Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Bộ Môn Lịch Sử Lớp 9 Ở Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.93 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN
LỊCH SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Tổ : Văn - Sử - Địa - GDCD

Năm học: 2015 - 2016
1


I. TÊN ĐỀ TÀI:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN LỊCH
SỬ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:

Lịch sử là một mơn khoa học nghiên cứu tồn bộ những hoạt động của con
người và xã hội loài người. Đây là một mơn học có tầm quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ đã được thừa nhận là vô cùng to lớn, thể hiện cả ở ba mặt: trí tuệ,
nhân cách và năng lực tư duy nhận thức.. Dạy học tích hợp là một trong những mơ
hình dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới hiện nay và đáp ứng nhu cầu học tập
trong thế kỉ XXI. Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp
một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng
khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến.


Dạy học tích hợp tạo cho giờ học thêm sinh động học sinh có điều kiện tham gia
vào quá trình phát hiện và tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học
sinh, cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học
sinh một thói quen trong tư duy, nhận xét một sự kiện, vấn đề. Trên cơ sở đó, có thể
nhận thức vấn đề một cách toàn diện.
2. Thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay, giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng
quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu
quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng
quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ mơn
nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo
hướng“ mở”.Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những
khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng
kiến thức nhiều song thời gian học cho các mơn thì ít, đời sống của giáo viên cịn
thấp, học sinh ít hứng thú với các mơn xã hội.
3. Lí do chọn đề tài:
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học tích hợp làm cho người học môn Lịch sử nhận thức được sự phát triển xã
hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực
của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.

2


Môi trường là một phạm trù rất rộng. Môi trường có vai trị quan trọng trong đời
sống con người. Hiện nay, do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho môi
trường sống của con người bị ô nhiễm. Do đó bảo vệ mơi trường là nhiệm vụ cấp
bách của toàn nhân loại. Trong nền giáo dục của nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường

đã được lồng ghép ở các môn song chưa nhiều và rộng khắp.
Qua việc học hỏi kinh nghiệm những bậc thầy cô giáo đi trước, đồng thời kết
hợp với việc tích lũy một vài kinh nghiệm nhỏ qua nhiều năm công tác của bản thân
và đặc biệt là trong việc vận dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong
bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học
lịch sử, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi
trường. Xuất phát từ thực tế đó, tơi quyết định chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục bảo
vệ mơi trường trong bộ môn Lịch sử lớp 9 ở trường THCS”.
4. Phạm vi ngiên cứu đề tài:
Nhằm giúp HS hiểu sâu các vấn đề lịch sử và có thái độ, nhận thức đúng đắn
biết bảo vệ môi trường sống và học tập của mình được sạch sẽ, trong lành. Đồng
thời, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của HS, đem lại hiệu quả tích hợp
giáo dục sâu sắc cho HS. Từ đó, các em vận dụng những kiến thức để giải quyết các
tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn
bị làm cơng dân có trách nhiệm. Đây là một vấn đề có nội dung khá rộng cho nên
trong nội dung đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đề cập đến nội dung tích
hợp mơi trường trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Võ Thị Sáu, nơi tơi
đang cơng tác .
III. CƠ SƠ LÍ LUẬN:
Bảo vệ mơi trường ( theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và
môi trường nhân tạo của con người (Gerasimov). Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa
cụ thể) đó là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, các thành phần của mơi trường ngày càng xấu đi. Nó đe dọa trực tiếp đến
sự sống còn của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai. Trong cuộc
sống, con người cũng đã tác động mạnh mẽ vào môi trường để phục vụ cho đời
sống sinh hoat của mình đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và mơi
trường sống bị ơ nhiễm trầm trọng. Tình trạng sử dụng năng lượng và nước lãng phí
khơng phải là điều hiếm gặp trong nhà trường. Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường
trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.Thật vậy, thế hệ trẻ là chủ nhân của đất
nước trong tương lai, họ cần thấy rõ những việc mình phải làm cho đất nước là gì,

cho nên việc giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường cho học sinh ở mọi lứa tuổi,
mọi cấp học nói chung là rất cần thiết, trong đó có học sinh THCS. Chính vì vậy,
việc tích hợp giáo dục mơi trường trong các môn học là vấn đề cần được quan tâm
và thực hiện, trong đó có bộ mơn Lịch sử.

