Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án mĩ thuật đan mạch mới nhất năm học 2016 2017 từ lớp 1 đến lớp 5 (học kỳ 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.16 KB, 11 trang )

GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH MỚI NHẤT CỰC HAY
NĂM HỌC 2016 - 2017

(Từ lớp 1 đến lớp 5)
HỌC KÌ I
=====================
TuÇn 1:

Líp 5:

Thứ năm, ngày 1 tháng 9 năm 2016

Chủ đề 1

Chân dung tự họa ( Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Nhận ra đặc điểm riêng , sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
- Biết cách vẽ chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và chất liệu khác
nhau.
- Yêu thích môn học, yêu mến mọi người.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Gợi mở; trực quan; luyện tập, thực hành.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học Mt.
- Sách học Mt.
- Tranh chân dung phù hợp .
- Đồ dùng học vẽ.
- Một số bài vẽ của hs về tranh chân dung


tự họa.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số. Hs hát.
2- Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HS lấy đồ dùng học vẽ.
3- Bài mới:
* Khởi động: Cho hs chơi trò chơi: “Đoán Hs chơi
tâm trạng qua biểu hiện trên khuôn mặt”
- Luật chơi: GV mời 4-5 HS lên bảng, từng
HS thể hiện các tâm trạng, cảm xúc cá
nhân: Vui, buồn, tức giận... HS dưới lớp
đoán nêu tên biểu cảm trên khuôn mặt mà
bạn vừa thể hiện.
- GV giới thiệu chủ đề.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu


- Tổ chức HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát H1.1 Sách học MT.
Thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi
sau:
+ Em hiểu thế nào là tranh chân dung tự
họa?

+ Tranh CDTH thể hiện đặc điểm khuôn
mặt, nửa người hay cả người?
+ Tranh CDTH thường vẽ theo những hình
thức nào? Có thể được thể hiện bằng

những chất liệu nào?
+ Bố cục, màu sắc trong tranh được thể
hiện như thế nào?
+ Khuôn mặt có những bộ phận nào?
Những bộ phận nào đối xứng nhau qua
trục dọc? Nhận xét các bộ phận đó?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
khác nhận xét.
>GV bổ sung và chốt.
- GV yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát h 1.2 Sách HMT và
thảo luận nhóm theo chùm câu hỏi sau để
tìm hiểu cách vẽ chân dung tự họa
+ Em sẽ thể hiện CDTH theo hình thức
nào?
+ Em sẽ chọn chất liệu nào để thể hiện bức
tranh chân dung của mình?
-GV vừa vẽ vừa giảng giải cho hs hiểu:
+ Vẽ phác hình khuôn mặt.
+ Vẽ các bộ phận: Mắt, mũi , miệng, tóc...
+ Vẽ màu hoàn thiện.
_ GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu cách vẽ chân dung tự họa?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khen

- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- HS quan sát, thảo luận và trả lời:
- Tranh chân dung tự họa có thể được vẽ

theo quan sát qua gương hoặc vẽ theo trí
nhớ nhằm thể hiện đặc điểm của khuôn
mặt và biểu đạt trạng thái cảm xúc của
chính người vẽ.
- Tranh CDTH có thể vẽ khuôn mặt, nửa
người hay cả người.
- Thể hiện bằng nhiều hình thức ( Vẽ theo
quan sát, vẽ theo trí nhớ). Thể hiện bằng
nhiều hình thức, chất liệu như: vẽ màu,
xé dán, vải, đất nặn....
- Tranh CDTH có bố cục cân đối; màu
sắc hài hòa, kết hợp đậm nhạt để biểu đạt
cảm xúc của nhân vật.
- Khuôn mặt người bao gồm các bộ phận:
mắt, mũi, miệng, tai nằm đối xứng nhau
qua trục dọc chính giữa khuôn mặt. Cách
đều và bằng nhau.
- Hs báo cáo, nhận xét nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ trang 6
- HS quan sát h 1.2 Sách HMT và htoar
luận nhóm để tìm hiểu cách vẽ CDTH.

