Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

“THE NEWSROOM” và bản LĨNH NHÀ báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.88 KB, 3 trang )

PNTL: Nhân dịp xảy ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa MC Tạ Bích Loan và MC
Phan Anh, PNTL muốn giới thiệu với quý vị độc giả một TV Series nổi tiếng
của Mỹ về nghề báo có tên “The Newsroom” (Hiện đã có 3 Seasons, điểm
IMDB: 8.6). Rất mong quý vị độc giả có thể xem và tự đưa ra những xét đoán
cho bản thân mình.
Chúng ta đang sống trong Kỷ nguyên thông tin, đồng nghĩa với việc thông tin là một
thứ quyền lực chi phối đời sống của chúng ta. Truyền thông, dù ở dạng nào: báo
hình, báo giấy, báo điện tử… đều đang chi phối cách thức chúng ta nhận thức về
thực tại đời sống và cách thức lựa chọn quyết định để giải quyết vấn đề. Quyền lực
của báo chí càng lớn thì trách nhiệm của người làm báo càng nặng nề. Một người
làm báo sẽ chỉ là một kẻ đưa tin, hay một kẻ tung tin, hay một người dựa trên các
mảnh ghép thông tin, đặt ra vấn đề, để khiến người dân buộc phải quan tâm đến
thời cuộc. Đó là vấn đề được đặt ra trong TV Series “The Newsroom”.
“The Newsroom” là một TV Series hoàn toàn nghiêm túc và dựa trên hiện thực.
Không có những màn đâm chém bắn giết giật gân, không có những màn gây hài
náo nhiệt, “The Newsroom” là bộ phim dành cho những ai muốn hiểu hơn về cách
thức tư duy truy vấn sự thật với các sự kiện đang diễn ra, cho những ai muốn biết
cách một thông tin được đẩy lên truyền thông như thế nào, những ai muốn tìm được
sự khích lệ trong việc giữ sự chính trực của nghề báo.


Câu chuyện bắt đầu khi Will McAvoy phải trả lời phỏng vấn của các sinh viên, cùng
với các nhà báo nổi tiếng khác. Will McAvoy là một trong số những MC được yêu
thích hàng đầu, nhưng ông ta không bao giờ đưa ra chính kiến riêng mà chỉ né tránh
vấn đề một cách khôn ngoan và duyên dáng. Thế nhưng, trong lần phỏng vấn này,
Will đã ở trong một cơn khủng hoảng chán nản vì sự nhạt nhẽo của nghề báo. Khi bị
chất vấn hỏi quan điểm thật sự của Will về nước Mỹ, trong cơn khủng hoảng, không
rõ là có mất kiểm soát hay không, Will đã vạch trần tất cả các sự thật về nền dân
chủ Mỹ trước toàn thể khán phòng và toàn thể khán giả (vì chương trình đang được
tường thuật trực tiếp). Câu trả lời thật sự của một nhà báo chán nản vì trò diễn
truyền thông đã làm chấn động báo giới và khán giả. Lúc này, Will Mc Avoy đã tự