3


IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Chương trình sách giáo khoa mà chúng ta đang sử dụng, còn nặng về cung cấp
kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh, dẫn đến sự
trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học. Bên cạnh đó SGK lại thể hiện dưới
hình thức một mơn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm không thực sự cần thiết
cho thực tế vẫn được đưa vào, nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức. Bên
cạnh đó, sự tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận khơng nhỏ học sinh có thái
độ coi thường bộ môn Lịch sử, cho đây là môn phụ.
Mặc khác, giáo viên khi giảng dạy lại coi nặng việc truyền thụ kiến thức có
trong sách giáo khoa, đó là lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử, chủ đề tích hợp
giáo dục cịn xem nhẹ việc dạy để giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết
nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn làm cho tiết học nặng về cung cấp
kiến thức, liệt kê sự kiện... Từ đó, học sinh lại ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy
móc, khơng nắm được mối liên hệ và quan hệ giữa các tri thức, làm học sinh nhàm
chán, khơng u thích bộ mơn Lịch sử.
Với việc dạy học tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội.
Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ
năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để
giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp trong thực tiễn. Điều
này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có
năng lực sống tự lập. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào
tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng để bảo vệ môi trường, giải

quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại.
V. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Dạy học nội dung giáo dục môi trường thông qua phương pháp tích hợp làm
cho học sinh có một giờ học nhẹ nhàng, hiểu được tính tồn diện của lịch sử. Có
nhiều phương pháp khác nhau trong việc tích hợp giáo dục môi trường, trong sáng
kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng một số phương pháp mà thôi, tuy nhiên việc sử
dụng phương pháp trong q trình lồng ghép giáo dục mơi trường tùy theo mức độ
như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay toàn phần cùng với các phương pháp dạy học
tích hợp lồng ghép như : phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề, trò chơi...
1. Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác có
mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, thấy rõ mối quan hệ giữa con
người với môi trường tự nhiên. Phương pháp này gồm các bước: lựa chọn đối
tượng, xác định mục đích quan sát, hướng dẫn, tổ chức học sinh quan sát, tổ chức
cho học sinh báo cáo kết quả quan sát và rút ra kết luận chung.

4


Ví dụ 1: Trong chương trình Lịch sử 9, khi dạy bài 9- Nhật Bản. Giáo viên cho học
sinh quan sát hình 19: Trồng trọt theo phương pháp sinh học, nhiệt độ, độ ẩm và ánh
sáng đều do máy tính kiểm sốt.
Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển khoa học- cơng nghệ
của Nhật Bản? Với phương pháp trồng trọt này có tác động gì đến mơi trường?
Học sinh trả lời có tác động tích cực đến mơi trường, khơng sử dụng các loại phân
hóa học và các loại thuốc trừ sâu. Các sản phẩm làm ra cũng đảm bảo cho sức khỏe
của con người. Qua đó, giáo viên cho học sinh biết chúng ta học tập về phương
pháp này để góp phần bảo vệ mơi trường.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 12- Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc

cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 25- Năng lượng xanh( năng lượng Mặt Trời) ở
Nhật Bản và đặt câu hỏi: Việc tạo ra một nguồn năng lượng mới có tác dụng và hiệu
quả gì?
Học sinh: Bổ sung nguồn năng lượng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong
tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang cạn kiệt. Giáo viên cho sinh biết
thêm đây là một nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng nó góp phần bảo vệ mơi
trường. Trong cuộc sống, chúng ta cũng nên sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời để
tiết kiệm chi tiêu, tận dụng nhiệt lượng do Mặt Trời cung cấp nhất là nước ta có điều
kiện khí hậu thuận lợi, số giờ nắng cao. Bên cạnh đó góp phần bảo vệ mơi trường
khơng khí.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 27- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược kết thúc. Khi dạy đến mục 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên cho
học sinh quan sát tranh về địa danh này, giáo viên giới thiệu vài nét về nơi đây:
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn nằm ở phía tây vùng núi rừng
Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, trên một ngã ba của
nhiều tuyến đường quan trọng: phía đơng bắc giáp với Lai Châu; phía đơng nam
giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thơng với Lng Pha bang; phía nam
thơng với Sầm Nưa.Qua đó giáo dục các em về việc bảo vê môi trường đặc biệt là
bảo vệ tài ngun rừng- mơi trường sống của các lồi động vât hoang dã đang có
nguy cơ tuyệt chủng.
2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh hợp tác với nhau để cùng rút ra kết
luận về nội dung giáo viên yêu cầu. Trong phương pháp này, giúp học sinh bày tỏ
quan điểm của mình về các vấn đề quan trọng, các phương pháp bảo vệ môi trường,
nêu rõ các hành động tiêu cực, tích cực đến mơi trường. Để thực hiện phương pháp
này cần chuẩn bị nội dung thảo luận, tiến hành thảo luận và tổng kết thảo luận.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 24- Mục II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học –kỹ
thuật, giáo viên cho học sinh thảo luận nội dung câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học-