+ HS nêu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ trang 7
- HS nêu.



thưởng hs hăng hái phát biểu.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2:
Màu, giấy A4, Gương, keo , kéo...
Hs lắng nghe.
• Bổ sung: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Líp 4
Thứ sáu, ngày 2 tháng 9 năm 2016

Chủ đề 1

Những mảng màu thú vị ( Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu
sắc trong đời sống.
- Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh.
- Yêu thích màu sắc, bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học Mt.
- Sách học Mt.
- Tranh ảnh có màu sắc phù hợp nội dung - Đồ dùng học vẽ.
bài..
- Tranh biểu cảm của HS
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số. Hs hát.
2- Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HS lấy đồ dùng học vẽ.
3- Bài mới:
* Khởi động: Cho hs hát theo nhạc bài:
Hs hát.
Hộp bút chì màu
- GV giới thiệu chủ đề.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
a) Màu gốc.
- Tổ chức HS hoạt động nhóm.
- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- Yêu cầu HS quan sát H1.1 Sách học
MT. Thảo luận nhóm theo nội dung câu - HS quan sát, thảo luận và trả lời:
hỏi sau:
+ Màu sắc do đâu mà có?
- Mắt người nhìn được là do có ánh sáng.
Nhờ ánh sáng mà có màu sắc.
+Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc - Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng
trong tranh có điểm gì khác nhau?
phong phú.
- Nàu sắc trong tranh, sản phẩm trang


+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 Sách

học MT.
+ Nêu tên các màu cơ bản?
b) Màu bổ túc.
- GV cho HS trải nghiệm pha màu từ các
màu cơ bản. Yêu cầu HS nêu tên màu
mình pha được.
- GV yêu cầu HS quan sát H 1.4 nêu tên
các màu đối diện với màu cơ bản.
GV chốt: Cặp màu đối diện nhau trong
vòng tròn màu sắc là cặp màu bổ túc.
- Nêu cặp màu bổ túc?
- Nêu cảm nhận của em về các cặp màu
bổ túc?
- GV gợi ý: + Em có cảm giác thế nào
khi nhìn thấy các màu bổ túc đứng cạnh
nhau?
+ Em có thấy các màu sắc tươi hơn, rực
rỡ hơn khi chúng đứng cạnh nhau?
>GV bổ sung và chốt. Yêu cầu HS đọc
ghi nhớ.
c) Màu nóng- lạnh.
- Yêu cầu HS quan sát bảng màu nóng lạnh trong h 1.6 Thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi:
+ Màu nóng – lạnh thường tạo cảm giác
thế nào?

trí... do con người tạo ra.
- Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, khiến
cuộc sống vui tươi, phong phú. Cuộc
sống không thể không có màu sắc.

- Hs báo cáo, nhận xét nhóm bạn.
- HS đọc ghi nhớ trang 6
- HS quan sát.
- Vàng, đỏ, lam.
- HS thực hành.
- Lục, cam, tím.

- Đỏ-lục; Lam – Cam; Vàng – Tím.
- HS nêu
+ Màu tươi hơn, rực rỡ hơn, thu hút thị
giác hơn.

- HS đọc ghi nhớ trang 7
HS quan sát, thảo luận và trả lời:

+ Màu nóng tạo cảm giác nóng, ấm áp,
vui vẻ, hạnh phúc...Màu lạnh tạo gảm
giác lạnh, mát mẻ, buồn,....
+ Nêu nhận xét của em khi thấy các màu + HS nêu theo cảm nhận của riêng bản
nóng đứng cạnh nhau?
thân.
+ Nêu nhận xét của em khi thấy các màu
nóng đứng cạnh nhau?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
 Nhóm báo cáo, nhận xét nhóm bạn.
khác nhận xét.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ trang 8
* Gv yêu cầu Hs quan sát H 1.7 trả lời



câu hỏi:
+ Trong tranh có những màu nào?
HS quan sát và trả lời theo cảm nhận của
+ Kể tên các cặp màu bổ túc mà em thấy từng em.
trong tranh?
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức
tranh nào có nhiều màu lạnh?
+ Màu sắc trong mỗi bức tranh tạo cho
em cảm giác gì?
GV chốt: Sự hài hòa về màu sắc được tạo
nên bởi sự kết hợp giữa màu nóng, màu
lạnh, màu đậm, nhạt trong một tổng thể.
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu tên chủ đề học hôm nay?
- HS nêu: Những mảng màu thú vị.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương,
khen thưởng hs hăng hái phát biểu.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2:
Màu, giấy A4, giấy màu, keo , kéo...
Hs lắng nghe.
• Bổ sung: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
________________________________________
Líp 3
Thứ ba, ngày 30 tháng 8 năm 2016

Chủ đề 1

Những chữ cái đáng yêu ( tiết 1)

I.Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều và chữ trang trí.
- Biết cách vẽ tạo dáng và trang trí chữ.
- Yêu thích các con chữ và môn học.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Gợi mở; trực quan; thực hành.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học Mt.
- Sách học Mt.
-Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được
- Đồ dùng học vẽ.
trang trí.
- Một số bài vẽ của hs.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số. Hs hát.
2- Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HS lấy đồ dùng học vẽ.
3- Bài mới:


