nằm, chẳng ngó ngàng gì đến Cám. Thế là Cám chặt cây đem làm khung cửi.
Khung cửi đẹp trong tính chất công việc khi nó dệt nên những tấm vải. Hóa thân
thành khung cửi không chỉ phù hợp với mạch phát triển của câu chuyện mà còn
làm toát lên nét đảm đang của Tấm. Và một lần nữa, cái ác lại ra tay. Khung cửi
bị đốt chỉ còn lại nắm tro đem đổ thật xa hoàng cung. Không mệt mỏi, Tấm lại
hóa thân. Từ đám tro mọc lên cây thị kì lạ chỉ có duy nhất một quả trên cành
cao. Quả thị đẹp, vỏ kín đáo bao bọc Tấm ở bên trong nhưng sức sống, hương
thơm thì vẫn lan tỏa, không sao kìm giữ. Tất cả những hóa thân của Tấm đều
gắn bó với cuộc sống bình dị nơi thôn quê, đẹp cái đẹp đằm thắm dịu dàng mà
tràn đầy sức sống, làm tôn lên nét đẹp của nàng.
Còn Mị Châu hóa thành ngọc trai, ngọc thạch bất diệt. Ngọc vốn là thứ
thanh quý, là báu vật của trời đất. Ngọc trai sáng trong như tấm lòng của chính
nàng. Thân xác ngọc thạch cũng mãi tồn tại cùng năm tháng. Mị Châu đã chết
dưới lưỡi kiếm của vua cha nhưng linh hồn vẫn bất tử.
Dù hóa thân thành thứ gì thì đó đều là cái đẹp, lưu giữ và bộc lộ vẻ đẹp
cả về ngoại hình và tâm hồn của Tấm và Mị Châu. Cái đẹp ấy dù bị đày đọa dập
vùi cũng vẩn tồn tại bền bỉ, bất diệt.
Nhưng với mỗi hóa thân, tác giả dân gian lại gửi gắm thông điệp riêng.
Hóa thân của Tấm và Mị Châu vì thế cũng mang những giá trị khác biệt.
Tấm không chỉ hóa thân một mà tới bốn lần, “một lần chết mấy lần
đau” và mỗi lần là sự đánh dấu một bước trưởng thành mới trong hành trình
giành lại hạnh phúc. Lần đầu, sau khi bị mẹ con Cám chặt cây cau, ngã chết,
Tấm hóa vàng anh bay vào cung vua. Vàng anh đã sớm bộc lộ mình:
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch

Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao”
Vàng anh cất lời cảnh cáo Cám. Lời lẽ rất đanh, thậm chí ghê gớm. Tấm
xưng “tao”, khẳng định “chồng tao”. Trải qua một lần chết, hẳn nhiên người ta
không thể mãi còn là cô gái nhà quê chân đất suốt ngày chỉ biết bưng mặt khóc.
Tấm đã biết lên tiếng đấu tranh. Lời của vàng anh là những lời phản kháng đầu
tiên. Giọng nói ấy cất lên dù ghê gớm song cũng chỉ là lời nhắc nhở. Nhưng

15


khiến kẻ ác chột dạ. Vàng anh đẹp đấy nhưng nhỏ bé, có thể làm được gì? Tấm
một lần nữa bị hãm hại. Cám bắt thịt vàng anh, đem vứt lông ở góc vườn. Cái
mới của cổ tích Tấm Cám là ở chỗ nó không giống như đa phần các truyện cổ
tích khác như “nàng tiên hổ”. Nàng tiên hổ sau khi đốt bỏ lốt hổ đã có thể sống
hạnh phúc bên người yêu, câu chuyện cũng kết thúc ở đấy. Nhưng tác giả dân
gian không để Tấm xé bỏ lốt vàng anh trở về hình người. Hành trình giành lại
hạnh phúc của Tấm còn là hành trình đấu tranh của cái thiện, có thể đơn giản
được chăng? Vàng anh đẹp đấy nhưng yếu ớt quá, mà chỉ đẹp thôi đâu thể trở
thành vũ khí chống lại cái ác.
Tấm tiếp tục trú ngụ trong hình hài mới: cây xoan đào. Cây xoan đào
tỏa bóng mát cho vua. Vì ganh tị, Cám chặt cây làm khung cửi. Cả cây xoan đào
và khung cửi đều cứng cáp, mạnh mẽ hơn chim vàng anh. Khung cửi cũng cất
lên tiếng nói:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”
Lần này không chỉ là lời nhắc nhở. Câu nói ấy đã chỉ thẳng mặt Cám

