Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đánh giá thực trạng phá thai tại Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 43 trang )

HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2015

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự dạy bảo, giúp đỡ và sự động viên hết sức nhiệt tình của các thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s
Hoàng Thị Thanh Thủy – người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các thầy cô trong Ban giám
hiệu, phòng Đào tạo, GS.TS.Phạm Thị Minh Đức – Chủ nhiệm khoa Khoa học sức
khỏe cùng toàn thể thầy cô trong khoa Trường Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ
bảo, dìu dắt, trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Khoa Điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phụ
sản Trung ương đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thu thập số liệu tại khoa để tôi có thể hoàn thành được đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã
tạo điều kiện, cho phép, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả đưa ra trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố ngoài bản
thân tôi


Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2015
Người cam đoan

Thang Long University Library


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTC

Buồng tử cung

BV PSHN

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

BV PSTW

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

BYT

Bộ Y tế

CCTC

Cơn co tử cung

CS SKSS


Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTC

Cổ tử cung

ĐHY

Đại học Y

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KHHGĐ

Kế hoạch hóa giá đình

KT - CV

Kinh tế - Công việc

MC

Mổ cũ

MLT

Mổ lấy thai


MSP

Misprostol

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB

Nhà xuất bản

PTT

Phá thai to

SD

Sinh dục

TC

Tử cung

VTC

Vỡ tử cung

VTN


Vị thành niên

XH

Xã hội


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Thay đổi của tử cung khi có thai...................................................................... 3
1.1.1. Thân tử cung ............................................................................................. 3
1.2. Các phương pháp tính tuổi thai ........................................................................ 5
1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh đầu tiên ............................................ 5
1.2.2. Dựa vào siêu âm ....................................................................................... 5
1.2.3. Dựa vào chiều cao tử cung ....................................................................... 5
1.3. Chỉ định phá thai .............................................................................................. 5
1.4. Phá thai to và các phương pháp phá thai to hiện nay ...................................... 5
1.4.1. Phá thai to ................................................................................................. 5
1.4.2. Các phương pháp phá thai to hiện nay ..................................................... 6
1.5. Tác biến của phá thai to ................................................................................... 9
1.5.1. Chảy máu .................................................................................................. 9
1.5.2. Rách CTC hoặc sang chấn đường sinh dục dưới ..................................... 9
1.5.3. Thủng hoặc vỡ TC .................................................................................. 10
1.5.4. Các tai biến khác .................................................................................... 10
1.6. Thực trạng nạo phá thai và một số nghiên cứu về tình trạng nạo phá thai tại
Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 12
1.6.1. Thực trạng nạo phá thai tại Việt Nam hiện nay ..................................... 12
1.6.2. Một số nghiên cứu gần đây về tình hình nạo phá thai ............................ 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 15

2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ............................................ 15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................. 15
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................... 15
2.2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 16

Thang Long University Library


2.4. Đạo đức của nghiên cứu đề tài....................................................................... 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 17
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 17
3.1.1. Độ tuổi .................................................................................................... 17
3.1.2. Trình độ học vấn..................................................................................... 17
3.1.3. Nghề nghiệp............................................................................................ 18
3.1.4. Nơi ở ....................................................................................................... 18
3.1.5. Tình trạng hôn nhân ............................................................................... 19
3.2.6. Tiền sử sản khoa ..................................................................................... 19
3.2.7. Tuổi thai.................................................................................................. 20
3.2.8. Lý do phá thai ......................................................................................... 20
3.2. Thực trạng phá thai tại Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản
Trung ương ................................................................................................... 22
3.2.1. Phương pháp phá thai ............................................................................. 22
3.3.2. Các tai biến gặp phải .............................................................................. 22
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 23
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 23

4.1.1. Tuổi của thai phụ .................................................................................... 23
4.1.2. Trình độ học vấn..................................................................................... 24
4.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................. 24
4.1.4. Nơi ở của đối tượng của nghiên cứu ...................................................... 25
4.1.5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ..................................... 26
4.1.6. Số con của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 26
4.1.7. Tiền sử phá thai ...................................................................................... 27
4.1.8. Lý do phá thai ......................................................................................... 28
4.2. Thực trang phá thai to tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2015
đến tháng 06/2015 ........................................................................................ 29
4.2.1. Phương pháp phá thai được sử dụng ...................................................... 29
4.2.2. Thời gian nằm viện ................................................................................. 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31
KHUYẾN NGHỊ.......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỷ lệ phá thai trên 1.000 trẻ đẻ sống qua các năm ............................. 13

Bảng 3.1.

Phân bố tuổi của đối tượng đến phá thai ............................................. 17

Bảng 3.2.

Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .......................... 17


Bảng 3.3.

Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu .................................. 19

Bảng 3.4.