* Khởi động: Mời 1 số hs lên bảng viết
tên của mình.
- GV giới thiệu chủ đề.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức HS hoạt động nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát H1.1, H 1.2 Sách
học MT thảo luận nhóm theo chùm câu
hỏi sau:
+ Độ dày của các nét trong một chữ cái
có bằng nhau không?
+ Chữ cái có nét bằng nhau là kiểu chữ
gì?
+ Những chữ cái được tạo dáng và trang
trí có thể là chữ in hay chữ thường?
+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí
như thế nào?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
khác nhận xét.
>GV bổ sung và chốt.
- Yêu cầu HS quan sát H1.3 sách học
MT. Đọc yêu cầu.
+ Chữ nào được trang trí bằng nhiều nét
cong?
+ Chữ nào được trang trí bằng nhiều nét
thẳng?
+ Chữ nào được trang trí bằng những
bông hoa?
> GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sách học
MT trang 6
-GV chốt.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
-GV gợi mở: EM sẽ tạo dáng chữ gì?
- Em sẽ dùng nét, họa tiết và màu sắc
như thế nào để trang trí?
- Yêu cầu HS quan sát h 1.4 Sách HMT

để tìm hiểu cách vẽ .
+ Chọn một hoặc nhiều chữ cái.
+Dùng nét để tạo dáng chữ đó trên giấy.
+ Sử dụng nét để tạo họa tiết rồi vẽ màu
theo ý thích.
- Vẽ minh họa trên bảng .
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 6.
4. Củng cố, dặn dò

Hs lên bảng viết tên mình lên bảng lớp.

- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- Hs quan sát đọc câu hỏi, thảo luận và trả
lời:
- Độ dày của các nét bằng nhau trong một
con chữ
- Kiểu chữ nét đều.
- Có thể là chữ in và chữ thường.
- Bằng nét và màu sắc.
- Hs báo cáo, nhận xét nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- Hs quan sát đọc yêu cầu và trả lời.
+ Chữ L được trang trí bằng nét cong.
+ Chữ T được trang trí bằng nét thẳng.
+ Chữ G được trang trí bằng những bông
hoa.
- HS đọc.
HS lắng nghe.
- Một vài HS trả lời.
- HS quan sát h 1.4 Sách HMT để tìm

hiểu cách vẽ các nét.
- HS quan sát.

- HS đọc ghi nhớ.


- Em hãy nêu tên chủ đề vừa học?
- HS nêu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương,
khen thưởng hs hăng hái phát biểu.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2:
Màu, giấy A4....
Hs lắng nghe.
• Bổ sung…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
______________________________________
Líp 2
Thứ hai, ngày 29 tháng 8 năm 2016

Chủ đề 1

Mùa hè của em ( tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Phân tích và đánh giá được sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu
được nội dung chủ đề, hình ảnh, màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.
- Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Biết cách vẽ
một dáng người theo quy trình vẽ cùng nhau.
- Yêu thích vẽ tranh, chơi các trò chơi lành mạnh.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Liên kết HS với tác phẩm.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học Mt.
- Sách học Mt.
-Tranh thiếu nhi.
- Đồ dùng học vẽ.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số. Hs hát.
2- Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HS lấy đồ dùng học vẽ.
3- Bài mới:
* Khởi động: Cho HS chơi một trò chơi Hs chơi.
Kéo co.
- GV giới thiệu chủ đề.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức HS hoạt động nhóm.
- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- GV hỏi:
+ Vào mùa hè, em thường tham gia các - HS suy nghĩ trả lời.
hoạt động gì? Với ai? ở đâu?
+ Cảnh thiên nhiên trong mùa hè như - Cảnh thiên nhiên trong mùa hè: Cây cối
thế nào?
xanh tươi, trời nắng và da trời màu
GV chốt.
xanh....
-GV yêu cầu HS quan sát H1.1 sách học



MT thảo luận nhóm theo chùm câu hỏi
trong sách học MT:
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi.
- HS đọc câu hỏi trang 6.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
- Hs quan sát thảo luận và trả lời:
khác nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ trang 6.
>GV bổ sung và chốt( trang 31 Sách
HS lắng nghe.
dạy MT)
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
-GV yêu cầu HS đọc câu hỏi sách học
- HS đọc:
MT trang 6.
+ Em sẽ vẽ hoạt động vui chơi nào trong - Một vài HS trả lời.
mùa hè?
+ Động tác của nhân vật sẽ như thế nào?
- GV tiếp tục gợi ý:
+ Khi vẽ dáng người hoạt động, em sẽ - Vẽ phác các bộ phận chính thể hiện
vẽ bộ phận nào trước, bộ phận nào sau? dáng người đang hoạt động.
+ Trang phục của nhân vật như thế nào? - Quần đùi, áo phông....
GV chốt các bước vẽ dáng người đang
- HS quan sát
hoạt động:
+ Vẽ phác các bộ phận chính ( đầu,
mình, tay, chân..)
+ Vẽ chi tiết ( mắt mũi, quần áo..)

