Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bai tap Tự luận Trắc nghiệm chuong 4 hóa 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.96 KB, 28 trang )

NGUYỄN CAO CƯỜNG - NGUYỄN HOÀI THƯƠNG

Lý thuyết và Bài tập

HÓA HỌC 8
(Dành cho học sinh khá, giỏi)

Lưu hành nội bộ
Tp. Hồ Chí Minh - 12/2016


Mục lục
1 Oxi-Không khí
1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

4

Tính chất của oxi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.1.1


Tính chất vật li . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.1.2

Tính chất hóa học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi . . . . . . .

5

1.2.1

Sự oxi hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.2.2

Phản ứng hóa hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.2.3

Ứng dụng của oxi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


5

Oxit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.3.1

Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.3.2

Công thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.3.3

Phân loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

1.3.4

Cách gọi tên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6


Điều chế khí Oxi - Phản ứng phân hủy . . . . . . . . . . . . . .

7

1.4.1

Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm . . . . . . . . . . .

7

1.4.2

Sản xuất Oxi trong công nghiệp . . . . . . . . . . . . .

7

1.4.3

Phản ứng phân hủy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

Không khí - Sự cháy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

1.5.1

Thành phần của không khí . . . . . . . . . . . . . . . .


8

1.5.2

Sự cháy và sự oxi hóa chậm . . . . . . . . . . . . . . . .

9

1.5.3

Các dạng bài tập thường gặp . . . . . . . . . . . . . . .

9

1.6

Bài tập tự luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

1.7

Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

1.8

Bài tập nâng cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
2


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
1.9


Các đề kiểm tra 1 tiết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang3


Chương 1

Oxi-Không khí
1.1
1.1.1

Tính chất của oxi
Tính chất vật li

- Khí oxi là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không
khí. Oxi hóa lỏng ở -183 độ C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là: O; Công thức hóa học của khí oxi là
O2 ; Nguyên tử khối là 16; Phân tử khối là 32.
- Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất, chiếm 49, 4% vỏ trái đất. Trong
không khí, oxi chiếm khoảng 21% khối lượng.

1.1.2

Tính chất hóa học

Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với lưu huỳnh
S cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Cháy trong khí
oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit (SO2 ) hay còn gọi là khí

sunfurơ.
S(r) + O2(k) → SO2 (k)
b) Với photpho
Photpho cháy mạnh trong oxi cho ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày
đặt bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là
4


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
điphotpho pentaoxit.
4P (r) + 5O2 (k) → 2P2 O5 (r)
Tác dụng với kim loại

3F e(r) + 2O2 (k) → F e3 O4 (r)
Tác dụng với hợp chất

CH4 (k) + 2O2 (k) → CO2 (k) + 2H2 O(h)
Chú ý:
- Khí có trong bùn ao, khí bioga là khí Metan, có CTHH: CH4 .
- Nhận ra khí O2 bằng tàn đóm đỏ, O2 làm tàn đóm đỏ bùng cháy.

1.2
1.2.1

Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng
của oxi
Sự oxi hóa

Định nghĩa 1.1. Sự tác dụng của oxi với một chất khác gọi là sự oxi hóa.


1.2.2

Phản ứng hóa hợp

Định nghĩa 1.2. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó chỉ có
một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ 1.2.1.
4p + 5O2 → 2P2 O5
3F e + 5O2 → F e3 O4

1.2.3

Ứng dụng của oxi

Hai ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho sự hô hấp và sự đốt
cháy các nhiên liệu.
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang5


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8

1.3
1.3.1

Oxit
Định nghĩa

Định nghĩa 1.3. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên
tố là oxi.
Ví dụ 1.3.1. Ví dụ: CuO (đồng II oxit), F eO (sắt II oxit), F e2 O3 (sắt II

oxit), M gO (magie oxit), ...

1.3.2

Công thức

Oxit có công thức tổng quát Mx Oy , trong đó nx = 2y (n là hóa trị của M và
2 là hóa trị của O).

1.3.3

Phân loại

Oxit được phân làm 2 loại chính:
Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
Ví dụ 1.3.2. SO3 tương ứng với axit H2 SO4 ; SO2 tương ứng với axit H2 SO3 ;
CO2 tương ứng với axit H2 CO3 ; ...
Oxit bazơ:
Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
Ví dụ 1.3.3. N a2 O tương ứng với N aOH; CaO tương ứng với Ca(OH)2 ;
CuO tương ứng với Cu(OH)2 ...