Số con của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 19

Bảng 3.5.

Tiền sử phá thai của đối tượng nghiên cứu ......................................... 19

Bảng 3.6.

Tuổi thai .............................................................................................. 20

Bảng 3.7.

Lý do phá thai ...................................................................................... 20

Bảng 3.8.

Lý do phá thai theo tuổi thai................................................................ 21

Bảng 3.9.

Lý do pha thai theo tuổi phụ nữ phá thai............................................. 21

Bảng 3.10.


Phương pháp phá thai .......................................................................... 22

Bảng 3.11.

Thời gian nằm viện của các phương pháp........................................... 22

Bảng 4.1.

Phân bố tuổi của đối tượng phá thai theo các tác giả .......................... 23

Bảng 4.2.

Tỷ lệ (%) phá thai của phụ nữ 15 - 49 ................................................. 25

Thang Long University Library


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Giải phẫu tử cung ........................................................................................ 4
Hình 1.2. Biện pháp đình chỉ thai nghén ..................................................................... 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .................................. 18
Biểu đồ 3.2. Phân bố nơi ở của đối tượng nghiên cứu .............................................. 18


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với những thành tựu đã đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trên toàn thế giới, ngày nay chúng ta đang đứng
trước nguy cơ gia tăng tình trạng phá thai theo thời gian. Ước tính mỗi năm trên thế
giới có khoảng 46 triệu ca phá thai, có tới 78% là các nước đang phát triển được báo
cáo [1], đó là chưa kể số trường hợp phá thai tại các cơ sở tư nhân mà chúng ta vẫn
chưa kiểm soát được.
Theo thống kê của Bộ Y tế số ca phá thai từ 1.112.285 ca năm 1994 tăng lên
1,5 triệu ca năm 1999 và đến năm 2004 là 243.643 ca, theo thống kê năm 2008 là
98.948 ca phá thai chiếm 29% [1]. Tỉ lệ phá thai là 83 ca trong 1000 phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ và trung bình cả quãng đời sinh đẻ của phụ nữ Việt Nam có tới 2,5
lần phá thai [32]. Chính vì vậy mà tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước
có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất
trên thế giới [32].
Việc phá thai không những gây ra những tác động xấu về mặt tâm lý, tinh
thần của người phụ nữ mà còn gây ra những tai biến nhất là phá thai to. Hàng năm,
trên thế giới có trên 200.000 phụ nữ và Việt Nam có trên 70 phụ nữ bị chết do phá
thai [3]. Vì vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng phá thai đang gia tăng là một vấn
đề cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt ở trẻ vị thành niên, do chức năng của cơ
quan sinh dục chưa hoàn thiện và trẻ chưa nhận thức đầy đủ về tình dục an toàn. Hà
Nội là thành phố đứng thứ 2 trong cả nước với số trường hợp phá thai to là 488.140
sau thành phố Hồ Chí Minh (120.124 trường hợp - năm 2003). Phá thai to chiếm
một tỷ lệ tương đối cao với tổng số ca phá thai. Trong 2 năm (2004 - 2005), bệnh
viện Phụ sản Trung ương có 11.826 ca phá thai trong đó có 1.080 trường hợp phá
thai to, chiếm tỷ lệ 9,1%. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2007 là 1.045 trường
hợp và năm 2008 tăng lên 1062 trường hợp [6], [24].
Chính vì thế, giảm tỷ lệ phá thai cũng như nâng cao chất lượng của công tác
kế hoạch hóa gia đình là mục tiêu không chỉ ngành y tế nói riêng mà còn là toàn xã
hội. Việc xác định tình hình phá thai, đặc điểm của đối tượng phá thai và những yếu
tố ảnh hưởng đến tình hình này sẽ có những đóng góp quan trọng đến việc đưa ra


Thang Long University Library


những chính sách cũng như xác định các biện pháp can thiệp thích hợp để làm giảm
tỷ lệ phá thai và nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình ở
Việt Nam.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là một trong những bệnh viện đầu ngành về
Sản - phụ khoa của cả nước nên số lượt đến phá thai ở bệnh viện là không nhỏ. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được các tai biến có thể xảy ra và làm
tốt công tác tư vấn để giảm tỷ lệ phá thai. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng phá thai tại Khoa Điều trị theo
Yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2015”
với hai mục tiêu chính:
1. Mô tả một số đặc điểm của đối tượng phá thai tại Khoa Điều trị theo
Yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2. Mô tả thực trạng phá thai tại Khoa Điều trị theo Yêu cầu - Bệnh viện
Phụ sản Trung ương


