Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Cách Thức Tiếp Cận Và Tổ Chức Hoạt Động Trong Tiết Dạy – Học Thơ Đường Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.81 KB, 38 trang )

Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Vai trò, vị trí của thơ Đường trong nền văn học thế

2
3
4
5
6
6
7

giới.
2. Đặc điểm nội dung và hình thức của thơ Đường trong

8



chương trình Ngữ văn 7.
Chương 2: Cách thức tiếp cận và tìm hiểu thơ Đường

10

trong dạy – học Ngữ văn 7.
Chương 3: Thiết kế giáo án triển khai hoạt động trong

17

một tiết dạy thơ Đường cụ thể.
C. Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

39

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ do chän ®Ò tµi:
Trong xu thế của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục
phải lấy con người làm trung tâm thì việc đổi mới về phương pháp dạy học các bộ
môn trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới
1


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

phương pháp dạy học không phải là vấn đề mới nhưng trong quá trình dạy học,

được giảng dạy hầu hết các lớp 8 của bậc THCS tôi luôn mong muốn làm thế nào
để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập,
giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực. Tuy nhiên, để có được những biện pháp có hiệu
quả đối với học sinh là điều không phải dễ dàng, Thông qua thực tế giảng dạy, dự
giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh
dạn áp dụng việc tổ chức một số hoạt động trong giờ học Ngữ văn góp phần đổi
mới phương pháp dạy học. Và một trong những mảng mà chúng tôi thực hiện đã
có hiệu quả ban đầu chính là thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7.
Trong chương trình Ngữ văn ở trường THCS, thơ Đường được dạy – học 4
bài, thời lượng khá lớn so với các tác phẩm văn học của các nước khác. Đặc biệt,
ảnh hưởng của thơ Đường còn được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của cha ông
ta trước đây. Chúng ta đã tiếp nhận một cách sâu rộng ảnh hưởng của văn học
Trung Quốc trong quá trình xây dựng nền văn học nước nhà. Và cho đến các sáng
tác sau này của các tác giả hiện đại, vẫn có những ảnh hưởng nhất định của thơ
Đường.
Đây là một mảng khó, khiến cho những người làm công tác giảng dạy luôn
phải trăn trở. Bởi bên cạnh việc thơ Đường ngày càng trở nên xa lạ với học sinh thì
sự hạn chế về thời lượng của các tiết học khiến cho người thầy không có cơ hội để
thực hiện những công việc nhằm tăng cường hứng thú cho học sinh. Ví dụ như bài
thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” của Đỗ Phủ được dạy cho học sinh trong 1
tiết thì liệu có đủ thời gian để giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh. Vì vậy,
với đề tài: “Một số cách thức tiếp cận và tìm hiểu thơ Đường trong chương trình
Ngữ văn 7”, chúng tôi hi vọng nó sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương
pháp dạy học Văn trong trường THCS hiện nay.
Hơn nữa, một trong số những mục tiêu của giờ giảng Văn, đó là giúp các em
vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, chứ không đơn thuần là những bài
2


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường

(chương trình Ngữ văn 7)

học giáo điều, mang tính chất lí thuyết suông. Khi vận dụng vào thực tế, học sinh
cũng đã rèn luyện được kĩ năng sống cho mình. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện
đề tài này, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn.
Về vấn đề giảng dạy thơ Đường đã có khá nhiều người thực hiện, tuy nhiên,
cách thức tổ chức các hoạt động trong một tiết dạy thơ Đường, làm sao để thu hút
học sinh thì ít người đề cập đến. Chính vì vậy, chúng tôi cố gắng trong dung lượng
ít ỏi của mình sẽ trình bày một số suy nghĩ và thể nghiệm về cách thức tổ chức
hoạt động trong một tiết dạy thơ Đường.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn thể hiện rõ cách thức tổ chức và tiếp
cận các tác phẩm thơ Đường giúp giờ học đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng tôi
cố gắng tìm tòi một số hoạt động phù hợp với giờ học, tiết học và lứa tuổi.
- Nhằm giải trí và góp phần củng cố tri thức – kĩ năng học tập Ngữ văn
cho học sinh. Đồng thời, giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích các tác
phẩm thơ Đường trong nhà trường.
- Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, đọc, hiểu tác phẩm thơ
Đường. Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực, tinh thần tập thể, hợp tác
nhịp nhàng khi giải quyết một vấn đề trong nhóm, tổ.
- Tạo không khí phấn khởi cho học sinh THCS – lứa tuổi hiếu động nhưng
thích khám phá, tìm tòi và thể hiện.
- Giúp học sinh hình thành và phát huy một số năng lực cá nhân: dẫn
chương trình, tổ chức, điều khiển các hoạt động nhóm: diễn xuất, hội
họa.

