Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

giáo án Chu de một số PTGT duong thuy-duong khong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.23 KB, 28 trang )

MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 2:
MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG THỦY – ĐƯỜNG KHÔNG
(Thời gian: Từ ngày 02/01 đến ngày 06/01/2017)
KPKH:
- Tìm hiểu về một số phương tiện giao
thông đường thủy, đường hàng không
- Trẻ biết được đặc điểm, cấu tạo, nơi
hoạt động của các phương tiện giao
thông
Toán: Ôn số lượng đã học

Âm nhạc:
- Hát các bài trong chủ đề: em đi chơi
thuyền, anh phi công ơi…
- Vỗ tay theo nhịp, phách
Tạo hình: Gấp máy bay
- Vẽ, nặn, xé dán theo chủ đề
- Cắt dán làm bài tập mở

Phát triển nhận thức

Phát triển thẩm mỹ

MỘT SỐ
PTGT ĐƯỜNG THỦY –
ĐƯỜNG KHÔNG

Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thể chất
Thơ: Cô dạy con
- Giải câu đố trong chủ đề


- Biết giao lưu giữa các góc
chơi
Chữ cái: Ôn các chữ đã học

- Luyện tập một số vận động
cơ bản thông qua các trò chơi
vận động
Thể dục: Chuyền bóng qua
đầu, qua chân.
-Trò chơi vận động: Bánh xe
quay, ô tô và chim sẻ, đi theo
tín hiệu…
- TCDG: Bịt mắt bắt dê, Kéo
co, rồng rắn lên mây…

Phát triển tình cảm
xã hội
- Trò chơi đóng vai: Nấu ăn,
bán hàng, bấc sỹ
- Trò chơi xây dựng: Xây dựng
sân bay.
- Chăm sóc cây cảnh,vườn hoa
trong trường.
- Yêu quý và bảo vệ các loại
hoa,các loại cây.
- Trò chơi học tập; Tạo nhóm
các phương tiện giao thông,
ghép tranh, phân loại PTGT



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2:
MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG THỦY, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Thời gian: Từ ngày 02/01 đến ngày 06/01/2017.
Người thực hiện: Trần Thị Nhung.
Thứ
Đón trẻ
Hoạt
động
chung

Hoạt
động
góc

Hoạt
động
ngoài
trời

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


- Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường thủy, đường hàng không
- Tập thể dục sáng – Báo ăn
Nghỉ bù tết
GDTM:
GDNN
GDNT
Tạo hình:
Thơ:
Khám phá:
dương lịch
Gấp máy
Cô dạy con
Tìm hiểu một
bay
số PTGT
đường thủy,
hàng không.
- Góc phân vai: Bác sỹ, Cửa hàng kinh doanh, cửa hàng ăn uống
- Góc xây dựng: xây dựng sân bay
- Góc học tập: Tô, nối khoanh tròn PTGT đường thủy, đường không
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán, các phương tiện giao thông.
- Góc sách: Xem truyện, tranh ảnh, làm sách về phương tiện giao thông
- Góc thiên nhiên lau lá cây cây, chăm sóc cây
- Góc dân gian: Rồng rắn lên mây, Kéo co, nhảy bao bố..
- Góc vận động: Boing, đi cà kheo, nhẩy dây, tung bóng…
- Quan sát:
Vườn rau
TCVĐ: Tín
hiệu


- Quan sát:
Thời tiết
- TCDG:
Kéo co

- Quan sát:
Con đường
- TCVĐ:
Đi theo tín
hiệu

- Quan sát:
Xe máy
- TCVĐ:
Bánh xe quay

- Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt
Vệ sinh, - Chuẩn bị bàn ghế, chia ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn ngon, hết suất.
ăn trưa,
- Vệ sinh lớp, chuẩn bị phản kê, chiếu, gối cho trẻ ngủ.
ngủtrưa
- Thức trẻ dậy, vận động nhẹ, ăn chiều.
Hoạt
động
chiều

- Giải câu đố
trong chủ đề
- Chơi theo ý
thích


- Thực hiện
vở tạo hình
( Trang 24)

- Vui chơi
kismart
- Chơi theo
ý thích

Vệ sinh, - Cho trẻ vệ sinh cá nhân. Nhận xét nêu gương cuối ngày.
trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

- Văn nghệ
cuối tuần
- Nêu gương
phát bé ngoan


STT

1

2

3

4

5

6

7

Tên góc

Góc
phân
vai

HOẠT ĐỘNG GÓC
Yêu cầu
Chuẩn bị
- Trẻ thể hiện
- Đồ chơi bán hàng.
được vai chơi của - Đồ chơi bác sĩ,
mình, thể hiện tính nấu ăn.
cách của vai chơi
như người bán
hàng, bác sĩ, người
nấu ăn...

- Trẻ biết xây
dựng mô hình bến
phà, sân bay
Góc xây
- Rèn luyện đôi
dựng
tay khéo léo, phát
triển tư duy, tưởng

tượng cho trẻ.

