CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2016
/2016/BC-TPB.BDH
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG & CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2015
VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2016
NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Kính gửi: Đại hội đồng cổ đông
Ban Điều hành (BĐH) xin kính trình Đại hội đồng cổ đông Báo cáo kết quả hoạt động & các
chỉ tiêu kinh doanh năm 2015 và kế hoạch kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng TMCP
Tiên Phong với các nội dung cụ thể sau:
I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2015
II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2015
1. Kết quả hoạt động nổi bật của Ngân hàng
2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2015
3. Kết quả các hoạt động cụ thể
III. Kế hoạch kinh doanh năm 2016
IV. Kết luận
1 / 18
I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2015
1. Bối cảnh kinh tế chung
Năm 2015, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng không thuận lợi đến nền kinh tế
trong nước. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp
nhất trong vòng 6 năm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và cân đối thu chi ngân sách. Thị
trường tài chính quốc tế có những biến động đột biến trước động thái điều chỉnh giảm giá
mạnh đồng nhân dân tệ cộng hưởng với quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ
có tác động tâm lý đến thị trường trong nước. Ở trong nước, năm 2015 là năm có ý nghĩ quyết
định trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, với việc
triển khai đồng bộ các giải pháp, kinh tế vĩ mô tiếp tục có chuyển biến tích cực với việc tăng
trưởng kinh tế cao hơn, sức cầu trong nước có sự cải thiện, lạm phát ổn định ở mức thấp, tuy
nhiên nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những thách thức như cân đối ngân sách và xuất khẩu
gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường quốc tế đã tác động tâm lý,
ảnh hưởng không thuận lợi đến việc ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Trước bối cảnh đó, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2015 đặt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải chủ động, linh
hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới
5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%); điều
hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, tăng dư
nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá
nhân tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chủ động thực hiện các
biện pháp quản lý hiệu quả thị trường tiền tệ, thị trường vàng, tiếp tục khắc phục tình trạng đô
la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu
6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 tới nay, cho thấy nền kinh tế đã phục
hồi rõ nét. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014; đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng
trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42%
của năm trước, đóng góp 3,20 điểm phần trăm. Trong đó ngành công nghiệp tăng 9,39% so
với năm trước (công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,06%); ngành xây dựng tăng 10,82%, đây
là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần
trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2015 có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001
đến nay. Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,04% và đến cuối tháng 12, CPI tăng 0,4% so với
cuối năm 2014. Khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ
tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng
do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường. Một số nguyên nhân
gây tăng CPI năm 2015 do điều hành của Chính phủ, yếu tố thị trường, các yếu tố giữ cho CPI
có mức tăng thấp.
2 / 18
2. Hoạt động ngân hàng năm 2015
Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong
và ngoài nước, ngay từ đầu năm 2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thỉ chỉ đạo toàn hệ
thống triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống
TCTD an toàn, hiệu quả, đồng thời định hướng một số chỉ tiêu điều hành trong năm như:
Phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay Trung dài hạn thêm từ 1%/ năm đến 1,5%/
năm; Định hướng tổng phương tiện thanh toán năm 2015 tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng
khoảng 13%-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Hoạt động ngân hàng trong năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô huy động vốn,
tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng khá. Mức độ an toàn, ổn định của hệ thống
Ngân hàng được cải thiện và nợ xấu được xử lý quyết liệt. Năm 2015, TTS của hệ thống ngân
hàng tăng 9,9%, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng 17,29%, huy động vốn tăng 13,5% so
với cuối năm 2014. Thực hiện các chuẩn mực mới, chặt chẽ hơn về an toàn hoạt động và phân
loại nợ được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ
lệ an toàn vốn bình quân đạt 13,14%; tỷ lệ dự trữ thanh khoản bình quân đạt 19,4%, tỷ lệ vốn
ngăn hạn cho vay trung dài hạn đạt 29,4%, tỷ lệ LDR đạt 70%. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ
mức 4,83% cuối năm 2014 xuống còn 2,72% cuối năm 2015. Năm 2015, tỷ giá đã được điều
chỉnh 3 lần, tổng cộng 3% và biên độ tỷ giá cũng được nới lên 2 lần, từ 1% lên 3%. So với
năm cuối năm 2014, tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại như vậy đã tăng xấp xỉ
5%, từ 21.458 đồng lên 22.547 đồng. Động thái điểu chỉnh tỷ giá của NHNN sẽ giúp tỷ giá
VNĐ có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong
nước không chỉ trong năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016.
Với TPBank, hoạt động kinh doanh năm 2015 với kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều
đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong đó, tổng tài sản đã vươn lên quy mô
tầm trung đạt trên 76,2 ngàn tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm 2014, lợi nhuận sau khi trích lập đầy
đủ dự phòng rủi ro vẫn vượt kế hoạch với mức 626 tỷ đồng, huy động vốn đạt gần 69 ngàn tỷ
đồng bằng 116% kế hoạch, dư nợ cho vay tăng trưởng 40%, sử dụng hết hạn mức cho phép
của NHNN trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu chỉ là 0,4%.
Hướng đến sự tăng trưởng bền vững, TPBank đã duy trì tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng trên vốn huy
động (LDR) thấp hơn nhiều so với quy định, trong đó riêng thị trường 1 tỷ lệ này được hạ
xuống mức 88.4% nhờ vốn huy động từ tổ chức và dân cư tăng trưởng tốt. Cơ cấu vốn huy
động cũng thay đổi tích cực với tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dài cao hơn, nhờ vậy các tỷ lệ an
toàn đều đáp ứng quy định và thanh khoản luôn đảm bảo. TPBank cũng ghi dấu ấn khi vượt
mốc 1 triệu khách hàng và đến cuối năm đã có gần 1,2 triệu khách hàng.
II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2015
1. Kết quả hoạt động nổi bật của Ngân hàng:
Năm 2015, Ngân hàng đạt được những kết quả nổi bật sau:
Nhận 2 giải thưởng do Tạp chí Global Financial Market Review (GFM) trao tặng
gồm: Giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ Tốt nhất Việt Nam và Giải thưởng Ngân hàng Số
sáng tạo nhất Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp.
3 / 18
Tháng 6/2015, TPBank ra mắt website mới với giao diện hiện đại, thân thiện với
người dùng cùng giải pháp quản lý tài chính Easylink.
TPBank gắn kết thương hiệu với giới golf thông qua tổ chức giải WAGC tại Việt
Nam trong 3 năm liên tiếp 2015-2016-2017.
Triển khai thành công dịch vụ hải quan điện tử và nộp thế điện tử Ez.Tax.