1.3.4

Cách gọi tên

Tổng quát
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Ví dụ 1.3.4. N a2 O (natri oxit); N O (nitơ oxit)

Trang 6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
Nếu kim loại có nhiều hóa trị.
Tên gọi = tên kim loại (hóa trị tương ứng) + oxit
Ví dụ 1.3.5. F eO sắt (II) oxit; F e2 O3 sắt (III) oxit.
Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim (tiền tố đi trước nếu có) + oxit (tiền tố đi
trước nếu có).
Tiền tố: mono (1); đi (2); tri (3); tetra (4); penta (5) ...
Ví dụ 1.3.6. CO (cacbon monooxit hoặc cacbon oxit); CO2 (cacbon đioxit
hoặc khí cacbonic); SO2 (lưu huỳnh đioxit hoặc khí sunfurơ); SO3 (lưu huỳnh
trioxit); P2 O5 (điphotpho pentaoxit);

1.4
1.4.1

Điều chế khí Oxi - Phản ứng phân hủy
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Thí nghiệm
a) Đun nóng Kali pemanganat KM nO4 (thuốc tím) trong ống nghiệm thu
được chất rắn M nO2 và khí O2 thoát ra:
2KM nO4 → K2 M nO4 + M nO2 + O2
b) Đun nóng Kali clorat KClO3 (chất rắn, màu trắng) trong ống nghiệm cũng
thu được khí O2 :
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Nếu dùng xúc tác M nO2 thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Kết luận

Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những
hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3 và KM nO4 .

1.4.2

Sản xuất Oxi trong công nghiệp

Nguyên liệu sản xuất là từ không khí hoặc nước.
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang7


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
Sản xuất khí oxi từ không khí
Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng
bay hơi. Trước hết thu được khí nito (-196 oC ), sau đó là khí oxi (-183 oC ).
Sản xuất khí oxi từ nước
Điện phân nước trong các bình điện phân sẽ thu được hai chất khí riêng biệt
là H2 và O2 .
Khí oxi dùng trong công nghiệp thường được hóa lỏng và nén dưới áp suất
cao trong các bình thép.

1.4.3

Phản ứng phân hủy

Định nghĩa 1.4. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học, trong đó từ một
chất ban đầu sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ 1.4.1.
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (1 chất phản ứng, 2 sản phẩm)
2KM nO4 → K2 M nO4 + M nO2 + O2 (1 chất phản ứng, 3 sản phẩm)

CaCO3 → CaO + CO2 (1 chất phản ứng, 2 sản phẩm).

1.5
1.5.1

Không khí - Sự cháy
Thành phần của không khí

- Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích,
chính xác hơn là oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là
khí nitơ.
- Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa hơi nước, khí cacbonic (CO2 ),
khí hiếm như neon (N e), argon (Ar), bụi khói, ... Các khí này chiếm tỉ lệ rất
nhỏ, khoảng 1% không khí.
- Bảo vệ không khí trong lành, tránh gây ô nhiễm không khí.
- Không khí bị ô nhiễm, không những gây ra những tác hại đối với sức khỏe
con người, động vật, thực vật, ... mà còn phá hoại dần các công trình xây
dựng như nhà cửa, cầu cống, di tích lịch sử, ...
- Phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông,
... để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như
SO2 , CO2 , CO, khói bụi, ...
Trang 8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
- Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người của mỗi quốc gia
trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những
biện pháp tích cực để bảo vệ không khí trong lành.

1.5.2


Sự cháy và sự oxi hóa chậm

Sự cháy
- Sự cháy là sự oxi hóa, có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác
nhau?
• Giống nhau: đều là quá trình oxi hóa (sự oxi hóa).
• Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ
thấp hơn khi cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí thể tích Nito gấp
4 lần thể tích oxi, diện tích tiếp xúc của các chất cháy với các phân tử
oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị
tiêu hao để đốt nóng khí nito nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
Sự oxi hóa chậm
Đó là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy
Điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy,
- Phải có đủ khí oxi để xảy ra cháy.
Các biện pháp dập tắt sự cháy:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.

1.6

Các dạng bài tập thường gặp

Dạng 1: Viết phương trình hóa học.
- Khi viết PTHH chú ý viết sản phẩm theo quy tắc hóa trị.
- Đối với phi kim: cố gắng thuộc sản phẩm. Trong chương trình lớp 8 (cơ bản)

chỉ có một số phi kim tác dụng với O2 là C, S, P, H2 tạo sản phẩm tương ứng
là CO2 ; SO2 ; P2 O5 ; H2 O
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang9


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
- Đối với kim loại: viết sản phẩm theo quy tắc hóa trị.
- Riêng ở lớp 8, khi Fe tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm sắt từ.
- Hợp chất hữu cơ Cx Hy hoặc Cx Hy Oz tác dụng với O2 tạo ra khí cacbonic
và nước.
- Lưu ý: Có thể biết thêm phản ứng tạo gỉ sắt xảy ra như sau:
4F e + 3O2 + nH2 O → 2F e2 O3 .nH2 O
Ví dụ 1.6.1. Đốt cháy etilen C2 H4 tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng
thời tỏa nhiều nhiệt. Viết PTHH.
Ví dụ 1.6.2. Viết PTHH:
t0

a. P + O2 → ...
t0

b. Ba + O2 → ...
t0

c. C6 H6 + O2 → ...
t0

d. K + O2 → ...
t0

e. F e + O2 → ...