- Đồ lắp ghép, gạch
nhựa, các PTGT
bằng nhựa, các vật
liệu phế thải, thiên
nhiên như cây cỏ,
sỏi, hạt, vỏ thạch…

Trẻ biết cầm sách
đọc đúng, biết mở
Góc học sách theo thứ tự.
tập,
Xem và hiểu được
sách
nội dung của
tranh, ảnh.
- Trẻ thể hiện tình
cảm khi hát, múa
các bài hát về
Góc
phương tiện giao
nghệ
thông đường thủy
thuật - Trẻ biết tô, vẽ, xé
dán các PTGT
đường thủy, hàng
không.
Trẻ biết lợi ích của
Góc

cây xanh và biết
thiên
bảo vệ cây xanh.
nhiên
Góc dân Trẻ biết chơi các
gian
trò chơi dân gian
Hứng thú khi được
tham gia trò chơi

Một số sách, truyện
tranh về các phương
tiện giao thông
đường thủy, hàng
không

Góc vận - Trẻ hứng thú khi
động
được chơi với
bóng, gậy, nơ,…

- Bóng, gậy, nơ

- Dụng cụ âm nhạc:
Xắc xô, đàn, phách,
quạt, trống lắc...
- Giấy vẽ, bút màu,
hồ dán, đất nặn,
nguyên liệu thiên
nhiên, đồ phế thải…

Bình tưới. Khăn lau,
nước để trẻ tưới
- Chậu, thuyền
giấy..
Que chuyền, Hột
hạt, dây thừng, cơ
thể trẻ…

- Booing,…

Tiến hành
* Hoạt động 1: Gây hứng
thú, thỏa thuận vai chơi
- Cô và trẻ hát bài “Em đi
chơi thuyền”
- Trò chuyện về nội dung
bài hát
- Cô giới thiệu các góc
chơi trong lớp
- Cô gợi mở để trẻ chọn
chủ đề chơi
- Trẻ nhận vai chơi, góc
chơi
* Hoạt động 2: Trẻ thực
hiện vai chơi
- Trẻ đi về các góc chơi
của mình
- Cô quan sát, cùng chơi
với trẻ
- Động viên trẻ chơi

- Cô tạo tình huống để trẻ
giao lưu nhóm chơi
*Hoạt động 3: Nhận xét
- Cho trẻ kết thúc từng
nhóm chơi
- Kết thúc, nhận xét ở góc
xây dựng
- Cô gợi ý cho trẻ giới
thiệu về công trình
- Cô nhận xét buổi chơi,
khuyến khích trẻ chơi tốt
hơn trong giờ sau


THỂ DỤC SÁNG: Tập theo bài tập tháng 1.
1. Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ tập đúng các động tác theo lời bài hát, biết tạo các động tác
khỏe.
- Phát triển vận động đều các cơ quan vận động.
* Kỹ năng: Rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, rèn luyện thói quen thể dục thể thao.
* Thái độ: Hứng thú tham gia vào hoạt động thể dục
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Đầu, đĩa nhạc.
* Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng, gậy thể dục.
* Địa điểm: Sân rộng, sạch sẽ
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ


*Hoạt động 1: Khởi động:
+ Cho trẻ đi các kiểu chân kết hợp chạy chậm chạy
nhanh.

- Trẻ đi các kiểu chân

+ Đội hình vòng tròn.
*Hoạt động 2: Trọng động :
* Bài tập PTC: Tập các động tác kết hợp với bài
hát tập tháng 1
+ Hô hấp: Thổi nơ
+ Tay: Tay đưa ra phía trước, gập khuỷu tay ngón tay

- Trẻ tập 2x8 nhịp
- Trẻ tập 2x8 nhịp

chạm vai.
+Chân : Ngồi xổm đứng lên lên tục.

- Trẻ tập 2x8 nhịp

+ Bụng : Nghiêng người sang hai bên.
+ Bật : Bật tách, khép chân.

- Trẻ tập 2x8 nhịp
- Trẻ tập 2x8 nhịp

- Mỗi động tác tập kết hợp với một lời của bài hát.
* Trò chơi: “Tín hiệu”


- Trẻ chơi 3, 4 lần

- Cô cho trẻ chơi 2 lần. Động viên trẻ chơi
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng về lớp

- Trẻ về lớp


Thứ 2 ngày 02 tháng 01 năm 2017
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH 2017
Thứ 3 ngày 03 tháng 01 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ
- Vui chơi tự chọn.
- Điểm danh – Chấm báo ăn.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
Thể dục: CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN.
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết chuyền bóng qua đầu, qua chân bằng 2 tay và không làm
rơi bóng.
* Kỹ năng : Rèn luyện sức khỏe, tính kiên trì bền bỉ và sự khéo léo cho trẻ.
* Giáo dục : Ý thức tập luyện thể dục.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Sân tập sạch sẽ, bóng, xắc xô, .
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo sạch sẽ, gọn gàng, bóng cho trẻ chuyền.
- Địa điểm: Dưới sân trường
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.