Tháng 6/2015, TPBank đã bù đắp được toàn bộ lỗ lũy kế trong quá khứ, bắt đầu
có lợi nhuận thực dương, sớm trước 1 năm so với dự kiến và đánh dấu bước phát triển mới
của ngân hàng.
Tháng 10/2015, TPBank chính thức chào đón khách hàng thứ 1 triệu, sớm hơn 2
tháng so với mục tiêu và đến 31/12 đạt gần 1,2 triệu khách hàng.
Trong năm 2015, TPBank đã mở rộng mạng lưới chi nhánh tới một loạt các tỉnh
thành lớn trên cả nước, đánh dấu sự lớn mạnh của thương hiệu TPBank.
Ngày 17/12/2015, vượt qua các chuẩn mực đánh giá khắt khe, TPBank đã được
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB),
đồng ý tài trợ thương mại toàn cầu có hạn mức 10 triệu USD nhằm tăng cường hỗ trợ
các DN trong nước, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Với sự kiện này,
TPBank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam trong năm 2015 được IFC cấp hạn
mức tài trợ thương mại.
Hoàn thiện eBank 7.0 cá nhân và eBank Biz với nhiều tính năng vượt trội.
Tổng tài sản đạt trên 76,2 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 626 tỷ đồng, nợ xấu 0,66%.
2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2015:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
ĐVT: Tỷ đồng, %
So với kế hoạch
STT
Chỉ tiêu
1
Tổng Tài sản
2
Vốn điều lệ
3
Năm 2014
Năm 2015
KH 2015
So với 2014
+/-
%
51,478
76,221
70,018
6,203
109%
148%
5,550
5,550
5,550
-
100%
100%
Tổng huy động vốn, trong đó:
46,725
68,901
59,267
9,634
116%
147%
3.1 Tiền gửi của Khách hàng & GTCG
21,623
39,505
37,437
2,068
106%
183%
3.2 Tiền gửi, vay của các TCTD khác
25,102
29,396
21,830
7,566
135%
117%
24,960
34,828
34,854
(26)
100%
140%
19,839
28,240
29,658
(1,418)
95%
142%
5,121
6,588
5,196
1,392
127%
129%
1.0%
0.66%
<2.5%
171%
66%
536
626
620
6
101%
117%
0.15%
101%
4
Dư nợ cho vay, đầu tư trong đó:
4.1 Cho vay khách hàng
4.1 Trái phiếu DN
5
Tỷ lệ nợ xấu
6
Lợi nhuận trước thuế
7
CAR
15.04%
12.13%
>9%
8
ROE (*)
13.50%
13.85%
13.70%
Ghi chú (*): ROE = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
4 / 18
Tổng tài sản của TPBank đến cuối tháng 12/2015 đạt 76,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 24,7 nghìn
tỷ đồng tương đương với 48% so với cuối năm trước. Tổng huy động hơn 68,9 nghìn tỷ đồng,
trong đó, huy động từ khách hàng là 39.505 tỷ đồng, tăng 83% tương đương 17,9 nghìn tỷ
đồng so với năm 2014 và huy động từ các TCTD là 29.396 tỷ đồng, tăng 17% tương đương
4.294 tỷ đồng. Tổng dư nợ (bao gồm cả TPDN) là 34.828 tỷ đồng, tăng 39,5% (~9.868 tỷ
đồng) so với năm 2014. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng là 28.240 tỷ đồng, tăng ~42%
(8.400 tỷ đồng) so với năm 2014. Chất lượng nợ tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu giảm từ
1,00% năm 2014 xuống còn 0,66% tại thời điểm cuối năm 2015.
Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2015 của TPBank đạt gần 1.555 tỷ đồng trong đó thu
nhập lãi thuần đạt 1,403 tỷ đồng, chiếm 90,23%; thu nhập thuần ngoài lãi đạt gần 152 tỷ
đồng, chiếm 9,77%. Lợi nhuận trước DPRR tín dụng đạt 760,4 tỷ đồng và nhuận trước thuế
năm 2015 đạt 625,7 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch cả năm 2015. Đến 30/06/2015 TPBank đã bù
đắp được toàn bộ lỗ lũy kế trong quá khứ, và đạt lợi nhuận thực dương đến hết năm 2015 là
293 tỷ đồng.
Biểu 1: Xu hướng huy động, dư nợ TT1 và số lượng khách hàng qua các năm
50,000
1,400,000
1,200,000
40,000
1,000,000
30,000
800,000
20,000
600,000
400,000
10,000
200,000
-
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Số lượng KH
Huy động TT1
Dư nợ TT1
Năm 2015 quy mô Tổng tài sản tăng trưởng mạnh, cơ sở khách hàng tiếp tục được mở rộng,
tăng 656,976 khách hàng, tương đương với 2.24 lần so với năm 2014, đạt gần 1,2 triệu khách
hàng. Đây là nền tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong những năm tới.
3. Kết quả các hoạt động cụ thể
3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động từ khách hàng đến cuối năm 2015 đạt 39.505 tỷ đồng, tăng 82,7% so với năm 2014.
Trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt 5.110 tỷ đồng, chiếm 13%, đây là tỷ lệ
CASA tốt so với thị trường, giúp ngân hàng giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận. Huy động
bằng ngoại tệ đạt 5.284 tỷ đồng tăng gần 1,6 nghìn tỷ đồng (~42,55%) so với cuối năm trước,
chiếm 13,4%, đây là hoạt động giúp ngân hàng gia tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và
khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
5 / 18
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu 2: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn
Biểu 3: Cơ cấu huy động theo loại tiền
3.2 Hoạt động sử dụng vốn
3.2.1 Hoạt động tín dụng
Chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng của
TPBank, đã phát huy tác dụng nhất định trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm
định tài sản tại TPBank trong thời gian qua. Tuy nhiên để hỗ trợ tốt hơn nữa cho việc phát
triển kinh doanh và kiểm soát chất lượng tín dụng thì chính sách tín dụng vẫn cần phải cải
thiện linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc triển khai mô hình tín dụng tập trung được
đánh giá khá hiệu quả đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng cũng như kiểm
soát chặt chẽ khách hàn trước và sau cho vay: Quy trình thẩm định tài sản đã đi vào nền nếp,
định giá tập trung, đã làm đầu mối về bảo hiểm và công chứng đạt hiệu quả và kiểm soát được
rủi ro liên quan đến hoạt động này.
