Niªn gi¸m thèng kª
2015
1
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 = Statistical yearbook of Vietnam 2015. - H. :
Thống kê, 2016. - 948tr., 25tr. biểu đồ : bảng ; 25cm
ĐTTS ghi: Tổng cục Thống kê. - Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh
ISBN 9786047503643
1. Thống kê 2. Niên giám thống kê 3. Việt Nam 4. Sách song ngữ
315.97 - dc23
TKF0002p-CIP
2
céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Socialist republic of vietnam
Tæng côc thèng kª
General statistics office
Niªn gi¸m
thèng kª
statistical yearbook
of vietnam
2015
nhµ xuÊt b¶n thèng kª - hµ néi, 2016
Statistical publishing house
3
4
Lêi nãi ®Çu
Niên giám Thống kê quốc gia là ấn phẩm được Tổng cục Thống kê
xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh
khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, của các
vùng và các địa phương. Ngoài ra, nội dung Niên giám còn có số liệu
thống kê chủ yếu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm
cung cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nghiên cứu và so
sánh quốc tế. Riêng số liệu về hiện trạng sử dụng đất thời điểm
01/01/2015, Tổng cục Thống kê chưa nhận được số liệu chính thức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường nên sẽ công bố trong thời gian tới.
Trong lần xuất bản này, bên cạnh các biểu số liệu và phần giải
thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê
chủ yếu, Tổng cục Thống kê còn bổ sung phần đánh giá về tổng quan
kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015 và khái quát những nét
chính trong một số phần, lĩnh vực.
Tổng cục Thống kê trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp
đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về nội dung cũng như hình thức
đối với ấn phẩm. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý
để Niên giám Thống kê quốc gia ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong nước
và quốc tế.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
5
Foreword
The Statistical Yearbook, an annual publication by General
Statistics Office, comprises basic data reflecting the general socioeconomic dynamic and situation of the whole country, regions and
provinces. In addition, in this publication, there are also selected
statistics of countries and territories in the world to provide reference
information for studies and international comparison. Regarding data of
land use as of 1 January 2015, the General Statistics Office has not
received official data from Ministry of Natural Resources and
Environment; official data will be published next time.
In this release, statistical yearbook 2015 not only has its own
explanations of terminologies, contents and methodologies of some key
statistical indicators but also includes analysis of socio-economic
situation 5-year period 2011-2015 and main features for some sectors.
General Statistics Office would like to express its great gratitude to
all agencies, organizations and individuals for your comments as well as
contributions to the content and form of this publication. We look forward
to receiving further comments to perfect Vietnam Statistical Yearbooks
to better satisfy the demands of domestic and foreign data users.
General Statistics Office
6
Môc lôc - Contents
Trang - Page
Lời nói đầu
Foreword
5
6
Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015
9
Overview on socio-economic situation in Viet Nam in 5 years 2011-2015
19
Đơn vị Hành chính, Đất đai và Khí hậu
Administrative Unit, Land and Climate
29
Dân số và Lao động
Population and Employment
57
Tài khoản Quốc gia và Ngân sách Nhà nước
National Accounts and State Budget
159
Công nghiệp, Đầu tư và Xây dựng
Industry, Investment and Construction
187
Doanh nghiệp, hợp tác xã và Cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp
Enterprise, cooperative and Non-farm individual business establishment
249
Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Agriculture, Forestry and Fishing
413
Thương mại và Du lịch
Trade and Tourism
527
Chỉ số giá - Price index
577
Vận tải và Bưu chính, Viễn thông
Transport and Postal Services, Telecommunications
629
Giáo dục
Education
673
Y tế, Văn hóa, Thể thao và Mức sống dân cư
Trật tự, an toàn xã hội và môi trường
Health, Culture, Sport and Living standards
Social Order, Safety and Environment
721
Số liệu thống kê nước ngoài
International Statistics
813
7
8
TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
5 NĂM 2011-2015
1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục
hồi với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2011 đạt 6,24%, năm 2012 giảm xuống còn 5,25%,
nhưng năm 2013 đã tăng lên đạt 5,42%; năm 2014 đạt 5,98% và sơ bộ năm
2015 đạt 6,68%. Bình quân 5 năm 2011-2015, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt 5,91%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt
3,12%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,22%/năm; khu vực dịch
vụ đạt 6,68%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm trong
giai đoạn 2011-2015 tuy thấp hơn tốc độ tăng bình quân 6,32%/năm của
giai đoạn 2006-2010, nhưng vẫn đứng vào hàng các quốc gia có nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ cao của khu vực và thế giới1.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình
quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 1273 USD/người năm 2010 lên
1517 USD/người năm 2011; 1748 USD/người năm 2012; 1907 USD/người
năm 2013; 2052 USD/người năm 2014 và đạt 2109 USD/người năm 2015.
Tính theo sức mua tương đương năm 2011, GDP bình quân đầu người năm
2014 của Việt Nam đạt 5629 USD/người, tăng 28,1% so với năm 2010.
Quy mô nền kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu GDP ngày càng được mở rộng.
