MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP, ĐỒ CHƠI TỰ
TẠO TỪ NGUYÊN ,VẬT LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I.
Lời mở đầu:
Đặc biệt là đối với chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục và chương
trình Mầm non mới hiện nay việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng học tập đồ chơi cho trẻ chơi là hết sức cần thiết. Với
phương châm :
“ Học bằng chơi, chơi mà học” đồ dùng học tập, đồ chơi giúp trẻ mở rộng và
hiểu biết về thế giới xung quanh, đồ dùng học tập, đồ chơi còn góp phần giúp trẻ
phát trển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và
thẩm mỹ, khả năng giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống. Hơn thế nữa đồ đồ dùng
học tập, đồ chơi tự tạo là nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền và nếu được học thì ai
cũng có thể làm được theo ý tưởng riêng của mình một cách sáng tạo.
Chúng ta đều hiểu và biết rằng : Đồ dùng học tập, đồ chơi cùng với trò chơi là
nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ .Đồ dùng học
tập, đồ chơi là phương tiện để trẻ hoạt động vui chơi mà hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non. Ngoài đồ dùng học tập ra, đồ chơi vốn là
thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện, môi trường để
hoạt động và thực hiện các trò chơi. Cách thức chơi với đồ chơi và những thứ đồ
chơi mà trẻ yêu thích được thay đổi theo sự phát triển và hiểu biết của trẻ thì
chính đồ chơi đó lại trở thành đồ dùng học tập của trẻ giúp trẻ có nhiều cơ hội
trải nghiệm và lĩnh hội các kiến thức thông qua đồ chơi được sử dụng trong các
trò chơi, vì vậy càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ càng có cơ
hội học tập và tích luỹ kiến thức theo các cách khác nhau.
1
Từ nhận thức trên, tôi thiết nghĩ việc trang bị các kiến thức và nâng cao kỹ
năng làm đồ dùng học tập , đồ chơi cho giáo viên Mầm non trong nhà trường là
việc làm hết sức cần thiết và bổ ích vì làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là
một hoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo . Sáng tạo và độc đáo ở chỗ cùng
một nguyên vật
liệu mỗi người lại có ý tưởng riêng, cách thức riêng để tạo ra sản phẩm theo
phong cách của mình.
Chính vì vậy để phát huy năng lực sẵn có của mỗi người tôi quyết định
chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng làm đồ dùng
học tập, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương” với mong
muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ Mầm non mà ở một góc độ nhất định nào đó được bắt đầu từ đồ dùng
học tập. đồ chơi.
II. Thực trạng.
1.Thuận lợi:
Trường mầm non xã Nga Bạch là địa phương thuộc khu vực vùng ven
biển . Cũng chính từ miền này là cơ sở tạo điều kiện cho việc tìm kiếm nguyên
vật liệu dễ dàng, thuận lợi và phong phú, có thể nói tìm bất cứ nơi đâu và bất cứ
chỗ nào cũng có nguồn nguyên, vật liệu có thể làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho
trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chịu khó, có tâm huyết với ngành, có năng
lực chuyên môn, có kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi theo yêu cầu.
2.Khó khăn:
Vì đặc thù riêng của ngành học, giáo viên phải đứng lớp cả ngày, thời gian dành
cho việc tìm kiếm và làm đồ dùng học tập, đồ chơi còn ít, phần lớn chỉ trong thời
gian hè, ngày nghỉ và tranh thủ quĩ thời gian còn lại.
2
Số cán bộ giáo viên hiểu cách làm, biết cách vận dụng và khả năng sáng
tạo còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở các giáo viên trẻ, khéo tay và có năng khiếu
làm đồ dùng học tập, đồ chơi.
Một số giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của những đồ dùng học
tập,đồ chơi đã có.
3. Kết quả của thực trạng:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và động viên
các giỏo viờn ở cỏc nhúm lớp tự làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các nguyên,
vật liệu sẵn có nhưng để đáp ứng được với yêu cầu thì phần nào đó còn hạn chế,
số đồ dùng học tập, đồ chơi phục vụ cho việc học tập, vui chơi và các hoạt động
khác đã có mặt nhưng chưa phong phú về hình thức và chủng loại. Thực tế:
TT
Nội dung
Tổng
số
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
yêu cầu
yêu cầu
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Số lớp có đủ đồ dùng học tập, đồ 10
10
100
0
0
2
chơi ở mức độ tối thiểu
Số lớp có đủ đồ dùng học tập, đồ 10
6
60
4
40
15
65
8
35
4
học tập, đồ chơi.
Số CBGV biết cách làm và vận 23
13
56.6
10
43.4
5
dụng sáng tạo.
Số CBGV sử dụng có hiệu quả đồ 23
15
65
8
35
chơi tự làm đảm bảo yêu cầu chất
3
lượng, phong phú, hấp dẫn.
Số CBGV có ý thức sưu tầm 23
nguyên vật liệu để làm đồ dùng
dùng học tập, đồ chơi đã làm.