Ví dụ 1.6.3. Bổ túc các PTHH sau:
t0

a. C + O2 →?
t0

b. ?+? → H2 O
t0

c. Zn+? →?ZnO
t0

d. ?+? → SO2
t0

e. Al + O2 →?
t0

f. SO2 +? → SO3
t0

g. C2 H4 +? →? + H2 O
Ví dụ 1.6.4. Propan có CTHH là C3 H8 , khi cháy tạo ra khí cacbon đioxit
và hơi nước, tỏa nhiều nhiệt. Viết PTHH biểu diễn sự cháy đó.
Ví dụ 1.6.5. Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy trong oxi của:
a) Các phi kim: C, S, P . Biết P tạo thành P2 O5 .
b) Các kim loại: N a, Zn, Al, F e, Cu. Biết F e tạo thành F e3 O4 .
c) Các hợp chất: CO, N O, CH4 , C2 H6 , C3 H8 , biết CO và N O khi cháy trong
oxi tạo thành CO2 và N O2 , các hợp chất còn lại tạo thành sản phẩm khí CO2
và hơi nước.

Dạng 2: Tính toán theo phương trình hóa học
Trang 10 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
Nắm chắc kiến thức về lập PTHH, cân bằng hóa học, và các công thức tính
toán toán liên quan tới chuyển khối lượng thể tích và lượng chât.
Ví dụ 1.6.6. Đốt cháy 5,6 lít khí C2 H4 trong không khí, sau phản ứng thu
được khí cabonic và hơi nước.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính thể tích (đktc) khí cacbonic thu được.
c. Tính khối lượng nước sau phản ứng.
Ví dụ 1.6.7. Đốt cháy hoàn toàn 20 dm3 khí axetilen (C2 H2 ) có chứa 3%
tạp chất không cháy.
a. Viết phương trình phản ứng cháy.
b. Tính thể tích (đktc) khí oxi cần dùng.
c. Tính khối lượng khí cacbonic và khối lượng nước tạo thành.
Ví dụ 1.6.8. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi, sau phản ứng người ta thu được
4,48 lít khí lưu huỳnh trioxit (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng cháy.
c) Tính thể tích (đktc) khí oxi cần thiết để phản ứng xảy ra hoàn toàn
Ví dụ 1.6.9. Đốt cháy hoàn toàn 17,6 g propan (C3 H8 ) trong không khí.
a) Tính thể tích khí cacbonic thu được sau phản ứng (đktc).
b) Tính khối lượng nước tạo thành
Ví dụ 1.6.10. Một bình phản ứng chứa 11,2 lít oxi (đktc). Với thể tích này
có thể đốt cháy: a) Bao nhiêu gam nhôm? b) Bao nhiêu gam C2 H5 OH?
Dạng 3: Phân loại và gọi tên oxit.
1) Đặc điểm oxit: 2 nguyên tố (Mx Oy ).
2) Oxit gồm 2 loại:

• Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: M n
(VII), Cr(VII). . . ) và tương ứng với 1 axit. Ví dụ : SO3 có axit tương
ứng là H2 SO4 .
• Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.Ví dụ: K2 O có bazơ
tương ứng là KOH.
3) Tên gọi:
Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
• Với kim loại nhiều hóa trị:
Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit.
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang11


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
• Với phi kim nhiều hóa trị:
Tên oxit axit: Tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) +
oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 –
têtra; 5 – penta.
Ví dụ 1.6.11. Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó. SO2 , K2 O, M gO, P2 O5 ,
N2 O5 , Al2 O3 , F e2 O3 , CO2
Ví dụ 1.6.12. Trong các CTHH sau: BaO, C2 H6 O, ZnO, SO3 , KOH, CO2 .
a) CTHH nào là CTHH của oxit.
b) Phân loại oxit axit và oxit bazơ.
c) Gọi tên các oxit đó.
Ví dụ 1.6.13. Cho các oxit sau: SO2 , CaO, Al2 O3 , P2 O5 .
a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?
b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.
Ví dụ 1.6.14. Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng
nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Ví dụ 1.6.15. Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định
CTHH của oxit.