Năm 2015 GDP theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương
193,4 tỷ USD), gấp 1,9 lần quy mô GDP năm 2010. Nếu tính theo giá so sánh
2010, GDP năm 2015 gấp 1,3 lần GDP của năm 2010.
1
Theo Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính thế giới khác thì
trong 5 năm 2011-2015 kinh tế thế giới tăng bình quân mỗi năm 3,44%, trong đó: Thái Lan tăng
2,50%/năm; Hàn Quốc tăng 3,04%/năm; Xin-ga-po tăng 4,24%/năm; Ma-lai-xi-a tăng 5,40%/năm;
In-đô-nê-xi-a tăng 5,70%/năm; Phi-li-pin tăng 5,93%/năm; Ấn Độ tăng 6,51%/năm; Trung Quốc
tăng 8,06%/năm.
9
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và
ngành dịch vụ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản trong GDP đã giảm từ 18,38% năm 2010 xuống 17,00% năm 2015; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,13% lên 33,25%; khu vực dịch vụ tăng
từ 36,94% lên 39,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm từ 12,55%
xuống 10,02%. Sau 5 năm, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm
1,38 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,12 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,79 điểm phần trăm.
2. Cân đối kinh tế vĩ mô của nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô thời gian qua cơ bản duy trì ổn định và có sự cải thiện
nhưng chưa thực sự vững chắc ở một số cân đối lớn.
Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư so
với GDP và có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với Việt Nam phải đi
vay từ nước ngoài để đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam năm
2004 đạt 28,63% và tăng liên tục trong các năm 2005-2007, nhưng từ năm
2008 có xu hướng giảm dần, đến năm 2011 chỉ còn 27,32%; năm 2012 là
27,10%; năm 2013 là 27,00% và ước tính năm 2015 là 29,92%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 theo giá hiện
hành đạt 5617,1 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% GDP (5 năm 2006-2010 bằng
39,2%) trong đó: Khu vực Nhà nước đạt 2196,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,1%
tổng số; khu vực ngoài Nhà nước đạt 2151,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,3% và
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1269,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,6%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 5
năm đạt 304,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,4% tổng số; khu vực công nghiệp và xây
dựng đạt 2572,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,8%; khu vực dịch vụ đạt 2740,1
nghìn tỷ đồng, chiếm 48,8%.
Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 ước tính đạt 4073,8
nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2011 đạt 721,8 nghìn tỷ đồng; năm 2012 đạt
734,9 nghìn tỷ đồng; năm 2013 đạt 828,3 nghìn tỷ đồng; năm 2014 đạt 877,7
nghìn tỷ đồng và dự toán năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu thu có
chuyển biến tích cực, thu từ trong nước (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng
10
ngày càng cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Bình quân mỗi năm giai
đoạn 2006-2010 chiếm 58,3%; giai đoạn 2011-2015 chiếm 66,8% tổng thu.
Tổng chi ngân sách Nhà nước 5 năm 2011-2015 ước tính đạt 5116
nghìn tỷ đồng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng chi ngân sách Nhà nước
luôn ưu tiên phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội. Tỷ lệ chi này năm 2011
chiếm 59,3% tổng chi, đến năm 2013 đã tăng lên chiếm 64,7% và ước tính
năm 2015 là 66,9%.
Mặc dù thu ngân sách Nhà nước tăng qua các năm, nhưng chưa đáp
ứng được nguồn chi cho phát triển đất nước đang trong thời kỳ cần đầu tư
nhiều nên tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP hàng năm vẫn ở
mức cao. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước 5 năm 2011-2015 ước tính bằng
5,7% GDP, trong đó năm 2011 bằng 4,4%; năm 2012 bằng 5,4%; năm 2013
bằng 6,6%; năm 2014 bằng 5,7% và ước tính năm 2015 là 6,1%.
Bội chi ngân sách cao đã kéo theo nợ Chính phủ tăng. Tỷ lệ nợ
Chính phủ so với GDP tăng từ 39,3% năm 2011 lên 50,3% năm 2015. Nợ
công, nợ nước ngoài của quốc gia được cơ cấu lại và trong giới hạn quy
định, nhưng đã cao hơn tỷ lệ nợ phổ biến của các nước đang phát triển và
tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ công so với GDP năm 2011 là 50%, đến năm
2015 là 62,2%; tương tự, tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia hai năm tương ứng
là 37,9% và 43,1%.
Cán cân vãng lai sau nhiều năm luôn ở trạng thái thâm hụt, giai đoạn
2011-2015 lần đầu tiên duy trì trạng thái thặng dư. Năm 2010, thâm hụt cán
cân vãng lai của Việt Nam còn ở mức 3,69% so với GDP, nhưng bước vào
năm đầu tiên của giai đoạn 2011-2015, cán cân vãng lai của Việt Nam đạt
thặng dư dù mức thặng dư không lớn, chỉ 48 triệu USD, bằng 0,04% so với
GDP. Đến năm 2014, mức thặng dư này đã đạt 9753 triệu USD, bằng 5,24%
GDP và ước tính năm 2015 thặng dư cán cân vãng lai đạt 56 triệu USD.