3
Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê hứng thú
với đồ chơi và cách làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ, làm thế nào để cán bộ,
giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ nguyên
vật liệu tận dụng, sẵn có của địa phương để giảm bớt chi phí mua đồ dùng học
tập, đồ chơi có sẵn, đắt tiền mà nhiều khi không phù hợp với lứa tuổi, làm thế
nào để khi có đồ dùng học tập, đồ chơi đẹp, hấp dẫn : Sẽ lôi cuốn trẻ hứng thú
tham gia học tập ; khi có đồ chơi phong phú “bắt mắt”: trẻ sẽ nghĩ ngay đến trò
chơi với đồ chơi đó. Tôi quyết định lựa chọn các giải pháp trọng tâm để thực
hiện có hiệu quả như sau:
B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I . CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1.Tổ chức hội thảo về đồ dùng học tập, đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm đồ
dùng học tập, đồ chơi cho cán bộ giáo viên
2.Phát động phong trào làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ từ các nguyên, vật
liệu dễ kiếm đồng thời sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập, đồ chơi đã làm.
3. Tổ chức hội thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo từ nguyên, vật liệu sẵn có.
4. Khai thác tiềm năng sẵn có từ các bậc phụ huynh, các lực lượng xã hội trong
việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ nhà trường, đồng thời cùng dành thời gian
và công sức làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ.
5. Định hướng kế hoạch, thời gian chủ động làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho
nhà trường và cho giáo viên.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
I .Tổ chức hội thảo về đồ dùng học tập, đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm đồ
dùng học tập đồ chơi cho cán bộ giáo viên.
Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi
cho cán bộ giáo viên có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức đều mang lại hiệu quả
riêng nhưng theo tôi tổ chức hội thảo không những mang lại hiệu quả cao về
4
chuyên môn mà còn là hình thức bồi dưỡng về năng lực giao tiếp, kỹ năng ứng
sử, đặc biệt là năng khiếu cá nhân, bởi qua hội thảo họ được trao đổi, được bàn
bạc, được thảo luận đưa ra ý kiến của riêng mình trên cơ sở đó học tập kinh
nghiệm lẫn nhau.
Để tổ chức buổi hội thảo được tốt tôi đã cùng Ban giám hiệu nhà trường
xây dựng kế hoạch hội thảo trình lên PGD & ĐT huyện để thống nhất nội dung,
thời gian và hình thức làm.
Mục đích của hội thảo :
Tận dụng những nguyên, vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để làm đồ dùng học tập,
đồ chơi sử dụng trong học tập và trong các trò chơi cho trẻ.
Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng làm, rèn luyện tính kiên trì, khả năng khéo
léo của đôi bàn tay cho cô và trẻ.
Nội dung của hội thảo : Tôi định hướng chỉ xoay quanh 2 vấn đề cơ bản:
- Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm đã làm đồ dùng học tập đồ chơi từ các
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương ở mỗi lớp, mỗi cá nhân giáo viên.
- Giúp nhau thực hành làm các đồ dùng học tập, đồ chơi theo ý tưởng riêng và
cách làm của mỗi người.
Hình thức của hội thảo:
Để tất cả mọi giáo viên được tham gia, phát huy hết khả năng vốn có của mình
chúng tôi thực hiện theo hình thức:
Bứơc1: Chia lớp thành 3 tổ theo 3 khối .( Khối nhà trẻ,Khối lớp mẫu giáo 3
tuổi, và 4 tuổi. Khối lớp mẫu giáo 5 tuổi)
Tổ 1: Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập,đồ chơi từ tre, trúc, cói đay, rơm, rạ…
Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ vải , len, sợi…
Tổ 2: Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ bìa, giấy, đất nặn.
Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ
cây, cành cây, hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạt trái cây…
5
Tổ 3: Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các tạp phẩm hoặc từ các
đồ vật khác nhau.
Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các cách phun, vẩy, búng,
thổi, vo vê..
Sau đó lại đổi chéo tổ, cá nhân làm các loại đồ dùng học tập, đồ chơi từ
các nguyên vật liệu khác nhau.
Mời tổ trưởng lên trình bày ý kiến, các tổ khác thảo luận, góp ý, bổ sung.
Bước 2: Giúp nhau thực hành làm các đồ chơi, đồ dùng học tập theo ý tưởng
và cách làm của mỗi tổ, mỗi người.
Để thực hiện tốt bước này chúng tôi đề nghị các thành viên mang đến càng
nhiều, càng tốt những nguyên vật liệu ở địa phương ( Các loại hột hạt, vỏ sò,
hến, vỏ dừa , vải màu, chai nhựa, giấy, bìa các loại, que, các khối gỗ, sợi đay,
sợi cói rơm rạ đã chuốt phẳng, sợi len, bàn chải răng cũ, ống nhựa, sợi bèo tây
phơi khô..) với bất kỳ hình dáng và kích thức nào, các dụng cụ để làm.
Trên cơ sở thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, tạo
không khí thoải mái, tin cậy lẫn nhau, hướng dẫn nhau về cách làm, qui trình làm
và kỹ thuật làm.