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thay đổi của tử cung khi có thai
1.1.1. Thân tử cung
Thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất khi có thai.
1.1.1.1. Vị trí
Khi chưa có thai, tử cung nằm ở đáy chậu, trong tiểu khung. Khi có thai, tử
cung lớn lên và tiến vào ổ bụng. Tử cung cao dần lên và tiếp xúc với thành bụng
trước, đẩy ruột sang bên và lên trên. Cuối cùng đáy tử cung tiến dần đến gần gan.
Khi đáy tử cung lên cao sẽ kéo giãn dây chằng rộng và dây chằng tròn theo [17],
[27], [30].
Cùng với việc tử cung cao dần lên vào ổ bụng, tử cung thường lệch sang bên

phải và xoay về phía phải, do đó sừng trái tử cung thường nhô ra phía trước. Sừng
bên phải chìm sâu xuống do ổ bụng ở phía đó rộng hơn [7], [27].
Tháng đầu, tử cung còn ở dưới khớp vệ. Từ tháng thứ hai trở đi, trung bình
mỗi tháng tử cung phá triển cao trên khớp vệ 4 cm. Nhờ tính chất này, người ta có
thể tính tuổi thai theo công thức:
Tuổi thai (tháng)

=

Chiều cao TC
4

+1

1.1.1.2. Cấu tạo
Tử cung gồm 3 phần: thân, eo và cổ tử cung. Thành tử cung gồm 3 lớp từ
ngoài vào trong: phúc mạc, cơ và niêm mạc.
-

Phúc mạc: ở thân tử cung, phúc mạc dính chặt vào lớp cơ. Ở đoạn eo tử

cung, phúc mạc có thể bóc tách dễ dàng khỏi lớp cơ. Ranh giới giữa hai vùng là
đường bám chặt của phúc mạc. Đó là ranh giới để phân biệt thân tử cung với đoạn
dưới tử cung. Người ta thường mổ lấy thai ở đoạn dưới tử cung để có thể che phủ
được phúc mạc sau khi đã đóng kín vết mổ qua lớp cơ tử cung.
-

Cơ tử cung: gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.
Lớp ngoài là lớp cơ dọc. Lớp cơ này vòng qua đáy tử cung và kéo dài tới các


dây chằng của tử cung. Lớp trong là lớp cơ vòng, nó giống như cơ thắt ở quanh các

Thang Long University Library


lỗ vòi trứng và lỗ trong cổ tử cung. Giữa hai lớp cơ này là lớp cơ đan hay cơ chéo
(cơ rối), lớp cơ này phát triển mạnh nhất khi có thai. Khi có thai, ở tử cung có hiện
tượng tăng sinh cơ tử cung, tăng giữ nước ở cơ tử cung và phì đại các sợi cơ tử cung
dẫn đến tăng dung tích tử cung.
-

Niêm mạc tử cung khi có thai biến đổi dần thành ngoại sản mạc. Ngoại sản

mạc gồm 3 phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung và phần phát triển
mạnh nhất là ngoại sản mạc tử cung – rau [7], [27].

Hình 1.1. Giải phẫu tử cung
1.1.1.3. Mật độ
Khi không có thai, mật độ cơ tử cung chắc, có tính đàn hồi. Khi có thai, tử
cung mềm. Các sợi cơ giảm trương lực và mềm đi do ảnh hưởng của progesterone
[27].
1.1.2. Cổ tử cung
So với thân tử cung, cổ tử cung ít thay đổi hơn.
Khi chưa có thai, cổ tử cung rắn chắc. Khi có thai, cổ tử cung mềm dần theo
sự phát triển của thai, mềm từ ngoại vi vào trung tâm. Ở những tuần thai đầu khi
khám cổ tử cung sẽ thấy như một cái trụ gỗ bọc nhung ở ngoài. Sự mềm mại của cổ
tử cung là do tổ chức liên kết tăng sinh và giữ nước [7],.


1.2. Các phương pháp tính tuổi thai

1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh đầu tiên
Được áp dụng với những thai phụ nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh
cuối cùng, có vòng kinh đều (từ 28 – 30 ngày). Từ ngày này, dựa vào vòng tính tuổi
thai có thể tính được tuổi của thai nhi.
1.2.2. Dựa vào siêu âm
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Việc xác định tuổi thai bằng siêu âm có thể dựa vào:
-

Đường kính túi ối (khi tuổi thai dưới 8 tuần)

-

Chiều dài đầu – mông (khi tuổi thai từ 8 – 12 tuần)