Dư nợ tín dụng khách hàng đến cuối năm 2015 toàn hàng đạt 34.828 tỷ đồng, trong đó dư nợ
cho vay là 28.240 tỷ đồng: cho vay ngắn hạn đạt 15.197 tỷ đồng chiếm 53,81% và cho vay
trung, dài hạn đạt 13.044 tỷ đồng chiếm 46,19% tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
15,197
16,000
13,044
12,639
14,000
12,000
7,200
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
Năm 2014
Năm 2015
Cho vay ngắn hạn
Cho vay TDH
Biểu 4: Hoạt động cho vay năm 2015
6 / 18
Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt
đã giúp cho chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,0% cuối
năm 2014 xuống còn 0,66% tính đến cuối năm 2015, đây là tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất hệ
thống. TPBank đã triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát nợ xấu như: Đánh giá lại
chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; Tăng
cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; Cơ cấu lại nợ; Hỗ trợ vốn để
khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo
đảm; Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; Hạn
chế nợ xấu phát sinh trong tương lai…
Ngoài ra, TPBank đã hoàn thiện hồ sơ, bán được nợ cho VAMC theo đúng quy định của pháp
luật, góp phần “giãn” tiến độ, đưa nợ xấu vào vùng kiểm soát an toàn. Năm 2015, TPBank xử
lý nợ xấu và bán nợ xấu cho VAMC của TPBank là 289,5 tỷ đồng, đạt 193% so với kế hoạch
cả năm đề ra.
3.2.2 Hoạt động nguồn vốn: đầu tư, quản lý vốn khả dụng, kinh doanh ngoại tệ và vàng
Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng
thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN.
Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được trong năm 2015, đến cuối năm 2015, mảng đầu
tư vào TPCP và trái phiếu các TCTD khác vẫn tiếp tục mang lại lợi nhuận đáng kể đóng góp
tỷ trọng lợi nhuận tốt cho Ngân hàng, đạt gần 14.801 tỷ đồng chiếm 35,35% tổng danh mục
đầu tư, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng, cũng như đa dạng hóa cơ cấu
danh mục đầu tư. Bên cạnh đó TPBank đầu tư vào trái phiếu các doanh nghiệp lớn có uy tín
và tình hình tài chính lành mạnh, lãi suất hấp dẫn và có tính thanh khoản tốt trên thị trường.
Tiền gửi, cho vay tại các TCTD khác đạt 20.290 tỷ đồng.
Năm 2015
27.76%
48.47%
TPCP
TP TCTD khác
TPDN
15.74%
Ủy thác đầu tư
Cho vay, Tiền gửi TT2
7.59%
0.44%
Biểu 5: Cơ cấu đầu tư năm 2015
Đối với danh mục Ủy thác đầu tư và đặt cọc môi giới chứng khoán cũ, TPBank đang tiếp tục
công tác thu hồi, quản lý và theo dõi xử lý, hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng. Ngân hàng
thu hồi đủ 190 tỷ đồng Đặt cọc môi giới chứng khoán với SBS (liên quan đến Công ty Đức
Khải), đây là khoản đầu tư cũ và khó xử lý trong một thời gian dài, giúp ngân hàng tăng danh
mục tài sản có sinh lời, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh.
7 / 18
Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do trong năm
2015 có 2 đợt lần điều chỉnh tỷ giá của NHNN mà FXD chưa đón được sóng, ngoài ra các
hoạt động kinh doanh Vàng và G7 doanh số chưa cao do vậy kết quả kinh doanh của mảng
này còn hạn chế.
3.3 Hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ
Năm 2015 là một năm hoạt động an toàn của TPBank khi tỷ lệ nợ xấu giảm dưới mức kế
hoạch, các tổn thất vận hành và các sự kiện rủi ro tiềm tàng nằm trong mức chấp nhận được.
TPBank tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống Basel II, với chuẩn mực tương đương 10 ngân
hàng lớn trên thị trường.
Một số nội dung cơ bản đã được triển khai liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro vận
hành như: hoạt động hiệu quả Hội đồng Quản lý rủi ro vận hành; Ban hành các quy định về tự
đánh giá rủi ro và tuân thủ, thực hiện triển khai thí điểm tại các đơn vị quản lý thuộc Hội sở;
Ban hành các quy định về KRI (chỉ số rủi ro vận hành trọng yếu), thực hiện triển khai thí
điểm tại 3 đơn vị thuộc Hội sở; bước đầu thiết lập sự phối hợp và chia sẻ thông tin với Kiểm
toán/ Kiểm soát nội bộ để thực hiện xây dựng Risk Profiles cho rủi ro vận hành; nhận diện rủi
ro trong vận hành thẻ tín dụng, quản lý hồ sơ tại các đơn vị; thực hiện đánh giá một số hoạt
động liên quan đến quản lý hệ thống công nghệ thông tin và đảm bảo kinh doanh liên tục.
TPBank luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN. Cụ thể theo
yêu cầu của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu luôn được duy trì ở mức trên 12%-15% (quy định không dưới 9%), Tỷ lệ
giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả luôn được duy trì ở mức trên 10%
(quy định của NHNN không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 12% (quy định
không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo của từng loại tiền luôn duy trì trên
50% đối với VNĐ; trên 10% đối với ngoại tệ quy đổi sang VNĐ theo đúng quy định của
NHNN, Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn được duy trì ở mức nhỏ hơn
45% (quy định của NHNN không vượt 60%).Tại thời điểm cuối năm 2015, các tỷ lệ này như
sau:
-
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 11,84%;
-
Tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo đối với VND là 54,67%, của các loại ngoại tệ
khác quy VND là 282,13%.
3.4 Hoạt động của các Khối, đơn vị hỗ trợ
3.4.1 Công tác nhân sự và đào tạo:
TPBank luôn bám sát các định hướng chiến lược để triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Năm 2015, Ngân hàng triển khai mạnh mẽ chuyển đổi mô hình tổ chức, thành lập Khối Ngân
hàng Bán buôn nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, nâng cấp các Phòng Ban, Khối, thành
lập các Trung tâm Kinh doanh bên cạnh các Chi nhánh, PGD hiện có.
Tổng số CBNV của toàn hệ thống tới cuối năm 2015 là 2.697 CBNV tăng 787 CBNV (61%)
so với cuối năm 2014.
8 / 18
Trong năm 2015, Ngân hàng đã thực hiện 237 khóa đào tạo với 6.000 lượt cán bộ nhân viên
tham dự trực tiếp, 3.700 lượt cán bộ nhân viên thi Online. Chương trình đào tạo được tổ chức
chuyên nghiệp, bài bản và toàn diện về các mặt định hướng cho nhân viên mới, đào tạo
nghiệp vụ chuyên ngành và đào tạo kỹ năng mềm. Ngân hàng cũng đẩy mạnh thực hiện kiểm
tra tuân thủ hàng tháng trên toàn hệ thống, tái đào tạo tập trung và phát triển nguồn giảng viên
nội bộ thay vì thuê ngoài.