Tổ 1: Kinh nghiệm làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ tre, trúc, cói đay, rơm, rạ…
Ví dụ: - Đưa ra kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các loại cói đay,
rơm rạ:
+ Đan, tết: thành cái làn, mũ, xoong, nồi, chảo rán, bát thìa, cốc uống nứơc…
phục vụ cho các buổi chơi và các trò chơi phân vai ; các con vật, các hình khối
… để phục vụ chủ đề thế giới động vật, các hoạt động khám phá khoa học , nhận
biết phân biệt và các hoạt động khác.
+ Bện thành những sợi dây tròn, dây dẹt (Để học tập : Nhận biết dài- ngắn; tròn,
dẹt ; Để chơi: Chơi kéo co, nhảy dây) các thảm tròn, thảm hình chữ nhật, thảm
vuông, thảm hình tam giác (làm đồ dùng học toán: Nhận biết hình tròn, vuông,
6
chữ nhật, tam giác; Để chơi : ngồi chơi ô ăn quan, chồng nụ chồng hoa, nu na nu
nống…) nhằm ôn lại các trò chơi truyền thống, các trò chơi dân gian phục vụ
một số nội dung trong cuộc vận động “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các loaị tre trúc song mây:
+Từ các ống, các đoạn tre ngà, trúc vàng có màu vàng óng rất đẹp , với kích
thước dài ngắn, to, nhỏ khác nhau có thể làm bộ lồng ghép, bộ gõ, bộ lăn, xúc
xắc, cán cờ, đũa dài, đũa ngắn, làm tầu hỏa, làm cối giã gạo, làm thùng sách
nước…những đoạn trúc nhỏ hơn có thể làm đồ chơi xâu hạt.
- Kinh nghiệm làm từ bìa, giấy, đất nặn : Họ cho biết có thể dùng đất sét của địa
phương nhào cho mềm rồi nặn các sản phẩm theo ý muốn, mang phơi khô, khi
sử dụng sạch sẽ, vệ sinh không kém đất mua sẵn.
Để nặn nhanh, chính xác và trong thời gian ngắn tạo được nhiều sản phẩm
chúng tôi hướng dẫn giáo viên bằng nhiều cách : Ví dụ: Đối với qui trình nặn các
con vật : biết cách qui về nhóm động vật 4 chân, 2 chân và về các hình khối cơ
bản như hình khối trứng, hình khối trụ, hình lá…
Cụ thể: Muốn nặn con hươu sao đứng : Đầu, mình (khối trứng); Cổ, chân
(khối trụ); Tai (hình lá)…Từ các hình khối đó chỉnh sửa ghép lại .Sau đó lấy hạt
bưởi, hoặc hạt vừng, hay hạt cam thảo gắn lên là được con hươu sao rất đẹp.
Nếu muốn tạo dáng hình con hươu sao nằm: chỉ cần uốn gấp chân xếp
dưới bụng, gắn cổ theo hướng lên là được.
Muốn hươu đang chạy thì thân hơi đổ về phía trước, hai chân trước cũng
nao về phía trước, hai chân sau dượt theo.
Tương tự muốn nặn con thỏ, con mèo, con sóc, con trâu …chúng tôi đều dựa
trên các hình khối cơ bản đó và chỉ cần thêm chi tiết phụ mang đặc điểm riêng
của từng con là xong, vừa nhanh, vừa giống thật, đẹp mà trông rất ngộ nghĩnh.
Tổ 2: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cây, cành cây, , vỏ
ngao,vỏ sò, vỏ hến ,hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạt trái cây…
7
Ví dụ : - làm cây phượng: Thân bằng vỏ cây khô, hoa bằng giấy đỏ cắt nhỏ, cành
bằng đất nâu bồi, nền dưới gốc bằng đất vàng nhạt.
- Vỏ sò trắng chắp thành hình con thiên nga; vỏ sò các màu chắp thành hình con
công đặc biệt là đuôi công rất đẹp và hấp dẫn từ các màu sắc tự nhiên.
Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các tạp phẩm hoặc đồ vật khác nhau.
- Ví dụ: Lõi chỉ bằng gỗ thì làm bánh xe lăn, bằng giấy thì cắt thành khoanh nhỏ
nhuộm màu làm đồ chơi xâu hạt.
- Bao diêm cũ bọc giấy màu làm đồ chơi xếp hình, làm xúc xắc cho trẻ nhà trẻ.
- Những ống nhựa, dây nhựạ truyền huyết thanh bỏ đi có thể rửa sạch làm ống
nghe cho trò chơi bác sĩ…
- Những miếng xốp chèn hàng cũng có thể tạo ra nhiều đồ chơi lý thú như cắt bộ
ghế, bộ ấm chén, tủ quần áo, con cá, con chim bồ câu.
- Những dây buộc hàng bằng ni lông các màu đan thành những bộ lồng rất đẹp
không kém lồng nhựa.
- Đồ chơi bằng rơm, cói, đay : Tết thành con tôm, con cá, con cua (các con vật
sống dưới nước) phục vụ cho chủ đề thế giới động vật; cái đĩa, cái bát , cái
cốc… (đồ dùng ăn uống) phục vụ cho khám phá khoa học, nhận biết tập nói, cho
các trò chơi phân vai….
