Nguyễn Thế Hệ - THPT Nam Duyên Hà
Sở GD-ĐT Thái Bình
Trờng THPT Nam Duyên Hà
Tham luận
giáo dục đạo đức học sinh
Trong công tác của ngời giáo viên chủ nhiệm việc giáo dục đạo đức học sinh có một vị
trí hết sức quan trọng nếu không muốn nói là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo viên chủ
nhiệm .Giáo dục đạo đức học sinh phải là sự trăn trở thờng xuyên của mỗi ngời giáo viên
chủ nhiệm. Thực tế trong việc giáo dục đạo đức học sinh việc giáo dục đạo đức cho học sinh
cá biệt là công việc quan trọng và đợc tiến hành thờng xuyên nhất. Vì vậy trong phạm vi bản
tham luận này tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh của GD đạo đức học sinh đó là giáo dục
học sinh cá biệt
i. một số biện pháp giáo dục đạo Đức học sinh
Vậy làm thế nào để có thể giáo dục đạo đức học sinh thành công? đây là một câu hỏi
rất lớn đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải đi tìm lời giải đáp. ở đây không có bất cứ
một khuôn mẫu, một công thức cụ thể nào để áp dụng. Giáo dục đạo đức học sinh đòi hỏi sự
sáng tạo rất lớn của ngời giáo viên chủ nhiệm. Mỗi trờng hợp học sinh ngời giáo viên chủ
nhiệm sẽ có những cách giải quyết riêng cụ thể. Trong phạm vi bản tham luận này của mình
tôi không có tham vọng nêu nên những vấn đề to tát, với kinh nghiệm làm công tác chủ
nhiệm cha lâu tôi luôn ý thức cho mình là vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô
đi trớc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hiệu quả công tác chủ nhiêm sẽ tốt hơn. Dới đây tôi
xin trình bày một số kinh nghiệm của mình về giáo dục đạo đức học sinh rất mong nhận đợc
sự đóng góp ý kiến của các thầy các cô để công tác chủ nhiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn!
1. Có nên xử phạt học sinh
Khi nói về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt nhiều ngời nói phải xử phạt thật nghiêm.
Tôi cũng luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Có nên xử phạt học sinh cá biệt không? Câu hỏi này
là vô cùng khó trả lời trong công tác giáo dục đặc biệt ở giai đoạn hiện nay. Với tôi việc học
sinh có vi phạm tất nhiên sẽ phải bị xử lí, ngời giáo viên chủ nhiệm không thể nhắm mắt làm
ngơ trớc những vi phạm của học sinh đợc, nhng xử lí nh thế nào cho thoả đáng cho có tính
giáo dục cao nhất. Tôi rất tâm đắc câu nói của GS Nguyễn Cảnh Toàn: Quả đấm không phải
là khoa học. Với học sinh cá biệt theo tôi việc xử phạt là cần thiết nhng xử phạt phải
đảm bảo vừa trói, vừa mở; trói không cho các em tiếp tục vi phạm nhng phải mở ra
cho các em một lối thoát khỏi những bế tắc trong cuộc đời, giúp các em hiểu đợc điều đúng
đắn để trở thành ngời có ích cho xã hội nh thế mới gọi là giáo dục. Còn việc đuổi học hay
buộc phải chuyển trờng thì đâu có gì là khó nhng xã hội sẽ sớm phải đón nhận những công
dân với nhân cách méo mó vào đời. Thật đau xót lắm chứ! Theo tôi dù học sinh có lỗi lầm dù
lớn đến đâu đi chăng nữa mà học sinh biết nhận lỗi và quyết tâm sửa lỗi thì trong phạm vi
của mình ngời giáo viên chủ nhiệm hãy tạo cho học sinh cơ hội để sửa chữa, cơ hội làm chủ
bản thân, làm chủ cuộc đời mình. Hãy đến với học sinh bằng tất cả sự quan tâm, lo lắng ,
giúp đỡ.
2. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
*Phân loại học sinh cá biệt
Theo tôi việc đầu tiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải làm đó là phân loại học sinh cá
biệt. Thực tế việc phân loại học sinh cá biệt không khó nhng hiệu quả của công việc lại
phụ thuộc vào nó rất nhiều. Giống nh ngời thầy thuốc có chẩn đoán đúng bệnh thì mới có đ-
ợc phơng thuốc hữu hiệu nhất để chữa trị.