3



Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn, phân môn.
- Nghiên cứu tài liệu đã có về cách thức tiếp cận và tìm hiểu thơ Đường trong
chương trình Ngữ văn 7 với đặc thù bộ môn.
- Xác định phạm vi, thời gian áp dụng, tiến hành các nội dung dạy cho phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 7.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn:
a. Lí luận
Trong Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Thông qua các hình thức, hoạt động cách thức tiếp cận và tìm hiểu thơ
Đường sẽ giúp học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật của thơ ca Trung Quốc
– một trong số những tinh hoa của văn học thế giới, có cái nhìn toàn diện, tổng
quát về văn học Trung Quốc.
b. Thực tiễn
Hiện nay, trong chương trình môn văn ở trường THCS, phần văn học Trung
Quốc được chú ý hơn, khối lượng nhiều hơn. Thơ văn Trung Quốc đưa vào trích
giảng trong nhà trường chọn lựa có hệ thống, đầy đủ và tiêu biểu. Ở THCS, các em
HS được học một số bài thơ về chủ đề hiện thực và nhân đạo của Đỗ Phủ như Mao
4



Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

ốc vi thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá). Hai bài thơ này không
những có giá trị về nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật. Về thơ lãng mạn của Lý
Bạch, HS THCS học các bài thơ tả cảnh thiên nhiên: Vọng Lư sơn bộc bố (Ngắm
thác núi Lư) và Tĩnh dạ tư (Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh). Đây đều là các tác
phẩm hay nhưng khó, để cảm nhận được nó đòi hỏi học sinh phải có sự tìm tòi và
nghiên cứu sâu sắc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
a. Phạm vi nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu và đi sâu vào các hoạt động dễ
thực hiện, dễ tổ chức với quy mô lớp học và phù hợp với đối tượng học sinh.
b. Thời gian nghiên cứu:
- Kinh nghiệm trong công tác giảng dạy từ 2006 đến nay.
- Thực tế giảng dạy môn Văn trong 9 năm cải cách.
- Thời gian trực tiếp, đi sâu suy nghĩ và thể hiện đề tài này là 7 năm từ khi bắt đầu
dạy chương trình Ngữ văn 7.

5



Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, vị trí của thơ Đường trong nền văn học thế giới.
Trung Quốc là một nước có truyền thống về thơ. Từ Kinh Thi đến thơ hiện
đại, thơ Trung Quốc có hơn 2500 năm lịch sử. Ở mỗi thời đại, thơ đều có những
đặc sắc riêng. Nhưng người Trung Quốc cũng như thế giới đều công nhận thơ
Đường là đỉnh cao của thơ Trung Quốc và là một trong những đỉnh cao của thơ ca
nhân loại” . Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là một chủ thể có vai
6


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với
các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. GS. Trần Đình Sử trong Lý luận và phê
bình văn học có nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân
tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng
của nước ngoài” . Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt
như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt. Thơ Đường – chứ không phải toàn bộ
thơ ca Trung Quốc – có một ảnh hưởng phong phú, lâu bền và tốt đẹp đối với thơ
Việt, không chỉ ngày xưa mà cả đến ngày nay. Ở Việt Nam, từ đời Lý trở về sau,
thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Nhiều nhà thơ Việt Nam đã vận
dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường. Nhiều tập thơ
Đường bằng chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây hàng mấy
trăm năm và được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Thơ Đường cũng được đưa
vào giảng dạy ở đại học và phổ thông. Các bài thơ được chọn học trong chương

trình THCS không chỉ là những bài thơ hay nhất của các tác giả tiêu biểu đời
Đường mà còn là những bài thơ rất quen thuộc với Việt Nam.
Điều đó nói lên giá trị to lớn của thơ Đường và thái độ trân trọng, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân ta. Xưa nay, chúng ta chỉ mới quan tâm,
xem xét những yếu tố ảnh hưởng của thơ văn Trung Quốc đối với nền văn học
nước ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy thơ Đường được tiến hành và
phát triển như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một mặt cần được
bổ sung kịp thời để vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếp nhận của văn học Trung Quốc ở
nước ta ngày càng hoàn thiện hơn. Trong phạm vi đề tài này đi sâu nghiên cứu một
mảng nhỏ, qua đó hy vọng không chỉ thấy được diện mạo của văn học Trung
Quốc, đặc biệt là thơ Đường trong quá trình giảng dạy văn học Trung Quốc ở nhà
trường phổ thông, mà còn thấy được những vấn đề lý thú về văn học sử đàng sau
việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường. Điểm dừng chân của đề tài là tìm hiểu
vấn đề: Thơ Đường trong bộ sách giáo khoa Văn 7.
7


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

2. Đặc điểm nội dung và hình thức của thơ Đường
2.1

Đặc điểm nội dung

Nội dung thơ Đường rất phong phú, có sự chuyển biến qua các giai đoạn do
sự tác động của hoàn cảnh xã hội và đội ngũ sáng tác quy định. Tuy nhiên, có thể
tóm gọn chủ yếu nội dung của thơ Đường như sau:
-


Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ, miêu tả

vẻ đẹp bốn mùa với hoa lá cỏ cây, trăng gió tuyết mây,… thể hiện tình yêu thiên
nhiên, tạo vật, yêu quê hương.
-

Cảm hứng hiện thực nhân đạo: nói lên nỗi khổ của người dân vì cơ hàn, vì

chiến tranh, loạn lạc, lòng khao khát hạnh phúc, hòa bình, ca ngợi tình vợ chồng,
tình bạn…
Thơ Đường là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội Trung Quốc trong thời
Đường 300 năm.
2.2

Đặc điểm hình thức:

Các nhà thơ thời Đường thường sử dụng hai thể thơ chính là cổ thế và cận
thể. Trong số những bài thơ tìm hiểu ở chương trình Ngữ văn 7 có “Vọng Lư Sơn
bộc bố”, “Tĩnh dạ tứ”, “Hồi hương ngẫu thư” và “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”
thì chỉ có “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” là thơ cổ thể.
Thơ cổ thể không hạn định số câu, số chữ, không tuẩn thủ niêm luật, đối
ngẫu, cách gieo vần, do đó có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tình cảm
phong phú, mạnh mẽ cũng như thể hiện được hiện thực phức tạp và đầy biến động.