Tổ 3: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các cách phun, vẩy, búng, thổi, vo vê..
Ví dụ: Từ màu nước đã được pha sẵn, kết hợp giữa kỹ năng : phun, thổi , vẩy
búng theo ý tưởng cá nhân để tạo thành các mảng màu đậm nhạt theo ý muốn,
hoặc dùng bàn chải đánh răng cũ thấm vào mầu nước khác nhau rồi vẩy, bật
bung trên nền bìa thành các mảng lấm chấm với màu sắc khác nhau để tạo thành
bức tranh con vật hay bức tranh cây cảnh, bông hoa rất đẹp .
Ngoài ra lớp còn được học tập, củng cố và nâng cao các kỹ năng khác như
Vo, vê, xé dán, cắt dán, dập giấy, miết đất, đắp, bồi, khâu vá…để tạo ra nhiều
sản phẩm khác nhau mọi người được thực hành nhiều lần và bằng khả năng sáng
8
tạo của mình cho ra đời được nhiều sản phẩm phong phú, đẹp mắt, có giá trị sử
dụng như cây cối , đồ vật, con vật, tranh ảnh, người, các đồ dùng gần gũi phục
vụ trong sinh hoạt hàng ngày …có thể nói sản phẩm làm ra muôn màu muôn vẻ
được trưng bày như là một “thư viện” đồ chơi tạo thành bức tranh sinh động,
đẹp mắt và vô cùng hấp dẫn.
Kết quả:
Về nhận thức : Tất cả mọi người đều phấn khởi và khẳng định sau hội
thảo họ học tập được nhiều điều bổ ích như cách làm, kỹ năng làm và nhất là kỹ
thuật làm nhanh hơn, chính xác hơn và có những đồ dùng học tập, đồ chơi mà
theo họ cách làm của bạn dễ hơn nhưng tạo sản phẩm lại đẹp hơn.
Về số lượng: Nhiều hơn, đủ cho các hoạt động học và chơi của trẻ.
Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng đảm bảo, bền, đẹp, có giá trị sử
dụng, hình thức phong phú và nhiều thể loại khác nhau.
2. Phát động phong trào làm đồ dùng học tập đồ chơi cho trẻ từ các nguyên,
vật liệu dễ kiếm - đồng thời sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập, đồ chơi đã
làm.
Sau hội thảo bước tiếp theo tôi chỉ đạo các lớp phát động phong trào làm
đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo theo từng đợt để lấy thành tích chào mừng các
ngày lễ trong năm. Một phần giúp cho cán bộ giáo viên củng cố cách làm, qui
trình làm, mặt khác quan trọng hơn cả là họ tạo ra được nhiều sản phẩm cho các
cháu học tập, vui chơi. Sau mỗi đợt các trường tổng hợp số lượng làm, chất
lượng đồ dùng học tập, đồ chơi, báo cáo kết quả về Ban giám hiệu nhà trường.
Để động viên và khuyến khích tinh thần làm chúng tôi gắn kết quả làm đồ chơi
tự tạo vào tiêu chí thi đua hàng năm để các lớp và giáo viên phấn đấu.
Cũng từ đó các lớp xuất hiện rất nhiều đồ dùng học tập, đồ chơi đẹp, hẫp
dẫn, có giá trị sử dụng. Nhiều đồ chơi còn sáng tạo hơn ban đầu như các cô giáo
Cô Lê Thị Vân Hà, cô Lê Dương, cô Nguyễn Trang ( Khối lớp 5 tuổi); Cô Bùi
9
Thuỷ, Cô Nguyễn Hương( Khối lớp 4 tuổi) cô Hoàng Thuỷ, cô Hoàng
Hạnh( Khối lớp 3 tuổi), cô Đồng Giang, cô Phạm Cúc( Khối nhà trẻ)
Các đồ dùng học tập, đồ chơi còn được bố trí, sắp xếp phù hợp trong các
góc chơi, đặc biệt là các đồ dùng học tập đồ chơi đó được phát huy tác dụng
trong mỗi buổi chơi, mỗi trò chơi và với nhiều cách chơi khác nhau.
Ví dụ : Một bộ vỏ hến có thể phân loại to nhỏ, nhiều ít, xếp cao thấp; Xếp hình
các loại quả, các chữ số, chữ cái, bông hoa, các con vật ; Hoặc xếp thành nhiều
hình dáng khác nhau : Từ con cá đang nằm chỉ cần xếp lại cái đuôi theo hình
cong từ dưới lên một chút thành cá đang quẫy đuôi bơi rất đẹp . Trẻ có thể chơi
cá nhân hoặc theo nhóm, và cùng nhau thảo luận cách chơi.
Một yếu tố để phát huy tối đa hiệu quả đồ dùng học tập, đồ chơi đã làm tôi
đã cùng ban giám hiệu chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường lớp học khoa học,
sắp xếp hợp lý giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng, dễ cất nhằm tạo điều kiện cho
trẻ được chơi với đồ chơi thường xuyên theo ý thích cá nhân của mình.
