Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 4 trang )

11/01/2017

Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh
(Taichinh) - Ngày 05/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán
phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, việc ban hành Nghị định này không chỉ giải
quyết nhiều vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
mà còn giúp thị trường chứng khoán phát triển chuyên nghiệp, bài bản hơn theo thông lệ
quốc tế.
Yêu cầu từ thực tiễn
Trên thực tế, tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 10 năm
nhưng nghiệp vụ này hiện tại vẫn chưa phát triển mạnh. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công
cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/2/1999. Giao
dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo Quyết định số 430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 và sau này
là Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Đối với thị trường chứng
khoán (TTCK), ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCK
phái sinh Việt Nam. Và kể từ năm 2017 trở đi sẽ vận hành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh
do Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tổ chức quản lý. Mục đích của giao dịch chứng khoán phái sinh
là: Phòng ngừa rủi ro (hedging); Đầu cơ (speculating); Kinh doanh chênh lệch giá (arbitraging). Cơ chế
hoạt động của chứng khoán phái sinh khá là phức tạp, đòi hỏi phải có những am hiểu nhất định.

Như vậy, Việt Nam hiện đã có các sản phẩm phái sinh tiền tệ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi
thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng. Việt Nam cũng đã có phái sinh hàng hóa thực hiện trên các sở giao
dịch hàng hóa, nhưng chưa có TTCK phái sinh mặc dù Luật Chứng khoán đã có các quy định về loại
hình chứng khoán này.
Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự ý triển khai các sản phẩm phái sinh, cụ thể như: hợp đồng
quyền chọn dựa trên cổ phiếu giao dịch trên thị trường chưa niêm yết (OTC); giao dịch hợp đồng tương
lai vàng trên thị trường quốc tế; sản phẩm hợp đồng hợp tác đầu tư với nhiều đặc điểm cơ bản tương tự
như hợp đồng quyền chọn, do công ty chứng khoán triển khai. Thực chất, đây là các sản phẩm phái
sinh, nhưng do pháp luật về chứng khoán chưa có cơ chế cho phép thực hiện, nên các giao dịch này

11-01-2017



1/4

Công ty Luật ATS


được giao kết dưới hình thức thỏa thuận dân sự theo kiểu lách luật… Việc các tổ chức, cá nhân tổ chức
các giao dịch này dưới hình thức pháp luật dân sự gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, đồng
thời gây nhiều thiệt hại không thể xử lý cho xã hội. Trong quá trình quản lý, giám sát, cơ quan quản lý
đã phát hiện các biểu hiện này và có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán ngừng việc giao dịch.
Tuy nhiên, điều này phản ánh một thực tế khách quan là nhu cầu của thị trường, nhu cầu của các nhà
đầu tư trong việc đa dạng hóa các loại sản phẩm đầu tư. Thực tế này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống
quy định pháp lý để quản lý các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển, đến nay TTCK đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đến cuối năm 2014, vốn hóa toàn thị trường ở mức 1.121 nghìn tỷ đồng (tăng 172 nghìn tỷ đồng so với
cuối năm 2013) và ở mức 31% GDP. TTCK ngày càng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế
xã hội đất nước. Tuy nhiên, TTCK của Việt Nam còn chưa thật sự bền vững, chỉ số thị trường biến động
mạnh. Chính yếu tố này cộng với tâm lý đám đông vẫn chi phối mạnh trên thị trường khiến cho những
biến động trên TTCK Việt Nam bị khuyếch đại nhiều lần. Điều này không những làm thiệt hại cho nhà
đầu tư mà còn khiến tổ chức phát hành khó huy động vốn trên thị trường. Do vậy, việc triển khai TTCK
phái sinh sẽ dần khắc phục những hạn chế này, qua đó giúp nhà đầu tư yên tâm tham gia thị trường,
đồng thời hỗ trợ các tổ chức hoạt động trên TTCK có thêm công cụ để phòng ngừa rủi ro…
Từ thực tiễn trên, việc phát triển TTCK phái sinh là nhu cầu thiết yếu giúp đa dạng hóa sản phẩm trên
TTCK, mở ra một lớp sản phẩm chứng khoán mới để phòng ngừa rủi ro. Việc có thêm các công cụ giúp
nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro khi giá chứng khoán biến động, sẽ củng cố lòng tin cho thị trường, giúp
các tổ chức, cá nhân yên tâm hơn khi đầu tư vào TTCK nói riêng, nền kinh tế nói chung. Điều này không
chỉ giúp thị trường tài chính phát triển thông qua việc gia tăng số lượng nhà đầu tư, gia tăng nguồn vốn
đầu tư trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hành chứng khoán, huy động vốn tốt
hơn cho đầu tư. Quan trọng hơn, đưa TTCK trở thành một công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro cho nền kinh tế,
gia tăng khả năng phòng ngừa rủi ro cho các ngành kinh tế nói chung, TTCK nói riêng.