8


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)


Sang đến thơ Đường luật (thơ cận thể) thì phải tuân thủ niêm luạt chặt chẽ. Thể thơ
này có cấu trúc nội tại cân đối, âm điệu hài hòa, phù hợp với nhu cầu thể hiện tình
cảm nội tâm sâu lắng, trầm tư.
Bố cục của bài thơ chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết (nếu bài có 8
câu) và khai – thừa – chuyển - hợp (nếu có 4 câu). Còn thực tế thơ Đường không
nhất thiết bài nào cũng có bốn phần rõ ràng như thế nên khi phân chia bố cục đều
cần căn cứ vào cấu trúc cụ thể của bài thơ để phân chia cho hợp lí.
Ngôn ngữ thơ Đường thường giản dị, trong sáng, tinh luyện.
Tư duy quan hệ (ý tại ngôn ngoại) trong thơ.

CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TIẾP CẬN VÀ TÌM HIỂU THƠ
ĐƯỜNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 7
2.1. Các phương pháp tiếp cận và tìm hiểu thơ Đường.
2.1. 1. Phương pháp đọc diễn cảm
- Với các tác phẩm thơ Đường luật, việc đọc giữ một vai trò hết sức quan
trọng.

9


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

- Trong quá trình đọc thơ Đường luật, người đọc phải tìm cho được mạch cảm
xúc chủ đạo, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu… để có cách đọc cho phù
hợp.
- GV cần hướng dẫn cho HS có kỹ năng đọc chính xác, tiếp theo GV hướng
dẫn HS cách đọc diễn cảm.
- Khi đọc diễn cảm một văn bản thơ Đường, học sinh dễ dàng nhận ra được
một số biện pháp nghệ thuật thuật thường gặp ở thơ Đường (phép đối)

2.1. 2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Giúp học sinh so sánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch
thơ để có điều kiện hiểu rõ, hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả.
- Việc phân tích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên
bản chữ Hán, với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý
nghĩa bài thơ và đánh giá tác phẩm một cách đúng đắn.
2.1. 3. Phương pháp dạy học trực quan
- Là phương pháp dạy học giúp cho HS có cơ sở để phát triển tư duy logic, tư
duy trừu tượng và năng lực sáng tạo trong văn học.
- GV cần lưu ý lựa chọn những phương tiện phù hợp với bài dạy để đem lại
chất lượng dạy học cao hơn.
- Ngoài ra, giáo viên có thể vận dụng phương tiện hiện đại như ứng dụng
công nghệ thông tin.
2.1. 4. Phương pháp phân tích
- Khi phân tích thơ Đường, cần lưu ý các nội dung:
+ Phân tích thể thơ, niêm luật
+ Chỉ ra được phép đối ngẫu và niêm luật của nó.
10


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

+ Phân tích theo bố cục luật thơ.
-

Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp GV hay phân tích
cắt ngang theo bố cục (đối với bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai- thừa –
chuyển – hợp; đối với bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần 2/2/2/2 gồm: đề thực – luận – kết).


-

Tuy nhiên, khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bám sát
vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứ
bài nào.

2.1. 5. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp quan trọng trong việc nâng cao các kỹ
năng làm việc theo nhóm của HS. Đồng thời cũng rèn luyện năng lực tư duy, phán
đoán, kỹ năng phân tích, giải quyết một vấn đề cho HS khi dạy học Ngữ văn.
- Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận trong một thời gian
cụ thể.
- Bước 2: Các nhóm thảo luận và trình bày vấn đề đã thảo luận.
- Bước 3: GV tổng kết và nêu nhận xét.
2.1. 6. Phương pháp tích hợp
- Tích hợp đọc hiểu văn bản với tiếng Việt:
+ Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán
Việt ngay sau khâu đọc văn bản (GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh)
+ Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi
phân tích văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh
đọc phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan.
- Tích hợp văn: liên hệ bài thơ đang dạy với các bài thơ cùng thể loại.
11


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

2.2. Các bước thực hiện tiết dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7.

2.2.1. Tiếp cận ban đầu về tác phẩm
Đây là một công việc rất cần thiết để phục vụ cho tiết học. Phải có kiến thức
nền tảng, học sinh mới có thể tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Vì vậy, giáo viên có thể chủ động giao cho học sinh tìm hiểu kĩ về tác giả,
tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ (hoàn cảnh rộng – hoàn cảnh hẹp), tình
huống nảy sinh ra tứ thơ.
Ví dụ như khi tìm hiểu văn bản “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương,
học sinh cần biết được rằng Hạ Tri Chương đã từng đi làm quan ở triều đình, sau
50 năm mới trở về quê hương. Và bài thơ được viết khi ông đã 86 tuổi. Trong suốt
50 năm xa quê, ông không viết về quê hương mà chỉ khi đặt chân lên mảnh đất quê
hương thì đã ngẫu hứng viết bài thơ này. Bởi vậy bài thơ dồn nén biết bao nhiêu
cảm xúc khi xa quê cũng như tình quê bột phát tự đáy tim của nhà thơ trong giây
phút hồi hương đã được bộc lộ một cách chân thực qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
với ý thơ tuy giản dị mà vô cùng sâu sắc.
Hoặc văn bản “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”, giáo viên cần yêu câu học
sinh tìm hiểu và biết được rằng bài thơ được sáng tác năm 760, sau khi Đỗ Phủ
tháo mũ từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô,
thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Một năm sau, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ
Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô.
Căn nhà vừa dựng được mấy tháng thì tháng 8 đã bị gió thu phá nát. Đỗ Phủ làm
bài thơ này để tự cám cảnh cho bản thân mình, qua đó bộc lộ khát vọng lớn lao của
ông, muốn có được phép màu đem hạnh phúc đến cho muôn vạn người nghèo trên
khắp thế gian.