Sau khi đã phân loại đợc học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại cá biệt nào ngời
thầy phải bắt tay ngay vào việc tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở
thành học sinh cá biệt nh vậy. Bản chất của con ngời vốn là rất tốt đẹp nh Khổng Tử từng
nói nhân chi sơ tính bản thiện Vậy ai, cái gì đã làm cho học sinh của mình trở thành học
sinh cá biệt nh vậy? Đây là một công việc không hề đơn giản nó đòi hỏi rất nhiều công phu
và hơn hết là cần đến cái Tâm rất lớn của ngời thầy giáo. Ngời giáo viên chủ nhiệm phải
điều tra tỉ mỉ, đi lại nhiều lần, gặp gỡ nhiều ngời để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và
có biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục.
- 1 -
Nguyễn Thế Hệ - THPT Nam Duyên Hà
Khi đã tìm ra nguyên nhân rồi ngời giáo viên sẽ tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để giáo
dục. Việc giáo dục học sinh cá biệt có thể mỗi ngời có một cách khác nhau nhng theo tôi
việc giáo dục học sinh cá biệt bằng tình cảm là biện pháp hữu hiệu nhất.
*Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt bằng tình cảm
Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt hoàn toàn không phải là ảo tởng, không phải
là không thể nhng đó là việc làm cực kì khó khăn đòi hỏi cái Tâm rất lớn của ngời giáo
viên chủ nhiệm. Ngời giáo viên chủ nhiệm phải thật sự nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu trò và rất cần
một phơng pháp đúng đắn. Hãy coi học sinh cá biệt nh một thử thách cần phải vợt qua
đừng coi đó nh một tai nạn, một nỗi đau hay sự đen đủi khi đợc giao chủ nhiệm vào lớp chủ
nhiệm có học sinh cá biệt.
Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt thành công ngời thầy rất cần đến chữ Tâm.
Chữ Tâm ở đây không phải chỉ là sự yêu thơng vô bờ đối với học trò nh một ngòi con, ngời
em ruột thịt của mình mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho từng hành động
nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, hành động, chăm chút cho từng tiết giảng của
mình vì trong mắt các em ngời thầy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là thần tợng đối với
các em đừng để thần tợng sụp đổ trong mắt các em, các em sẽ hụt hẫng và hoàn toàn mất
phơng hớng.
Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức đợc nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức đ-
ợc vai trò của việc học tập đối với cuộc đời của mình vì vậy các em không có thói quen tự
giác, việc đi học với các em chỉ là để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để đợc găp bạn, để không
phải làm việc nhàcác em chỉ học cho có học chứ không biết học để làm gì, học có tác
dụng nh thế nào đến cuộc sống của mình sau này vì vậy ngời giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra
cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể những tấm gơng rất gần gũi
với các em của sự thành công và thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại.
Thứ nhất, theo tôi ngời giáo viên chủ nhiệm phải tránh cái nhìn lí tởng hoá về lớp học,
về học sinh của mình. Lớp nào, trờng nào cũng có học sinh cá biệt chỉ khác là biểu hiện của
cái cá biệt đó nh thế nào mà thôi và số lợng nhiều hay ít. Có em cá biệt về đạo đức có
em cá biệt về học tập có em đặc biệt cá biệt
Thứ hai, xin đừng gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trớc lớp, trớc mặt ngời
khác. Các em chỉ là những học sinh cha ngoan, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Chúng ta gọi các em là học sinh cá biệt (cá biệt tức là khác biệt) vậy vô hình chung chúng
ta đã cố tách học sinh đó ra khỏi lớp, cô lập các em trớc lớp. Nhiệm vụ của chúng ta là giáo
dục các em học sinh cha ngoan này trở thành học sinh ngoan. Tôi xin trích dẫn một câu
danh ngôn: Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thơng bạn sẽ không nhìn thấy những nét
xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi.
Thứ ba, đa số các em học sinh cá biệt gia đình đã không còn là mái ấm để chở che
các em, để các em dựa vào mỗi khi gặp khó khăn thậm chí có một số em gia đình giống nh
một nhà tù một địa ngục mỗi khi bớc về nhà là các em cảm thấy trống trải chán ghét
cha mẹ vì vậy các em rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để có thể đợc sẻ chia tâm sự, để
đợc bộc bạch những khó khăn những nỗi niềm riêng t thầm kín, thầy cô sẽ trở thành một ng-
ời bạn lớn của các em. Tìm cách cho các em thể hiện cái tôi cá nhân của mình trớc tập thể,
xin đừng thẳng tay trừng trị các em , đừng làm mất đi điểm tựa cuối cùng của các em. Hãy
nhìn các em bằng sự bao dung của ngời cha, sự nhân từ của ngời mẹ, sự gần gũi, cảm thông
của ngời anh ngời chị , sự thân thiết của ngời bạn.