Ví dụ 1.6.16. CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mF e : mO = 7 : 3.
Xác định CTHH của oxit.
Dạng 4: Xác định sự oxi hóa khử.
- Tiến hành các bước như cách lập PTHH.
- Xác định sự oxi hóa: sự tác dụng của oxi với một chất.
- Sự khử: sự tác oxi ra khỏi hợp chất.
- Chất oxi hóa: Chất nhường oxi cho chất khác.
- Chất khử: chất nhận oxi của chất khác.
Ví dụ 1.6.17. Hoàn thành các phương trình phả và vẽ sơ đồ sự oxi hóa, sự
t0

khử. a. F e2 O3 + H2 → F e + H2 O
t0

b. M g + CO2 → M gO + CO
t0

c. CO + SO2 → S + CO2
Ví dụ 1.6.18. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết nó
thuộc loại phản ứng nào?
t0

a. P bO + H2 →? + H2 O
t0

b. H2 S + O2 → S+?
t0

c. H2 S + SO2 → S+?
Trang 12 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ



Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
t0

d. M g + SO2 → S+?
t0

e. SO2 + H2 →? + H2 O
t0

f. SO2 + CO → S+?
Ví dụ 1.6.19. Hoàn thành và giải thích vì sao các phản ứng sau là phản ứng
oxi hóa khử, cho biết chất khử, chất oxi hóa.
t0

a. F eO + C → F e + CO2
t0

b. F eO + Si → F e + SiO2
t0

c. CuO + CO → Cu + CO2
t0

d. CO + O2 → CO2
t0

e. H2 + O2 → H2 O
Ví dụ 1.6.20. Hoàn thành và phân biệt các loại phản ứng hóa học sau (thế

hay phân hủy hay hóa hợp hay oxi hóa-khử):
a. Zn + HCl → ZnCl2 + H2
t0

b. HgO → Hg + O2
c. F e2 O3 + Al → Al2 O3 + F e
d. C + H2 O → CO + H2
t0

e. F e + CuSO4 → F eSO4 + Cu f. N aHCO3 → N a2 CO3 + CO2 + H2 O
g. F e + O2 → F e3 O4
h. F e3 O4 + CO → F e + CO2
Dạng 5: Dạng toán về tạp chất.
Ví dụ 1.6.21. Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic
sinh ra ở đktc.
Ví dụ 1.6.22. Người ta điều chế vôi sống CaO bằng cách nung đá vôi CaCO3 .
Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là bao nhiêu
tấn? Biết thành phần chính của đá vôi là CaCO3 .
Ví dụ 1.6.23. Tính lượng vôi tôi (Ca(OH)2 ) thu được từ 29,4 tạ vôi sống
CaO tác dụng với nước. Biết rằng vôi sống chứa 5% tạp chất.
Ví dụ 1.6.24. Kẽm oxit được điều chế bằng cách nung bụi kẽm với không
khí trong lò đặc biệt. Tính lượng bụi lẽm cần dùng để điều chế 40,5 kg kẽm
oxit. Biết rằng bụi kẽm chứa 2% tạp chất.
Ví dụ 1.6.25. Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than
biết than chứa 96%C và 4% S.
Dạng 6: Hiệu suất phản ứng.
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang13


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8

1. Công thức tính hiệu suất phản ứng:
H=

mtt × 100%
mlt

mtt : khối lượng thực tế (tính theo phương trình)(g)
mlt : khối lượng lý thuyết (đề cho) (gam)
H: hiệu suất phản ứng (%)
2. Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất:
Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng chất tham gia thực tế đem
vào phản ứng phải lớn hơn nhiều để bù sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng
chất tham gia theo phương trình phản ứng, ta tính khối lượng chất tham gia
khi có hiệu suất như sau:
mlt =

mtt × 100%
H

3. Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất:
Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng sản phẩm thực tế thu được
phải nhỏ hơn nhiều do sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng sản phẩm theo
phương trình phản ứng, ta tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất như
sau:
mtt =

mlt × H
100%

Ví dụ 1.6.26. Nung 4,9 g KClO3 có xúc tác thu được 2,5 g KCl và khí oxi.

a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính hiệu suất của phản ứng.
Ví dụ 1.6.27. Để điều chế 8,775 g muối natri clorua (NaCl) thì cần bao nhiêu
gam natri và bao nhiêu lít clo (đktc),biết H = 75%.
Ví dụ 1.6.28. 280 kg đá vôi chứa 25% tạp chất thì có thể điều chế được bao
nhiêu kg vôi sống, nếu hiệu suất của phản ứng là 80%.
Ví dụ 1.6.29. Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp
vào ống nghiệm và nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 25,6 g
Al2 S3 . Tính hiệu suất phản ứng.
Ví dụ 1.6.30. Đốt cháy hoàn toàn 1,92 g lưu huỳnh trong bình khí oxi. Tính
thể tích khí SO2 (đktc) thu được sau phản ứng, biết hiệu suất phản ứng là
90%.
Ví dụ 1.6.31. Đốt cháy 51,2 g Cu trong oxi, sau phản ứng thu được 48 g
CuO.
Trang 14 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
a) Viết PTHH.
b) Tính hiệu suất của phản ứng
Ví dụ 1.6.32. Người ta đốt 11,2 lít khí SO2 ở nhiệt độ 4500 C có xúc tác là
V2 O5 , sau phản ứng thu được SO3 .
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng SO3 , biết hiệu suất của phản ứng là 80%.
Dạng 7: Tính toán theo phản ứng phân hủy.
Ví dụ 1.6.33. Tính số mol và số kaliclorat cần thiết để điều chế được:
a. 48 gam khí oxi.
b. 4,48 lít khí oxi (đktc).
Ví dụ 1.6.34. Để điều chế 4,48 lít khí oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm, có
thể dùng một trong hai chất KClO3 hoặc KM nO4 . Hãy tính toán và chọn