12


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)


Với bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” của Lí Bạch thì học sinh có thể tìm hiểu
về địa danh này với những đặc điểm của nó. Và Lư Sơn là cảm hứng cho rất nhiều
văn nghệ sĩ sáng tác, trong đó có Lí Bạch.
Hoàn cảnh rộng của văn bản (hoàn cảnh xã hội) cũng cần được mở rộng đối
với học sinh bởi thực tế hiện nay khi các em tìm hiểu thơ Đường thì các nhà thơ và
các sáng tác đều đã cách chúng ta hơn nghìn năm, điều kiện, hoàn cảnh sống cũng
hoàn toàn khác, giáo viên cần giúp các em hình dung được điều đó.
2.2. 2. Đọc và bám sát văn bản
a. Đọc văn bản:
Đọc diễn cảm không đơn thuần là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, mạch lạc,
trôi chảy mà còn cần kết hợp với khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng nói.
Học sinh cần hiểu rằng, qua giọng đọc của mình có thể truyền những ý nghĩa,
những tình cảm mà tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng như thể hiện thái độ của
mình với tác phẩm. Người đọc là người chuyển đến người nghe tình cảm của tác
giả, để thấy rằng người đọc có chung cảm xúc, tâm trạng với tác giả (cao hơn nữa
là sự “đồng cảm”). Cần phải ý thức được rằng, giọng đọc trong quá trình tìm hiểu
văn bản đã kích thích tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa
người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo trạng thái tâm lí “nhập thân” với văn bản.
Khi chưa đọc văn bản thì tất cả chỉ là từ ngữ trên trang giấy, nhưng khi cất tiếng
đọc thì cái thế giới tĩnh lặng ấy dường như đầy sức sống và hiển hiện ra trước mắt
học sinh dễ dàng hơn.
Khi đọc thơ, nhất là thơ Đường khá khó, giáo viên cần hướng dẫn các em
đọc một cách cặn kẽ, cách ngắt nhịp, nhấn từ, giọng điệu của câu thơ. Giáo viên có
thể đọc mẫu vài câu thơ hoặc cả bài thơ, sau đó cho học sinh tập đọc.
b. Tìm hiểu bản phiên âm:
Trong phần này, cần chú trọng đến việc tìm hiểu:

13



Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

- Nhan đề bài thơ: Một phần không thể thiếu là tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài
thơ. Trước khi tìm hiểu bài, GV cần cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan đề
của bài thơ vì nó thường mang tính chất cô đọng, súc tích.
Ngay trong nhan đề của văn bản đã có thể thấy rõ điểm nhìn và đối tượng
tình cảm của tác giả. Ví dụ như “Vọng Lư sơn bộc bố” thể hiện điểm nhìn từ xa
(“vọng”), đối tượng là thác nước ở Lư sơn (“Lư sơn bộc bố”).
Hay nhan đề “Tĩnh dạ tứ” chứng tỏ rằng đây không phải là bài thơ tả cảnh
mà là một bài thơ thể hiện cảm nghĩ. Trong đêm trăng sáng, không khí màn đêm
yên tĩnh, phù hợp với việc thể hiện cảm nghĩ cô đơn nhớ về quê hương của nhà
thơ.
Trong văn bản “Hồi hương ngẫu thư”, cần chú ý đến từ “ngẫu” trong việc
biểu đạt ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Tìm hiểu phần phiên âm văn bản thơ.
Đây là một phần rất quan trọng đối với việc tìm hiểu thơ Đường, bởi trên
thực tế, khi giảng dạy, có nhiều giáo viên chủ yếu cho học sinh đọc qua loa phần
phiên âm nhưng lại học thuộc lòng bản dịch thơ. Điều đó làm mất đi ý nghĩa của
văn bản bởi đặc trưng của thơ Đường là “ý tại ngôn ngoại”, lời ít ý nhiều sẽ đem
đến cho tác phẩm sự cô đọng, súc tích. Vì vậy, công việc quan trọng và cần thiết là
phải giúp học sinh tìm hiểu được những yếu tố Hán trong bài thơ.
Thời lượng tiết học ngắn, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu
trước ở nhà, đến lớp kiểm tra lại phần nắm kiến thức của các em. Việc nắm được ý
nghĩa của các yếu tố Hán trong văn bản sẽ giúp học sinh trong quá trình tìm hiểu
sẽ khái quát được ý nghĩa của từng câu thơ. Phần này, học sinh cũng có thể nhờ
đến sự trợ giúp của phần dịch nghĩa và từ điển Hán Việt.
Một điều đặc biệt ở thơ Đường đó là sự khống chế về từ ngữ, thêm vào đó là
các quy định chặt chẽ về niêm, luật, đối dẫn đến việc tác giả phải lựa chọn từ ngữ