Bên cạnh duy trì các kết quả chất lượng dịch vụ đã đạt được, TPBank liên tục triển khai thêm
nhiều chương trình, dự án nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ về cả chiều rộng và
chiều sâu. Đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao nghiệp vụ, kiến thức sản phẩm của Cán bộ
Giao dịch (CBGD) thông qua xây dựng lộ trình đào tạo cụ thể cho cán bộ giao dịch. Năm
2015, TPBank đã hoàn thiện và ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sửa đổi theo định
hướng Khách hàng với những yêu cầu cao hơn so với năm 2014.
Năm 2015 cũng là năm đầu đánh dấu các dự án nâng cao chất lượng Cán bộ Bán hàng, Hỗ trợ
tín dụng. Tính đến tháng 12/2015, 100% các Đơn vị kinh doanh tại TPBank đã triển khai
thành công dự án Nâng cao chất lượng dịch vụ Hỗ trợ tín dụng. Từ tháng 10/2015, chương
trình Nâng cao chất lượng dịch vụ Cán bộ Bán hàng được triển khai trên nhiều kênh đánh giá
phong phú.
Cũng trong năm 2015, TPBank chính thức thành lập 1 bộ phận độc lập thuộc Trung tâm Đảm
bảo Chất lượng chịu trách nhiệm chính về việc đo lường, kiểm soát trong hoạt động Đảm bảo
chất lượng đặc biệt với các chương trình liên quan đến người tiêu dùng. TPBank năm đầu tiên
triển khai Chương trình Thắp sáng ý tưởng nhằm huy động những ý tưởng cải tiến các mảng
hoạt động của NH, chủ yếu là những ý tưởng góp phần rút ngắn quy trình giao dịch tại chi
nhánh, cải tiến hệ thống tác nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Việc chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ đã góp phần không nhỏ vào kết quả tăng trưởng khách hàng
trong năm 2015.
TPBank xây dựng chế độ đãi ngộ đã đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, cơ chế đánh giá hiệu
quả làm việc minh bạch, công khai, tạo sự bình đẳng cũng như tạo động lực cho mỗi người
lao động. Đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện bộ KPIs và incentive cho CBBH, GDV,
HTTD (tại ĐVKD và HO), xử lý nợ, tái thẩm định, định giá tài sản,.. đang triển khai tiếp cho
các chức danh khác nhằm đánh giá, động viên kịp thời khuyến khích các đơn vị, cá nhân hoạt
động có kết quả.
3.4.2 Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT):
Dựa trên nền tảng Ngân hàng Số, CNTT ở TPBank luôn được đầu tư quan tâm phát triển
theo hướng tân tiến, chuyên môn cao, phù hợp với mô hình của các ngân hàng phát triển trên
thế giới.
Trong năm 2015, TPBank đã triển khai thành công nhiều dự án trong đó có các dự án trọng
điểm như Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) lên phiên bản 12.0.3, Dự án
Nâng cấp hệ thống thẻ SmartVita, Dự án Quản lý nội dung, qui trình ECM, Dự án Auto
Banking ATB, Dự án Social media network SMOS, Dự án Basel II, Dự án Fraud management
RMS, Dự án ALM +Treasury Management, Dự án Phòng chống rửa tiền AML, Dự án Phần
mềm kết nối đối tác Loyalty, Dự án Kiến trúc hướng dịch vụ SOA/ESB …
9 / 18
Với những nỗ lực nêu trên, trong năm 2015 TPBank đón nhận Chứng nhận Hệ thống quản lý
An toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 từ TUVRheiland - một tổ chức quốc
tế uy tín chuyên đánh giá cấp chứng chỉ ISO cho nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Đồng
thời, TPBank cũng trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt được PCI DSS ver 3.1.
Việc tái đánh giá và nâng cấp thành công từ version 2.0 lên version 3.1 thể hiện sự quan tâm,
đầu tư của TPBank với vấn đề an toàn bảo mật của khách hàng và góp phần nâng cao uy tín
của TPBank.
3.4.3 Phát triển sản phẩm, khách hàng
TPBank tiếp tục triển khai nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ cho các
phân khúc khách hàng khác nhau:
- Khách hàng cá nhân: Nhóm sản phẩm mũi nhọn dành cho KHCN bao gồm: Cho vay
mua ô tô; Tài khoản ứng lương tiện lợi, ứng tiền thông minh; Sản phẩm thẻ Đồng thương hiệu
MobiFone - TPBank; Các sản phẩm vay có tính cạnh tranh cao như: Ứng sổ tiết kiệm, Cho
vay đầu tư chứng khoán, Cho vay mua ô tô, sảnphẩm thanh toán thẻ di động mPOS, cho vay
mua nhà của chương trình "Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013
của Chính phủ" (gói 30.000 tỷ đồng) v.v..; Tiếp nối thành công của phiên bản eBank ứng
dụng công nghệ HTML5 được đánh giá cao năm 2014, TPBank tiếp tục ra mắt eBank phiên
bản mới và sản phẩm quản lý tài chính cá nhân EasyLink vào tháng 6/2015, gần đây Ngân
hàng đã ra mắt eBank 7.0 và eBank Biz cho Doanh nghiệp . TPBank cũng là đơn vị đầu tiên
hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông
(ECPAY) để ra mắt Dịch vụ Thanh toán tiền điện trực tuyến mọi nơi, mọi lúc, 24/7 cho toàn
bộ khách hàng của TPBank trên toàn quốc. Tiếp đến, TPBank đổi mới dịch vụ thanh toán với
SmartVista bằng việc hợp tác với BPC Banking Technologies, nhà cung cấp giải pháp thanh
toán hàng đầu thế giới nhằm cải tiến các hình thức thanh toán của TPBank bao gồm xử lý giao
dịch thẻ tại các trụ ATM và POS, cũng như phát hành thẻ với nhiều chức năng mới. Bước
tiến này giúp nâng cao các dịch vụ internet và mobile banking của TPBank.