3. Thị trường tài chính, tiền tệ
Mức tăng tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2011-2015 được
kiểm soát ở mức thấp hơn giai đoạn trước, góp phần quan trọng kiềm chế
lạm phát. Bình quân cả giai đoạn 2011-2015 tổng phương tiện thanh toán
tăng 18,2%/năm (bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 30,7%/năm).
11
Dư nợ tín dụng từ năm 2011 đến 2014 tăng lần lượt là 23,4%; 8,9%;
12,5%; 14,2% và ước tính năm 2015 tăng khoảng 17%, bình quân mỗi năm
của giai đoạn này tăng 15,1%, thấp hơn so với những năm trước đó (bình
quân tăng trưởng tín dụng của giai đoạn 2006-2010 là 33,4%/năm).
Tốc độ tăng về huy động vốn bình quân mỗi năm trong giai đoạn
2011-2015 là 19,21% (thấp hơn nhiều so với mức 33,07% của giai đoạn
2006-2010), trong đó năm 2011 tăng 13,11%; năm 2012 tăng 22,8%; năm
2013 tăng 19,83%; năm 2014 tăng 20,32% và năm 2015 ước tính tăng 20%.
Quy mô thị trường chứng khoán và số lượng nhà đầu tư tham gia thị
trường liên tục phát triển. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đến cuối năm
2014 đã đạt 1158 nghìn tỷ đồng, tăng 115,5% so với đầu năm 2011. Ước
tính năm 2015, tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 33% GDP; tỷ lệ vốn
hóa thị trường trái phiếu đạt 23% GDP.
Mức độ thanh khoản trên thị trường chứng khoán cũng ngày một cải
thiện. Quy mô giao dịch tăng trưởng liên tục qua các năm, bình quân đạt hơn
2900 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn 2011-2015, tăng gấp đôi so với giai đoạn
2005-2010. Giá trị vốn huy động qua thị trường chứng khoán đến nay đã
đạt gần 2 triệu tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 mức huy động vốn
qua thị trường chứng khoán đã đạt 1,1 triệu tỷ đồng, gấp 4 lần so với giai
đoạn 2005-2010.
4. Diễn biến giá cả và lạm phát
Cuối năm 2010, lạm phát hai con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10
năm 2011 khiến cho CPI tăng đến 11,75% trong năm 2010 và 18,13% trong
năm 2011. Trước tình hình trên, Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển
khai quyết liệt, đồng bộ các Nghị quyết và giải pháp kiềm chế và kiểm soát
lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm từ 2 con số năm 2011 (18,13%)
xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012; 6,04% năm 2013; 1,84% năm 2014
và 0,60% năm 2015). Lạm phát cơ bản giảm từ 13,62% năm 2011 xuống
8,19% năm 2012; 4,77% năm 2013; 3,31% năm 2014 và 2,05% năm 2015.
Kết quả đẩy lùi lạm phát cao trong những năm vừa qua là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần đưa kinh tế vĩ mô của Việt Nam đi dần vào thế
ổn định.
12
Chỉ số giá vàng tháng 12 hàng năm so với cùng kỳ năm trước đã giảm
từ mức tăng 24,09% năm 2011 xuống chỉ còn tăng 0,40% năm 2012 và sau
đó liên tục giảm qua các năm (Năm 2013 giảm 24,36%, năm 2014 giảm
3,73% và năm 2015 giảm 4,97%). Tính chung 5 năm 2011-2015, chỉ số giá
vàng giảm 13,79%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 269,67% những năm
2006-2010; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 8,94%, thấp hơn mức tăng 30,33%
của giai đoạn 2006-2010.
Chỉ số giá sản xuất có xu hướng chung là đạt mức tăng cao nhất trong
năm 2011, sau đó mức tăng giảm dần và ổn định ở những năm cuối kỳ. Tính
chung 5 năm 2011-2015, chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất
tăng 42,00%, bình quân mỗi năm tăng 7,26%; chỉ số giá bán sản phẩm của
người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 35,14%, bình quân
mỗi năm tăng 6,21%; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng
công nghiệp tăng 32,35%, bình quân mỗi năm tăng 5,77%; chỉ số giá cước
vận tải kho bãi tăng 37,67%; bình quân mỗi năm tăng 6,60%; chỉ số giá dịch
vụ tăng 20,84%, bình quân mỗi năm tăng 3,86%.
Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa năm 2011 tăng cao do tác
động của giá hàng hóa trên thế giới tăng, nhưng từ năm 2012 có xu hướng
giảm, mức giảm nhiều nhất trong năm 2015. Đáng chú ý là, tỷ giá thương
mại hàng hóa 5 năm 2011-2015 đã có sự cải thiện nhất định, từ mức giảm
0,46% năm 2011; giảm 0,21% năm 2012 và giảm 0,06% năm 2013 đã tăng
2,18% trong năm 2014 và tăng 2,15% năm 2015. Điều này cho thấy tỷ giá
cánh kéo giữa hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu đang theo xu hướng có lợi
cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
5. Kinh tế đối ngoại
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa, dịch vụ 5 năm 2011-2015
đạt 1441,2 tỷ USD, gấp gần 2,1 lần giai đoạn 2006-2010, trong đó xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ đạt 707,0 tỷ USD, gấp 2,3 lần; nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ đạt 734,2 tỷ USD, gấp 1,9 lần. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng
hóa 5 năm 2011-2015 đạt 1321,7 tỷ USD, gấp 2,1 lần giai đoạn 2006-2010;
tổng mức lưu chuyển ngoại thương dịch vụ 119,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần. Tính
chung 5 năm 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP đạt 84,4%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP đạt 83%.
13
Về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tính chung 5 năm
2011-2015, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 7966 dự án với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và bổ sung đạt 100,3 tỷ USD. Tổng số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện 5 năm 2011-2015 đạt trên 59,5 tỷ USD, tăng
33,4% so với 5 năm 2006-2010. Trong 5 năm 2011-2015, Việt Nam cũng
đã ký kết thêm được gần 27,0 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi; giải
ngân được 24,3 tỷ USD.
Đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm 2011-2015 đạt 486 dự án với tổng
vốn đăng ký đạt 9746,4 triệu USD, tăng 16% về số dự án nhưng giảm 6,7%
về vốn đăng ký so với 5 năm trước.
Nhờ kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại nên dự trữ ngoại tệ tại
thời điểm 31/12 hằng năm của Việt Nam đã tăng từ 13,6 tỷ USD năm 2011
lên 25,7 tỷ USD năm 2012; 26,3 tỷ USD năm 2013; 34,6 tỷ USD năm 2014
và ước tính đạt 39,3 tỷ USD năm 2015.
6. Phát triển doanh nghiệp
Trong 5 năm 2011-2015, cả nước có 394 nghìn doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 2413,5 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi
năm có 78,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 482,7
nghìn tỷ đồng.
Số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động của cả nền kinh tế nhìn chung
tăng đều qua các năm, ước tính bình quân tăng 9,3%/năm trong giai đoạn
2011-2015, trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 9,4%/năm; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,6%/năm; riêng doanh nghiệp Nhà
nước bình quân mỗi năm giảm 2%. Lao động làm việc trong toàn bộ khu
vực doanh nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm trong giai đoạn trên, trong đó
lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,6%/năm;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,5%/năm; lao động trong
doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,9%/năm.
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp bình quân
mỗi năm tăng thêm 12,7% trong giai đoạn 2011-2015, trong đó vốn của
doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 17,8%; doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số doanh nghiệp liên
14
tục giảm, nhưng vốn đầu tư vẫn tăng, bình quân mỗi năm tăng 11,6%, chủ
yếu do giai đoạn này nhiều doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn được
cổ phần hóa.
Năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong tổng số doanh
nghiệp là 48,4%, thấp hơn tỷ lệ 64,1% của năm 2010; tỷ lệ doanh nghiệp
kinh doanh hòa vốn là 6,3%, thấp hơn năm 2010; còn lại 45,3% doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ, cao hơn tỷ lệ 25,1% của năm 2010.
Chỉ số nợ (tính bằng tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở hữu) tại thời
điểm 31/12/2014 của toàn bộ doanh nghiệp là 2,1 lần, thấp hơn mức 2,2 lần
của năm 2010; chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng nguồn
vốn) đạt 0,8 lần, cao hơn mức 0,7 lần của năm 2010.
7. Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh và biến động về giá
cả nhưng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 vẫn đạt được những kết
quả khá khả quan. Tính chung 5 năm 2011-2015, sản lượng lương thực có
hạt tăng 13,1%; bình quân mỗi năm tăng 2,5%, trong đó sản lượng lúa tăng
2,5%/năm và sản lượng ngô tăng 2,7%/năm. Diện tích cây lâu năm tiếp tục
được mở rộng, chủ yếu ở các cây trọng điểm làm nguyên liệu cho sản xuất
và xuất khẩu. Sản lượng thịt hơi các loại tăng khá, trong đó sản lượng thịt
trâu hơi xuất chuồng năm 2015 tăng 2,6% so với năm 2010; sản lượng thịt
bò hơi xuất chuồng tăng 7,5%; thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 15%; sản lượng
thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 47,6%.
Diện tích rừng trồng mới tập trung trong 5 năm 2011-2015 đạt 1088,4
nghìn ha, tăng 0,9% so với giai đoạn 2006-2010, trong đó trên 91% diện tích
là rừng sản xuất, tăng 14,6%. Sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh do thị
trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu trong nước và xuất khẩu được mở rộng. Sản
lượng gỗ khai thác năm 2015 gấp 2,1 lần năm 2010, bình quân giai đoạn
2011-2015 tăng 16,5%/năm.