14


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

một cách chắt lọc nên khi tìm hiểu, cần so sánh với các từ ngữ đã được thay thế
khác trong bản dịch thơ. Nó có thể làm thay đổi ý nghĩa của văn bản.
2.2. 3. Tìm hiểu nội dung – nghệ thuật – ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm.
Khám phá ý nghĩa của tác phẩm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả ẩn
chứa sau các hình tượng nghệ thuật. Trong trường hợp này, cái biểu đạt của tín
hiệu thẩm mỹ là hình tượng nghệ thuật; cái được biểu đạt là ý nghĩa tác phẩm và tư
tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả.
Với học sinh lớp 7 khi học thơ Đường, giáo viên cần chú ý chỉ tập trung vào
một số kiến thức cơ bản, không nên dàn trải quá nhiều.
Thông qua thi pháp thơ Đường để tìm hiểu nội dung của tác phẩm, vì vậy
giáo viên cần định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ những nghệ thuật được
sử dụng trong văn bản phiên âm. Nghệ thuật của văn bản cần chú ý đến các
phương diện sau:
- Kết cấu của bài thơ.
- Vần, luật trong thơ Đường.
- Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, tả ít gợi nhiều.
- Không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ.
Ví dụ như trong “Vọng Lư Sơn bộc bố” hay “Tĩnh dạ tứ”, không gian rộng mênh
mông, mở ra ở nhiều chiều thì trong “Hồi hương ngẫu thư”, “Mao ốc vị thu phong
sở phá ca” lại là không gian thu hẹp, cụ thể.
2.2.4. Đối chiếu giữa các tác phẩm thơ Đường hoặc đối chiếu với tác phẩm văn
học Việt Nam theo thể thơ Đường luật.
Về thể loại và phương thức biểu đạt có thể tích hợp đối chiếu bài thơ “Hồi
hương ngẫu thư” với bài thơ “Bánh trôi nước” của thơ Trung đại Việt Nam về thể

thơ và cách biểu đạt.
15


Một số cách thức tiếp cận và tổ chức hoạt động trong tiết dạy – học thơ Đường
(chương trình Ngữ văn 7)

Tích hợp chủ đề yêu quê hương giữa hay bài “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương
ngẫu thư”.
Hay khi dạy bài “Hồi hương ngẫu thư” cần phân tích để làm rõ nghệ thuật
tiểu đối để khái quát quãng thời gian xa quê, có thể tích hợp với bài “Từ trái
nghĩa” ở tiết sau.

2.2.5. Ý nghĩa giáo dục từ tác phẩm thơ Đường
Đây là phần đánh giá quan trọng nhất sau khi tìm hiểu bất kì tác phẩm nào.
Tuy cách nhau hàng nghìn năm, nhưng thơ Đường đến nay vẫn để lại cho người
đời sau những giá trị tinh thần sâu sắc. Đọc xong tác phẩm, giáo viên có thể định
hướng cho học sinh, hoặc có thể cho các em trao đổi, rút ra ý nghĩa tư tưởng chủ
đề của tác phẩm và liên hệ thực tế với bản thân mình.
Trong các tác phẩm thơ Đường học ở lớp 7, có thể liên hệ với các vấn đề có
ý nghĩa thời đại:
- Tình cảm yêu thương con người.
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, sự trân trọng những giá trị lâu
đời.
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Như vậy, dù bài thơ thuộc chủ đề nào, ta đều có thể phát huy tính liên hệ với đời
sống. Và đó cũng là con đường duy nhất để hiểu được ý nghĩa và giá trị những tinh
hoa của di sản văn hóa dân tộc.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRONG

MỘT TIẾT DẠY THƠ ĐƯỜNG CỤ THỂ

16


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

minh ha cỏch thc trin khai cỏc tit dy th ng, chỳng tụi xin
th hin bng giỏo ỏn c th ca mt s tit hc trong chng trỡnh.
Tiết 37

cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
(Tĩnh dạ tứ)
- lí bạch -

A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận đợc tình yêu quê hơng đợc thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng
qua bài thơ.
- Bớc đầu nhận biết bố cục thờng gặp trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và
tác dụng của nó.
- Hiểu một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ tinh luyện giàu sức gợi,
tình và cảnh giao hoà.
- Hiểu thêm một nét tâm hồn của nhà thơ Lý Bạch: Tình cảm sâu nặng với quê nhà.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn Trung đại
- Đối chiếu nguyên bản chữ Hán với bản dịch thơ, dịch nghĩa.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, trao đổi, phản biện.
3. Thái độ:

- Hiểu và thêm ngỡng mộ tâm hồn cao đẹp của nhà thơ.
- Hiểu ý nghĩa của quê hơng, thêm yêu quê hơng mình.
B Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
+ Máy projector
+ Tranh, ảnh về Lí Bạch
+ Bản chữ Hán bài Tĩnh Dạ Tứ
+ Phiếu bài tập
17