5


kĩ thuật đã và đang có tác động như thế nào đến cuộc sống của con người và môi
trường? Nêu suy nghĩ về tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở địa phương?
Học sinh thảo luận và trình bày nội dung đã thảo luận, nhận xét bổ sung cho nhau,
giáo viên chốt lại nội dung :
- Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ.
- Gây ra những hậu quả tiêu cực( chủ yếu do con người tạo ra) chế tạo vũ khí hủy
diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại bệnh mới.
- Môi trường ở địa phương có biểu hiện ơ nhiễm như khí thải của nhà máy gạch, nhà
máy thức ăn gia súc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng,
người dân vứt rác bừa bãi mặc dù đã có thùng rác....chính vì vậy,chúng ta cần nâng
cao nhận thức trong việc bảo vệ mơi trường sống của mình bằng những hành vi nhỏ
nhất như một cái vỏ kẹo, vỏ chuối...đến xác chết của súc vật. Và cần phải thực hiện
ở mọi lúc mọi nơi, để tạo cho ta một thói quen tốt.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14- Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Mục I Chương
trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp giáo viên cho học sinh thảo luận nội
dung tìm hiểu về các ngành công nghiệp mà Pháp tập trung khai thác. Các ngành đó
có ảnh hưởng gì đến mơi trường? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mơi trường?
Giáo viên gọi một nhóm trình bày nội dung để các nhóm cịn lại nhận xét bổ sung,
giáo viên chốt lại việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên không
chỉ trong khai khác phát triển kinh tế mà cả trong đời sống hằng ngày, ở mọi lúc
mọi nơi.
Ví dụ 3: Khi day bài 29 đến mục II- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968). Giáo viên cho hs thảo luận
nhóm với nội dung: Trong lần nay, Mĩ đã dội xuống miền Bắc hàng vạn tấn chất
độc hóa học, vậy nó để lại hậu quả gì cho con người ngày nay? Sau khi học sinh
thảo luận xong, giáo viên cho một nhóm trình bày kết quả, các nhóm bổ sung và rút

ra bài học về bảo vệ môi trường. Cuối cùng, giáo viên nhấn mạnh cho học sinh thấy
rõ tác hại to lớn chất độc hóa học: những thương binh với nỗi đau dằn xé khi trái gió
trở trời, những trẻ em dị tật đang nằm bất động trên giường, những phụ nữ lấy
chồng mà không thể sinh con do di chứng của chất độc hóa học...
3. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
Đây là phương pháp giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề nhận thức,
chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. Sau đó, giáo viên phối hợp cùng học
sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề để đi đến những kết
luận cần thiết của nội dung học tập. Phần lớn, đặt vấn đề là đặt ra trước học sinh
một câu hỏi. Tuy nhiên, đó khơng phải là câu hỏi thông thường như trong đàm thoại
mà phải là câu hỏi có vấn đề. Nghĩa là câu hỏi phải chứa đựng: Một mâu thuẫn giữa
kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá,
nhận thức giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng.
6


Ví dụ : Khi dạy bài 24- Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân (1945- 1946). Trong khi vào dạy mục I- Tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám. Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao ta giành được chính quyền rồi mà
kinh tế nước ta vẫn nghèo nàn? Sau khi hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân
giáo viên đặt một câu hỏi: Vấn đề bảo vệ môi trường ở đây là gì? Đây là vấn đề
rộng giáo viên dẫn dắt các em đi từng bước như bảo vệ tài nguyên đất để đất không
bị bạc màu, không bỏ hoang ruộng, canh tác hợp lí, khắc phục những bất lợi của
thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt để sản xuất nơng nghiệp đạt hiệu quả cao...
VI. KẾT QUẢ:
Trong q trình dạy học tích hợp giáo dục mơi trường trong mơn Lịch sử
được thực hiện theo các bước trên, tôi nhận thấy việc học lịch sử là một việc làm
hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là tôi đã thực hiện thực
nghiệm đối với bộ môn Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Võ Thị Sáu năm học 2014–
2015, đã đạt được kết quả rất khả quan, cụ thể cuối năm chất lượng học tập có 58%

