Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DAT NUOC – NGUYEN KHOA DIEM (tiet 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.86 KB, 2 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM (tiết 2)

2. Phần 2- Bốn mươi bảy câu còn lại (Trả lời cho câu hỏi: Ai đã làm ra Đất Nước?)
2.2. Mười hai dòng thơ đầu: Nhân dân làm ra vóc hình tổ quốc (Những người vợ nhớ
chồng…những cuộc đời đã hóa núi sông ta)
- Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà
thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, tuổi tên của mình, số phận mình để hóa thân thành
những địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách
của nhân dân:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình cho đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”
MO O N.VN

- Tám câu đầu, ta thấy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh), sử dụng động
từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho
Đất Nước. Các danh thắng ấy được nhà thơ liệt kê từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng mang bóng dáng
nhân dân.
+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của
tình yêu thủy chung bền vững. Hòn Vọng Phu nay vẫn còn ở Lạng Sơn gắn liền với tích nàng Tô Thị
bồng con chờ chồng hóa đá. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, tương truyền do hai vợ chồng
yêu nhau hóa thân thành. Thời gian trôi qua, những vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình đã bất tử.
+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm” hình móng chân ngựa mọc
đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội). Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao


quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp
cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc giữ
nước, công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước của cha ông.
+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non
Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã
góp cho đất nước bao tên tuổi.
+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp: “Những con rồng nằm im góp
dòng sông xanh thẳm”. Là những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi
chuyến di dân”. Đó là “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.
- Bốn câu thơ cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước.
Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng
sông, khắp mọi miền đất nước này:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi! Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
+ Hai câu đầu trong bốn câu thơ trên khẳng định dáng hình của Nhân Dân trong không gian Đất
Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm
phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp
danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là
truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.
+ Ở hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những
cuộc đời đã hóa núi sông ta”. “Núi sông ta” sỡ dĩ có được là nhờ “những cuộc đời” đã hóa thân để
góp nên. Nhân Dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản
dị mà sâu sắc khiến ta hình dung Đất Nước thật gần gũi và thân thuộc.
- Tổng kết nghệ thuật: Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do. Câu thơ

mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thờ giàu sức gợi cảm và khái quát cao. Thủ pháp
liệt kê địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Động từ
“góp” được nhắc lại nhiều lần. Tất cả làm nên đoạn thơ hay về đất nước.
2.3. Ba mươi lăm câu cuối: Nhân dân làm ra lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa
(Em ơi em hãy nhìn rất xa…đến hết)
- Nhà thơ chuyển từ bút pháp sử thi sang giọng điệu trữ tình, nhà thơ tâm tình với “em” mà tìm sự
đồng cảm của hết thảy chúng ta: “Em ơi em Hãy nhìn rất xa/ Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp/ Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta / Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con…” . Càng nhìn sâu vào
“bốn nghìn năm Đất Nước”, nhà thơ càng thấm thía với công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ đất
nước. Đặc biệt là lớp người tuổi trẻ, những “con gái, con trai bằng tuổi chúng ta” đã làm cho nhà thơ
xúc động mãnh liệt. Có lẽ đây là trực cảm của nhà thơ đối với lớp thanh niên trong thời kì chống Mĩ
cứu nước- “Có biết bao người con gái, con trai/ Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ đã
sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Chính
những người anh hùng vô danh ấy đã “giữ và truyền” cho ta từ hạt lúa đến ngọn lửa, từ ngôn ngữ đến
hành động: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại/ Để Đất Nước
này là Đất Nước Nhân Dân”
MO O N.VN

- Như vậy là theo mạch chính luận và suy tưởng, tác giả đã dẫn dắt đến chiều sâu chủ đề khúc trường
ca. Nhưng tác giả không dừng ở phát hiện “Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân” mà còn muốn cho
khái niệm này ngân vang lên trong thần thoại, trong cổ tích, trong ca dao dân ca. Khúc trường ca
không bị khô khan trong triết lí mà trở nên hồn nhiên, tươi mát, huyền ảo: “Đất Nước của Nhân Dân/
Đất Nước của ca dao thần thoại/ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”/ Biết quý công cầm vàng
những ngày lặn lội/ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu…”
“Đất nước” là một trích đoạn hay trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm. Bằng hình thức trữ tình – chính luận, tác giả đã khéo léo dẫn dắt đến chủ đề sâu sắc là Đất
Nước Nhân Dân. Xúc cảm trực tiếp, mãnh liệt từ cuộc chiến đấu sinh tử của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ đã giúp tác giả huy động tình cảm, trí tuệ, kiến thức về địa lí, lịch sử, văn học,
đặc biệt là văn học dân gian để diễn tả sức mạnh thần kì của Nhân dân trong công cuộc xây dựng và

bảo vệ đất nước. Một “Đất Nước Nhân Dân” tươi đẹp và thần kì như thế sẽ chiến thắng bất kì kẻ thù
xâm lược nào.

- hotline: 04.32.99.98.98



×