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Soạn bài mới, đọc thêm về bút pháp đặc trng của Thơ Đờng.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài "Xa ngắm thác núi L"?
Qua bài thơ, em cảm nhận đợc điều gì về thi tiên Lí Bạch?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
"Vọng nguyệt hoài hơng" hay Trông trăng nhớ quê" là một chủ đề phổ biến
trong thơ cổ. Chiếu slide một vài bài thơ cổ. Nhà nghiên cứu Trơng Minh Phi nhận
định: Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch là bài thơ có ngôn từ giản dị nhất song cũng là bài
có ma lực lớn nhất. Vì sao vậy ? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời - > Tiết 37Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí Bạch


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hớng dẫn tìm hiểu chung.
Mục tiêu: HS nắm đợc những nét chính về tác giả, tác phẩm
- ? Chúng ta đã đợc tìm hiểu về nhà thơ Lí
I. Đọc, tìm hiểu
Bạch trong bài Xa ngắm thác núi L. Vậy
chung:
em hãy nhớ lại một vài nét về cuộc đời nhà
1. Tác giả: SGK tr
thơ Lí Bạch?
111
- GV: Chiếu slide bản chữ hán, phiên âm, Hs nhớ lại kiến
2. Tác phẩm:
và bản dịch thơ, đọc mẫu.
thức ở bài trớc, trả a. Đọc:
lời.
- GV: 1 HS đọc phần dịch thơ (Đọc với Hs đọc phiên âm
nhịp ngắt 2/3; giọng đọc chậm, buồn thể dịch nghĩa
hiện tình cảm nhớ quê của tác giả)
b. Tìm hiểu chú
? Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Hs lắng nghe
thích:
đợc viết theo chủ đề nào? Từ đó em nêu
18


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)


cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
- GV: Nhận xét, khẳng định: chủ đề Vọng Hs lắng nghe
nguyệt hoài hơng là một chủ đề quen
thuộc trong thơ cổ. Nhiều nhà thơ nh Đỗ
phủ, Bạch C Dị đã có những vần thơ nổi
tiếng. Với chủ đề này, Lí bạch muốn gửi về
quê hơng nỗi nhớ miên man, sâu nặng của
ngời xa quê.
? Dựa vào số câu, số tiếng trong bản dịch Hs trả lời
thơ, em hãy cho biết bài thơ sử dụng thể
thơ nào?
? Em đã học bài thơ nào cũng làm theo thể
Ngũ ngôn tứ tuyệt?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Bài Phò giá về Hs lắng nghe

- Chủ đề: Vọng
nguyệt hoài hơng

- Thể thơ: Ngũ
ngôn cổ thể

kinh của Trần Quang Khải là thể Ngũ
ngôn tứ tuyệt Đờng luật còn bài Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh là thể thơ ngũ ngôn
tứ tuyệt cổ thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện
trớc đời Đờng, không gò bó về niêm, luật,
đối và không hạn định số câu. nh thơ Đờng
- GV: Chiếu slide phần giải nghĩa các yếu HS theo dõi
tố Hán Việt trong bài thơ.

- GV: Chuyển: Qua phần dịch nghĩa, các
em đã phần nào hiểu nội dung bài thơ, Bây
giờ chúng ta đi tìm hiểu chi tiết bài thơ
theo bố cục 2-2
Hoạt động 2: Hớng dẫn tìm hiểu hai câu đầu.
Mục tiêu: HS nắm đợc nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ đầu.
II. Đọc - Tìm hiểu
chi tiết.
- GV: Yêu cầu HS đọc hai câu thơ đầu - Hs đọc
bản phiên âm và bản dịch thơ

1. Hai câu đầu:
Sàng tiền minh
nguyệt quang/ Nghi
19


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

? Hai câu đầu miêu tả cảnh tợng gì? Cảnh Hs suy nghĩ, phát
tợng ấy đợc tả ở thời điểm nào, trong hoàn hiện
cảnh nào của tác giả?
? Những chi tiết nào giúp em biết?

Hs suy nghĩ, phát
hiện

- GV: Nhận xét, chốt: Trăng chiếu sáng
trong đêm, trớc giờng tác giả, ánh trăng

sáng đến nỗi tác giả ngỡ là sơng
* Giáo viên giảng: Lí Bạch là một nhà thơ Hs lắng nghe
rất yêu trăng. Ông từng gửi gắm nhiều tâm
tình của mình vào vầng trăng, trăng tròn
trịa nh chiếc mâm, trăng sáng tinh nh ngọc

thị địa thợng sơng.
(Đầu giờng ánh
trăng rọi / ngỡ mặt
đất phủ sơng)
- Trăng chiếu sáng
trong đêm, trớc giờng của tác giả
(Sàng tiền)
- Các từ: minh,
quang, sơng gợi
tả: trăng rất sáng
đến nỗi tác giả ngỡ
là sơng.

trắng Trong thơ Lí Bạch, trăng muôn
phần xinh đẹp, và thanh khiết vô cùng. Có
huyền thoại kể rằng, khi đi thuyền trên
sông Trờng Giang, thấy bóng trăng đáy nớc, Lí Bạch đã trầm mình xuống sông để
vớt trăng, trăng với ngời thân thiết. Có lẽ
vào một đêm nào đó trên đờng viễn du,
một đêm cực sáng, tác giả trằn trọc không
ngủ; cũng có thể đã ngủ rồi, song tỉnh dậy
mà không ngủ lại đợc. Trong trạng thái ấy
nhận thấy trăng trớc giờng sáng quá, ánh
trăng trắng xóa, huyền ảo đến nghi hoặc

khiến tác giả ngỡ là màn sơng.
- GV dẫn dắt: Ngời ta thờng nói trong thơ Hs nghe, theo dõi.
Đờng có nhạc, có họa. Các em có thể thấy,
chỉ 10 chữ ngắn gọn, súc tích, tác giả đã
20