Để có nhiều đồ dùng học tập,đồ chơi cho trẻ chơi và cũng là một trong các
hình thức sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập,đồ chơi đã làm , tôi chỉ đạo các
lớp, giáo viên hướng dẫn trẻ cùng tham gia hoạt động làm một số đồ dùng học
tập,đồ chơi đơn giản cùng với cô, bằng hình thức này trẻ tham gia rất hứng thú,
chủ động tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất
phù hợp với việc thực hiện các loại chương trình và cũng là thực hiện tốt một số
nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực mà ngành đang chỉ đạo.
Kết quả: Theo thống kê của các lớp số lượng đồ chơi được xếp loại cấp trường
(tính theo bộ):
Đồ dùng đồ chơi học tập:
45 bộ.
Đồ dùng đồ chơi phản ánh sinh hoạt:
10 bộ.
Đồ dùng đồ chơi sân khấu và âm nhạc: 10 bộ
Đồ dùng đồ chơi trang trí:
20 bộ
10
Đồ dùng đồ chơi lắp ghép, xây dựng:
20 bộ.
3. Tổ chức hội thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương:
Tôi xác định đây là một giải pháp quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học và đáp ứng được yêu cầu đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ. Trên cơ sở
phát động làm đồ dùng học tập, đồ chơi dưới các lớp chúng tôi tổ chức hội thi
theo cấp trường. Tổ chức thi vào tháng 3 năm 2011. Mục đích phát huy cao độ
khả năng tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có và mức độ tham gia của các lớp đồng
thời coi đây là cơ hội để giáo viên bộc lộ hết khả năng của mình.
Trước khi chấm chúng tôi yêu cầu các lớp tổng hợp số lượng dự thi, phân
được từng loại đồ dùng học tập, đồ chơi, làm bằng chất liệu gì, thuyết minh cách
làm, cách sử dụng, phục vụ cho trò chơi gì, môn học gì để mọi người cùng biết
và vận dụng. Mặt khác chúng tôi yêu cầu đồ dùng học tập, đồ chơi dự thi phải
đảm bảo nguyên tắc:
- Phải đáp ứng được nguyên tắc giáo dục.
- Phải thỏa mãn được nhu cầu và ý muốn hoạt động tích cực trong khi học
tập và vui chơi của trẻ.
- Phải có hình dáng giống như thật.
- Phải kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc, hình khối.
- Phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, bền chắc, có giá trị sử dụng.
Chấm xong chúng tôi trưng bày sản phẩm tại trường Văn phòng nhà
trường mời lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh, các ban ngành về dự, tham
quan. Bằng hình thức này chúng tôi đón nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, những
lời động viên, khen ngợi , ghi nhận công sức của chị em giáo viên trong nhà
trường. Cũng thông qua hội thi họ hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng học
tập,đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đồ dùng học tập, đồ chơi này
lại được làm chính ngay từ những nguyên vật liệu có xung quanh mình. Chúng
11
tôi nghĩ đây là một hình thức tuyên truyền nhanh nhất, dễ hiểu nhất, hiệu quả
nhất.
Kết quả hội thi : Tính theo đơn vị lớp :
Giải nhất : 2 lớp
Giải nhì : 3 lớp
Giải ba: 3 lớp
Giải khuyến khích 1lớp.
Giải cho những bộ đồ chơi tiêu biểu, độc đáo: 4 bộ.
Để có kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho những năm tiếp theo,
trên cơ sở bản thuyết minh của các lớp chúng tôi soạn thảo và đóng thành cuốn
sách có tên gọi: “Kinh nghiệm làm dùng học tập, đồ chơi từ các nguyên vật
liệu sẵn có của địa phương” phát cho mỗi lớp một cuốn để học tập theo nhu
cầu.
4.Khai thác tiềm năng sẵn có từ các bậc phụ huynh, các lực lượng xã hội
trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ nhà trường, đồng thời cùng
dành thời gian và công sức làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ.
Theo tôi đây là giải pháp quan trọng không thể thiếu được trong việc tìm
kiếm, nâng cao chất lượng làm đồ chơi cho trẻ bởi đây là một lực lượng lớn, nếu
các trường biết tận dụng và khai thác bằng nhiều hình thức thì sẽ thu về nguồn
đồ chơi vô tận.
Ý thức được điều này tôi cùng Ban giám hiệu tập trung cho 2 vấn đề:
* Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội hiểu được tầm
quan trọng và nguồn lực đồ chơi sẵn có ở địa phương để họ biết và thu gom
giúp nhà trường.