học sinh khá- giỏi, 42% học sinh trung bình, khơng có học sinh yếu. So với kế
hoạch năm học, học sinh khá - giỏi tăng 18%, xóa được học sinh yếu của bộ mơn.
Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em được nâng lên rõ rệt, biết vận
động mọi người thực hiện việc giữ gìn mơi trường xung quanh nơi ở, đường làng
ngõ xóm được sạch đẹp văn minh. Đặc biệt khơng khí học tập rất sơi nổi, các em
tích cực sử dụng kiến thức của các môn đã học để thấy rõ vai trị to lớn của việc
giáo dục bảo vệ mơi trường trong Lịch sử, hiểu rõ các sự kiện lịch sử, hăng hái phát
biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc.Thật vậy, ý thức tự giác
trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học của học sinh ngày càng cao hơn
VII. KẾT LUẬN:
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường nói chung và trong mơn Lịch sử nói
riêng đã góp phần đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là đáp ứng được yêu cầù
của đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, gắn
kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống, làm cho HS hứng thú và say mê hơn với
môn học Lịch sử. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân, cũng không
phải là mới, nhưng bản thân tôi là giáo viên THCS, là người trực tiếp giảng dạy bộ
môn Lịch sử, hơn ai hết chúng ta nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trường là việc làm cần thiết để nâng cao ý thức và trách nhiệm cho các em trong
việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do quỹ thời gian có hạn và gói gọn trong một
sáng kiến kinh nghiệm, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để việc nghiên cứu đề tài
này ngày càng hoàn thiện hơn.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
- Muốn nâng cao hiệu bài học Lịch sử, giáo viên không ngừng rèn luyện chuyên
môn nghiệp vụ, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng và kết hợp nhuần
nhuyễn phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
7


Bên cạnh đó cần tham khảo những tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức bài

học phù hợp với trình độ nhận thức học sinh cũng như điều kiện nhà trường.
- Xã hội, các cấp, các ngành, học sinh phải có cái nhìn đúng vai trị, vị trí của bộ
mơn.
- Đây chính là kết quả q trình tự học của tơi. Vì vậy kính mong hội đồng nghiên
cứu khoa học và đồng nghiệp vui lịng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện
hơn.

8


IX. PHỤ LỤC: ( khơng có)

9


X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phan Ngọc Liên ( tổng chủ biên), Đinh Xuân Lâm (chủ biên) Sách giáo khoa Lịch
sử 9- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2009
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Đinh Xuân Lâm (chủ biên) Sách giáo viên Lịch
sử 9- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2009

10


XI. MỤC LỤC:
I. Tên đề tài

Trang 2

II. Đặt vấn đề


Trang 2- 3

III. Cơ sở lí luận

Trang 3

IV. Cơ sở thực tiễn

Trang 4

V. Nội dung thực hiện

Trang 4- 6

VI. Kết quả

Trang 7

VII. Kết luận

Trang 7

VIII. Đề nghị

Trang 7- 8

IX. Phụ lục

Trang 9


X. Tài liệu

Trang 10

XI. Mục lục

Trang 11

XII. Phiếu đánh giá

Trang 12-15

11


Mẫu SK1

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG ............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..............., ngày

tháng

năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2015-2016

CỦA HĐKH TRƯỜNG :...................................................................

1. Tên đề tài: ............................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .................................................................................................
3. Nhiệm vụ được phân công: ................. ................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ..............................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
b) Hạn chế: ...............................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :.............................................
thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

...........................................ký .....................
...........................................ký .....................


12


Mẫu SK2
(Tờ số 1)

UBND HUYỆN ĐẠI LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đại Lộc, ngày

tháng

năm 2016

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015-2016
CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
Họ và tên tác giả: .............................................................................................
Đơn vị:...............................................................................................................
Đề tài: ...............................................................................................................
............................................................................................................................
ĐIỂM CỤ THỂ :
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài

Phần


Điểm
tối đa

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục

10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại

1
1

Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài
(Người thứ nhất ký và ghi rõ họ tên)

13

Điểm
đạt
được


Mẫu SK2
(Tờ số 2)

UBND HUYỆN ĐẠI LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đại Lộc, ngày

tháng

năm 2016

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015-2016
CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
Họ và tên tác giả: .............................................................................................
Đơn vị:...............................................................................................................
Đề tài: ...............................................................................................................
............................................................................................................................
ĐIỂM CỤ THỂ :
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài

Phần

Điểm
tối đa

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1


3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại

1
1

Thể thức văn bản, chính tả


1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài
(Người thứ hai ký và ghi rõ họ tên)

14

Điểm
đạt
được


Mẫu SK3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015-2016

I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc.
1. Tên đề tài: ................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .....................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Đơn vị :….......................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:

a) Ưu điểm: ..................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
b) Hạn chế: ..................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT : Sau khi thẩm định, đánh giá đề
tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
1/ Họ tên ....................................................
Ký .............................................................
2/ Họ tên .....................................................
Ký .............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất
xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

15


16




×