Sản lượng thủy sản 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 30,2 triệu tấn (bình
quân mỗi năm đạt 6,02 triệu tấn), tăng 33,9% so với 5 năm 2006-2010. Sản
lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 tăng 28,8% so với năm 2010 (bình
15
quân mỗi năm tăng 5,2%/năm); sản lượng thủy sản khai thác tăng 25,8%
(bình quân mỗi năm tăng 4,7%).
- Công nghiệp và xây dựng
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8%; năm 2012 tăng
5,8%; năm 2013 tăng 5,9%; năm 2014 tăng 7,6% và ước tính năm 2015 tăng
9,8%. Tính chung 5 năm 2011-2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng
41,4%, bình quân mỗi năm tăng 7,2%, trong đó ngành khai khoáng tăng
2,7%; chế biến, chế tạo tăng 8,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,8%;
cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng cao trong 5 năm
2011-2015, trong đó: Điện thoại di động tăng bình quân 44,8%/năm; ô tô lắp
ráp tăng 12,08%/năm; điện phát ra tăng 11,48%/năm; đường kính tăng
10,15%/năm; phân hóa học tăng 9,31%; quần áo mặc thường tăng
8,43%/năm; phân NPK tăng 7,65%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng thấp
hoặc giảm: Dầu thô khai thác tăng 4,54%/năm; xi măng tăng 3,9%/năm;
than sạch giảm 1,54%.
Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành trong giai đoạn 20112014 đạt 342,2 triệu m2, trong đó diện tích nhà ở chung cư 11,8 triệu m2 ,
chiếm 3,4%; nhà ở riêng lẻ đạt 330,4 triệu m2, chiếm 96,6%.
- Thương mại và dịch vụ
Tính chung 5 năm 2011-2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 13,2 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi
năm tăng 13,7%, bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 9,9 triệu tỷ đồng, chiếm
74,8% tổng mức và tăng 14%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 1,6 triệu tỷ đồng,
chiếm 12,2% và tăng 12%; du lịch lữ hành và dịch vụ khác đạt 1,7 triệu tỷ
đồng, chiếm 13% và tăng 13,6%.
Tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ giai đoạn 2011-2015 tăng
58,6% so với giai đoạn 2006-2010. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam
trong 5 năm 2011-2015 đạt 36,3 triệu lượt (tăng 74,3% so với giai đoạn
2006-2010), bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 9,5%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 năm 2011-2015 đạt 655,7 tỷ USD,
bình quân mỗi năm đạt 131,1 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu 5 năm đạt
666,0 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 133,2 tỷ USD. Tăng trưởng xuất
16
khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2011-2015 luôn cao hơn nhập khẩu và
cán cân thương mại thặng dư nhẹ trong hai năm 2012 (0,7 tỷ USD) và 2014
(2,4 tỷ USD) đã góp phần làm giảm mức nhập siêu của giai đoạn này về
còn 10,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 5 năm 2011-2015 đạt 51,3 tỷ USD, bình
quân mỗi năm đạt 10,3 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 5 năm đạt
68,2 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 13,6 tỷ USD. Nhập siêu dịch vụ 5 năm
2011-2015 khoảng 16,9 tỷ USD.
Tính chung 5 năm 2011-2015, khối lượng hành khách vận chuyển đạt
trên 14,4 tỷ lượt khách, bình quân mỗi năm tăng 7,4%; khối lượng hành
khách luân chuyển đạt 642,7 tỷ lượt khách.km, bình quân mỗi năm tăng
9,5%; khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 5076,9 tỷ tấn, tăng 7,3%; khối
lượng hàng hóa luân chuyển đạt 1103,1 tỷ tấn.km, tăng 1,1%.
8. Một số vấn đề xã hội
Dân số trung bình cả nước năm 2015 đạt 91,7 triệu người, tăng 5,48%
so với năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng 1,07%), trong đó dân số thành thị
tăng 17,41% (bình quân mỗi năm tăng 3,26%); dân số nông thôn tăng
0,25%. Tuổi thọ trung bình tăng từ 73 tuổi năm 2011 lên 73,3 tuổi năm
2015. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (tính bình quân trên 1000 trẻ sinh
ra sống) đã giảm từ 15,5 năm 2011 xuống còn 14,7 năm 2015; tỷ suất chết
của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 23,3 năm 2011 xuống còn 22,1 năm 2015.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2015 tăng 7,1% so với năm
2010; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tăng 7,7% và có sự chuyển
dịch khá mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm
từ 49,5% năm 2010 xuống còn 44,0% năm 2015, cùng với đó là sự tăng
trưởng rất nhanh của khu vực công nghiệp, xây dựng, từ 21,0% năm 2010
lên 22,8%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2015 giảm 1,68 điểm phần
trăm so với năm 2010; tỷ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động
năm 2015 giảm 0,55 điểm phần trăm so với năm 2010. Tỷ lệ lao động 15
tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế tăng dần từ
15,4% năm 2011 lên 19,9% năm 2015.