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

khắc họa bức tranh khá sinh động, cụ thể.
Song theo em:
- ? Hai câu thơ đầu này có thuần túy tả
cảnh không? Vì sao?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Hai câu đầu
không thuần túy tả cảnh vì trong thơ trung
đại, mọi cảnh thiên nhiên đều hàm chứa
xúc cảm của con ngời. Hơn nữa ở câu thơ
thứ hai đã xuất hiện một động từ biểu hiện
cảm xúc đó là từ Nghi thị (Ngỡ là)
- ? Từ nghi thị biểu hiện trạng thái xúc Hs trả lời.
cảm nào của tác giả? Nhận xét về cách
dùng từ nghi thị.
- GV: Nhận xét, chốt: Từ nghi thị cho Hs lắng nghe.
thấy trạng thái nghi hoặc, mơ hồ của tác
giả.
- GV: Giảng: Thơ Lí Bạch thờng rất tự

- Từ nghi thị cho
thấy trạng thái nghi

hoặc, mơ hồ của tác
giả.

nhiên, chính ông nêu quan niệm: Thiên
nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời. Nhng giản dị
không có nghĩa nông cạn mà ở đây mỗi
Hs trả lời
chữ đều đợc tinh luyện. Chữ sàng đợc
Hs lắng nghe
dùng tinh tế, gợi ra tình huống trằn trọc
không ngủ đợc nếu thay bằng án (bàn) hay
đình (sân) thì ý nghĩa sẽ khác. Dùng từ
sàng là hợp lý bởi trong trạng thái mơ
màng nửa thức nửa ngủ, cảm giác nghi
thị và từ sơng mới xuất hiện một cách
tự nhiên.
- ? Đối chiếu bản dịch thơ và dịch nghĩa

Hs trả lời
21


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

hai, theo em chi tiết nào dịch cha thật sát
nghĩa?
- GV nhận xét, bổ sung: (Chiếu slide đối Hs nghe
chiếu bản dịch thơ - dịch nghĩa) Trong hai
câu đầu, ở nguyên văn chỉ có một động từ

Nghi (Ngỡ là) nhng ở bản dịch thơ đã
thêm hai động từ nữa là Rọi và Phủ.
Dịch nh vậy không khỏi ảnh hởng đến ý
thơ trong nguyên tác. Có lẽ nhà thơ muốn
bày tỏ trạng thái tâm t hơn là tả trăng. Liên
hệ với nhan đề tác phẩm: Chữ tứ trong
tĩnh dạ tứ chỉ cảm xúc, suy nghĩ, ta lại

->
Bức tranh thiên
nhiên đẹp, tĩnh lặng
cớ sức mạnh khơi
dậy xúc cảm.

càng thấy rõ hơn điều đó. ánh trăng trong
sáng, lung linh tỏa sáng trong đêm, bàng
bạc một màu trắng xóa không gian khiến
cảm xúc con ngời bộc phát ngẫu nhiên, mà
chỉ có vị thi tiên nh Lí Bạch mới nắm bắt
đợc khoảnh khắc vi diệu đó
GV chốt và chuyển ý: Hai câu đầu đã mở
ra bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng có
sức mạnh khơi dậy xúc cảm, và từ đó dòng
xúc cảm của nhà thơ tuôn chảy, thấm thía
đến những nguồn mạch sâu xa nhất trong
tâm hồn-> Đó là những nỗi niềm nào vậy?
Tìm hiểu hai câu thơ cuối
Hoạt động 3: Hớng dẫn tìm hiểu hai câu thơ cuối
Mục tiêu: Học sinh hiểu đợc nỗi nhớ và tình cảm gắn bó tha thiết với quê hơng của tác
giả.

GV: Yêu cầu đọc hai câu thơ cuối
Hs đọc
2. Hai câu thơ cuối
- ? Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Có ngời cho rằng Hs thảo luận

Cử đầu vọng minh
nguyệt/ Đê đầu t cố
22


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

hai câu cuối hoàn toàn tả tình vì tác giả đã nhóm, trình bày
xuất hiện và trực tiếp bộc lộ tâm t sâu kín, kết quả trên phiếu
nhng kì thực chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: bài tập
T cố hơng, còn lại đều là tả cảnh, tả ngời: Chỗ thú vị là tả cảnh, tả ngời, song tình
ngời lại đợc thể hiện rõ.

hơng

- GV: cho HS thảo luận nhóm (2 bàn/1 Hsnghe
nhóm - Thời gian thảo luận: 1 phút)
? So sánh các cụm từ: Cử đầu và đê đầu,
vọng minh nguyệt và t cố hơng? Rút ra
nhận xét về phép đối trong thơ cổ thể? Có
Hs suy nghĩ, phân
gì khác với luật đối của Đờng thi?
tích

