Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

1 sự BIẾN đổi CHẤT t1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.13 KB, 4 trang )

Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228

THPT Chuyên KHTN (HSGS)
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS

BỒ DƯỠNG HSG HÓA 8

CHUYÊN ĐỀ: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT T1
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Hiện tượng vật lý
- Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
VD: Đun sôi nước ở 1000C, nước lỏng chuyển thành hơi nước.
2. Hiện tượng hóa học
- Là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.
VD: Khi bị đun nóng, đường phân hủy biến đổi thành than và nước.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Điền từ, cụm từ thích hợp vào câu sau:
Hiện tượng……….là hiện tượng chỉ biến đổi về hình thể, trạng thái, khác với…….là hiện tượng có sự
biến đổi chất này thành chất khác.
Bài 2. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:
A. Sự thay đổi về trạng thái của chất. B. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
C. Sự xuất hiện chất mới.
D. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
Bài 3. Hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hóa học:
a. Băng tan
b. Nến cháy bị nóng chảy.
c. Đĩa vỡ.
d. Sắt gỉ
e. Xay tiêu
g. Mùa hè thức ăn thường hay bị ôi thiu là hiện tượng gì?


h. Mặt trời mọc, sương tan dần
i. Nước chảy đá mòn
k. Bong bóng bay, bay lên trời rồi nổ tung.
l. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin PH 3 cháy trong không khí.
Bài 4. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa
học? Giải thích.
a. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)
b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit
thoát ra ngoài.
d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
Bài 5. Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi
nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa
học. Cho biết: trong không khí có khí oxi và nến cháy là do chất này tham gia.
Bài 6. Hiện tượng sau là hiện tượng vật lí hay hóa học. Giải thích?
a. Hiện tượng thủy triều.
b. Quá trình quang hợp của cây xanh.
c. Hiện tượng sấm sét
d. Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
e. Hiện tượng tuyết rơi.f. Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu
Bài 7. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng hóa học sau.
a. Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong vẩn đục.
c. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
d. Nhựa đường đung nở nhiệt độ cao nóng chảy.
Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không bao giờ nên

1



Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM
THPT Chuyên KHTN (HSGS)
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS
Bài 8. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa
học. Giải thích?
a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b. Quá trình quang hợp của cây xanh.
c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.
f. Quá trình lên men rượu.
g. Quá trình ra mực của bút bi.
Bài 9. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.
b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.
c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.
d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH) 2
e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.
Bài 10. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.
b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.
d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.
e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần
thành chất rắn màu xám.
Bài 11. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện
tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò

nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc,
thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
Bài 12. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng thành chất bột
màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.
Bài 13. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:
a. Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.
b. Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.
c. Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.
d. Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại tan dần và tạo thành dung dịch có tính
bazơ.
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. a, b
B. b, d
C. a, c
D. c, d
Bài 14. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.
b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.
c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.
d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.
f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.
Bài 15. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật
lý? Giải thích
Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không bao giờ nên
2


Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM

THPT Chuyên KHTN (HSGS)
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS
a/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)
b/ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu
c/ Trong lò nung đá vôi, canxicacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit)và khí cacbon đioxit thoát
ra ngoài
d/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
Bài 17. Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?
a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al 2O3
b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén
c/ Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit
d/ Khi cho nhôm vào dung dịch axitclohidric loãng, thu được khí hidro
e/ Người ta điện phân nước thu được oxi và hidro
f/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn
g/ để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá
h/ khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước
i/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt
k/ Người nội trợ đập trứng ra tô để làm món trứng rán
l/ Trứng để lâu ngày bị thối
m/ Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí cacbonic và hơi nước
Bài 18. Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau:
a. Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.
b. Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit.
c. Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi.
Bài 19. Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohidric tác
dụng với canxicabonat chất có trong vỏ trứng tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu để biết phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.
Bài 20. Trong thí nghiệm: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat)
Gia đoạn nào là hiện tượng vật lí? Giai đoạn nào là phản ứng hóa học? vì sao?

Viết phương trình chữ của pư trên?
Bài 21. Dùng hơi thở thổi vào trong ống nghiệm có đựng sẵn canxi hiđroxit xảy ra hiện tượng gì? Hãy
viết phương trình chữ của phản ứng trên (nếu có)?

BỒ DƯỠNG HSG HÓA 8

DẤU HIỆU PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Phương pháp
Có chất mới tạo thành dựa vào dấu hiệu:
- Thay đổi màu sắc.
- Tạo chất bay hơi.
- Tạo chất kết tủa.
- Tỏa nhiệt hoặc phát sáng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí? Hiện
tượng hoá học? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học
a) Đốt cồn (rượu etylic) trong kk, tạo ra khí cacbonic và nước.
…………………………………………………………………………………………………………
Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không bao giờ nên

3


Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM
THPT Chuyên KHTN (HSGS)
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS
b) Chế biến gỗ thành giấy, bàn ghế…
…………………………………………………………………………………………………………
c) Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit

…………………………………………………………………………………………………………
d) Điện phân nước, ta thu được khí hiđrô và khí oxi
…………………………………………………………………………………………………………
Ví dụ 2: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clo hidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohidric đã
tác dụng với canxi cacbonat (chất này trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan), nước và khí
cacbon dioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ
của phản ứng?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Ví dụ 3. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một thời gian chuyển thành màu đen là mangan
đioxit.
…………………………………………………………………………………………………………
b) Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên bề mặt xuất hiện một ván trắng là
canxi cacbonat.
…………………………………………………………………………………………………………
c) Khi cho bồ tạt vào lọ mực xanh chứa đồng sunfat, thì màu của lọ mực nhạt dần đến trong suốt đồng
thời có chất rắn lắng xuống đáy lọ.
…………………………………………………………………………………………………………
d) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại.
…………………………………………………………………………………………………………
e) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến
Mặt trời, các hạt bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy từ Trái đất.
…………………………………………………………………………………………………………
Bài tập áp dụng
Bài 1. Ghi lại PT chữ, nêu dấu hiệu xảy ra phản ứng của các hiện tượng mô tả sau đây:
a) Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa, không khói nhưng sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu
nâu là oxit sắt từ.
b) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào

bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu là lưu huỳnh đioxit).
Bài 2. a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể
sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi
hidroxit.

Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không bao giờ nên

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×