17
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành năm 2015
ước tính đạt 2850 nghìn đồng, gấp 2,06 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo
đã giảm từ 12,6% năm 2011 xuống 11,1% năm 2012; 9,8% năm 2013; 8,4%
năm 2014 và 7,0% năm 2015, bình quân mỗi năm trong 5 năm 2011-2015
tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4 điểm phần trăm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành
thị bình quân mỗi năm giảm 0,9 điểm phần trăm; khu vực nông thôn giảm
1,6 điểm phần trăm.
Khái quát lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng tình hình
kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015 vẫn diễn biến theo chiều hướng
tích cực, có những mặt đạt được thành tựu mới. Kinh tế phục hồi được đà
tăng trưởng. Lạm phát được kiềm chế và kiểm soát. An sinh xã hội được bảo
đảm. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội then chốt tiếp tục thu được kết
quả quan trọng, vượt trội so với các thời kỳ trước, tạo thế và lực mới cho
nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tồn tại và bộc lộ một số hạn chế, yếu kém.
Tăng trưởng kinh tế thấp. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định. Bội chi ngân
sách Nhà nước lớn, nợ công tăng nhanh. Kết quả đổi mới mô hình tăng
trưởng và tái cơ cấu kinh tế chưa tạo được chuyển biến mang tính đột phá
chiến lược. Chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tiềm năng và
lợi thế so sánh chưa được phát huy mạnh mẽ.
18
OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION
IN VIET NAM IN 5 YEARS 2011-2015
1. Economic growth
Economic growth maintained at reasonable level, and gradually recovered
from 2013 with higher year after year growth rate. Growth rate of GDP in
2011 reached 6.24%, went down by 5.25% in 2012, but went up to 5.42% in
2013, 5.98% in 2014 and preliminary figure for 2015 showed a rise by
6.68%. On average, for 5 years 2011-2015, GDP increased by 5.91%; of
which agriculture, forestry and fishing reached 3.12% per year, industry and
construction reached 7.22% per year, service reached 6.68%. The average
economic growth rate in 5 years 2011-2015 was lower than those of the
previous 5-year periods, but still ranked in the group of economies with high
growth rate in the region and the world1.
With higher economic growth rate than that of population, GDP per
capita at current prices increased from 1273 USD/person in 2010 to 1517
USD/person in 2011; 1748 USD/person in 2012; 1907 USD/person in 2013;
2052 USD/person in 2014 and 2109 USD/person in 2015. Using Purchasing
Power Parity (PPP) 2011, Viet Nam’s GDP per capita achieved 5629
USD/person in 2014, an increase of 28.1% compared with that of 2010.
The size of the economy expressed by GDP was expanding. In 2015
GDP at current prices reached 4192.9 trillion VND (equivalent to 193.4
billion USD), more than 1.94 times in comparison with that in 2010. If
calculating by constant price, GDP in 2015 was 1.3 times as much as in 2010.
1
According to reports of IMF, WB and other international financial organizations, in 5 years 2011-2015,
the world economic growth rate increased by 3.44% per year on average, in which: Thailand increased
by 2.50%/year; Korea by 3.04%/year; Singapore by 4.24%/year; Malaysia by 5.40%/year; Indonesia
by 5.70%/year; Philippines by 5.93%/year; India by 6.51%/year; and China by 8.06%/year.
19
The economic structure shifted based on the trends that decreasing in
the agriculture, forestry and fishing and increasing the industrial and service
sectors. Share of the agriculture, forestry and fishing decreased from 18.38%
in 2010 to 17% in 2015; share of the industry and construction increased
from 32.13% to 33.25%; share of the service increased from 36.94% to
39.73%; share of the products taxes less subsidies on production decreased
from 12.55% to 10.02%. After 5 years, share of agriculture, forestry and
fishing decreased 1.38 percentage points; share of the industry and
construction increased 1.12 percentage points; and share of the service
increased 2.79 percentage points.
2. Macroeconomic balances
Major macroeconomic balances for the last years basically remained
stable and shown an improvement but not really solid in main balances.
The saving rate of GDP of Vietnam was always lower than the
investment rate of GDP and tent to descend. This meant that Vietnam had to
borrow from abroad to invest. The saving rate of GDP in 2004 achieved
28.63% and increased continuously in period 2005-2007, but the trend was
going down since 2008, reached 27.32% in 2011, 27.10% in 2012, 27.00%
in 2013 and preliminary figure for 2015 was 29.92%.
The total social development investment in the 5 year period 2011-2015
at current price was 5617.1 trillion VND, equalled 31.7% of GDP (39.2%
for 5 year period 2006-2010); of which State sector reached 2196.3 trillion
VND, non-state sector reached 2151.7 trillion VND, FDI sector reached
1269.1 trillion VND; respectively with the corresponding share of 39.1%,
38.3%, and 22.6%. Total investment of agriculture, forestry and fishing in 5
year period was 304.5 trillion VND, made up 5.4% of total investment;
similarly industry and construction 2572.4 trillion VND, 48.5%; and service
2740.1 trillion VND, 48.8%.