* Khai thác khả năng làm đồ chơi của các bậc phụ huynh và các lực lượng
xã hội:
Đối với công tác tuyên truyền:
12
Tùy từng đối tượng và thời gian cho phép chúng tôi đưa ra các nội dung
tuyên truyền phù hợp, dề hiểu, có tính thuyết phục như đồ dùng học tập đồ chơi
giúp trẻ củng cố chương trình học, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống xung
quanh, hoàn thiện và rèn luyện các giác quan, năng lực ghi nhớ, chú ý, óc quan
sát tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ … nếu không có đồ dùng học tập, đồ
chơi cho trẻ học tập, vui chơi thì những nội dung trên sẽ không đạt hiệu quả cao,
để có nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng học tập , đồ chơi cho trẻ thì các bậc
phụ huynh hãy giúp nhà trường có được các nguyên liệu mà hàng ngày chúng ta
thường gặp như cây cói, sợi đay, sợi rơm đến các hộp chè, sợi thép, các loại bìa,
vải, len, sợi, các loại hột hạt, hạt vừng, hạt đỗ… mà nhà nông chúng ta sản xuất
được đều có thể sử dụng làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ được và đề nghị
họ mang ủng hộ nhà trường .
Chúng tôi còn tổ chức tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, Hội
khuyến học, Đoàn thanh niên, Phụ nữ …và qua các hoạt động khác như các hội
thi : “Bé thông minh, nhanh trí ” ; hội “thi đồ dùng học tập, đồ chơi” cho tất cả
các đối tượng.
Ngoài ra chúng tôi còn tuyên truyền bằng hình thức mời phụ huynh về dự
hoạt động chơi tại các nhóm, lớp do cô tổ chức để họ được chứng kiến con em
mình học tập vui chơi với đồ chơi một cách say sưa và hứng thú, chúng tôi nghĩ :
Chỉ có trẻ và đồ chơi, trẻ chơi không biết chán, quên cả giờ mẹ đón, đó là
những hình ảnh rất sinh động để vận động, tuyên truyền phụ huynh, từ đó phụ
huynh rất phấn khởi và có ý thức sẵn sàng đóng góp nguyên vật liệu cho nhà
trường.
Hơn thế nữa chúng tôi còn thông báo về chủ đề sắp tới để khuyến khích cha mẹ
trẻ tham gia đóng góp nguyên vật liệu làm đồ dùng học tập đồ chơi phục vụ cho
chủ điểm, chủ đề đạt hiệu quả cao.
13
Đối với việc khai thác khả năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi của các bậc
phụ huynh và các lực lượng xã hội:
Chúng tôi làm bằng cách thông qua tìm hiểu lý lịch của trẻ về nghề nghiệp, năng
khiếu của từng phụ huynh trong lớp.
Từ chỗ khai thác đúng nghề, đúng nghiệp cùng với khả năng tham mưu
khéo léo, chúng tôi đã có một lực lượng hết sức “ đông đảo”; nhiều phụ huynh
tích cực phát huy “tay nghề” sẵn có của mình cùng tham gia làm đồ dùng học
tập, đồ chơi cho trẻ.
Ví dụ: - Phụ huynh làm nghề thợ may thì tận dụng vải thừa từ nhiều màu sắc để
may các con giống, rối tay, trang trí “sân khấu” cho các câu chuyện kể, cho hoạt
động âm nhạc…
- Phụ huynh làm nghề cơ khí thì uốn thép , khoan sắt : làm các đồ dùng đồ chơi
kéo đẩy như : xe “chở cói”; các vật dụng như : thùng xách nứơc, roa tưới cây ;
“ chiếc nón kỳ diệu” để phục vụ học tập và vui chơi cho trẻ
- Phụ huynh làm nghề mộc thì làm đồ chơi từ gỗ: tạo ra các khối chữ nhật, tròn,
vuông, cuốc, xẻng, liềm cắt cói, liềm cắt lúa, cày, bừa, go dệt chiếu, xe đay…
phục vụ cho chủ điểm ngành nghề nói chung và một số nghề của địa phương
Nga Bạch nói riêng đồng thời cũng phục vụ cho một số trò chơi dân gian là một
trong các nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Phụ huynh làm nghề thủ công đan lát thì đan làn, cốc chén, đĩa, mũ, dép…từ
cây cói, sợi đay để tặng nhà trường phục vụ cho chủ điểm gia đình…
Những tấm gương tiêu biểu như phụ huynh của các cháu ở các lớp 5 tuổi A1, 5
tuổi A2, 5 tuổi A3, 4 tuôi B3, Nhóm trẻ 25- 36 tháng… Ngoài ra còn có các
người thân của cán bộ giáo viên như Ông nội của cháu Đào Thanh Bình (lớp 5
tuổi A2); bố đẻ của cô giáo PhạmThị Cúc( Nhóm trẻ 25- 36 tháng) chồng của cô
Lê Thị Dương (Lớp 5 tuổi A2),…
14
Đặc biệt là các thành viên của Hội phụ huynh nhà trường, của Hội phụ
nữ , của Ban văn hóa xã ,. Nhất là qua hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo
vệ môi trường” trong năm học này đã tạo lên được không khí hào hứng, sôi nổi
nhiệt tình từ các các lực lượng xã hội phục vụ cho hội thi : ngoài các chùm thơ,
bài vè, các bài ca dao …có nội dung thiết thực, 2 hội thi còn được đón nhận quà,
tiền mặt, đồ dùng đồ chơi, các loại tranh ảnh của các “họa sĩ ” không chuyên
như phụ huynh, các anh chị Đoàn Thanh niên , các họa sĩ chuyên ngành như
Ban Văn hóa xã, vẽ tặng và ủng hộ và phong phú thêm nguồn đồ dùng học tập,
đồ chơi cho trường được khai thác ngay từ chính trong hội thi.