+ Vẽ màu.
- GV yêu cầu một HS đứng mẫu theo - HS quan sát.
dáng đá bóng và vẽ minh họa trên bảng .
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 6.
- HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu các bước vẽ dáng người? - HS nêu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương,
khen thưởng hs hăng hái phát biểu.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2:
Màu, giấy A4....
Hs lắng nghe.
• Bổ sung…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
______________________________________
Líp 1
Thứ sáu, ngày 2 tháng 9 năm 2016

Chủ đề 1

Cuộc dạo chơi của đường nét ( tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản.
- Biết cách vẽ các nét và tạo ra sự chuyển động của các đường nét khác
nhau theo ý thích.


- Yêu thích môn học.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Gợi mở; trực quan; luyện tập.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Giáo viên
Học sinh
- Sách học Mt.
- Sách học Mt.
-Hình ảnh hoặc hình vẽ các nét thẳng, - Đồ dùng học vẽ.
ngang, nghiêng….
- Một số bài vẽ của hs.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số. Hs hát.
2- Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
HS lấy đồ dùng học vẽ.
3- Bài mới:
* Khởi động: Cho hs h¸t bµi “ Cháu vẽ ông Hs hát
mặt trời”.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức HS hoạt động nhóm.
- HS chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- HS quan sát
- Yêu cầu HS quan sát H1.1 Sách học MT. - HS Lắng nghe
- Qua các hình ảnh HS quan sát, GV giới
thiệu cho hs:
+ Nét thẳng dọc, nét thẳng ngang, nét
thẳng nghiêng, nét gấp khúc, nét đứt, nét
chấm.
+ Nét cong, nét lượn sóng.
- GV yêu cầu HS quan sát một số bài vẽ

trong sách học MT thảo luận nhóm theo
- HS quan sát, thảo luận và trả lời:
chùm câu hỏi sau:
+ Trong tranh có những nét gì?
- Nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, nét
chấm.
+ Đặc điểm của các loại nét?
- Nét cong mềm mại, nét thẳng cứng cáp
+ Nét nào được vẽ bằng màu đậm? Nét
- Các nét vẽ có màu đậm,nhạt khiến cho
nào được vẽ bằng màu nhạt?
các hình ảnh trong bức tranh sinh động,
+ Nét nào to, nét nào nhỏ?
phong phú.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm
- Hs báo cáo, nhận xét nhóm bạn.
khác nhận xét.
>GV bổ sung và chốt.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát h 1.3 Sách HMT để - HS quan sát h 1.3 Sách HMT để tìm
tìm hiểu cách vẽ các nét.
hiểu cách vẽ các nét.


+ Nêu cách vẽ nét thẳng?
+ HS nêu.
+ Nêu cách vẽ nét cong?
+ Nêu cách vẽ nét gấp khúc?
- Vẽ mẫu trên bảng bài vẽ ngẫu hứng cho

- HS quan sát.
HS quan sát.
- Vừa vẽ vừa giảng giải cho hs hiểu:
+ Cách giữ tay để tạo nét thảng, cách
chuyển động để tạo nét lượn cong,... cách
nhấc tay để tạo nét đứt...
+ Cách ấn tay mạnh hay nhẹ để tạo nét
HS lắng nghe.
đậm hoặc nhạt.
+ Cách sử dụng màu để tạo ra sự đậm
nhạt.
+ Cách phối hợp các nét khác nhau để tạo
ra hiệu quả khác biệt.
> GV tóm tắt: - Có thể vẽ nét thẳng, nét
cong, nét gấp khúc, nét đứt bằng các màu
sắc khác nhau.
- Có thể ấn mạnh tay hoặc nhẹ tay khi vẽ
để tạo độ đậm nhạt cho các nét.
4. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu cách vẽ nét cong, nét
- HS nêu.
thẳng...?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khen
thưởng hs hăng hái phát biểu.
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2:
Hs lắng nghe.
Màu, giấy A4....
• Bổ sung…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kí duyệt, ngày 26 tháng 8 năm 2016


Mời các bạn tải toàn bộ Giáo án mĩ thuật Đan mạch mới nhất
của năm học 2016 – 2017 tại địa chỉ:
/>

(Ấn phím Ctrl và click vào link trên (nhớ bật mạng trước khi thực hiện
thao tác trên) hoặc copy đường dẫn dán vào trình duyệt web rồi nhấn enter)



×