Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 10 trang )

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và hàng
đầu của mỗi quốc gia. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi
dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu
tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ,
thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trở
thành công dân tốt.
Là một giáo viên mầm non, được phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24- 36 tháng,
với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, bản thân tôi nhận thấy nhiệm vụ làm sao đưa trẻ
vao nề nếp để tham gia hoạt động trong ngày là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong suốt quá trình của lứa tuổi mầm non, và thực hiện mục tiêu giáo dục. Bởi lẽ, lứa
trẻ của trẻ còn quá nhỏ, tâm sinh lý chưa hoàn thiện và trẻ còn lạ lẫm môi trường so
với ở nhà, nhiều trẻ khóc trong thời gian rất dài, không chịu ăn, không chịu đi vào giấc
ngủ trưa, không hòa nhập với bạn khi ở trường…. Vậy làm thế nào để nhanh chóng
đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn
xa mẹ để đến với bạn, với cô giáo?
Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các
đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi suy nghĩ và nghiên cứu
về đề tài đưa trẻ vào nề nếp lớp tại trường mầm non và đã thực hiện bước đầu thành
công tại lớp tôi đang chủ nhiệm, tôi xin đưa ra đề tài:“ Kinh nghiệm vận dụng một số
biện pháp để đưa trẻ vào nề nếp trong các hoạt động một ngày tại lớp 24- 36 tháng
” để chị em đồng nghiệp tham khảo và góp ý.

1



PHẦN II
PHẦN NỘI DUNG

I.

Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Đặc điểm tình hình của lớp:
- Tổng số trẻ: 22. Trong đó: Nam ó 12 cháu và có 10 cháu. Để biết được nề nếp, thói

quen của trẻ vào đầu năm học. tôi đã tiến hành khảo sát mức độ của trẻ, kết quả cụ thể
như sau:
Thói
quen nề

Tổng
số trẻ

nếp đi
học đều
8/22

22

Thói quen

Thói

nề nếp

quen cất


chào hỏi

đồ chơi

6/22

3/22

Thói

Thói

Thói

Thói

Thói

quen nề

quen nề

quen nề

quen nề

quen nề

nếp giờ


nếp giờ

nếp giờ

nếp học

nếp vệ

ăn
2/22

ngủ
8/22

vui chơi
7/22

tập
3/22

sinh
2/22

Với kết quả trên, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số hình
thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mà tôi đang phụ trách, trong quá trình
thực hiện tôi thấy nhưng thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi
- Bản thân được sự quan tâm cảu Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và
-


đồng nghiệp.
Trường tôi ở quận Hải Châu nên rất thuận lợi trong viêc cập nhật thông tin,

-

được tập huẩn và bồi dưỡng chuyên môn theo các chuyên đề kịp thời.
Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, luôn quan tâm đến con của mình, đưa đón
đúng giờ và thực hiện tốt nội quy của lớp.

b. Khó khăn:

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp một số khó
khăn:
-

Khả năng giao tiếp của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Trẻ chưa quen với chế độ sinh hoạt và nề nếp tại lớp.
Một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn nề nếp cho trẻ tại nhà,
làm thay cho trẻ tất cả mọi việc.
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, tôi đã đề ra một số biện pháp sau.

2. Một số biện pháp hình thành nề nếp cho trẻ:
2.1 Nghiên cứu, tham khảo tài liệu trên sách, báo, mạng Internet:

Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen đạt hiệu quả cao. Xuất
phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi đã sâu nghiên cứu,
tìm tòi, tham khảo… những tai liệu có nội dung về đề tài, tìm hiểu tầm quan trọng của
vấn đề, nắm vững tình hình cu thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và điều kiện
2



của nhà trường, của lớp, của bản thân, từ đó đề ra những biện pháp hiệu quả nhất. Và
việc nghiên cứu, tìm hiểu, truy cập mạng Internet là vấn đề không thể thiếu nhằm bổ
sung cho các biện pháp.
2.2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp:
Mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế
hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ một cách
hợp lý:
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn
+ Trẻ hay nói chuyện, hiếu động ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ
quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.
+ Những cháu tô màu khá, hay giơ tay phát biểu ngồi gần bạn các bạn tô màu
kém, nhút nhát, ít tham gia trả lời câu hỏi cảu cô.
Cô khích lệ, động viên đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ khá hơn.
Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn, chỉ bảo trẻ trong từng lời nói, cách xưng hô, lời
chào hỏi… Bàng những hình thức trên tôi đã dần dẫn trẻ vào nề nếp thói quen trong
hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
2.3. Tăng cường sưu tầm và làm thêm nhiều đồ chơi đồ dùng đẹp và sáng tạo:
Bản thân tôi luôn chịu khó sưu tầm và làm các loại đồ dùng đồ chơi cho trẻ
nhưng phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồ chơi sắp xếp ngang tầm trẻ để thuận tiện cho
việc quan sát và thao tác với loại đồ chơi đó.
Ví dụ: Cháu mới nhập lớp ( Bé Phương), khóc nhè, tôi đã bế cháu và cho cháu
đến nhìn các góc trò chơi, trò chuyện về các đồ chơi đó để trẻ tập trung vào đồ chơi
mà quên đi nỗi nhớ nhà.
Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày
giúp trẻ hoạt động hứng thú hơn, tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin
và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động
kết quả của trẻ cao hơn.
2.4. Nêu gương tốt qua các hoạt động trong ngày:

Khen có tác dụng mạnh hơn đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen
quá đáng và chê trách chung chung, nên tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt
chước noi theo.
Ví dụ: Khen một bạn trước giờ đi học khóc nhè nhưng hôm nay lại không khóc
cho các bạn cùng nghe. Không chê trẻ trước mặt cả lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ.
Tôi luôn chịu khó để biết lúc nào khen và lúc nào chê trẻ, và khen như thế nào và chê
như thế nào. Từ những lần chịu khó đó sẽ giúp tôi dần dần đưa trẻ của lớp mình vào nề
nếp sinh hoạt của lớp.
2.5. Rèn luyện nề nếp trẻ thường xuyên trong mọi hoạt động ở mọi nơi mọi lúc:
3


Hàng ngày các cháu đến lớp với các hoạt động: đón trẻ, giờ ăn, giờ ngủ, học tập,
vệ sinh, hoạt động vui chơi… mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ rèn luyện.
Đối với các bé lớp tôi, cháu chưa ý thức được như các anh chị lớn hơn, vì vậy việc rèn
luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phải luôn nhẹ nhàng, gần gũi và tình cảm đối với trẻ,
dùng tình cảm để uốn nắn để trẻ thông qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát hay các trò
chơi có nội dung về nề nếp thói quen để phần nào liên hệ đến trẻ bản thân mà trẻ
ngoan hơn. Chính sự vất vả và chịu khó ngày qua ngày của cô ở mọi lúc mọi nơi, lâu
ngày sẽ đưa trẻ dần vào nề nếp. Sẽ có những lúc khó khăn, thậm chí gục ngã vì không
trẻ nào giống trẻ nào, nhưng tất cả đều có biện pháp để giáo dục và uốn nắn, tất cả là
từ cái “ Tâm ” và sự “ chịu khó” của người giáo viên.
Ví dụ :Qua bài thơ “ Nhanh tay cất đồ chơi” được phổ thành bài hát giúp trẻ biết
cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong
Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé!
Cất đồ chơi đi nào!
Qua bài hát “ Giờ đi ngủ” mà cô hát cho trẻ nghe vào những lúc trước ngủ trưa
sẽ tạo cho trẻ biết khi ngủ thì phải ngủ ngoan, không nói chuyện để chiều ba mẹ đón

về.
Giờ đi ngủ
Em lên giường
Nằm lặng im
Hai mắt nhắm
Ngủ đi em
Ngủ cho ngoan
À ơi à
Ru em ngủ
A ơi à
Ngủ đi em
Ngủ cho ngoan
2.6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh :
Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ
huynh giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ
huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện nề nếp cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ
huynh sẽ phối hợp với giáo viên để kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi thêm với
phụ huynh để cha mẹ rèn thêm cho trẻ khi ở nhà. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp
4


của trẻ khoa học, thống nhất trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở
nhà.
Và các chị em đồng nghiệp nên nhớ rằng, nhiều biện pháp khác nhau thì nội
dung quyết định thành công của các biện pháp đó chính là : Cái Tâm của người giáo
viên, người mẹ thứ hai của trẻ, hãy yêu thương con trẻ như chính con em của mình.
3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
3.1. Kết quả đạt được :
Sau một học kì kiên trì thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen
bàn đầu cho con trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học,

có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin :
- Khi đến lớp trẻ biết chào bố mẹ, chào ông bà, chào cô giáo đi học.