Total state budget revenue in the 5 year period 2011-2015 estimated
4073.8 trillion VND, of which 721.8 trillion VND in 2011; 734.9 trillion
VND in 2012; 828.3 trillion VND in 2013; 877.7 trillion VND in 2014 and
forecast figure for 2015 was 911.1 trillion VND. Structure of revenue account
20
had positive changes; domestic revenue (excluding oil revenue) made up
increasing proportion of the total State budget revenue. Annual average in the
period 2006-2010 was 58.3% and 66.8% in the period 2011-2015.
Total State budget expenditure from 2011 to 2015 estimated 5116
trillion VND. Despite many difficulties, the State budget expenditure always
set priorities for social and economic development. This rate was 59.3% in
2011, went up to 64.7% in 2013 and estimated 66.9% in 2015.
Although State budget revenue increase year on year, it did not meet
expenditures requirement for social and economic development in the period
which needed much investment. That was why the State budget deficit of GDP
was still in high level. The State budget deficit of GDP for 5 year 2011-2015
estimated 5.7%, of which this rate was 4.4% in 2011; 5.4% in 2012; 6.6% in
2013; 5.7% in 2014 and estimated 6.1% in 2015.
The State budget deficit lead to higher government debt. Rate of
government debt of GDP went up from 39.3% within 2011 to 50.3% 2015.
Public debt and foreign debt were restructured and in limitation, but it was
higher than common debt rate of developing countries and increased year on
year. The rate of government debt of GDP in 2011 was 50%, 62.2% in 2015;
similarly, the rate of foreign debt of whole country was 37.9% and 43.1%
respectively.
Current account year after year was always in deficit state, and it
maintained in surplus state in period 2011-2015. In 2010, deficit of current
account was 3.69% of GDP but current account of Vietnam was surplus in the
first year of 5 year period 2011-2015 despite it was not large, only 48 million
USD, accounted for 0.04% of GDP. This surplus jumped up 9753 million USD,
account for 5.24% of GDP in 2014 and estimated 56 million USD in 2015.
3. Financial and monetary market
An increase of payment method in the period 2011-2015 was controlled
in lower level compared to that in previous period, it made an important
contribution to curb inflation. Average payment method of the period 2011-2015
rose 18.2% per year (that was 30.7% per year in the period 2006-2010).
21
Credit debt from 2011 to 2014 increased by 23.4%; 8.9%; 12.5%; 14.2%
respectively and estimated 17% in 2015, average of the period increased by
15.1% which was lower than years before (average credit growth of the period
2006-2010 was 33.4% per year).
Annual average mobilization of capital growth rate in the period
2011-2015 was 19.21% (much lower than the rate 33.07% in the period
2006-2010); of which went up 13.11% in 2011; 22.8% in 2012; 19.83%
in 2013; 20.32% in 2014 and estimated 20% in 2015.
The size of stock market and number of investors joining the market was
increasing. Stock market capitalization in the end of year 2014 reached
1158 trillion VND, increased by 115.5% in comparison with that in 2011. The
estimated figure in 2015 of stock market capitalization was 33% of GDP and
bond market capitalization was 23% of GDP.
The liquidity of stock market increasingly improved. Volume of
transactions developed continuously year on year, average figure was 2900
billion VND per trading in the period 2011-2015 which was 2 times as much
as the period of 2005-2010. Capitalization value of stock market now reached
to nearly 2 million billion VND, of which it was 1.1 million billion VND in
the period 2011-2015, 4 times as much as the period of 2005-2010.
4. Price and inflation
At the end of year 2010, inflation with 2 digits returned and last 13
months to the end of October 2011, which lead to CPI increase to 11.75% in
2010 and 18.13% in 2011. Government, all levels and line ministries
implemented drastically and across resolutions to curbed and controlled
inflation. CPI was decreased from 2 digits in 2011 (18.13%) to 1 digit (6.81%
in 2012; 6.04% in 2013; 1.84% in 2014 and 0.60% in 2015). Inflation
decreased from 13.62% in 2011 to 8.19% in 2012; 4.77% in 2013; 3.31% in
2014 and 2.05% in 2015. High inflation curb in the last years was one of
important factors contributing to macroeconomics stability in Viet Nam.
Gold price in December annually compared to that in the identical
period of the previous year was decreased from 24.09% in 2011 to 0.40%
in 2012 and then fell consistently in the next few years (declined 24.36%
in 2013, 3.73% in 2014 and 4.97% in 2015). For the 5 year period 2011-2015,
22
gold price index declined but 13.79%, much lower than an increase of
269.67% in the period 2006-2010; USD price index increased 8.94% which
was lower than an increase of 30.33% in the period 2006-2010.
Production price indices had a tendency that reached the highest
increase in 2011, then the increase descended and was stable in years end of
the period. For the period 2011-2015, price index of materials, fuel used for
production grew up 42.0%, an annual average increase of 7.26%; producer
price index of agricultural, forestry and fishing products grew up 35.14%, an
annual average increase of 6.21%; producer price index of industrial
products grew up 32.35%, an annual average increase of 5.77% similarly,
transportation and warehouse price index 37.67% and 6.60% respectively;
producer price index on services 20.84% and 3.86%.