-

Đường kính lưỡng đỉnh hoặc chiều dài xương đùi (khi tuổi thai từ 13 tuần trở

lên).
1.2.3. Dựa vào chiều cao tử cung
Phương pháp này cách tiến hành đơn giản, hiện đang được sử dụng tại các
phòng khám thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp xác định tuổi thai theo
tháng dựa theo công thức đã nêu trên và không tính chính xác tuổi thai trong trường
hợp thai kém phát triển cũng như bất thường về lượng nước ối [25].
1.3. Chỉ định phá thai
Theo chuẩn quốc gia về phá thai, chỉ được phá thai đối với tuổi thai từ dưới
22 tuần trở xuống [1].
1.4. Phá thai to và các phương pháp phá thai to hiện nay
1.4.1. Phá thai to

Phá thai là việc sử dụng một phương pháp nào đó, có thể là nội khoa hoặc
ngoại khoa, để đưa thai ra khỏi buồng tử cung người mẹ.
Phá thai to là những trường hợp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần [4], [5]. Bản
chất của hiện tượng phá thai này là sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khác để thai
bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Động lực chính để đẩy thai ra khỏi BTC là CCTC.
Những diễn biến trong quá trình sảy thai có một số điểm giống và khác nhau với
chuyển dạ thai đủ tháng. Thay đổi ở thân TC không khác thai đủ tháng, tuy nhiên cơ
TC ở tuổi thai này dầy hơn cơ TC khi thai đủ tháng dẫn đến áp lực tạo ra CCTC sẽ
khác nhau.

Thang Long University Library


Tại tuổi thai từ 13 - 22 tuần, đoạn dưới TC chưa hình thành, tác động của
CCTC chủ yếu thể hiện trên sự biến đổi ở CTC làm CTC co ngắn dần mở ra. Kích
thước và trọng lượng thai chưa lớn, các bộ phận cơ thể chưa đủ chắc, dưới áp lực
mạnh co bóp của thân TC nên thai bị đẩy ra ngoài mà không cần CTC mở hết.
Ba yếu tố chính tác động lên quá trình sảy thai to giống như sinh lý chuyển
dạ đủ tháng: CCTC, ngôi thai và sự chín muồi của CTC. Ở tuổi thai này, ngôi thai
chưa ổn định nên bất kỳ phần nào của thai cũng có thể trở thành ngôi. Tác động mở
CTC không phải do ngôi thai mà do nước ối ít nên cũng không có tác dụng làm mở
CTC, vì vậy CTCC là động lực chính gây xóa mở CTC. Nhưng do chưa có chuyển
dạ, không có CCTC vì vậy phải có sự tác động để gây CCTC đồng thời có yếu tố
làm chín muồi CTC thì mới đẩy thai và phần phụ ra khỏi BTC.
Mặt khác, tế bào cơ TC ít nhạy cảm đối với các yếu tố kích thích gây cơn co
và CTC có chiều dài lớn nhất trong toàn bộ thai kỳ [8] sẽ gây khó khăn cho sự giãn
nở và mở CTC trong quá trình sảy thai từ 13 - 22 tuần [20], [33], [34], [35].
1.4.2. Các phương pháp phá thai to hiện nay
1.4.2.1. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp
Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng

Misoprostol (MSP) để chuẩn bị CTC, sau đó nong CTC và dùng bơm hút chân
không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13
đến hết tuần thứ 18.
Phương pháp này được chỉ định cho thai từ tuần thứ 13 (tương đương với
chiều dài đầu mông 22 mm) đến hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính
lưỡng đỉnh 40 mm).
Chống chỉ định
 Sẹo mổ cũ ở thân tử cung
 Đang mắc các bệnh nội khoa cấp tính
 Tiền sử dị ứng với MSP
 Thận trọng: dị dạng tử cung, u xơ tử cung hoặc sẹo mổ cũ ở đoạn dưới tử
cung [4], [5].


1.4.2.2. Phá thai bằng phương pháp đặt túi nước
Phá thai bằng phương pháp đặt túi nước (phá thai bằng phương pháp kovax)
được thực hiện khi tuổi thai đã lớn.
Cách thức thực hiện: bác sĩ sẽ đặt túi nước vào buồng tử cung của thai phụ
gây kích thích co tử cung để đẩy thai ra ngoài. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ tiêm
truyền chất oxytocin để kích thích co bóp tử cung và chuyển dạ để đưa thai và rau ra
ngoài.
Về mức độ tai biến hay ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ ở những cách
phá thai khác nhau thì nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, điều kiện
vô khuẩn, tuổi thai, phương pháp thực hiện, và tình trạng sức khỏe của thai phụ...
Tuổi thai càng lớn khi phá thai thì khả năng xảy ra tai biến càng lớn.

Hình 1.2. Biện pháp đình chỉ thai nghén
1.4.2.3. Phá thai bằng phương pháp sử dụng misoprostol
Hiện nay, tại Việt Nam thường sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng
mifepristone kết hợp với misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22.