-

Hình 1: Bé chào bố mẹ đi học về
Mỗi buổi sáng thứ hai đầu tuần, bé ra sân chào cờ

-

Hình 2 : Hình ảnh bé ra sân chào cờ
Trong hoạt động học cháu biết ngồi ngay ngắn, tập trung và nhiều cháu còn giơ
tay phát biểu, trả lời rất tham gia hoạt động nề nếp.
5


-

Hình 3 : Hình ảnh bé tham gia hoạt động cùng cô
Trong giờ chơi, các cháu biết đoàn kết với nhau, không tranh giành đồ chơi với bạn.
Chơi xong biết cất đồ chơi tại góc. Không xô đầy nhau khi chơi đồ chơi.

Hình 4 : Bé đang dạo chơi ngoài trời

6


Sau giờ ăn các bé biết súc miệng bằng nước muối.

Hình 4 : Bé súc nước muối sau khi ăn

Trẻ biết tự mang yếm khi ăn cơm. Ngồi ăn ngay ngắn. Một số cháu còn tự xúc ăn

Hình 5 : Bé mang yếm và ăn trưa

7


Cháu biết tham gia các lễ hội sự kiện cùng cô.

Hình 6 : Bé tham gia các lễ hội, sự kiện cùng cô
-

Về nhà các cháu chăm ngoan hơn, biết chào hỏi lễ phép, biết nghe lời người
lớn, chơi đồ chơi không xả như trước. Phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến

-

các con nhiều hơn.
Các cháu ngoan hơn, lớn hơn và khôn hơn nên rất thuận tiện cho tôi trong việc

-

chăm sóc và giáo dục trẻ.
Để minh chứng cho kết quả nói trên, tôi sẽ so sánh mức độ đạt được của trẻ ở
đầu năm và sau một học kì trong việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ

Tổng
số trẻ
22


Thói quen nề

Thói quen nề

Thói quen cất

Thói quen nề

Thói quen nề

nếp giờ ăn

nếp giờ ngủ

nếp đi học đều
thoi
Đầu
Cuối

nếp chào hòi

đồ dùng chơi

Đầu

Cuối

Đầu

năm

8/22

năm
6/22


15/22

năm
3/22


14/2

-

8

Cuối kì
16/22

Đầu
năm
2/22

Cuối kì
12/22

Đầu


Cuối

năm
8/22


16/22


Tuy kết quả chưa được 100% nhưng tôi hy vọng sau khi kết thúc năm học các
cháu lớp tôi sẽ đạt được kết quả cao hơn. 100% các cháu rèn luyện được thói quen nề
nếp và sự phục vụ cho bản thân theo độ tuổi trong các hoạt động nhà cũng như ở
trường.
3.2. Bài học kinh nghiệm
Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm khi rèn luyện nề nếp cho trẻ như sau :
- Luôn tìm hiểu tài liệu và mạng Internet để thu nhập thông tin về việc rèn luyện
-

nếp, thói quen cho trẻ. Từ đó tìm ra những hình thức tổ chức, rèn luyện mới.
Bản thân luôn cố gắng nhẹ nhàng, để tạo sự thân thiện của trẻ.
Yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc
Chú ý nhiều đến trẻ nhỏ tháng hơn các bạn và quan tâm nhiều đến những trẻ

-

hiếu động cá biệt.
Trò chuyện thường xuyên với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân để trẻ làm

-


được và chưa làm được để tiếp theo.
Luôn tạo cơ hội để trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ.

9


PHẦN II : KẾT LUẬN
Lứa tuổi của lớp tôi là lứa tuổi nhỏ và quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của các trẻ trong các giai đoạn tiếp theo, cho nên việc hình thành nề nếp cho trẻ
ngay từ lứa tuổi này là một điều hết sức quan trọng. Qua những biện pháp và đã áp
dụng tại lớp học 24- 36 tháng tuổi. Tôi nhận thấy các cháu đã đi vào nề nếp, nên rất
thuận tiện cho tôi trong việc triển khai các hoạt động trong một ngày tại lớp.
Và các chị em đồng nghiệp hãy luôn nhớ rằng, nhiều biện pháp khác nhau thì nội
dung quyết định thành công của các biện pháp đó chính là : CÁI TÂM của người giáo
viên, như người mẹ thứ hai của trẻ, hãy yêu thương con trẻ như chính con của mình.
Do đề tài được áp dụng trong phạm vi tại lớp nên một số kinh nghiệm của tôi
không tránh khỏi thiếu sót. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường và các chị em đồng nghiệp góp yscho tôi để bản thân tôi có được những bài học
kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình công tác của bản thân và nâng cao chất lượng
chăm sóc và giáo dục của nhóm lớp 24- 36 tháng mà tôi đang phụ trách.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết

Phan Thị Ánh

10




×