- Khách hàng doanh nghiệp: Ngân hàng đã ban hành hàng loạt các sản phẩm cơ bản, cốt
lõi theo kế hoạch phát triển sản phẩm từ đầu năm: Cho vay tái tài trợ; Cho vay mua, tạm trữ
thóc gạo vụ Đông – Xuân; cho vay mua ô tô phục vụ mục đích đi lại, cho vay mua ô tô phục
vụ mục đích sản xuất, kinh doanh; quy định nghiệp vụ mở, sử dụng và quản lý tiền gửi
KHDN; sản phẩm thẻ tín dụng; Quy trình giao dịch qua fax;…
Các chương trình thúc đẩy bán cũng như chiến dịch marketing phát triển khách hàng, chăm
sóc khách hàng cũng đã được triển khai. Năm 2015, TPBank hoạt động hiệu quả với các hoạt
động hỗ trợ doanh nghiệp như phát triển dịch vụ Nộp thuế điện tử và nộp thuế hải quan qua
eBank (TPBank EZ.Tax) hỗ trợ tối đa cho DN trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí. TPBank
cũng đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, vay vốn trong các lĩnh vực đặc thù như: lĩnh vực tín
dụng hàng không - với việc tài trợ 400 triệu USD cho Vietjet mua máy bay, hay lĩnh vực tài
trợ điện năng (với ký kết với Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVECPC) cung cấp gói tín
dụng tài trợ cho 11 dự án tới 2025.
10 / 18
3.4.4 Phát triển mạng lưới và truyền thông
Năm 2015, TPBank đã tiến hành khai trương và đi vào hoạt động 5 CN tại Hà Nội, HCM,
Quảng Ninh, Nghệ An, Đăk Lăk, đồng thời tiến hành nâng cấp, di dời 1 CN và 3 PGD đó là
di dời thay đổi trụ sở chi nhánh Hoàn Kiếm, PGD Đinh Tiên Hoàng, PGD Long Biên, di dời
địa điểm của PGD Tân Phú (trước đây là PGD Tô Hiến Thành). Tính đến cuối năm 2015,
mạng lưới chi nhánh của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với 43 Chi nhánh, 8 PGD, 5 trung
tâm bán trực thuộc Khối Bán trực tiếp, 1 Trung tâm khách hàng cao cấp, 1 trung tâm kinh
doanh sản phầm đặc biệt và 4 Trung tâm khách hàng Doanh nghiệp lớn.
Năm 2015, TPBank đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh,
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến thị trường và khách hàng, các kết quả của công tác
truyền thông được đánh giá tích cực. Hình ảnh, tin tức hoạt động của TPBank được cập nhật
đầy đủ và đa chiều trên tất cả các kênh: báo in, báo điện tử, truyền hình, truyền thanh. Đặc
biệt trên kênh điện tử (online), các hoạt động marketing đã được đây mạnh nhằm xây dựng
hình ảnh ngân hàng Số (Digital bank) của TPBank và đã nhận được sự hưởng ứng và phản hồi
rất tích cực từ phía khách hàng.
Tổng cộng 3,479 tin bài đã được đăng trên tất cả các kênh, trong đó báo in chiếm 24% báo
điện tử chiếm 75% và 1% là truyền hình và truyền thanh. Hoạt động truyền thông cũng hỗ trợ
hiệu quả cho công tác marketing như cập nhật thông tin của Ngân hàng, đưa tin kịp thời về
các chương trình, sản phẩm mới đến đa dạng đối tượng khách hàng.
3.4.5 Công tác kế toán tài chính, kế hoạch và thông tin quản trị:
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng tốc độ xử lý giao dịch trên toàn hệ thống,
rút ngắn và cải tiến nhiều quy trình tác nghiệp giữa các đơn vị trong hệ thống, cung cấp báo
cáo quản trị đa chiều giúp Ủy ban điều hành ra được những quyết định kinh doanh nhanh
chóng, kịp thời và chính xác... Khối tài chính đã là đầu mối phối hợp với Khối CNTT triển
khai thành công dự án nâng cấp hệ thống Core Banking FCC từ Ver 7.2 lên Ver 12.0.3, Giai
đoạn 1-2 dự án DW-MIS..
Công tác báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng, Ủy ban điều hành, Ban
Điều hành chính xác, đúng thời gian quy định 100%. Tương tác, phối hợp với các khối,
phòng, ban chức năng trong toàn hàng nhịp nhàng, theo dõi sát sao để đưa ra các cảnh báo kịp
thời đối với những trường hợp vượt/ không đạt chỉ tiêu doanh số dựa trên số liệu phân tích.
Đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng của TPBank luôn nằm trong quy định
của NHNN. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát từ xa các nghiệp vụ hạch toán kế toán
trên toàn hệ thống.
Công tác tài chính hoàn thành tốt việc xây dựng và theo dõi Ngân sách hoạt động của Ngân
hàng hàng năm đảm bảo tiết kiệm, nhất quán theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo Ngân
hàng. Cuối năm 2015, toàn hệ thống đã kiểm soát ngân sách và chi phí đạt 82% kế hoạch cả
năm góp phần tiết giảm chi phí và cũng là một yếu tố giúp TPBank hoàn thành kế hoạch lợi
nhuận của ĐHCĐ đề ra.
Hoàn thành việc xây dựng cơ chế, giao chỉ tiêu và ghi nhận, đánh giá hiệu quả làm việc
(KPIs), tính toán và chi trả Incentive của các vị trí Front Office và Back Office giúp Tổng
Giám đốc và Ban Điều hành kịp thời khuyến khích động viên các đơn vị, cá nhân có kết quả
11 / 18
làm việc tốt cũng như có biện pháp cảnh báo, chấn chỉnh đối với các đơn vị, cá nhân có hiệu
quả làm việc thấp.
3.4.6 Triển khai các dự án
Các dự án trọng điểm năm 2015 được triển khai đồng bộ tập trung vào việc nâng cao chất
lượng dịch vụ; chuẩn hóa các quy trình nội bộ trong hoạt động của Ngân hàng; tăng cường
nền tảng công nghệ: Dự án DCP, dự án CRM, dự án DW-MIS, dự án thẻ BPC Smart Vista,
dự án Ebank doanh nghiệp và Ebank cá nhân; dự án DC-DR; các dự án chiến lược về Digital
Banking...
III. Kế hoạch kinh doanh năm 2016
Năm 2016, nền kinh tế trong nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn quyết
liệt tài cơ cấu để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giai đoạn hội nhập sâu sắc, toàn
diện với khu vực và thế giới. Các nội dung trọng tâm cần nghiêm túc quán triệt và tổ chức
triển khai đó là:
- Tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định như đẩy mạnh tài trợ các công
ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng ưu tiên. Đây cũng là các lĩnh vực trọng tâm, được ưu tiên phát
triển ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho sự phát triển của ngân hàng,
đồng thời đây cũng là những lĩnh vực TPBank có ưu thế cạnh tranh nổi trội so với các ngân
hàng khác, đặc biệt với mục tiêu trở thành Ngân hàng Số (Digital Banking) hàng đầu Việt
Nam.
- Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu trên, TPBank tiếp tục củng cố các yếu tố nền
tảng như hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản trị, hạ tầng công nghệ, kiện toàn bộ
máy tổ chức và tăng cường nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động toàn ngân
hàng hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ và nhận diện thương hiệu.
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, các chủ trương, chính sách của NHNN; chiến
lược và định hướng phát triển kinh doanh của TPBank giai đoạn 2016 - 2020, Ban điều hành
đã xây dựng các Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính năm 2016 và các chương trình hành
động, giải pháp thực hiện như sau:
1. Mục tiêu kinh doanh năm 2016
Các mục tiêu tài chính cụ thể đến năm 2016 như sau:
Bảng 2 - Kế hoạch kinh doanh năm 2016
STT
Chỉ tiêu
1
Tổng tài sản
2
3
Năm 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng, khách hàng
Kế hoạch
Tăng trưởng
2016
76.221
91.567
20%
Vốn điều lệ (*)
5.550
5.842,1
5,26%
Tổng huy động
68.901
84.594
23%
12 / 18
STT
3,1
3,2
4
Chỉ tiêu
Năm 2015
Tiền gửi khách hàng
Tiền gửi & vay của TCTD
khác
Dư nợ cho vay và đầu tư
TPDN (**)
4,1
Cho vay khách hàng
4,2
Trái phiếu doanh nghiệp
Kế hoạch
2016
Tăng trưởng
39.505
63.875
62%
29.396
20.719
-
34.828
48.784
40%
28.240
41.600
47%
6.588
7.184
9%
0,66%
<2%
626
695
5
Tỷ lệ nợ xấu
6
Lợi nhuận trước thuế
7
CAR
12,13%
>9,5%
8
ROE (***)
13,85%
13,3%
9
Số lượng khách hàng
1.185.150
1.500.000
11%
(*) Kế hoạch tăng Vốn điều lệ, cần được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
(**) Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư TPDN là 48.784 tỷ, cần phải được NHNN chấp thuận
(***) ROE = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân năm
Như vậy, với kế hoạch đã đề ra, năm 2016 TPBank sẽ đạt quy mô tổng tài sản 91,6 nghìn tỷ
đồng; lợi nhuận trước thuế 695 tỷ đồng; số lượng khách hàng dự kiến đạt 1.500.000 khách
hàng; tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát và dưới 2%; các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân
hàng luôn được đảm bảo, thanh khoản luôn tốt.
2. Chương trình hành động và giải pháp thực hiện
2.1 Về chiến lược kinh doanh
2.1.1 Hoạt động huy động
TPBank đặt kế hoạch huy động từ khách hàng đến cuối năm 2016 là 63.875 tỷ đồng, trên cơ
sở thực hiện các chương trình sau:
- Tiếp tục tập trung khai thác cơ sở khách hàng hiện tại, tập trung khai thác 4 nhóm
phân khúc khách hàng cá nhân, bao gồm: nhóm các khách hàng đại chúng, khách hàng cao
cấp, khách hàng Digital và Khách hàng hộ gia đình; đặc biệt ưu tiên tập trung khai thác nhu
cầu, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho nhóm các Khách hàng là hộ gia đình,
xây dựng các sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu vùng miền, tập trung vào nhóm khách hàng trả
lương qua tài khoản. Khối WB được định hướng trực tiếp quản lý phân khúc khách hàng
doanh nghiệp lớn (Bigcorp) và sẽ trở thành một trong những trụ cột chính trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng bên cạnh các phân khúc RB và CB. Để thực hiện được chiến lược
tham vọng này, khối WB tập trung xây dựng kế hoạch hành động cụ thể với chiến lược kinh
doanh rõ ràng, cơ chế bán hàng và phục vụ khách hàng, xây dựng các chương trình sản phẩm
riêng và đặc biệt mô hình tổ chức và nhân sự hoạt động hiệu quả có trình độ cao.
13 / 18
- Đối với các khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp Upper
nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng về quy mô và SME có quy mô lớn và quy mô vừa nhằm
tăng nhanh cơ sở khách hàng, giảm bớt tình trạng tín dụng tập trung ở địa bàn Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh, các khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh như An Giang,
Cần Thơ, Đắc Lak....
- Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy trình, ứng dụng dịch vụ, gia
tăng tiện ích cho khách hàng. Tiếp tục triển khai mở rộng trên nền tảng các cấu phần đã xây
dựng (Website, Facebook, eBank), triển khai dự án VTM - Auto Banking.
Đa dạng sản phẩm thẻ, tài khoản, tiết kiệm: Xây dựng các gói sản phẩm để khai thác
KH theo các phân khúc mục tiêu, Phát triển các sản phẩm mới trong đó tiêu biểu là
Bancassurance và Đầu tư, áp dụng quy trình quản lý, phát triển SP chặt chẽ về PnL theo
hướng đa kênh – thống nhất.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng các công cụ hỗ trợ mới (CRM, DCP,…), hướng
đến quản lý chất lượng dịch vụ cung cấp đến KH trong các khâu đăng ký, xử lý hồ sơ và phát
hành sản phẩm... đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
-
2.1.2 Hoạt động tín dụng
Mục tiêu đến cuối năm 2016 dư nợ cho vay khách hàng đạt 41.600 tỷ đồng, tăng hơn 13.360
tỷ đồng so với năm 2015. Định hướng phát triển dư nợ cho vay khách hàng như sau:
- Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ: tập trung vào phân khúc khách hàng có thu
nhập trung bình khá trở lên, địa bàn trọng điểm ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh; tiếp tục đẩy mạnh và xúc tiến xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết; triển
khai các chương trình - sản phẩm tín dụng đặc thù; thực hiện đóng gói sản phẩm và bán chéo
sản phẩm; triển khai chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty) để tăng cường sự gắn kết
của khách hàng với ngân hàng và gia tăng việc sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Mô hình bán hàng kết hợp mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng tập trung ở các địa
bàn trọng yếu trên cả nước, đặc biệt với mô hình Khối Bán trực tiếp và kênh thay thế với các
trung tâm bán được thành lập ở cả 3 miền sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
phân khúc khách hàng cá nhân phát triển mạnh mẽ theo chiến lược và kế hoạch đã đề ra của
TPBank.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp SME có quy
mô lớn và quy mô vừa ở địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các khách hàng doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài; các khách hàng sử dụng
nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Mô hình bán hàng ngoài các kênh bán tại Chi nhánh,
tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa. Khối ngân hàng bán buôn WB
tập trung nhóm khách hàng chiến lược là các doanh nghiệp lớn tại các thành phố lớn và các
Khách hàng trọng tâm là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành
mạnh, hoạt động trong các nhóm ngành ưu tiên theo định hướng của TPBank.