Chống chỉ định
+ Chống chỉ định tuyệt đối
 Bệnh lý tuyến thượng thận
 Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày
 Tiểu đường, tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tác mạch và tiền sử tắc mạch.
 Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.
 Thiếu máu (nặng và trung bình)

Thang Long University Library


 Dị ứng mifepristone hay misoprostol
 Có sẹo mổ ở thân tử cung
+ Chống chỉ định tương đối
 Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị)
 Dị dạng sinh dục (chỉ được làm tại tuyến trung ương)
 Có sẹo mổ cũ ở đoạn dưới tử cung: cần cân nhắc rất thận trọng đồng thời
phải làm giảm liều misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng
thuốc (chỉ định làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và trung ương)
[4], [5].
1.4.2.3. Phá thai bằng phương pháp sử dụng oxytocin
Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm
chảy máu nơi nhau bám. Oxytocin gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tùy
theo cường độ co bóp tử cung. Oxytocin là một hormon nonapeptid, oxytocin ngoại
sinh cũng có tất cả các tác dụng dược lý như oxytocin nội sinh.
Chỉ định
 Gây chuyển dạ đẻ cho các người mang thai đến hoặc sắp đến hạn đẻ mà nếu
tiếp tục mang thai có thể có nguy cơ cho mẹ hoặc thai (thí dụ, thai phụ bị đái tháo
đường, tăng huyết áp, suy nhau thai...).
 Thúc đẻ khi tăng chuyển dạ kéo dài hoặc do đờ tử cung.

 Phòng và điều trị chảy máu sau đẻ.
 Gây sẩy thai (sẩy thai không hoàn toàn, thai chết lưu).
Chống chỉ định
Cơn co tử cung cường tính, tắc cơ học đường sổ thai; suy thai khi chưa đẻ;
trường hợp không thể đẻ theo đường tự nhiên được (ví dụ: không tương ứng kích
thước giữa đầu thai nhi và khung chậu, ngôi bất thường, nhau tiền đạo, mạch tiền
đạo, nhau bong non, sa dây nhau, dễ bị vỡ tử cung do mang thai nhiều lần, đa ối,
hoặc có sẹo tử cung do phẫu thuật, kể cả sẹo nạo thủng, bóc nhân xơ tử cung); tránh
dùng thuốc kéo dài ở người bị đờ tử cung trơ với oxytocin, nhiễm độc thai nghén,
sản giật, hoặc bệnh tim mạch. Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc [4],
[5].


1.5. Tác biến của phá thai to
Các tai biến có thể xảy ra sớm khi làm thủ thuật và các di chứng sau này.
Các tai biến có thể là:
1.5.1. Chảy máu
Là tai biến thường gặp nhất trong phá thai 3 tháng giữa. Hiện tượng này có
thể xảy ra trong quá trình nong và gắp, cuối giai đoạn sảy thai, trong lúc nghỉ hồi
sức hoặc sau khi khách hàng đã ra về. Theo Hoàng Gia Trang, tỷ lệ chảy máu là 3%
[9]. Theo nghiên cứu của Trần Thư (2008) về phá thai to do dị dạng ba tháng giữa
tỷ lệ chảy máu gặp 1,93% [28], nghiên cứu của Nguyễn Huy Bạo (2009) tỷ lệ chảy
máu là 1,5 [21].
Các dấu hiệu của chảy máu nhiều là:
 Chảy máu âm đạo nhiều, máu đỏ tươi có hoặc không có máu cục
 Máu ra thấm đẫm băng vệ sinh, khăn hoặc quần áo
 Người tái nhợt, xanh xao
Nguyên nhân có thể là:
 Sót thai, sót rau: nguyên nhân rất thường gặp dẫn đến chảy máu nhiều, có thể
chẩn đoán nếu bệnh nhân có vẻ bình thường trừ việc chảy máu không giảm bớt.

 Đờ TC: TC mềm nhẽo, không thể co lại đủ độ để cầm máu.
 Rách CTC: khám bằng tay hoặc mỏ vịt để kiểm tra rách TC
 Thủng hoặc vỡ TC: nếu khách hàng kêu đau bụng nhiều trong khi làm thủ
thuật hoặc cán bộ lâm sàng có thể đưa được dụng cụ vào sâu hơn dự đoán của TC
có thể nghĩ đến thủng hoặc vỡ TC
1.5.2. Rách CTC hoặc sang chấn đường sinh dục dưới
Với các ca phá thai dùng nong và gắp, có thể gây các vết rách nhỏ khi nong
CTC, có thể chỉ cần tạo lực ép là ngừng chảy máu, nếu không có thể khâu lại vết
rách. Các vết rách nhỏ cũng có thể xảy ra trong quá trình gây sảy, nhất là khi phải
sử dụng dụng dụ để lấy thai. Nếu không được xử trí, các vết rách đó có thể chảy
máu và cũng có thể dẫn đến những hậu quả về sau liên quan đến việc kém chức
năng của CTC. Đôi khi các vết rách này có thể là chỗ để vi khuẩn xâm nhập. Có thể
giảm bớt hiện tượng rách CTC bằng cách chuẩn bị tốt CTC trước khi phá thai. Với