Hoạt động của trẻ
- Trẻ trò chuyện

* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ làm đòn tàu đi vòng tròn, kết hợp đi
kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhẹ nhàng,
- Trẻ thực hiện
chạy nhanh, chạy chậm 3 vòng sân. Cho trẻ đứng
xếp thàng 3 hàng ngang cho trẻ quay phải, quay
trái, dãn cách hàng để tập bài phát triển chung.
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
- ĐT tay vai: Nhịp 1: 2 tay giang ngang, chân trái - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp
bước rộng bằng vai, nhịp 2 tay giơ cao, chân thu
về, nhịp 3,4 đổi bên


- ĐT lưng bụng: Nhịp 1: chân bước rộng bằng
vai, tay giơ cao, nhịp 2: Cúi gập người tay chạm
mũi chân, Nhịp 3,4 đổi
- ĐT chân: Nhịp 1: 2 tay giang ngang, 1 chân
đưa về phía sau, nhịp 2: 2 tay đưa về phía trước
đồng thời chân đưa về phía trước vuông góc,
Nhịp 3,4 tương tự đổi bên

- Trẻ tập 2x 8 nhịp
- Trẻ tập 2x 8 nhịp

- ĐT bật chụm chân lên cao: Thực hiện 5-6 lần

b) Vận động cơ bản:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang đối diện

- Trẻ tập 2x 8 nhịp

- Cô giới thiệu tên vận động.
* Cô thực hiện mẫu lần 1: Thực hiện nhanh
- Lần 2: Cô vừa làm vừa phân tích: Cô cầm
bóng bằng 2 tay khi có hiệu lệnh cô chuyền bóng
qua đầu, cô hơi ngả người ra phía sau để chuyền - Trẻ chú ý quan sát và lắng
nghe
bóng cho bạn phía sau, cô chuyền cẩn thận
không làm rơi bóng, khi bạn phía sau đã đỡ bóng
được và chuyền cho bạn tiếp theo, cứ chuyền
như vậy cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng
chạy lên đưa bóng cho cô cầm bóng người cúi
xuống chuyền bóng qua chân cho bạn phía sau,
cứ như vậy cho đến hết...
* Trẻ thực hiện:
- Cho 3 trẻ lên chuyền trước.
- Lần 1: 2 tổ thi đua chuyền bóng qua đầu, qua
chân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Lần 2: Thi đua nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
Cô động viên trẻ.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe
mạnh.
c) Trò chơi vận động
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Kéo co”
- Cô khuyến khích trẻ chơi hứng thú. Cô nhận xét
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: - Vườn rau

- Trẻ thực hiện vận động.
- Trẻ thi đua nhau.

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng


- TCVĐ: Tín hiệu
- Chơi theo ý thích.
1. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
Trẻ nhận biết được đặc điểm các loại rau, biết các công đoạn trồng rau. Biết chơi
trò chơi vận động và chơi theo nhóm.
+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
+ Thái độ: Trẻ có ý thức trong giờ học
2. Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Vườn rau
+ Đồ dùng của cô: Chuẩn bị địa điểm quan sát, hột hạt, phấn, các nguyên liệu
thiên nhiên cho trẻ hoạt động
+ Đồ dùng của trẻ: hột hạt, phấn, các nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ


* Gây hứng thú:
- Chúng mình cùng cô đi tham quan nào.

- Vâng ạ

+ Chúng mình sẽ đi bằng PTGT gì để đi tham
quan nào?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Máy bay là PTGT đường gì?
+ Máy bay đùng để làm gì?
+ Muốn máy bay bay được cần có những gì?
+ Khi ngồi trên máy bay các con phải ngồi thế nào?
* Hoạt động 1: Quan sát có mục đích
- Máy bay đã đến khu vườn sinh thái rồi,
chúng mình cùng hạ cánh an toàn nào.

- Trẻ trả lời
- Trẻ cùng cô trò chuyện

- Trước mặt chúng mình có gì?
- Có những loại rau gì?

- Trẻ trả lời

- Rau bắp cải có đặc điểm như thế nào?...
- Để trồng được rau cần những dụng cụ gì?
- Trồng rau gồm những công đoạn nào?
- Trước tiên phải làm gì? (Kể các công đoạn

trồng rau)
- Giáo dục trẻ: Ăn nhiều rau cho đủ chất để cơ

- Trẻ kể các công đoạn trồng
rau
- Trẻ trả lời


thể phát triển khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- Cô cho trẻ chơi : “ Tín hiệu ”

- Trẻ chơi trò chơi vận động

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2,3 lần. Nhận xét sau khi chơi
* Hoạt động 3: Chơi the ý thích

- Trẻ chơi tự chọn

- Cho trẻ chơi tự chọn với hột hạt.
- Xếp mô hình, vẽ, tô màu tranh chủ đề. Trẻ
gấp máy bay, tàu thủy.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
* Cô cho trẻ vào các góc chơi:
- Góc xây dựng: Xây dựng sân bay Nội Bài.
- Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, cô giáo, bán hàng…
- Góc học tập: Trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện về chủ đề. Trẻ vẽ nặn, xé dán 1
số PTGT đường thủy, hàng không.
- Góc nghệ thuật: Trẻ hát, múa các bài hát, vẽ, nặn, xé dán về chủ đề.

- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây cảnh của lớp.
- Góc dân gian: dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng…
- Góc vận động: Chơi boing, đi cà kheo...
* Kết thúc: Nhận xét ở góc xây dựng.
E. TRẺ ĐI VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA.
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Thức trẻ dậy, vận động nhẹ, ăn chiều.
2. Hoạt động ôn luyện: Giải câu đố trong chủ đề.
a. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: - Trẻ trẻ trả lời được các câu đố trong chủ đề. Biết chơi thành thạo
trò chơi.
+ Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khả năng ghi nhớ có chủ đích.
+ Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Cô thuộc câu đố.
- Đồ dùng của trẻ: quần áo sạch sẽ
- Địa điểm: Trong lớp học.


c. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

+ Hoạt động 1: Giải câu đố trong chủ đề
- Cô đọc câu đố về các phương tiện giao thông
và đố trẻ:

- Trẻ lắng nghe và trả lời
các câu đố cô đưa ra.


Làm bằng gỗ
Nổi trên sông
Có buồm dong
Nhanh tới bến
Là cái gì?
- Câu đố về xe đạp, xe máy, máy bay…đố trẻ

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Cô nhận xét, kết thúc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tín hiệu

- Trẻ chơi trò chơi

- Quan sát trẻ chơi
3. Trẻ chơi tự chọn ở các góc
4. Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


Thứ 4, ngày 04 tháng 01 năm 2017.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ

- Đón trẻ- trò chuyện về các PTGT
- Điểm danh – Chấm báo ăn.
- Thể dục sáng: Tập theo bài tập tháng 1.
B. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH:
GIÁO DỤC THẨM MỸ:
Tạo hình: GẤP MÁY BAY( MẪU)
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết dùng các kỹ năng gấp để gấp được máy bay
* Kĩ năng: Rèn luyện ở trẻ kỹ năng gấp và sự khéo léo của đôi bàn tay, trí tưởng
tượng phong phú
* Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức học tập, tinh thần thi đua.
2. Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Trong lớp
+ Đồ dùng của cô: 2 gấp mẫu của cô, đầu đĩa, đĩa nhạc
+ Đồ dùng của trẻ: Giấy màu, bàn ghế, giá treo tranh...
3. Tổ chức hoạt động:
Hoat độngcủa cô

Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: Anh phi công ơi

- Trẻ hát

- Bài hát nhắc đến ptgt đường gì?
- Máy bay dùng để làm gì?

- Trẻ trả lời.


- Ai đã được nhìn thấy máy bay rồi?
* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại
- Cho trẻ quan sát hình mẫu:

- Quan sát tranh

- Tranh 1 cô gấp máy bay dán vào vở
- Cô có tranh gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?

- Trẻ nhận xét.

- Bức tranh này có những gì?

- 2, 3 trẻ nêu ý kiến


- Vậy PTGT này hoạt động ở đâu?
- Máy bay dùng để làm gì?
- Cho trẻ quan sát máy bay cô gấp
- Quan sát xem chiếc máy bay này có những gì?
- Chúng mình có muốn gấp chiếc máy bay này
không?
* Hoạt động 2: Cô làm mẫu
+ Cô làm mẫu lần 1:
+ Cô gấp mẫu lần 2: Vừa gấp vừa giải thích

- Trẻ quan sát cô thực hiện
mẫu


- Bước 1: cô lấy tờ giấy hình chữ nhật gấp đôi để
lấy sống giữa
- Sau đó gấp chéo 2 mép giấp vào sống giữa giấy
- Bước 2: Gấp tiếp 1 lần nữa
- Bước 3: Lật ngược lại gấp 2 cánh vào giữa sống
giấy
- Bước 4: Gấp ngược mũi vào trong
- Bước 5: Mở ra thành chiếc máy bay
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hiện
- Cô quan sát trẻ gấp: làm việc riêng với từng trẻ
giúp đỡ trẻ thực hiện được sản phẩm
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình
- Làm thế nào con gấp được chiếc máy bay này?

- Trẻ tự giới thiệu sản phẩm
của mình

- Cho trẻ nhận xét: Con thích sản phẩm nào nhất?
- Vì sao con thích?

- Trẻ nhận xét

- Cô NX chung cả lớp
- Cô bổ xung ý kiến và chọn ra sản phẩm giống

mẫu và sáng tạo
- Cho trẻ mang lên góc sản phẩm

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ treo sản phẩm

Quan sát: - Bầu trời và trò chuyện về thời tiết
- TCDG: Kéo co
- Chơi theo ý thích


1. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết quan sát bầu trời và cảm nhận thời tiết trong ngày, biết
cách chơi trò chơi
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo thời tiết, chơi đoàn kết với
bạn
2. Chuẩn bị:
+ Đia điểm: Sân trường
+ Đồ dùng của cô: Đồ dùng tạo hình, nguyên liệu phế thải cho trẻ chơi
+ Trẻ : Trang phục gọn gàng phù hợp, nguyên liệu tạo hình
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề:
- Hôm nay cô cùng chúng mình đi du lịch nhé.