Định rõ cơ chế cho TTCK phái sinh hoạt động
Khung pháp lý cho TTCK phái sinh hoạt động, vừa chính thức định hình khi Chính phủ ban hành Nghị
định 42/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, không chỉ giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong thực
tiễn, mà còn giúp TTCK phát triển theo chiều sâu.
Theo đó, khi triển khai TTCK phái sinh, trước mắt sẽ đưa vào giao dịch các chứng khoán phái sinh đã
được chuẩn hóa để niêm yết, các sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro là
chính như: hợp đồng tương lai chỉ số, dùng để phòng ngừa rủi ro cho danh mục cổ phiếu; hợp đồng
tương lai trái phiếu, dùng để phòng ngừa rủi ro cho danh mục trái phiếu. Việc triển khai các chứng
khoán phái sinh niêm yết khác dựa trên chứng khoán, sẽ được Bộ Tài chính hướng dẫn theo lộ trình tại
Đề án phát triển TTCK phái sinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định
366/2014/QĐ-TTg ngày 11/3/2014. Để tạo sự linh hoạt trong phát triển các sản phẩm mới cho TTCK
phái sinh theo nguyên tắc thận trọng, Nghị định về TTCK phái sinh xác định rõ nguyên tắc: Tùy thuộc
vào trình độ phát triển của TTCK, cũng như nhu cầu của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết
định việc triển khai các sản phẩm mới, dựa trên các tài sản cơ sở khác phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo thông lệ quốc tế, trên TTCK phái sinh tập trung do Sở Giao dịch chứng khoán đứng ra tổ chức có 3
loại sản phẩm phái sinh chủ yếu được giao dịch gồm: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và một
số hợp đồng kỳ hạn trên trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc nhà nước. Trên TTCK phái sinh phi

Công ty Luật ATS

2/4

11-01-2017


tập trung (thị trường OTC) cũng có 3 loại s phái sinh chủ yếu là: hợp đồng quyền chọn không niêm yết,
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi.
Nếu như TTCK cơ sở (thị trường hiện tại) giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận, thì với chức năng chính là
phòng ngừa rủi ro, TTCK phái sinh chủ yếu sẽ hỗ trợ nhà đầu tư bảo vệ những lợi nhuận đã kiếm được.
Các chứng khoán phái sinh, tuy được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, nhưng bản thân chúng lại tiềm ẩn

rủi ro nếu nhà đầu tư không quản lý tốt các hoạt động đầu tư. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, các thành
viên tham gia thị trường, nhất là các đơn vị trung gian cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho thị trường
như công ty chứng khoán, phải đáp ứng các chuẩn rất cao về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro, đội ngũ
nhân sự…
Theo Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hết năm 2015 sẽ tập trung xây dựng khung
pháp lý, hoàn thiện hạ tầng công nghệ giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh… để giai
đoạn 2016-2020 đưa TTCK phái sinh vào vận hành. Để đưa TTCK phái sinh vào vận hành, một khối
lượng công việc rất lớn đang đặt ra: xây dựng hệ thống công nghệ giao dịch, thanh toán, bù trừ, đến
đào tạo nhân sự, xây dựng hệ thống quy trình, quy chế, đảm bảo vận hành TTCK phái sinh hiệu quả
trong thời gian tới. Là thị trường đi sau, yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với tổ chức vận hành TTCK
phái sinh tại Việt Nam là không lặp lại những bài học thất bại trong quản lý TTCK phái sinh đã từng xảy
ra ở các quốc gia.
Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm phái sinh của các nước trên thế giới cho thấy, đặc biệt là sau
khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, vấn đề quản trị rủi ro được các thị trường quan tâm hàng đầu.
Các quốc gia nhận diện vấn đề rủi ro nằm ở chế độ thanh quyết toán và giao dịch các sản phẩm phái
sinh OTC. Vì vậy, trong suốt 4 năm vừa qua, các quốc gia phát triển đã hoàn thiện quy định pháp lý và
cơ cấu tổ chức theo hướng từng bước đưa vào quản lý thị trường phái sinh OTC. Đến nay, Mỹ đã ban
hành và áp dụng đạo luật Dodd-Frank; châu Âu ban hành Quy định về cấu trúc thị trường, nhằm đưa
vào quản lý các sản phẩm phái sinh OTC, có hiệu lực kể từ 15/8/2014. Các quốc gia phát triển khác như
Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã và đang tái cấu trúc thị trường phái sinh với trọng tâm là tăng cường cơ
chế phòng ngừa rủi ro: từng bước chuẩn hóa các sản phẩm phái sinh OTC để đưa vào niêm yết; bắt
buộc báo cáo các giao dịch sản phẩm phái sinh OTC qua đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP)…
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự yếu kém trong khâu thanh toán bù trừ đã kéo theo nhiều vụ sụp đổ
toàn thị trường như đã từng xảy ra với Sở Giao dịch Giao dịch chứng khoán Moscow vào năm 1994, Sở
Giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào năm 1995. Đến nay, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
năm 2008, các quốc gia trong nhóm G-20 đều thống nhất đưa ra khuyến nghị sử dụng CCP trong các
giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC để giảm thiểu rủi ro. Đây là điều Việt Nam cần lưu
ý trong quá trình đang chuẩn bị xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ, để sẵn sàng mở cửa TTCK phái
sinh trong thời gian tới theo các quy định tại Nghị định về TTCK phái sinh, Quyết định 366/QĐ-TTg và
các quy định pháp lý liên quan.