mà vạch tên, kể tội “lấy tranh chồng chị” và đe dọa. Mức độ đấu tranh trong lời
nói đã tăng lên nhưng chỉ nói thôi là chưa đủ. Sớm bộc lộ, một lần nữa Tấm lại
bị đẩy vào cùng đường. Khung cửi bị đốt ra tro, đem đi thật xa khỏi hoàng cung.
Từ tro tàn, Tấm hóa thân lần cuối. Lần này là sự đúc kết kinh nghiệm từ
những trải nghiệm đớn đau trước nên có sự vượt trội hơn hẳn trong lựa chọn
hình hài. Tấm ẩn thân và quả thị. Thị đẹp nhưng đẹp một cách bình dị. Hương
thơm lan xa như vẻ đẹp và sức sống của chính Tấm nhưng không khiến người ta
nảy sinh ganh ghét, đố kị. Những lần trước, Tấm hóa vàng anh, cây xoan, khung
cửi, đẹp đấy, rạng ngời sức sống đấy nhưng không sao giấu được tiếng nói. Tất
cả đều cất tiếng, bộc lộ quá sớm nên chịu chung kết cục bi thảm. Cuối cùng Tấm
kín đáo ẩn mình trong lớp vỏ của một quả thị khiêm nhường xa cách chốn hoàng
cung và chọn về ở cùng bà lão hàng nước phúc hậu. Khi bà lão ngước nhìn quả
thị trên cành cao, hãy lắng nghe lời bà:
“ Thị ơi thị hỡi!
Thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi
Chứ bà không ăn”
Và kì lạ thay, quả thị rụng xuống bị bà lão. Tấm đã hiểu ra rằng mầm
thiện chỉ có thể nuôi dưỡng bằng mầm thiện. Và phải giữ sức, chờ thời cơ đấu
tranh. Đã có cả một quá trình chuyển biến dữ dội của thế giới nội tâm giữa
những lần chuyển kiếp. Tấm trưởng thành hơn, biết tạm xa chốn cung đình, kín
đáo giấu tiếng nói sau vỏ thị. Nhưng dù có biến hóa bao nhiêu thì cũng vẫn là cô
Tấm dịu hiền ấy thôi. Tấm đền ơn bà lão bằng cách nhân lúc bà đi vắng thì lo
cơm nước, quét dọn nhà cửa. Rồi khi ra khỏi vỏ thị thì ở lại phụ bà bán quán,
têm trầu. Chính nét đẹp tâm hồn không phai đổi ấy đã bắc cầu nối cho vua tìm
được người vợ xưa, cho Tấm trở về hoàng cung sống êm đềm hạnh phúc.
Những hóa thân đã biến cái khổ đau của một cô gái nghèo bất hạnh
thành một cuộc chiến đấu dẻo dai với thắng lợi to lớn. Nó thể hiện ước mơ thiên