- Vâng ạ

+ Chúng mình sẽ đi bằng PTGT gì để đi du lịch nào?
+ Máy bay là PTGT đường gì?
+ Máy bay đùng để làm gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Muốn máy bay bay được cần có những gì?
+ Khi ngồi trên máy bay các con phải ngồi thế nào?
* Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?

- Trẻ cùng cô dạo chơi trên sân
trường

- Chúng mình có thấy chiếc máy bay nào không?...
- Nhìn lên bầu trời con thấy mây màu gì? Đoán
xem trời sẽ nắng hoặc mưa, râm?

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Đố biết có gió không? Gió ntn? Vì sao biết?
- Khi nắng lên con cảm thấy ntn? Nếu bây nắng
mà con còn mặc áo ấm thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nói cảm nghĩ của mình

- Buổi sáng đến lớp nếu thời tiết lạnh thì con

mặc trang phục ntn?

- 2, 3 trẻ trả lời

- Về mùa thu con thấy có điều gì khác ? ( Có
sương, se lạnh, bầu trời cao, trong xanh)

- Trẻ nêu ý kiến

* Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe và mặc
trang phục phù hợp với thời tiết.

- Trẻ chú ý


* Hoạt động 2: TCVĐ: Kéo co
- Cô cho trẻ chơi 2 lần. Động viên khuyến khích trẻ.

- Chơi 2, 3 lần

* Hoạt động 3. Chơi theo ý thích.
- Cho trẻ chơi tự chọn theo nhóm, chơi với hột - Trẻ chơi theo nhóm
hạt, phấn, vẽ PTGT...
- Cô bao quát trẻ chơi. Nhận xét kết thúc giờ chơi

- Trẻ lắng nghe

D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
* Trẻ vào các góc chơi :
- Góc xây dựng : Xây dựng sân bay Nội Bài.

- Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, cô giáo, bán hàng…
- Góc sách, truyện: Trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện về chủ đề.
- Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa các bài hát về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây cảnh của lớp.
- Góc dân gian: dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng…
- Góc vận động: Chơi boing,cà kheo...
E. TRẺ VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA.
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
1. Ngủ dậy vận động nhẹ nhàng, vệ sinh, ăn phụ
2. Làm vở tạo hình ( Trang 24 )
a. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: Trẻ biết cách giở vở đúng yêu cầu, biết vẽ những phương tiện giao
thông đường thủy.
+ Kĩ năng: Phát triển vận động cho trẻ, rèn trẻ về tạo hình
+ Thái độ: Trẻ tích cực chủ động khi vẽ, rèn nề nếp học tập
b. Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Trong lớp
+ Đồ dùng của cô: vở bài tập tạo hình, bút màu cho trẻ vẽ
+ Đồ dùng của trẻ: Đồ dùng của trẻ giống của cô
c. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Đàm thoại
- Cô giới thiệu hướng dẫn trẻ cách dở vở, quan - Trẻ chú ý quan sát


sát tranh.
+ Cô cho trẻ quan sát hình mẫu ?


- Trẻ trả lời

+ Tranh vẽ gì đây?
+ Tàu thủy là PTGT đường gì?
+ Muốn vẽ được tàu thủy các con phải vẽ thế nào?
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Hướng dẫn trẻ làm bài: + Vẽ thuyền trên biển - Trẻ thực hiện
- Trẻ biết vẽ thuyền trên biển bằng những kiến
thức cô đã dạy: Vẽ nét cong, nét thẳng, biết tô
màu cho bức tranh thêm đẹp.
- Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ thực hiện
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
- Gọi trẻ nhận xét sản phẩm. Cô gợi ý để trẻ
biết nhận xét.
- Kết thúc cô cùng trẻ hát bài: Em đi chơi thuyền.

- Trẻ nêu ý kiến
-Trẻ hát

3. Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc
4. Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:

……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….
……….
……………………………………………………………………………


Thứ 5 ngày 05 tháng 01 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ- trò chuyện về các PTGT
- Điểm danh – Chấm báo ăn.
- Thể dục sáng tập theo bài: Em đi chơi thuyền.
B. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH
GIÁO DỤC NHẬN THỨC:
Khám phá: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY – HÀNG KHÔNG.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
-Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau.
-Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của một số PTGT đường thủy,
hàng không.
- Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhan
như: đường thủy, đường hàng không.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết so sánh, phân biệt được điểm giống nhau, khác nhau của các PTGT.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng trao đổi, thảo luận theo nhóm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ về chủ đề giao thông.
3. Thái độ:
-Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông, có hành vi văn minh khi
tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: - Máy chiếu, hình ảnh một số PTGT đường thủy, hàng
không (thuyền buồm, máy bay, tàu thủy).
- Mũ các PTGT. 2 bức tranh có môi trường hoạt động
- Bảng, đĩa nhạc, tivi.
2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô.
3. Địa điểm:

- Trong lớp


III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: “Bạn ơi có biết”.