chất có khôi lượng nhỏ chất.
Ví dụ 1.6.35. Nung nóng kaliclorat, chất này bị phân hủy thành kali nitrit
(KN O2 ) và oxi.
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng kali nitrit cần dùng để điều chế được 11,2 gam khí oxi.
Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
c. Tính khối lượng khí oxi điều chế được khi phân hủy 40,4 gam kaliclorat.
Biết hiệu suất phản ứng là 85%.
Dạng 8: Dạng toán biện luận.
Ví dụ 1.6.36. Oxit cao nhất của một nguyen tố R có công thức R2 Ox , phân
tử khối của oxit là 102 đvC. Xác định R.
Ví dụ 1.6.37. Cho biết phân tử khối của một oxit kim loại là 160 gam, phần
trăm theo khối lượng của kim loại trong oxit là 70%. Lập CTHH của oxit đó.
Ví dụ 1.6.38. Oxit của một phi kim có tỉ lệ khối lượng giữa phi kim và oxi
là 1:1. Biết oxit này có tỉ khối hơi đối với nitơ bằng 2,286. Xác định CT oxit.

Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang15


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8

1.7

Bài tập tự luận

Bài tập 1.1. Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2 ; Mg;
Cu; S; Al; C và P
Bài tập 1.2. Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic.
Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng

b. Khi có 0,3 mol cacbon tham gia phản ứng
c. Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình đựng 0,2 mol khí oxi
d. Khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi
Bài tập 1.3. Khi đố cháy khí metan (CH4 ); khí axetilen (C2 H2 ); rượu etylic
(C2 H6 O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết phươn trình
hóa học của các phản ứng cháy của các chất trên.
Bài tập 1.4. Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a. 46,5 gam Photpho
b. 30 gam cacbon
c. 67,5 gam nhôm
d. 33,6 lít hiđro
Bài tập 1.5. Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau
phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2 )
a. Tính số gam lưu huỳnh đã cháy
b. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
Bài tập 1.6. Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). với thể tích này
có thể đốt cháy:
a. Bao nhiêu gam cacbon?
b. Bao nhiêu gam hiđro
c. Bao nhiêu gam lưu huỳnh
d. Bao nhiêu gam photpho
Bài tập 1.7. Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?
Bài tập 1.8. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1
kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
Bài tập 1.9. Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc)
tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Trang 16 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ



Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
Bài tập 1.111. Cho 4 gam hỗn hợp X gồm C và S, trong đó S chiếm 40%
khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần
dùng.
Bài tập 1.112. Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam
sắt, thu được sắt III oxit. Tính giá trị của a. Lấy N=6.1023 .
Bài tập 1.113. Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí
metan CH4 có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích khí
ở đktc.
Bài tập 1.114. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích
không khí cần dùng cho phản ứng trên.
Bài tập 1.115. a) Lập công thức hóa học một loại oxit của photpho, biết rằng
hóa trị của photpho là V.
b) Lập công thức hóa học của crom (III) oxit.
Bài tập 1.116. Cho phản ứng hóa học của ancol etylic:
C2 H5 OH + O2 → CO2 + H2 O
Đốt cháy hết 4,6 gam ancol etylic thì thể tích khí oxi (đktc) cần là bao nhiêu?
Bài tập 1.117. Đốt cháy 5,6 gam hỗn cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí
oxi (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài tập 1.118. Khi đốt cháy 0,3 mol cacbon trong bình chứa 0,2 mol khí oxi
thì khối lượng khí cacbonic thu được là bao nhiêu?
Bài tập 1.119. Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1, 5.1024
phân tử khí oxi. Hãy tính giá trị của a.
Bài tập 1.120. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ bằng
cách dùng oxi để oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam
oxit sắt từ.
b) Tính số gam kali pemanganat KM nO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng
cho phản ứng trên.