Đồng bộ với các giải pháp vĩ mô
Cùng với việc triển khai Nghị định số 42/2015/ NĐ-CP, để TTCK phái sinh đi vào hoạt động và thật sự có
hiệu quả thì cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp tầm vĩ mô.
Thứ nhất, phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ: Giao dịch tài chính phái sinh không thể tách
rời các giao dịch về công cụ tài chính cơ sở. Do vậy để hình thành các hợp đồng phái sinh trước hết cần

11-01-2017

3/4

Công ty Luật ATS


có các công cụ tài chính cơ sở phục vụ cho việc trao đổi trong mỗi hợp đồng. Mặt khác, các công cụ tài
chính cơ sở phải đa dạng để thúc đẩy thị trường tài chính phái sinh phát triển. Mức độ đa dạng của
công cụ tài chính cơ sở lại hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính, tiền tệ và các sản phẩm tài chính phái
sinh: Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời
các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng cho những dịch vụ mới ra đời. Như vậy, môi trường
pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của thị
trường tài chính phái sinh. Hơn nữa do tính chất phức tạp của giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh
khiến cho hoạt động của các công cụ này nhạy cảm với hành vi gian lận, tiêu cực. Trên thị trường phái
sinh có nhiều đối tượng tham gia như: các nhà kinh doanh, nhà đầu cơ, nhà môi giới… Mỗi người tham
gia trên thị trường đều vì mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, nguy cơ rủi ro cũng
như khả năng thu lợi trên hợp đồng phái sinh là rất lớn. Do đó, ngoài việc ban hành mới và bổ sung
hoàn thiện các văn bản pháp luật để quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của thị trường phái sinh,
thì việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường cũng rất cần thiết.
Thứ ba, hoàn thiện những quy định về tài chính kế toán liên quan đến sản phẩm tài chính phái sinh: Do
các đặc điểm phức tạp và tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên cho tới bây giờ các chuẩn

mực kế toán vẫn chưa theo kịp hạch toán và quản lý các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được
ghi chép vào các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, vì thế rất khó xác định từ báo cáo truyền thống
các công cụ phái sinh nào được sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập của
công ty như thế nào. Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần phải hoàn thiện chế độ hạch toán kế
toán đối với các sản phẩm tài chính để thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm này trong phòng ngừa rủi ro.
Thứ tư, phát triển hệ thống các trung gian tài chính: Các hợp đồng phái sinh được thực hiện thông qua
các nhà môi giới trung gian và qua sàn giao dịch để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia. Với vai trò trung gian trong các hợp đồng, những nhà môi giới sẽ kết nối người mua và
người bán với nhau, đồng thời yêu cầu người mua người bán ký quỹ nên khả năng thực hiện hợp đồng
phái sinh cao. Do vậy, cần phải phát triển các trung gian tài chính với vai trò là người môi giới và cung
cấp các sản phẩm tài chính phái sinh cho doanh nghiệp.
Thứ năm, đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại: Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
cung cấp, xử lý thông tin để đi đến quyết định trong giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả tính toán và quá
trình thanh toán, cũng như quá trình kiểm soát rủi ro. Để phát triển nghiệp vụ sản phẩm tài chính phái
sinh các NHTM, trung gian tài chính với vai trò môi giới, cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh cần phải
có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để hiện đại hóa công nghệ.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông tin hiểu biết
về sản phẩm phái sinh: Thị trường phái sinh là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ
chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho nên việc đào tạo phải gắn kết với
hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chính sách
phát triển và quản lý thị trường.
Nguồn: />
Công ty Luật ATS

4/4

11-01-2017




×