- Trẻ hát

- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài gì?

- Trẻ trả lời

+ Trong bài hát nói về phương tiện gì?
+ Cm có biết các PTGT đó được chạy ở đâu?

- Trẻ trả lời


+ Khi đi trên các tàu, xe các con phải đi như thế nào?
* Giáo dục: Khi đi trên tàu, xe các con không
- Trẻ lắng nghe
được thò tay, đầu ra ngoài, phải biết giữ an toàn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động
1. Cho trẻ làm quen đối tượng:
- Cô cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông - Trẻ quan sát
trên máy chiếu.
* Tàu thủy:
- Cô gợi ý trẻ nhận xét, thảo luận với các bạn về
nơi hoạt động, công dụng của tàu thủy.
+ Đây là phương tiện gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Các con có nhận xét gì về tàu thủy?
+ Tàu thủy chạy ở đâu ?
+ Tàu thủy là phương tiện gt đường gì ?
+ Tàu thủy dùng để làm gì?

- Đường thủy

+ Cần phải có gì để tàu thủy đi được ?
+ Người lái tàu thủy có tên gọi là gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Cô cho trẻ xem them hình ảnh thuyền buồm và
gợi ý:

+ Các con thấy thuyền buồm có những bộ phận
nào? ( thân thuyền, mui thuyền, cánh buồm)

- Trẻ kể

+Thuyền buồm là phương tiện gt đường gì ?
+Thuyền buồm dùng để làm gì?
+ Thuyền buồm chạy được là nhờ có gì?
* Cô mở rộng:

- Trẻ trả lời theo ý hiểu


+ Ngoài tàu thủy ra, các con còn biết những loại
phương tiện giao thông nào cũng là phương tiện
giao thông đường thủy không?
( Thuyền nan, thuyền thúng, ca nô, ghe, phà…)
Cô mở các hình ảnh cho trẻ xem.

- Trẻ chú ý

- Trẻ quan sát

+ Các phương tiện đó chạy được bằng gì?
- Cô khái quát: Tàu thủy là phương tiện giao
thông đường thủy vì nó chạy được dưới nước
nhờ vào động cơ. Thuyền buồm chạy được nhờ
vào sức gió, sức người.

- Trẻ lắng nghe


* Máy bay
- Cô mở hình ảnh máy bay cho trẻ xem.
+ Đây là phương tiện giao thông gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Các con có nhận xét gì về chiếc máy bay?
+ Máy bay bay ở đâu ?
+ Máy bay là phương tiện gt đường gì ?
+ Máy bay đùng để làm gì?
+ Máy bay bay được là do đâu?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Muốn máy bay bay được cần có những gì?
( Người lái, động cơ, xăng)
+ Người lái máy bay có tên gọi là gì?
- Cô khái quát: Máy bay là phương tiện giao
thông đường hàng không chuyênn chở người và
hàng hóa.

- Phi công
- Trẻ chú ý

- Cô mở rộng: Ngoài máy bay ra, các con còn
biết những loại phương tiện nào cũng bay được? - Trẻ chú ý
(Tàu vũ trụ tên lửa, kinh khí cầu)
Cô mở các hình ảnh cho trẻ xem.
2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa

Tàu thủy – máy bay:
- Cho trẻ xem hình ảnh tàu thủy và máy bay:

- Trẻ so sánh

+ Các con có nhận xét gì về tàu thủy và máy bay?
+ Chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Cô nhận xét và khái quát:
+ Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông

- Trẻ trả lời theo ý hiểu


chuyên chở, vận chuyển người và hàng hóa.
Phương tiện giao thông đường thủy đa dạng, có
thể chạy được bằng động cơ hoặc bằng sức gió,
phương tiện giao thông đường hàng không cũng
đa dạng và chạy được bằng động cơ hoặc năng
lượng mặt trời.
+ Khác nhau: Tàu thủy là phương tiện giao
thông đường thủy còn máy bay là phương tiện
giao thông đường hàng không. Tốc độ của máy
bay nhanh hơn tàu thủy.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

3. Trò chơi:
* Trò chơi 1: “ Thi chọn nhanh”

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Cô dạy con” và lấy rổ
về ngồi theo tổ. Khi cô lắc xắc xô và nói yêu
cầu, trẻ lắng nghe và chọn nhanh tranh lô tô
phương tiện giao thông giơ lên.

- Trẻ chơi trò chơi

* Trò chơi 2: Về đúng bến

- Trẻ lắng nghe

- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi .
- Cách chơi: Mỗi trẻ chọn 1 tranh lô tô về
PTGT theo ý thích, vừa đi vừa hát bài” Em đi
chơi thuyền”. Khi có tiếng lắc của xắc xô thì
nhanh chân tìm đúng bến cho phương tiện đó.