Bài tập 1.121. Khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao, thu được oxit sắt
từ (F e3 O4 ). Để điều chế 4,64 gam oxit sắt từ thì khối lượng sắt và oxi đem
dùng là bao nhiêu?
Bài tập 1.122. Trong phản ứng quan hợp của cây xanh:
6CO2 + 6H2 O → C6 H12 O6 + 6O2
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang29


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
Biết rằng mỗi hecta cây trồng, mỗi ngày hấp thụ khoảng 374kg CO2 thì thả
vào không khí khối lượng oxi bằng bao nhiêu?
Bài tập 1.123. Cho 2,16 gam một kim loại R hóa trị (III) tác dụng hết với
lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2 O3 . Xác định tên và
KHHH của kim loại R.
Bài tập 1.124. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu etylic C2 H5 OH bằng V lít
(đktc) khí oxi (vừa đủ), thu được CO2 và 5,4 gam H2 O.
a) Viết PTHH.
b) Tính m và V.
Bài tập 1.125. Đốt cháy 5 gam hỗn hợp X gồm cacbon và lưu huỳnh trong
bình chứa khí oxi dư, thu được 13 gam hỗn hợp CO2 và SO2 . Tính thể tích
khí oxi đã tham gia phản ứng và thành phần phần trăm số mol các chất trong
hỗn hợp X.

Trang 30 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương

1.8


Bài tập trắc nghiệm

Câu 1.1. Hãy cho biết 3, 01.1024 phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam:
A. 120g
B. 140g
C. 160g
D. 150g
Câu 1.2. Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi.sau phản có chất nào
còn dư?
A. Oxi
B. Photpho
C. Hai chất vừa hết
D. Không xác định được
Câu 1.3. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại
C.Oxi không có mùi và vị
D.Oxi cần thiết cho sự sống
Câu 1.4. Cho phản ứng: C + O2 → CO2 . Phản ứng trên là:
A. Phản ứng hóa hợp
B.Phản ứng oxi hoá- khử
C.Phản ứng toả nhiệt
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 1.5. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A.Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C.Sự quang hợp của cây xanh
D.Sự hô hấp của động vật
Câu 1.6. Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước
A. SO3 , CaO, CuO, F e2 O3

B. SO3 , N a2 O, CaO, P2 O5
C. ZnO, CO2 , SiO2 , P bO
D. SO2 , Al2 O3 , HgO, K2 O
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang31


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
Câu 1.7. Dãy chỉ gồm các oxit axit là
A. CO, CO2 , M nO2 , Al2 O3 , P2 O5
B. CO2 , SO2 , M nO, Al2 O3 , P2 O5
C. F eO, M n2 O7 , SiO2 , CaO, F e2 O3
D. N a2 O, BaO, H2 O, H2 O2 , ZnO
Câu 1.8. Một loại đồng oxit có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và1
phần khối lượng oxi. Công thức của oxít đó là:
A. CuO
B. Cu2 O
C. Cu2 O3
D. CuO3
Câu 1.9. Oxit nào là oxit axit trong số các oxit kim loại cho dưới đây?
A.N a2 O
B.CaO
C.Cr2 O3
D. CrO3
Câu 1.10. Oxit kim loại nào dưới đây là oxit axit?
A. M nO2
B.Cu2 O
C.CuO
D.M n2 O7
Câu 1.11. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
A. CO2

B.CO
C. .SiO2
D. Cl2 O
Câu 1.12. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
A.
B.
C.
D.

.SO2
SO3
NO
N2 O5

Câu 1.13. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
A. N2 O
Trang 32 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
Câu 1.92. Quặng sunfua kẽm ZnS cháy theo phương trình hóa học sau:
2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2
Nếu đốt 9,7 gam ZnS trong bình chứa 4,48 lít khí Oxi (đktc). Thể tích khí
SO2 thu được là:
A.
B.
C.
D.

1,12

2,24
3,36
6,72

lít
lít
lít
lít

Câu 1.93. Đốt cháy hỗn hợp bột Al và Mg cần 16,8 lít oxi (đktc). Biết lượng
Al trong hỗn hợp là 1,35 gam. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp
là bao nhiêu:
A. 96,2%
B. 97,2 %
C.86,3 %
D. 84,4 %
Câu 1.94. Oxit của một nguyên tố hóa trị V chứa 56, 34% oxi về khối lượng.
CTHH của oxit đó là:
A.
B.
C.
D.