Thứ t, thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những u khuyết điểm những đúng sai trong nhận
thức và hành động của các em, cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm, lỗi lầm của mình mà
không phải mang mặc cảm nặng nề về lỗi lầm đó của mình, tạo cho các em thiện chí sửa
chữa và không tái phạm, xin đừng la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học thành địa
ngục đối với các em, đừng biến giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi thành một giờ tổng sỉ vả đối
với các em, đừng để học sinh nghĩ cứ găp thầy cô là lại bị la mắng.
Thứ năm, thầy cô đừng nghĩ rằng bộ mặt của học sinh cá biệt lúc nào cũng câng
câng, bất cần đời là có trái tim đá. Thầy cô ạ, dới vẻ mặt lạnh lùng , câng câng d-
ờng nh vô cảm kia là sự hụt hẫng tình thơng đến vô bờ chỉ có sự bao dung, vị tha, kiên
nhẫn mơí có thể cảm hoá đợc các em đem lại cho các em hơi ấm của tình ngời để cho các em
thấy rằng ngời tốt chung quanh chúng ta nhiều lắm. Học sinh cá biệt dù cho có khó giáo
dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm
- 2 -
Nguyễn Thế Hệ - THPT Nam Duyên Hà
chất tích cực nếu có phơng pháp đúng chúng ta vẫn khơi gợi để làm thức tỉnh các em để từ
đó phát huy làm điểm tựa cho các em, khôi phục lại niềm tin cho các em để các em thấy
rằng mình không hề kém cỏi, không phải là đồ bỏ đi để các em có thể vứt bỏ đợc sự tự ti,
mặc cảm mà tự giác, chủ động hội nhập với các bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của các em để
có thể khích tớng vì đa số các em sự sĩ diện là rất lớn.
Thứ sáu, thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hớng tích cực, đừng nghiêm trọng hoá
vấn đề hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa, xin đừng mố một con gà
bằng một cái búa. Hãy tin tởng chờ đợi sự chuyển biến của các em, không nên nóng vội,
vì thầy cô càng nóng vội càng tạo áp lực lên các em, các em càng bối rối, càng sa vào đối
phó.
Thứ bảy, thầy cô hãy cố gắng nhìn nhận sự tiến bộ của các em không quá khắt khe, nên
có cái nhìn bao dung, độ lợng, chân tình, vị tha. Trân trọng từng sự tiến bộ của các em dù là
nhỏ nhất vì đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em, mạnh dạn biểu dơng các em
trớc tập thể. Đừng tiết kiệm lời khen với các em vì một lời động viên khen ngợi còn có giá trị
hơn rất nhiều những bản kiểm điểm.
Thứ tám, hãy tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của học sinh trong pham vi cho
phép, cùng nhau xây dựng nội quy của lớp nh một bản khế ớc xã hội với học sinh các
em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đa ra. Tôn trọng cả sự cá biệt của
các em vì mỗi cá nhân là một nhân cách độc đáo cần phải đợc tôn trọng. Xin đừng áp đặt thô
bạo với các em, không xúc phạm làm tổn thơng danh dự của các em trớc tập thể, cố gắng
thận trọng khi phát ngôn vì học sinh cá biệt hết sức nhạy cảm. Hãy làm cho các em thấy
mình không phải chỉ là thầy giáo của các em mà còn là một con ngời bình thờng nh các em,
có những sở thích giống các em các em sẽ thấy thầy cô mình thật là gần gũi.
Thứ chín, thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì học sinh cá biệt là một sự
thử thách rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kiềm chế của mỗi giáo viên, nếu nóng vội là
công sức mà chúng ta cố gắng sẽ đổ xuống sông xuống biển. Không nên quá khắt khe xử lí
mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên đe doạ, thành kiến với các em.
Đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ tạo nên sự xấu hổ dần dần dẫn
đến sự chai lì.
Thứ mời, phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm, Xin đừng hứa suông.
Đã nói thì phải kiên quyết thực hiện, biết không thực hiện đợc thì kiên quyết không nói. Vận
dụng linh hoạt lạt mềm buộc chặt, mềm nắn rắn buông.Dù rất gần gũi với các em nhng
luôn phải giữ một khoảng cách nhất định của thầy trò.
Ngoài ra phải có sự hỗ trợ đắc lực của các thầy cô giáo bộ môn, của các tổ chức , đoàn thể
trong nhà trờng và sự hợp tác của chính quyền cũng nh gia đình các em
II. Kết luận
Công tác giáo dục học sinh cá biệt là cả một quá trình lâu dài khó khăn nhng kết quả thu
đợc là hết sức lớn lao, tôi xin kết thúc bản tham luận của mình bằng câu danh ngôn và cũng
là phơng châm giáo dục của tôi: Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến trái tim.
Nguyễn Thế Hệ
- 3 -