- Trẻ chơi trò chơi

- Cho trẻ chơi 2 lần. Cô động viên trẻ chơi. Cô
nhận xét

- Trẻ chú ý

* Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Trẻ hát

- Nhận xét – tuyên dương:
- Cho vận động theo nhạc bài hát: Anh phi công ơi

C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: Con đường.
- TCVĐ: Đi theo tín hiệu.
- Chơi theo ý thích.
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết nêu lên những đặc điểm về con đường làng, biết giữ vệ
sinh sạch sẽ.
- Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo.
* Kĩ năng: Quan sát, diễn đạt mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ


* Thái độ: Trẻ biết bảo vệ, yêu và giữ vệ sinh con đường làng.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Hệ thống câu hỏi, giấy A4, sáp màu, hột hạt
* Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, sáp màu, hột hạt, lá cây...
* Địa điểm quan sát: Đường trước cổng trường
3. Tiến hành:


Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú
- Hôm nay cô cùng chúng mình đi du lịch nhé.

- Vâng ạ

+ Chúng mình sẽ đi bằng PTGT gì để đi du lịch nào?
+ Tàu thủy là PTGT đường gì?

+ Tàu thủy đùng để làm gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Muốn tàu đi được cần có những nguyên liệu gì?

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

+ Khi ngồi trên tàu các con phải ngồi thế nào?
* Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích
- Tàu đã về đến bến rồi, chúng mình cùng nhẹ
nhàng lên bờ nào. Cô cùng trẻ quan sát con
đường làng.

- Trẻ đi cùng cô

+ Đây là con đường đi đâu ?
+ Xung quanh bên đường có đặc điểm gì ?
+ Khi đi đường thì phải đi như thế nào ?
+ Người đi bộ đi bên nào của đường ?
+ Muốn sang đường phải làm gì?
+ Người đi xe đi ở đâu?

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Đi bên phải đường
- Trẻ trả lời

+ Muốn con đường luôn sạch sẽ thì phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: Con đường đưa ta đi khắp mọi

nơi rất quen thuộc với chúng mình phải biết
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ .

- Không vứt rác bừ bãi, vứt
rác đúng nơi quy định

* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Đi theo
tín hiệu

- Trẻ lắng nghe

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.

- Trẻ chơi trò chơi

- Cho trẻ chơi 2 lần. Cô động viên trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
- Tổ chức cho trẻ chơi vẽ, nặn, xếp hình PTGT
theo ý thích.
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Trẻ chơi theo nhóm

D. HOẠT ĐỘNG GÓC
* Cô cho trẻ vào các góc chơi:
- Góc xây dựng: Xây dựng sân bay Nội Bài.
- Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, cô giáo, bán hàng…


- Góc học tập: Trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện về chủ đề. Trẻ vẽ nặn, xé dán 1

số PTGT đường thủy, hàng không.
- Góc nghệ thuật: Trẻ hát, múa các bài hát, vẽ, nặn, xé dán về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây cảnh của lớp.
- Góc dân gian: dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng…
- Góc vận động: Chơi boing, đi cà kheo...
* Kết thúc: Nhận xét ở góc xây dựng.
E. TRẺ ĐI VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA.
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ngủ dậy vận động nhẹ nhàng, vệ sinh, ăn phụ
2. Vui học Kitsmat
a. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết sử dụng chuột vi tính
- Chơi theo đúng yêu cầu của trò chơi
* Kỹ năng: Rèn sự tự tin khéo léo cho trẻ
* Thái độ: Vui chơi đoàn kết, biết chờ đợi đến lượt mình, không chen lấn
b. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Cài đặt, chuẩn bị máy tính
* Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng
* Địa điểm: Phòng kismart
c. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô giới thiệu buổi vui chơi kismart

- Trẻ lắng nghe

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách di chuyển

chuột và cách chơi

- Trẻ quan sát

- Cho trẻ chơi theo nhóm
- Mỗi máy tính cho khoảng 5 trẻ.
* Hoạt động 2: Tiến hành chơi
- Thoả thuận mỗi nhóm 5 bạn chơi
- Mỗi nhóm có thể chơi các trò chơi khác nhau
- Nhóm 1: Chơi trò chơi về toán

- Trẻ tự nhận nhóm chơi của
mình


- Nhóm 2: Chơi trò chơi về chữ cái

- Trẻ ngồi vào nhóm chơi

- Nhóm 3: Chơi trò tìm các PTGT
- Lần lượt chơi xong cô có thể đổi trò chơi
khác cho trẻ

- Trẻ chơi

* Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm chơi
- Cất đồ dùng, tắt máy tính, vệ sinh phòng máy.

- Trẻ nhận xét


* Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Làm đoàn tàu và
đi về lớp.

- Trẻ làm đoàn tàu.