đẩy mình vào một bước ngoặt của sự nghiệp làm báo: hoặc tiếp tục nhạt nhẽo một
cách duyên dáng, hoặc lao vào các vấn đề nóng của thời cuộc, đưa ra các thông tin
chính đáng với nhiều góc nhìn khác nhau đến người dân? Thế rồi, một “team” làm
báo mới chuyển đến với Nhà sản xuất tin tức thực địa Mackenzie McHale (bạn gái
cũ của Will) và cậu nhà báo trẻ Jim Harper (một tay xử lý thông tin có tài hiếm có).
Mackenzie và Jim đã thúc ép và khích lệ Will tận dụng mọi tài nay bấy lâu nay bị
lãng quên để làm những bản tin hay và có ích trên truyền hình, bất chấp các áp lực
về “rating”.
Bộ phim đặt ra vấn đề cốt lõi của nghề báo: Làm thế nào để có một bản tin trung
thực? Để có một bản tin trung thực không phải chỉ là chộp giật tin tức đầu tiên, mà là
tìm ra những nguyên nhân và hậu quả từ sự kiện. Điều đó đòi hỏi kỹ năng truy tìm
dữ liệu từ nhiều hướng, kiểm tra độ chuẩn xác của dữ liệu, lắp ghép các mẩu thông
tin, và một tinh thần không ngần ngại nói lên sự thật mặc kệ mọi lời đe dọa. Để có
một bản tin như vậy, người làm báo cần rất nhiều tâm sức và trí tuệ. Cách làm báo
đúng đắn ấy chính là lời tuyên chiến với toàn bộ thứ truyền thông rác rưởi đang
chiếm lĩnh quyền lực thông tin. Will cùng với “Phòng tin tức” của mình không phải
chỉ cùng nhau chống lại những người không muốn sự thật được phơi bày, mà còn
phải đối mặt với những đồng nghiệp “báo lá cải” tìm kiếm danh tiếng và tiền bạc
bằng vệc đầu độc người dân.
Khi xem TV Series này, tôi chợt nghĩ đến nghề làm báo ở Việt Nam. Đã lâu lắm rồi
không còn những bài báo chứa đựng nhiều hàm lượng của sự thật từ các phóng
viên điều tra hiện trường, cũng không còn những bài phân tích xác đáng dựa trên
các nguồn dữ liệu đa dạng của các nhà bình luận sắc sảo. Tràn ngập trên các trang


truyền thông là tin lá cải, tin giật gây, những bài báo thiếu tính chính xác, những bài
báo bẻ cong sự thật để phục vụ lợi ích của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân khá.
Vẫn có những nhà báo chân chính, nhưng họ ẩn mình sống một cuộc đời trầm lặng
vì quá chán nản, hoặc đang ngấm ngầm xây dựng một thế hệ nhà báo mới để
chuẩn bị sau khi cơn bão rác rưởi này dần tan.

Tuy nhiên, dù thế nào, chúng ta cũng vẫn đang sống trong bãi rác thông tin, bị lôi
kéo bởi các sóng truyền thông, bị kích động bởi những dòng cảm xúc đám đông, bị
hấp dẫn bởi sự giật gân của thứ văn hóa tin tức ăn nhanh. Chúng ta có thể lựa
chọn, hoặc thụ động để bị chết chìm trong bể thông tin, hoặc tỉnh táo để tự có phân
tích cho mình bằng việc động não. Chúng ta đã có quá đủ các tin bài “hot”, quá đủ
những cuộc cãi vã ầm ĩ trên truyền thông, quá đủ những bài chém gió không đủ cơ
sở. Đã đến lúc, hoặc bạn trở thành một nhà báo trung thực, hoặc bạn trở thành một
độc giả thông minh. Đừng bao giờ trở thành một người tiêu thụ thông tin thụ động để
rồi hủy hoại tư duy mình bằng các bong bóng truyền thông.
Và đâu là một tin tức thực sự có chất lượng nội dung cao? Đó là một tin tức có đầy
đủ bằng chứng và nêu rõ tình trạng của bằng chứng (đã được kiểm chứng hoặc
chưa), bằng một giọng văn khách quan và thái độ không phán xét. Những tin tức
này không hấp dẫn chúng ta, không kích thích chúng ta, mà khiến chúng ta phải
động, phải đặt ra nhiều câu hỏi. Và từ các câu hỏi ấy, ta có thể hiểu biết hơn về thời
cuộc. Đây là loại tin tức chúng ta đang cần ở thời đại này. Những nhà báo viết
những thông tin như vậy là người xứng đáng để nể trọng. Chúng ta thật sự sẽ tìm
được tinh thần làm báo ấy trong từng tập của TV Series “The Newsroom”, cũng như
tìm được những hình mẫu nhà báo chân chính trong bộ phim này.



×