- Tập trung cho vay ngắn hạn cho các ngành được ưu tiên. Định hướng ưu tiên là tài trợ
thương mại xuất nhập khẩu ngắn hạn bằng VND, các khoản tín dụng tạo được các khoản tiền
gửi hoặc dòng tiền ổn định về TPBank.
14 / 18
- Ứng dụng công nghệ để cập nhật, lưu trữ, xử lý hồ sơ của khách hàng, phục vụ xét
duyệt tín dụng, theo dõi tình hình tài chính, và kiểm soát khả năng trả nợ của khách hàng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng theo đặc tính rủi ro của từng phân nhóm khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, các khoản mới giải ngân không làm phát sinh nợ quá
hạn, đạt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu năm 2016 ở mức dưới 2%. Tập trung nguồn lực thu hồi các
khoản nợ xấu đã phát sinh và các khoản nợ bán cho VAMC.
2.1.3 Hoạt động nguồn vốn và quản lý vốn khả dụng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại
tệ
- Trong hoạt động MM và trái phiếu, số lượng khách hàng sẽ giảm sút sau quá trình tái
cơ cấu, mua lại và sáp nhập; TTTT tập trung theo chiều sâu vào 1 số nhóm khách hàng truyền
thống là Big 4, các NHCP thuộc nhóm G12; mở rộng thiết lập quan hệ với các NHTMCP
khác và các định chế tài chính. Tạo lập quan hệ sâu sắc hơn các quỹ, các ngân hàng nước
ngoài. Thúc đẩy quy mô giao dịch nhằm tăng cường vị thế trên thị trường 2.
- Tiếp tục nghiên cứu về quy trình, đặc điểm của các sản phẩm phái sinh của MM và
Bond; Phát triển thêm sản phẩm môi giới Bond cho các Định chế Tài chính khác chưa phải là
Thành viên đấu thầu sơ cấp để đa dạng sản phẩm, quan hệ giao dịch với đối tác.
- Thúc đẩy giao dịch ngoại hối gián tiếp thông qua hệ thống chi nhánh với mảng khách
hàng SME, thống nhất danh sách các khách hàng upper SME ở chi nhánh để thúc đẩy giao
dịch trực tiếp giống như các doanh nghiệp lớn thuộc WB.
- Phát triển các sản phẩm phái sinh như quyền chọn ngoại tệ - FX Option, hoán đổi tiền
tế - CCS, hoán đổi lãi suất - IRS; các sản phẩm may đo (Tailor made) cho các khách hàng
doanh nghiệp lớn.
- Tăng cường hoạt động Kiểm tra sau đầu tư. Đối với việc khắc phục nợ quá hạn phối
hợp cùng Khối Pháp chế tuân thủ để gải quyết các vấn đề tồn đọng về danh mục UTĐT (ORS,
FCAP, VSM, ADEL).
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các Tổ chức phát hành trái phiếu tín
nhiệm với mức lãi suất hấp dẫn và đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường.
- Tập trung, phát triển dịch vụ tài chính: tư vấn đầu tư, cấp hạn mức tín dụng cho các
TCTD, dịch vụ ngân hàng lưu ký.
- Thực hiện tìm kiếm cơ hội giao dịch TPDN trên thị trường thứ cấp, đánh giá lại danh
mục đầu tư đảm bảo có lãi với tỷ suất sinh lời cao; mua bán sáp nhập M&A, đầu tư công ty
con, công ty liên kết; Nghiên cứu các sản phẩm liên quan đến đầu tư và giao dịch mua bán trái
phiếu thứ cấp.
2.1.4 Quản lý rủi ro và kiểm soát, kiểm toán nội bộ
- Củng cố và tập trung khâu thẩm định và phê duyệt tín dụng. Ứng dụng công nghệ
trong công tác cập nhật, lưu trữ, xử lý hồ sơ, xét duyệt, kiểm soát sau vay. Kiểm soát rủi ro tín
dụng theo hướng chuyên môn hóa phù hợp với đặc tính rủi ro của từng phân nhóm khách
hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ nhằm phát hiện sớm các sai phạm,
yêu cầu chỉnh sửa kịp thời, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Xây dựng hướng dẫn nhận biết
15 / 18
khách hàng phục vụ công tác phòng chống rửa tiền. Thực hiện rà soát, xây dựng hệ thống đảm
bảo tuân thủ FATCA.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng, phân tích khách hàng để làm cơ sở cho
việc thực hiện chính sách giá, phí và lãi suất; quan tâm tới tổng lợi ích mà khách hàng mang
lại, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm
dịch vụ khác. Khai thác tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ từ các khách hàng hiện tại; tăng
số lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho một khách hàng thông qua đẩy mạnh hoạt động bán
chéo, phấn đấu đạt 1.500.000 khách hàng đến hết năm 2016, nâng tỷ lệ khách hàng có giao
dịch (khách hàng active) lên tối thiểu 25% và nâng tỷ trọng CASA trên tổng huy động khách
hàng lên 15%.
- Định hướng phát triển bền vững, ưu tiên củng cố năng lực quản trị rủi ro chung toàn
hàng, đặc biệt tập trung cảnh báo sớm rủi ro tín dụng toàn hệ thống, giám sát hoạt động tín
dụng toàn hệ thống; áp dụng các mô hình, công nghệ tiên tiến trong quản lý tài sản Nợ - Có,
quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường.
2.1.5 Về chính sách nhân sự
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự nhằm nâng hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh
doanh. Cải tiến quy trình tuyển dụng và nâng cao chất lượng kênh tuyển dụng để có được
những ứng viên phù hợp nhất đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn lực phục vụ chiến lược tăng
trưởng kinh doanh;.
- Chú trọng phát triển tiềm năng cá nhân, xây dựng chuẩn hóa các chương trình đào tạo
theo chức danh, lộ trình công danh, gia tăng năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo,
đào tạo gắn liền với hiệu quả làm việc và tạo được giá trị gia tăng.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh đi đôi với việc ghi nhận, nâng cao hiệu quả
làm việc và tưởng thưởng; xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
2.2 Đầu tư phát triển công nghệ, hiện đại hóa NH
- Nhằm hiện đại hóa Ngân hàng, TPBank tiếp tục mở rộng khả năng đáp ứng của hạ
tầng với mô hình tăng trưởng nhanh, nghiên cứu đổi mới công nghệ, nhanh chóng đem lại
nhiều tiện ích và giá trị gia tăng tới khách hàng.