Thang Long University Library


phá thai bằng cách gây sảy, cần đảm bảo khám âm đạo và CTC để kiểm tra các vết
rách hoặc sang chấn có thể nhìn thấy sau khi thau và rau đã sổ.
1.5.3. Thủng hoặc vỡ TC
Là một trong những tai biến nguy hiểm nhất của thai nghén. Nó là nguyên
nhân của 5% các ca tử vong mẹ ở Hoa Kỳ và còn là vấn đề lớn ở các nước đang
phát triển. Trong phá thai to nguy cơ này dễ gặp hơn trong trường hợp tuổi thai tăng
lên (do những dụng cụ được sử dụng, tai biến thủng TC thường gặp hơn trong các
thủ thuật nong và gắp hơn là khi phá thai bằng cách gây sảy).
Thủng hoặc vỡ TC trong phá thai to có thể do dùng thuốc giật CCTC quá
mạnh, do sản phụ đẻ nhiều lần chất lượng cơ TC kém, TC có sẹo mổ cũ, TC có
nhân xơ …hoặc do làm thủ thuật thô bạo.
Những trường hợp thủng tử cung lỗ thủng nhỏ có thể xuất hiện vào cuối thủ
thuật mà không cho thấy dấu hiệu gì nguy hiểm, nhiều trường hợp như vậy lành lại

mà không cần điều trị gì đặc biệt. Nếu bệnh nhân kêu đau bụng trên trong khi làm
thủ thuật, có thể ruột đã bị tổn thương khi thủng TC. Thêm vào đó có thể nghĩ đến
thủng TC nếu thấy một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau trong khi làm thủ
thuật hay trong thời gian hồi sức:
 Kêu đau bụng hoặc đau bụng không bình thường.
 Nôn mửa
 Chảy máu nhiều
 Tim đập nhanh
 Huyết áp tụt
 Sờ bụng có phản ứng phúc mạc hoặc cảm ứng thành bụng
 Dụng cụ làm thủ thuật đưa sâu vào trog TC hơn kích thước dự tính của TC
 Chụp X quang ổ bụng thấy liềm hơi dưới cơ hoành
1.5.4. Các tai biến khác
1.5.4.1. Nhiễm trùng
Một phụ nữ có thể đến khám do bị nhiễm khuẩn sau phá thai vào bất kỳ thời
điểm nào trong vòng vài vài ngày đến vài tuần sau thủ thuật. Nguyên nhân của
nhiễm trùng có thể do các loại vi sinh vật được đưa vào trong TC và CTC hoặc do
vi khuẩn phát triển lên từ trong phần sót của thai và rau. Nhiễm trùng có thể phát


triển tại đường sinh dục hoặc nặng nhất có thể vào máu gây ra tình trạng nhiễm
khuẩn huyết. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết
bao gồm:
 Ớn lạnh, số, đổ mồ hôi (các triệu chứng như bị cúm)
 Dịch âm đạo có mùi hôi
 Co thắt hoặc đau bụng
 Bụng căng
 Huyết áp hơi thấp
 Ra máu kéo dài
 Mệt mỏi toàn thân

 CTC vẫn mở
Theo Hoàng Gia Trang tỷ lệ nhiễm trùng là 1% [9].
1.5.4.2. Sốc
Ít gặp. Khi bệnh nhân bị sốc, lưu lượng máu lưu thông sẽ giảm đi và việc
cung cấp oxy cho tế bào bị gián đoạn
Hiện tượng sốc xảy ra trong phá thai 3 tháng giữa thường là do đau, chảy
máu, sốc thuốc hoặc do nhiễm khuẩn. Cần có xử trí ngay để cứu sống bệnh nhân,
khi bệnh nhân ổn định cần điều trị nguyên nhân gây sốc.
1.5.4.3. Vô sinh
Vô sinh là hậu quả về lâu dài sau phá thai nói chung, đặc biêt là sau phá thai
to. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về con số chính thức bệnh nhân bị vô sinh sau
tiền sử nạo phá thai.
Nguyên nhân vô sinh: do dính buồng TC, tắc 2 vòi trứng hoặc do tai biến
thủng/vỡ TC trong phá thai phải cắt TC.
1.5.4.4.Tử vong
Nguyên nhân: do sốc thuốc, do băng huyết mất máu nhiều, do thủng/vỡ TC
hoặc nhiềm trùng nặng không phát hiện và điều trị kịp thời.