Kết quả : Qua chọn lọc :
Từ vải : 30 rối tay; 20 con giống các loại; 3 phông trang trí “Sân khấu”;
Từ thép, nhôm : 3 xe kéo đẩy, 3 đôi thùng xách nước, 4 roa tưới cây;
Từ gỗ: 150 khối chữ nhật; 123 khối vuông; 115 khối tam giác ; 156 khối
tròn; 43 cuốc, xẻng, liềm cắt cói, cắt lúa; 3 cày bừa, go dệt chiếu xe đay;
Từ cói : 28 bộ cốc chén. 18 đĩa ,28 làn “ đi chợ”, 17 mũ, 15 đôi guốc dép
các cỡ; 21 con vật ...v.v
Từ bìa, giấy bạt: 4 bộ tranh truyện kể, 4 bộ tranh thơ. 35 bức tranh vẽ
tặng hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường ” của nhà trường
trong năm… và còn nhiều đồ dùng học tập đồ chơi có giá trị khác.
Có thể nói thành công của giải pháp này là chúng tôi đã dấy lên được
phong trào làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ từ các lực lượng xã hội. Tạo
được sự gắn bó giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội . Nhất là tạo được sự thay
đổi hành vi của các bậc phụ huynh, của cộng đồng về làm đồ dùng học tập, đồ
chơi và cách làm đồ dùng học tập đồ chơi cho trẻ, kết lại thành sức mạnh tổng
hợp góp tiếng nói chung nâng cao chất lượng Giáo dục Mầm non, tạo điều kiện
tốt nhất cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học
này và những năm học tiếp theo.
15
5. Định hướng kế hoạch, thời gian làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trường
và giáo viên:
Để có đồ dùng học tập, đồ chơi phục vụ trẻ không phải bất cứ lúc nào
cũng có thời gian để làm, hơn nữa các giáo viên ít có cơ hội học tập lẫn nhau
nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ chơi. Câu hỏi đặt ra là : Làm thế nào để mình
hoàn toàn chủ động có nhiều đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo trong suốt năm
học. Tôi đề nghị và thống nhất với các trường:
Căn cứ vào qui định nhà trẻ hoạt động trong cả thời gian hè, mẫu giáo
được nghỉ 2 tháng (tháng 6,7) tháng 8 dành cho chuyên đề, điều tra cháu trong
độ tuổi và một số công tác khác chuẩn bị cho năm học mới:
Thứ nhất: Trong thời gian hè tiếp tục phát động phong trào tìm kiếm
nguyên vật liệu và động viên chị em tập trung về trường theo tinh thần chung 1-2
tuần làm đồ dùng học tập đồ chơi cho trẻ.
Thứ hai : Trong thời gian hè và trong cả năm học các trường và giáo viên
có kế hoạch bổ sung đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm theo tháng, theo chủ đề .
Chúng tôi đề nghị giáo viên căn cứ vào chương trình của từng độ tuổi, từng chủ
đề xem độ tuổi đó, chủ đề đó có những trò chơi gì, bài học gì , cần những đồ
dùng học tập đồ chơi nào, cái gì đã có và có thể vận dụng được, còn cái gì chưa
có để chủ động làm.
Ví dụ : Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi đang thực hiện chủ đề “Trường mầm non”,
chủ đề tiếp theo là chủ đề “Bản thân” thì ngoài những đồ dùng học tập, đồ chơi
đã có, có thể vận dụng được thì cần phải chủ động bổ sung thêm đồ dùng học
tập, đồ chơi mới đầy đủ và phù hợp cho đề “Bản thân”.
Thứ ba: Phát huy và sử dụng có hiệu quả những đồ dùng đã làm một cách
tốt nhất theo quan điểm làm đồ dùng học tập là để cho trẻ học, làm đồ chơi là để
cho trẻ chơi chứ không phải để trung bày hay trang trí. Luôn luôn thay đổi mẫu
làm, hình thức, kiểu dáng trên cùng một loại đồ dùng đồ chơi để tạo sự hấp dẫn
16
kích thích ham muốn được học tập, được vui chơi của trẻ đến mức : Khi nhìn
thấy đồ chơi trẻ nghĩ ngay đến trò chơi và cách chơi với đồ chơi đó.