- Tiếp tục triển khai một số giải pháp mới hỗ trợ kinh doanh và quản trị rủi ro như khai
thác chuyên sâu và mở rộng các giải pháp DW, CRM, DCP.
- Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt các dự án trọng điểm: triển khai dự án Auto
Banking, Consumer lending, eBank doanh nghiệp; tiếp tục triển khai dự án kho dữ liệu ngân
hàng DW-BI, triển khai từng phần Basel II, nâng cấp hạ tầng,...
2.3 Phát triển sản phẩm, mạng lưới và hoạt động truyền thông
- Sản phẩm Khách hàng cá nhân: Chia nhóm khách hàng thành 4 phân khúc rõ ràng: (1)
Nhóm khách hàng đại chúng sẽ tập trung vào đối tượng KH trả lương, khách hàng có thu
nhập ổn định; khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích cung cấp bởi các đối tác của TPBank
như: KH trả tiền điện, KH trong lĩnh vực giáo dục, y tế; (2) Nhóm khách hàng cao cấp sẽ tập
trung khách hàng có tiền gửi lớn là doanh nhân hoặc người có thu nhập cao; (3) Khách hàng
Digital sẽ tập trung khách hàng trẻ, ưa thích công nghệ và các sản phẩm số, thực hiện triển
khai các liên kết nối để có các chương trình khách hàng dùng chung với các Công ty thương
mại điện tử, ví điện tử; (4) Khách hàng Hộ kinh doanh đặc thù theo vùng miền, có tiềm năng,
có đặc điểm phù hợp với khả năng khai thác và tiếp cận của TPBank.
16 / 18
Phát triển mạnh các sản phẩm cho vay dành cho các chuỗi liên kết đối tác như cho vay ô tô,
cho vay mua nhà. Liên tục cải tiến sản phảm ô tô để giữ lợi thế cạnh tranh đưa TPBank lên vị
trí top 3 về cho vay mua xe ở Việt Nam. Mở rộng việc cho vay xe qua sử dụng đồng thời
review chính sách sản phẩm để phù hợp với các quy định mới về thuế xe ô tô.
Đối với nhóm sản phẩm huy động thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn
để tăng nhanh doanh số và đặc biệt là tính gắn kết, loyaty của nhóm KH gửi tiết kiệm, triển
khai các chương trình khuyến mại, hoạt động marketing sáng tạo để tăng lượng khách hàng
tại khu dân cư quanh địa bàn chi nhánh.
Đồng thời gia tăng các sản phẩm Bancass, bao gồm cả dòng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân
thọ (sức khoẻ, du lịch....) nhằm khai thác dữ liệu khác hàng.
Sản phẩm Ngân hàng số - Digital Banking: Nâng cấp chất lượng sp dịch vụ eBank, từ giao
diện, tính ổn địng và sự thân thiện với người dùng; mở rộng kết nối, đặc biệt là các kết nối về
thanh toán tăng tính hấp dẫn và tiện lợi cho KH; triển khai hệ thống auto banking để tăng
cường kênh bán và phục vụ KH.
- Sản phẩm Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng đa dạng các sản phẩm huy động phù
hợp với từng phân khúc khách hàng như: tài khoản thanh toán, hợp đồng trả lương. Tập trung
cho vay ngắn hạn các ngành được ưu tiên theo định hướng tín dụng năm 2016 của TPBank,
bao gồm: cho vay nhánh SMEs, cho vay ô tô (đại lý và người mua xe), cho vay chủ đầu tư
BĐS, cho vay nông nghiệp theo chuyên ngành: gạo, cafe.., tăng cường phát triển nhóm sản
phẩm bảo lãnh, tài trợ thương mại.
Nhóm khách hàng doanh nghiệp chiến lược trong năm 2016 tập trung vào nhóm các doanh
nghiệp Vừa và nhỏ thuộc các phân khúc: Upper SME, Medium, Small, Micro tại các thành
phố lớn, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động
trong các nhóm ngành ưu tiên theo định hướng của TPBank.
Trong năm 2016, Thống đốc NHNN đã phê chuẩn cho TPBank kế hoạch phát triển mạng lưới
mở mới 5 chi nhánh và 7 PGD, ngoài việc sẽ mở thêm các địa điểm tại các địa bàn trọng điểm
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ... TPBank sẽ mở rộng mạng lưới đến các
địa điểm chưa có Chi nhánh của Ngân hàng như Nha Trang, Thanh Hóa.. nhằm mở rộng
mạng lưới hoạt động, tăng khách hàng và quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dự kiến
đến cuối năm 2016 nâng tổng số các chi nhánh và PGD lên 55 đơn vị.
- Hoạt động truyền thông thương hiệu, marketing sản phẩm và các chương trình ưu đãi
sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đưa TPBank đến gần hơn với khách hàng và định vị rõ nét hình
ảnh TPBank - Ngân hàng Số (Digital Bank) với các sản phẩm, dịch vụ tiện ích theo hướng
công nghệ, đi đầu trên thị trường.
- Với các chính sách phát triển sản phẩm, mạng lưới và truyền thông như trên, TPBank
đặt mục tiêu đạt 1.500.000 khách hàng vào năm 2016. Mạng lưới khách hàng sâu rộng là yếu
tố vô cùng quan trọng giúp TPBank hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
IV.
Kết luận
Năm 2015 với những định hướng đúng đắn, sáng suốt từ HĐQT cùng với năng lực quản lý
điều hành của Ban điều hành, Ngân hàng đã đạt được kết quả rất khả quan và đáng tự hào
17 / 18
trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã vươn lên quy mô tầm trung với các chỉ tiêu đều
đạt và vượt mục tiêu mà ĐHCĐ của Ngân hàng đề ra. Với kết quả tốt đạt được trong năm
2015, TPBank tự tin chinh phục mục tiêu mới trong năm 2016, tiếp tục đà tăng trưởng bền
vững và hiệu quả, phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại
Việt Nam với hoạt động bền vững, minh bạch và hiệu quả; đóng góp tích cực vào sự phát
triển chung của hệ thống ngân hàng.
Trân trọng báo cáo!
TM. BAN ĐIỀU HÀNH
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- ĐHĐCĐ;
- HĐQT, BKS;
- Ban Điều hành;
- Lưu: VP, TC
Đã ký
NGUYỄN HƯNG
18 / 18