Thang Long University Library


1.6. Thực trạng nạo phá thai và một số nghiên cứu về tình trạng nạo phá thai
tại Việt Nam hiện nay
1.6.1. Thực trạng nạo phá thai tại Việt Nam hiện nay
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá Việt nam là nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Theo báo cáo
của Daniel Goodkind năm 1994 tổng tỷ suất phá thai là 2,5 – nghĩa là mỗi phụ nữ
Việt Nam đã phải trải qua 2,5 lần trong cả cuộc sinh đẻ của mình [32]. Theo kết quả
điều tra Y tế quốc gia năm 2001 – 2002 gần 12% phụ nữ đang có chồng đã từng phá
thai trong 5 năm qua [1].

Theo số liệu của Hội Sản phụ khoa Việt Nam, phá thai tại Việt nam trong
giai đoạn 1999 – 2003 [11].
1999

2000

2001

2002

2003

Tổng số hút thai

784.606

678.894

629.690

574.765

592.527

Tổng số tai biến

3.508

2.396


2.624

2.034

1.747

Tỷ lệ tai biến %

0,45

0,35

0,42

0,35

0,29

2

2

Tử vong bà mẹ
-

Trong giai đoạn 1999 – 2003, số ca hút thai giảm không đáng kể, tuy nhiên

tỷ lệ tai biến đã giảm đi nhiều qua từng năm.
-


Trên thực tế con số này có thể cao hơn những trường hợp phá thai phạm

pháp không nắm được
Thống kê trong giai đoạn 2004 – 2009 [1]
Số người phá thai
Tỷ lệ (%) hút thai

1999

2000

2001

2002

2003

590.613

179.764

143.594

115.510

98.948

34,91

33,40


32,00

29,00

Thống kê các năm qua cho thấy, tỷ lệ phá thai có giảm theo thời gian là do
chúng ta đã tiến hành rất nhiều các biện pháp để hạn chế nó, theo thống kê của Bộ
Y tế:
-

Tỷ lệ phá thai là 83 ca trong 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1]

-

Tỷ lệ phá thai trên tổng só đẻ chung của toàn quốc là 52% [1]

-

Phá thai đang có chiều hướng gia tăng và cứ 5 ngày có 1 phụ nữ chết vì phá

thai không an toàn [30].


Bảng 1.1: Tỷ lệ phá thai trên 1.000 trẻ đẻ sống qua các năm [37]
Năm

Tỷ lệ phá thai trên 1.000 trẻ đẻ sống

1990


513

1995

718

1996

1106

1997

598

1998

1201

1999

560

2000

404

2001

589


2002

590

Tỷ lệ phá thai trên 1.000 trẻ đẻ sống vẫn có xu hương gia tăng trong vòng
hơn 10 năm qua, dù có lúc giảm.
1.6.2. Một số nghiên cứu gần đây về tình hình nạo phá thai
“Nghiên cứu tình hình nạo hút thai và sử dụng các biện pháp KKHGĐ tại
bệnh viện Phụ sản TW năm 2004” của Mai Thị Như Hoa và các cộng sự được tiến
hành theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, số liệu được thu thập
dựa vào phỏng vấn trực tiếp 105 phụ nữ đến phá thai có tuổi thai từ dưới 12 tuần tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 19/12/2003 đến 16/01/2004.
Nghiên cứu đã đánh giá tình hình nạo hút thai và đặc điểm đối tượng nạo hút thai
cùng với tình trạng sử dụng các biện pháp tránh thai trước và sau nạo hút [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Phương Chi và cộng sự
về “Các yếu tố quyết định nạo phá thai tại Thành phố Hồ Chí Minh (2002)” theo
phương pháp nghiên cứu bệnh chứng có ghép cặp giữa 2 nhóm phá thai và giữ thai,
mỗi nhóm 1400 trường hợp, nhóm bệnh gồm các phụ nữ có thai sử dụng dịch vụ
phá thai tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ – Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chứng là
những phụ nữ có thai cùng gai đoạn thai kỳ với nhóm bệnh được theo dõi khám thai
tại địa phương. Số liệu thu thập dựa vào khám lâm sàng và phỏng vấn trực tiếp đối
tượng. Nghiên cứu đã đánh giá được mối quan hệ giữa nạo phá thai và nhóm tuổi,

Thang Long University Library


tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, số con vai trò của người chồng
trong quyết định nạo phá thai [16].
Nghiên cứu về “Các yếu tố liên quan đến tai biên của thủ thuật nạo hút thai
tại một số cơ sở y tế Hà Nội 1999” của Tạ Thị Minh Tâm, Nguyễn Thu Giang,

Nguyễn Thị Nghiêm đã đánh giá đặc điểm đối tượng nạo hút thai và một số yếu tố
liên quan đến tai biến của thủ thuật. Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá các yếu tố tác
động tới tỷ lệ nạo phá thai chứ chưa đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi phá
thai của đối tượng (việc lựa chọn phương pháp phá thai, thời gian phá thai) [23].