C. KẾT LUẬN :
Đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ :
Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm
xã hội và phát triển thẩm mỹ…chính vì vậy nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ
dùng học tập, đồ chơi để để có thật nhiều và đầy đủ cho trẻ học và chơi là một
việc làm cần thiết, bổ ích, là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên vì đồ dùng
học tập, đồ chơi là người bạn thân thiết, là “sách giáo khoa” giúp trẻ học làm
người. Hơn thế nữa đồ dùng học tập và đồ chơi còn có mối quan hệ chặt chẽ và
bổ trợ cho nhau : Đồ chơi trong một hoàn cảnh nhất định nào đó lại được sử
dụng làm đồ dùng học tập cho trẻ và giáo cụ trực quan cho giáo viên khi có nhu
cầu và ngược lại một số đồ dùng học tập có thể trở thành đồ chơi cho trẻ nếu
thấy phù hợp. Bằng sự nỗ lực của giáo viên, những cố gắng của đội ngũ cán bộ
giáo viên chúng tôi đã đạt được kết quả như sau:
1. Kết quả nghiên cứu :
TT
Nội dung
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Tổng
yêu cầu
số
Số
lượng
%
yêu cầu
Số
%
lượng
1
Số trường có đủ đồ dùng học tập, đồ 10
10
100
0
0
2
chơi ở mức độ tối thiểu
Số trường có đủ đồ dùng học tập, đồ 10
9
90
1
10
17
chơi tự làm đảm bảo yêu cầu chất
lượng, phong phú, hấp dẫn.
Số CBGV có ý thức sưu tầm nguyên 23
3
21
91
2
9
4
chơi.
Số CBGV biết cách làm và vận dụng 23
20
87
3
13
5
sáng tạo.
Số CBGV sử dụng có hiệu quả đồ 23
21
91
2
9
vật liệu để làm đồ dùng học tập, đồ
dùng học tập, đồ chơi đã làm.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để chủ động đáp ứng được đồ dùng học tập đồ chơi cho trẻ ngày càng
nhiều, phong phú, hấp dẫn và có chất lượng. Tôi nghĩ chúng ta cần:
2.1 Có kế hoạch chỉ đạo chủ động làm đồ dùng học tập, đồ chơi ngay từ đầu năm
học .
- Thường xuyên tổ chức được hội thảo đồ dùng học tập, đồ chơi và cách làm đồ
dùng học tập, đồ chơi tự tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho
đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Xây dựng được ý thức tìm kiếm, nhặt nhạnh nguyên, vật liệu sẵn có từ đội
ngũ cán bộ giáo viên, các lực lượng xã hội bằng nhiều hình thức làm phong phú
thêm “ kho nguyên, vật liệu ” sẵn có để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ vào
bất cứ lúc nào khi có thời gian và nhu cầu.
- Phát động phong trào làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo và tổ chức được hội
thi các cấp : Lớp - Trường- Huyện. Có phần thưởng xứng đáng cho những cá
nhân, tập thể làm tốt để động viên khích lệ phong trào kịp thời.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các bậc
phụ huynh, các lực lượng xã hội trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu có sẵn và
tham gia làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo cho trẻ.
18
- Chỉ đạo giáo viên sử dụng có hiệu quả nguồn đồ dùng học tập, đồ chơi đã làm
được, đồng thời biết cách hướng dẫn trẻ chơi linh hoạt bằng nhiều cách chơi với
một đồ chơi, hay nói cách khác một đồ chơi mà có nhiều cách chơi sẽ tạo cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình sử dụng đồ chơi phù
hợp với mỗi trò chơi, trên cơ sở đó giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng
một cách nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất ngay chính trong quá trình chơi, quá
trình học tập và các hoạt động khác.
Ngay nay đồ dùng học tập, đồ chơi rất đa dạng và phong phú, cùng với sự
phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật, đồ dùng học tập, đồ chơi cũng hoàn
thiện dần cùng với thời đại . Trong tương lai đồ dùng học tập, đồ chơi hiện đại sẽ
giúp trẻ tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhưng tôi tin tưởng rằng với những
đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở đia phương
nó vẫn mãi được phát huy tác dụng và được trẻ tiếp nhận một cách hứng thú
đồng thời được phụ huynh đồng tình ủng hộ - bởi nó mang phong cách riêng,
tính sáng tạo riêng, ý tưởng riêng ,tình cảm riêng, của mỗi phụ huynh, của mỗi
cô giáo và của chính bản thân mỗi trẻ chứa đựng trong những đồ dùng học tập,
đồ chơi đã làm và đã đựơc sử dụng một cách rộng rãi, hứng thú và có hiệu quả.
3, Ý kiến đề xuất:
Đề nghị cấp trên thường xuyên mở các lớp thực hành làm đồ dùng học tập
đồ chơi tự tạo bằng các nguyên, vật liệu sẵn có ở địa phương để cán bộ giáo
viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao kiến thức kỹ năng làm
ngày càng sáng tạo, độc đáo và hiệu quả hơn để đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm
mãi là nguồn cảm hứng vô tận, niềm đam mê và ngày càng phát huy tác dụng
của nó nhằm thoả mãn những nhu cầu và ham thích chính đáng của trẻ, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để giúp các trường mầm non hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học này và những năm học tiếp theo./.
Nga Bạch ngày 21 tháng 4 năm 2011
19
Người làm sáng kiến kinh nghiệm
Trần Thị Hiền
20