16



thắng ác của nhân dân lao động. Bằng cách xây dựng một loạt những hóa thân
của cô Tấm, Tác giả dân gian đã khẳng định đấy là cuộc chiến đấu không khoan
nhượng và sẽ gặp phải vô vàn hiểm nguy. Đừng chiến đấu vội, hãy biết chờ.
Cũng sử dụng phép hóa thân nhưng tác giả dân gian muốn gửi gắm trong
câu chuyện về nàng Mị Châu một điều hoàn toàn khác. Mị Châu hóa thân không
phải để hồi sinh mà là để minh oan cho chính nàng. Vì Mị Châu quá si tình, một
lòng tin tưởng Trọng Thủy mà “nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”. Nàng tròn phận
làm vợ mà quên đi phận công chúa của một quốc gia, dân tộc. Nàng có lỗi.
Nhưng xét cho cùng, đó là vì qúa si tình và bị lừa chứ thâm tâm nàng chưa một
lần có ý nghĩ phản bội đất nước. Chết dưới lưỡi gươm của cha, Mị Châu đã
nguyền “thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại vua cha,chết đi sẽ
biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ
biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Máu nàng chảy xuống nước,
trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Đó là sự minh oan, chiêu tuyết cho tâm
hồn thanh sạch của nàng, chứng tỏ cái chết của nàng dù sao cũng là một nỗi oan
tình đáng thương. Còn gì xứng đáng hơn trai ngọc để chứa đựng tâm hồn ấy.
Ngọc trai trắng trong viên mãn như tâm hồn Mị Châu đến phút cuối vẫn vẹn
toàn. Nhưng dù có thương xót cho nàng công chúa ngây thơ khờ dại, nhân dân
vẫn rất nghiêm khắc khi trừng phạt. Tội ấy không thể không chết. Phần hồn hóa
ngọc trai thì thân xác hóa ngọc thạch. Nhưng dù có hóa ngọc thạch cao quý thì
đó vẫn là cái xác không đầu. Hình ảnh ấy ngàn năm sau còn ám ảnh, nhắc nhở
về bài học mất nước
“Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu (...)
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình”
(Anh Ngọc)

Hóa thân của Mị Châu sau khi chết cho thấy tinh thần công lý nhân
dân tuy nghiêm nhưng nhưng cũng đầy nhân hậu. Tội thì phải xử nhưng oan
cũng cần được giải. Ngọc trai- ngọc thạch hai hình ảnh ấy là hóa thân của tâm
hồn thanh sạch và thân xác tội lỗi của Mị Nương. Hai ngàn năm sau, hình ảnh ấy
vẫn khảm sâu trong tâm hồn Việt, thì thầm dạy thế hệ đời sau bài học cảnh giác.
Hóa thân của Mị Châu và cô Tấm đẹp với những ý nghĩa hết sức khác
nhau. Đa dạng trong hình ảnh hóa thân, sâu sắc trong bài học gửi gắm, dân gian
đã dệt nên hai câu chuyện về sự hoá thân đặc sắc với những sáng tạo mới mẻ
không hề trùng lặp, so với truyện dân gian Việt Nam cũng như nhiều tác phẩm
có cốt truyện tương tự trên thế giới. Nhờ thế mà ta có một cô Tấm dịu dàng đằm
thắm khác hẳn với cô bé Lọ Lem trong cổ tích phương Tây. Có một Mị Châu
sáng trong với mối bi tình ngàn năm sau còn khiến hồn người rung động. Tất cả
góp chung vào, làm nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
(Hoàng Quỳnh Phương- lớp 10 Văn năm học 2011-2012)
IV. KẾT LUẬN.

17


Dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một dạng bài hay, thôi
thúc sự sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Việc giảng dạy văn trong nhà
trường nhiều năm qua vẫn bị coi là mòn sáo nhưng với dạng bài này việc học
văn trong nhà trường sẽ trở nên lí thú vừa phát triển năng lực cảm thụ cho người
học vừa phát triển năng lực tư duy. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn
học trong thế đối sánh là công việc mà bất cứ một giáo viên nào cũng cần phải
hướng dẫn và tất cả học sinh THPT nào cũng cần phải rèn luyện. Với học sinh
giỏi ngữ văn việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một
cách học văn hiệu quả và cuốn hút.

18




×