Cl2 O5
N2 O5
P2 O 5
Sb2 O5

Câu 1.95. Oxit của một nguyên tố hóa trị III chứa 52, 94% nguyên tố đó về
khối lượng. CTHH của oxit đó là:

A.
B.
C.
D.

F e2 O3
Cr2 O3
T i2 O3
Al2 O3

Câu 1.96. Oxit của kim loại M ở mức hóa trị thấp chứa 77,44 %, còn ở mức
hóa trị cao chiếm 49, 52% nguyên tố đó về khối lượng. CTHH của hai oxit đó
là:
A. M nO và M n2 O7
B. Cr2 O3 và CrO3
C. F eO và F e2 O3
D. P bO và P bO2
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang47


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
Câu 1.97. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 . Thể tích Oxi (đktc) thu
được là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 1.98. Muốn điều chế được 2, 8 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KM nO4
cần dùng là:
A. 39,5 g

B. 40,5 g
C. 41,5g
D. 42,5 g
Câu 1.99. Canxi oxit tác dụng với nước theo phương trình hóa học:
CaO + H2 O → Ca(OH)2
Nếu cho 14,7 tạ CaO tác dụng với nước thì thu được bao nhiêu tạ Ca(OH)2 ?
A. 15,45
B. 16,45
C. 17,45
D. 19,425
Câu 1.100. Để có oxi tác dụng đủ với 7,2 gam Cacbon thì khối lượng KClO3
cần nhiệt phân là?
A. 49g
B. 48g
C. 47g
D. 46g
Câu 1.101. Để có 6,4 gam oxi thì thể tích nước cần để điện phân là bao
nhiêu ml
A. 6,2
B. 7,2
C. 8,2
D. 9,2
Câu 1.102. Dùng cùng một khối lượng thì chất nào sau đây cho lượng oxi
nhiều nhất?
Trang 48 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8

1.9


Bài tập nâng cao

Bài tập 1.1. Cho 1 gam bột Fe tiếp xúc với oxi một thời gian thu được 1,24
gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe dư. Tính lượng Fe dư.
Bài tập 1.2. Cho 2,7 gam một miếng nhôm để ngoài không khí một thời
gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Tính phần trăm khối lượng miếng
nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí.
Bài tập 1.3. Cho x gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Cu và Al vào một bình kín
có chứa 1 mol O2 . Nung nóng bình một thời gian cho đến khi thể tích oxi
giảm còn 96,5% thì thu được 2,12 gam chất rắn. Tính x.
Bài tập 1.4. Nung 2,1 gam bột sắt trong bình chứa oxi, đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 2 gam một oxit. Xác định công thức phân tử của
oxit sắt.
Bài tập 1.5. Cho 100 lít hỗn hợp A gồm H2 , O2 , N2 . Đem đốt hỗn hợp rồi
đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu, sau khi cho hơi nước ngưng tụ thu được
hỗn hợp B có thể tích 64 lít . Trộn vào B 100 lít không khí( 20% thể tích O2 )
rồi đốt và tiến hành tương tự như trên thì thu được hỗn hợp C có thể tích 128
lít. Xác định thể tích các chất trong hỗn hợp A, B, C. Biết các thể tích đo
cùng điều kiện.
Bài tập 1.6. Đốt hỗn hợp khí gồm 7 lít khí O2 và 7 lít khí N H3 ( các thể
tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được những
chất gì và bao nhiêu lít.
Bài tập 1.7. Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 bằng 3. Cần
thêm bao nhiêu lít O2 vào 20 lít hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối so với CH4
giảm đi 1/6 tức bằng 2,5. Các hỗn hợp khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất.
Bài tập 1.8. Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O2 . Chất rắn thu được sau phản
ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl, thấy thoát ra 13,44 lít H2 . Xác
định khối lượng Al đã dùng . Biết thể tích các khí đo ở đktc.

Bài tập 1.9. Đun nóng hỗn hợp A dạng bột có khối lượng 39,3 gam gồm các
kim loại Mg, Al, Fe và Cu trong khí oxi dư đến khi thu được hỗn hợp rắn có
khối lượng không đổi là 58,5 gam. Tính thể tích khí O2 (đktc) đã tác dụng với
hỗn hợp kim loại
Bài tập 1.10. Đốt cháy bột kim loại M trong không khí, thu được oxit của
nó, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Hãy xác định kim loại đó.
Bài tập 1.11. Một bình kín thể tích không đổi chứa bột S và C( thể tích
không đáng kể). Bơm không khí vào bình đến áp suất p = 2atm ở 250 C. Bật
Trang 52 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ


Hóa Học 8 . . . . . . . . . Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương
tia lửa điện để S và C cháy hết, sau đó đưa bình về 250 C. Tính áp suất trong
bình lúc đó.
Bài tập 1.12. 11,2 lít hỗn hợp X gồm H2 và metan CH4 (đktc) có tỉ khối so
với oxi là 0,325. Đốt hỗn hợp với 28,8 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh
để hơi nước ngưng tụ hết, thu được hỗn hợp khí Y.
a. Viết PTHH. Xác định % thể tích các chất khí trong X.
b. Xác định % về khối lượng và % thể tích các chất khí trong Y.
Bài tập 1.13. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí CH4 (đktc) rồi cho toàn bộ sản
phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca(OH)2 thì khối lượng của dung dịch
tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Bài tập 1.14. Đốt cháy hoàn toàn 1,25 gam một hợp chất hữu cơ thu được
2,24 lít CO2 (đktc) và m gam H2 O.
a. Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong A.
b. Xác định công thức phân tử của A, biết dA/O2 = 1, 8125 .
c. Tính m.
Bài tập 1.15. Lấy 6 mol SO2 trộn với 8 mol O2 trong điều kiện thích hợp,
thu được 3 mol SO3 . Tính hiệu suất phản ứng của SO2 .
Bài tập 1.16. Hỗn hợp A gồm cacbon oxit và không khí. Trong đó tỉ lệ thể

tích của khí cacbon oxit và không khí lần lượt là 3:5( trong không khí , khí oxi
chiếm 20% thể tích còn lại là khí nitơ). Đốt cháy hỗn hợp khí A một thời gian
được hỗn hợp khí B. Trong B thì % thể tích của khí nitơ tăng 3,33% so với
thể tích của nitơ trong A. Tính thể tích của mỗi khí trong B. Biết các khí đo
ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
Bài tập 1.17. Nung m gam hỗn hợp A gồm KM nO4 và KClO3 thu được
chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KM nO4 bị
phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối
lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỉ lệ tích 1:3 trong một bình
kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết
cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể
tích. Tính m. ( Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nitơ).
Bài tập 1.18. Đốt cháy hoàn toàn 4,741 gam đơn chất X trong oxi rồi cho
toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào 100ml dung dịch NaOH 25% (d
= 1,28g/ml) được dung dịch A. Nồng độ của NaOH trong A giảm đi 1/4 so
với nồng độ của nó trong dung dịch ban đầu. A có khả năng hấp thụ tối đa
17,92 lít khí CO2 (đktc). Xác định X và sản phẩm đốt cháy X.
Bài tập 1.19. Một hỗn hợp X có thể tích 17,92 lit gồm hidro và axetilen
C2 H2 , có tỉ khối so với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp X với 35,84 lít khí oxi. Phản
Lưu hành nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang53


Nguyễn Cao Cường - Nguyễn Hoài Thương . . . . . . . . . . Hóa Học 8
ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y. Các khí đo
ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Xác định % thể tích và % khối lượng của Y.
Bài tập 1.20. Hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với H2 bằng 24. Sau khi
đun nóng hỗn hợp đó với chất xúc tác thu được hỗn hợp khí mới có tỉ khối
hơi so với hidro bằng 30. ( Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

Tính thành phần % thể tích mỗi khí sau phản ứng.
Bài tập 1.21. Đốt cháy hoàn toàn 28 lít khí metan (đktc), hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì thấy khối
lượng bình tăng m1 gam và tách ra m2 gam kết tủa trắng.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính m1, m2.
Bài tập 1.22. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí H2 trong 3,36 lít O2 . Ngưng
tụ sản phẩm, thu được chất lỏng A và khí B. Cho toàn bộ khí B phản ứng hết
với 5,6 gam sắt thu được hỗn hợp chất rắn C. Hòa tan toàn bộ chất rắn C vào
dung dịch chứa 14,6 gam HCl thu được dung dịch D và khí E. Xác định các
chất có trong A, B, C, D, E. Tính khối lượng mỗi chất có trong A, C và số
mol các chất có trong dung dịch D. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Bài tập 1.23. Trong công nghiệp sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính
nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% C, biết 1 mol cacbon tỏa
ra 394KJ.
Bài tập 1.24. Dùng một lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hết một hidrocacbon
thấy thể tích sau phản ứng bằng thể tích các khí trước phản ứng. Dẫn khí
sau khi cháy qua H2 SO4 đặc thấy thể tích khí giảm đi một nửa. Biết các khí
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của
hidrocacbon.
Bài tập 1.25. Có một hỗn hợp khí X gồm hidrocacbon A và O2 . Trong đó thể
tích O2 gấp 2 lần thể tích O2 cần để đốt cháy hết A. Đốt cháy hoàn toàn X
thu được hỗn hợp khí Y có thể tích đúng bằng thể tích của X. Khi làm ngưng
tụ hết hơi nước thì thể tích của Y giảm 40%. Biết các thể tích đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Bài tập 1.26. Đốt cháy a gam một hợp chất hữu cơ (X) cần dùng 16 gam
oxi. Sau phản ứng thu được 17,6 g CO2 và 7,2 g H2 O.
a. Chứng tỏ X có chứa oxi.
b. Tìm a.
Trang 54 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lưu hành nội bộ



×