3. Trẻ chơi tự chọn ở các góc
4. Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................

Thứ 6, ngày 06 tháng 01 năm 2017.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ


- Đón trẻ - trò chuyện về các PTGT
- Điểm danh – Chấm báo ăn.
- Thể dục sáng: Tập chung toàn trường.
B. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ:
Thơ: CÔ DẠY CON.
(Tác giả: Bùi Thị Tình)
. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc thuộc thơ.
- Biết đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện nhịp điệu của bài thơ.

b. Kỹ năng: - Rèn ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ.
- Phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng cho trẻ.
c. Thái độ: - Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông và ý nghĩa của đèn
giao thông.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô: - Hình ảnh minh họa cho bài thơ trên Power Point, nhạc đêm
cho bài thơ.
- Âm nhạc bài hát: “ Bạn ơi có biết”.
b. Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng, trẻ thuộc thơ
c. Địa điểm: Trong lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Trò chuyện – gây hứng thú vào bài
- Cho trẻ hát bài hát “ Bạn ơi có biết” .

- Trẻ hát cùng cô

+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến những phương - Trẻ trả lời
tiện giao thông nào?
+ Khi đến trường các con được cô giáo dạy
cho những gì nào?
Có một bài thơ nói về các bạn nhỏ khi đến
trường đi học đã được cô giáo dạy cho biết - Trẻ lắng nghe
những loại phương tiện giao thông, rồi những
quy định khi tham gia giao thông.
+ Chúng mình cho cô biết đó là bài thơ nào?


- Bài thơ “ Cô dạy con” của


Do ai sáng tác?

nhà thơ Bùi Thị Tình

* Hoạt động 1 : Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Mời cả lớp đọc bài thơ 1 lần.
+ Bài thơ nói về điều gì?

- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ trả lời

- Bài thơ nói về bạn nhỏ đã kể lại những điều
cô giáo dạy ở lớp về những PTGT và luật - Trẻ lắng nghe
ATGT.
- Tác giả Bùi Thị Tình đã nói về các PTGT và 1
số quy định khi tham gia giao thông 1 cách sinh
động và sâu sắc. Bài thơ sẽ hay hơn khi các con
đọc thơ thật diễn cảm
- Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe trên nền nhạc
Khi đọc chúng ta đọc chậm rãi, nhấn giọng vào
các từ như: “mẹ ”, đọc nhấn mạnh vào các từ - Trẻ lắng nghe
nói về PTGT như: “máy bay, ôtô,…đèn đỏ, đèn
xanh…”…ở 2 câu thơ cuối nói lên các bạn nhỏ
đã ghi nhớ những lời cô dạy thì chúng mình
đọc nhỏ nhẹ, giống như lời thủ thỉ của bạn nhỏ

đối với cô giáo.
- Chúng mình cùng đọc với cô nào!

- Cả lớp cùng đọc thơ cùng cô

* Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại, giảng
giải
+ Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? của ai?
+ Trong bài thơ có những loại phương tiện giao
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
thông gì?
“ Máy bay , bay đường không
Ô tô chạy đường bộ
Tàu, thuyền ca nô đó
Chạy đường thuỷ mẹ ơi
+ Cô giáo còn dạy các bạn nhỏ những điều gì
khi tham gia giao thông?
- Trẻ trả lời
“ …Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ”


+ Từ “ Không thò đầu cửa sổ” nghĩa là thế nào? - Trẻ trả lời theo ý hiểu.
(Cô giảng giải: Đó là khi ngồi trên tàu xe các - Trẻ lắng nghe
con không được ngó ra ngoài cửa sổ như vậy
sẽ rất nguy hiểm)
+ Khi đến ngã tư đường phố gặp tín hiệu đèn
- Trẻ trả lời theo ý hiểu

giao thông các con phải làm gì?
“ Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con mới đi”
- Câu thơ nào nói bạn nhỏ đã nhớ lời cô dạy rôi?

- Trẻ trả lời

“ Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được”
- Để xem các con có thực hiện đúng luật giao
thông không cô và chúng mình sẽ cùng chơi trò
chơi: Đèn tín hiệu nhé.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ Đèn tín hiệu”.

- Trẻ chơi trò chơi

* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Bây giờ chúng mình cùng đọc diễn cảm bài
- Trẻ chú ý
thơ cho các cô nghe xem các con đã nhớ lời cô
dạy chưa nhé?
- Cả lớp đọc theo cô 1 lần.
- Thi đua các tổ đọc, Nhóm, cá nhân trẻ đọc.

- Trẻ đọc thơ thi đua nhau.

+ Qua bài thơ các con học được điều gì? Các - Trẻ trả lời theo ý hiểu
con sẽ làm gì khi tham gia giao thông?
* Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi đi ra đường

nhớ đi bên lề đường phía tay phải của chúng
mình, các con dưới 6 tuổi ra đường phải có - Trẻ lắng nghe
người lớn dắt, khi ngồi trên xe thì không được
đùa nghịch kẻo rất nguy hiểm.
* Kết thúc: - Cho tập thể đọc thơ diễn cảm 1 - Trẻ đọc bài thơ
lần.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát: Xe máy
TCVĐ: Bánh xe quay
Chơi theo ý thích
1. Mục đích yêu cầu:


×