- GV: Nhận xét, chữa bài 1-2 nhóm, cho
điểm, chiếu slide đáp án.
- GV: Chốt: Nh vậy tác giả đã sử dụng
nghệ thuật đối nhằm nhấn mạnh tâm trạng Hs lắng nghe
nhân vật trữ tình.
? Bằng phép đối hài hòa kể trên, nhà thơ Lí
Bạch gửi gắm tình cảm và tâm trạng nào ?
Em hãy phân tích hai câu cuối để làm rõ
điều đó?
- GV: Nhận xét, chốt:
- GV: Bình giảng về hai câu thơ cuối: Con
ngời sinh ra trong trời đất, ai cũng vậy, đều
có quê hơng. Nơi ấy, chúng ta cất tiếng
khóc chào đời và lớn lên cùng năm tháng.
Nhng vì lí tởng và vì cuộc mu sinh mà
không ít ngời phải ra đi. Song dù có đi đâu
những ấn tợng, kỉ niệm về cảnh vật bình dị,

- Phép đối: tạo sự
hài hòa, cân đối,
nhấn mạnh xúc cảm
của tác giả.

23


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

êm đềm nơi ấy không bao giờ phai nhạt. Lu lạc trên đất khách quê ngời, có khi nào

vô tình gặp lại cảnh vật quen thuộc thì lòng
ngời lại dâng trào nỗi bồi hồi tởng nhớ.
Thôi Hiệu đời Đờng nhớ quê qua là làn
khói
Quê hơng khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Còn đối với Lí Bạch đó là vầng trăng.
Trăng mênh mông tỏa sáng giữa đêm yên
tĩnh, trời đất, vạn vật nh ngủ yên trong làn
sáng mỏng manh vi diệu của trăng
Cách tả tình và cảnh trong hai câu thơ
cuối có gì khác hai câu thơ đầu vậy? Các
em lu ý: ở hai câu thơ đầu: Câu 1 tả cảnh,
câu 2 tả tâm trạng, ở hai câu thơ cuối, tình
và cảnh chan hòa vào nhau khó tách bạch.
? Theo em vì sao ngẩng đầu ngỡng vọng Hs trả lời
ánh trăng Lí Bạch lại đột nhiên cúi xuống
để thiết tha nhớ về chốn quê nhà?
- GV: Nhận xét, cho điểm, bình giảng: Hs lắng nghe
Câu thơ thứ 3 nhắc lại một ý thơ cổ: đó là
bài Tí dạ thu ca" của Nam Triều, bài ca có

-> Nỗi buồn nhớ
quê hơng trĩu nặng
tâm t

đoạn: Minh nguyệt hà hiểu hiểu/ Chiếu
sáng ngã sàng vi/ Dẫn lãnh hoàn nhập
phòng/ Lệ hạ chiêm thờng y nghĩa là:
trăng sao mà sáng thế? Chiếu vào giờng

màn ta, rồi sại chiếu vào phòng? Nớc mắt
thấm đầy áo. Đoạn tiếp có câu:
Khởi đầu khán minh nguyệt/
Kí tình thiên lí quang
Lí Bạch hầu nh mợn ý thơ này. Chúng ta sẽ
24


Mt s cỏch thc tip cn v t chc hot ng trong tit dy hc th ng
(chng trỡnh Ng vn 7)

cùng đối chiếu để thấy điểm sáng tạo
riêmg của nhà thơ: Khởi và cử cơ bản
nghĩa nh nhau song điểm khác là chữ
khán nghĩa là xem, nhìn, đã đợc thay
bằng vọng nghĩa là ngắm. (Giáo viên
giảng nghĩa theo lối chiết tự từ vọng: Trong văn
tự giáp cốt cổ, khi ngời Hán còn dùng chữ tợng
hình, thì vọng đợc kí hiệu gòm hình ảnh một ngời đứng trên mặt đất với một con mắt lớn hớng
nhìn mặt trăng. Dần dần theo thời gian biến đổi
mà thành chữ vọng ngày nay, so với khán chỉ có
nghĩa thông dụng là xem, nhìn thì vọng chất
chứa biết bao nhiêu tâm trạng) yếu tố hán việt

vọng xuất hiện trong những từ ngỡng
vọng, vọng tởng, cho thấy từ vọng
nghĩa là nhìn một cách thiết tha, chăm chú.
Vầng trăng không những gắn bó riêng
với tâm hồn lãng mạn của Lí Bạch, mà
trăng trong tâm thức văn hóa của ngời

Trung Hoa là biểu tơng của quê nhà:
Nguyệt thị cố hơng minh (Trăng là ánh
sáng quê nhà) Lúc trăng tròn là thời điểm
viên mãn nhất, nó gợi sự đoàn tụ. Mặt khác
trong đời sống riêng, thời trai trẻ, Lí Bạch
thờng lên núi Nga Mi ngắm trăng. Ông rất
yêu quê hơng Yên Sơn và nguyệt núi Nga
Mi, khi rời quê từng đã viết bài Nga Mi sơn
nguyệt ca. Nay đột ngột bắt gặp vầng trăng
tròn tỏa sáng, mọi kí ức xa bỗng ùa về, trĩu
nặng. Bấy giờ Lí Bạch đã thấm thía những
nỗi trắc trở trên đờng tìm công danh lý tởng Ngời nam tử ra đi là chủ động, ra đi
để tìm chỗ của mình khẳng định mình, hẳn
25


×