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp phá thai (bao gồm các sản phụ có đơn xin tự nguyện
phá thai và đã có chỉ định đình chỉ thai nghén) tại Khoa Điều trị theo Yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 01/01/2015 đến 30/06/2015.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
-

Hồ sơ được ghi chép đầy đủ

-

Có đơn xin tự nguyện phá thai đã có chỉ định đình chỉ thai nghén.

-

Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Phá thai bệnh lý của mẹ hoặc thai nhi như thai lưu, thai dị dạng hay mẹ bị
cúm, dùng thuốc khi mang thai.

-


Có dấu hiệu sảy thai

-

Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản Trung
ương.

-

Thời gian nghiên cứu: từ 01/01/2015 đến 30/06/2015.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, lấy theo mẫu thuận tiện 228 đối tượng tự nguyện phá thai
trong tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian từ 01/01/2015 đến 30/06/2015.
2.2.3. Biến số nghiên cứu
Tuổi: nhận xét lứa tuổi nào được chỉ định phá thai nhiều nhất.
Trình độ học vấn: so sánh trình độ học vấn từ tiểu học đến sau đại học của
đối tượng nghiên cứu.
Nghề nghiệp: tỷ lệ phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (nông
dân, nội trợ, công nhân, cán bộ công chức, học sinh sinh viên, khác...)


Thang Long University Library


Nơi sống : so sánh tỷ lệ phân bố nơi ở giữa nông thôn và thành thị của sản
phụ được chỉ định đình chỉ thai nghén.
Tình trạng hôn nhân: tỷ lệ tình trạng hôn nhân bao gồm chưa kết hôn, đã
kết kết hôn và li dị của đối tượng nghiên cứu.
Tiền sử sản khoa: bao gồm số con và tiền sử nạo phá thai
Tuổi thai: được chia thành 2 nhóm từ 13 - 17 tuần và 18 - 22 tuần
Lý do phá thai: so sánh nguyên nhân phá thai của đối tượng sản phụ, bao
gồm: chưa kết hôn, đủ con, do điều kiện kinh tế và dư luận xã hội.
Các phương pháp phá thai: so sánh tỷ lệ sử dụng các phương pháp phá thai
đang được sử dụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (nong và gắp, đặt túi nước,
gây sảy bằng MSP và gây sảy bằng oxytocin).
Thời gian nằm viện
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Toàn bộ dữ liệu trong hồ sơ bệnh án của đối tượng nghiên cứu được thu thập
đưa vào máy tính, xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê sử dụng chương
trình thống kê SPSS 16.0.
2.4. Đạo đức của nghiên cứu đề tài
-

Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này đều tuân thủ các quy

định và nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và
Quốc tế.
-

Cuộc nghiên cứu này được tiến hành dưới sự đồng ý của Ban Giám hiệu


trường Đại học Thăng Long và Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương
-

Các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật

-

Việc quản lý và phân tích số liệu được tiến hành một cách khoa học và chính

xác.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Độ tuổi
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng đến phá thai
Tuổi

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

≤ 16

2

0,88

16 – 19


6

2,63

20 – 29

124

53,95

30 – 39

78

34,21

40 – 49

18

7,89

Tổng

228

100

Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của phụ nữ đến phá thai là 28,85 ± 6,93. Độ tuổi từ 20 29 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,95%. Có 2 trường hợp dưới 16 tuổi chiếm 0,88%.

3.1.2. Trình độ học vấn
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Trình độ học vấn

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Tiểu học

0

0

Trung học cơ sở

18

7,89

Trung học phổ thông

55

24,12

Cao đẳng, đại học

150


65,79

Sau đại học

5

2,19

Tổng

228

100

Nhận xét
Số phụ nữ phá thai tại bệnh viện có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ
cao nhất 65,79% tiếp đó là nhóm có trình độ trung học phổ thông chiếm 24,12%.
Nhóm trình độ sau đại học có 5 đối tượng chiếm 2,19%.

Thang Long University Library


3.1.3. Nghề nghiệp

Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét
Đối tượng phá thai là cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ 31%. Nhóm đối tượng
khác chiếm 25,75%, tiếp đó là nhóm học sinh, sinh viên chiếm 18,5.
3.1.4. Nơi ở


Biểu đồ 3.3. Phân bố nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét
Đối tượng phá thai tại bệnh viện ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 77%, đến từ
nông thôn chiếm tỷ lệ 23%.


×