Goods export price index and goods import price index surged in
2011 due to the effects of the world rising prices of goods, but tended to
drop since 2012, with the highest decline recorded in 2015. It was notable
that commodity term of trade for 5 year period 2011-2015 was improved,
from a decrease of 0.46% in 2011, 0.21% in 2012, 0.06% in 2013 to an
increase of 2.18% in 2014 and 2.15% in 2015. The price scissors between
export goods and import goods based on trend that was benefit to trade
activities of Vietnam.
5. Foreign economic activities
For 5 year 2011-2015, total international trade of goods and services
reached 1441.2 billion USD, 2.1 times as much as the period of 2006-2010,
of which export of goods and services reached 707.0 billion USD, 2.3 times;
import of goods and services reached 734.2 billion USD, 1.9 times. Total
international trade of goods for 5 years reached 1321.7 billion USD, 2.1
times of the period 2006-2010; total international trade of services reached
119.5 billion USD, 1.7 times. In general for 5 years 2011-2015, export of
goods and services/GDP reached 84.4%; import of goods and services/GDP
reached 83%.
Regarding attraction of foreign direct investment, in 5 years 2011-2015,
Viet Nam licensed 7966 projects with total newly-registered and added FDI
capital was 100.3 billion USD. Total foreign direct investment implemented
23
in 5 years achieved over 59.5 billions USD, increasing by 33.4% compared
with 5 years 2006-2010. In this period, Viet Nam signed more than 27.0
billion USD ODA and preferential loans; disbursed 24.3 billion USD.
Direct investment oversea in 5 year 2011-2015 achieved 486 projects
and registered capital reached 9746.4 million USD, increased by 16% of
projects but decreased 6.7% of registered capital in comparison with that in
the 5 previous years.
As a result of the foreign economic activities, as of 31/12 every year,
Viet Nam’s annual foreign reserves increased from 13.6 billion USD in 2011
to 25.7 billion USD in 2012; 26.3 billion USD in 2013; 34.6 billion USD in
2014 and estimated at 39.3 billion USD in 2015, respectively.
6. Enterprises development
In the 5 year period 2011-2015, whole country had 394 thousand
enterprises registered for new establishment with a total registered capital of
2413.5 trillion VND; the average annual enterprises registered for new
establishment was 78.8 thousand enterprises with a total registered capital of
482.7 trillion VND.
Number of acting enterprises nationwide increased steadily year by year,
number of enterprises estimated to rise by 9.3% on average per year from 2011
to 2015, of which number of non-state enterprises increased by 9.4 % per year;
number of Foreign Directed Investment (FDI) enterprises increased by 10.6%,
number of state enterprises declined by 2%. Average annual number of
employees in all enterprises increased by 5.4% per year in that period; of which
employees in non-state enterprises increased by 4.6% per year, employees in
FDI enterprises increased 12.5% per year, and employees in state enterprises
decreased by 2.9% per year.
Annual average capital of enterprises went up 12.7% in the period
2011-2015, of which capital of non-state enterprises went up 11.7%; capital of
FDI enterprises went up 17.8%; and capital of state enterprises increased by
11.6% despite number of enterprises continuous decline, mainly due to
equalization of large-scale state enterprises during this period.
24
In 2014, proportion of enterprises making profit accounted for 48.4% of
total enterprises, lower than the figure of 64.1% in 2010. Proportion of
enterprises making no profit was 6.3%, lower than that in 2010. Proportion of
enterprises suffering losses was 45.3%, higher than the figure of 25.1% in 2010.
Debt index of all enterprises (dividing total liability by total owner’s
equity) was 2.1 times (lower than the level of 2.2 times in 2010) as of 31
December 2014; capital turnover index (dividing total turnover by total
capital) of all enterprises reached 0.8 time (higher than the level of 0.7 time
in 2010).
7. Performance of production and business operations of some
economic activities and sectors
- Agriculture, Forestry and Fishing
In spite of bad weather, epidemic diseases and price fluctuation,
agriculture production in 05 years 2011-2015 achieved relative optimistic
results. In 05 years 2011-2015, production of cereals increased by 13.1%, an
average annual growth rate of 2.5%, of which paddy and maize production
increased 2.5%/year and 2.7%/year respectively. Planted areas of perennial
crops continued to expand, mainly for key crops used as materials for
production and export. Production of live weight increased relatively; of
which production of buffalo live weight for market rose by 2.6% in 2015
compared with that in 2010; production of beef live weight for market, pork
live weight for market and poultry live weight rose by 7.5%, 15% and 47.6%
respectively.
Areas of new concentrated planted forests in 5 year 2011-2015 reached
1088.4 thousands ha, an increase of 0.9% compared to that in the period
2006-2010; over 91% of which was production forests, increased by 14.6%.
Production of wood increase strongly because domestic and international
markets were enlarged. Production of wood in 2015 was 2.1 times as much as
that in 2010, average of the period 2011-2015 increased by 16.5% per year.
In 05 years 2011-2015, production of fishing reached 30.2 million
tons/year (annual average production was 6.02 million tons), with an
increase of 33.9% in comparison with the period 2006-2010. Production of
25