Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thực trạng sử dụng nguồn mở tại trường Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.06 KB, 13 trang )

298

Nguyễn Đăng Khoa

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Nguyễn Đăng Khoa*1

1. DẪN NHẬP

Năm 2002, Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) đưa ra
một thuật ngữ mới mang tính lịch sử đối với giáo dục thế giới: “Học
liệu mở” – OCW với mục đích đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của
mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới
truy nhập hoàn toàn miễn phí. Việt Nam cùng rất nhiều trường đại học
và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào OCW/OER
để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai học liệu
mở sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Trên thế giới, “Học liệu mở” không còn là một khái niệm, mà đã
phát triển sâu và rộng thành một phương pháp giáo dục mới, nghĩa
là đã có những quy định, pháp lý cho phương thức dạy và học này ở
các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, ở Việt Nam “học liệu mở”
vẫn còn là một khái niệm dù không mơ hồ, rất dễ hiểu nhưng khó
thực hiện. Ở bài viết này, tôi mong muốn trình bày những suy nghĩ
của mình về vai trò của nguồn mở trước dòng chảy chung của tri thức
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần thơ.

*1


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



299

nhân loại. Nguồn mở bao gồm các sản phẩm công nghệ, phần mềm
mã nguồn mở và các sản phẩm tri thức như cơ sở dữ liệu (CSDL), bài
giảng, giáo trình, phương thức kiểm tra, đánh giá. Bài tham luận này
cũng sẽ làm rõ thực trạng sử dụng nguồn mở của hiện nay của Trường
ĐHCT (ĐHCT) và một số vấn đề cần trao đổi.
2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN MỞ TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1. Vai trò của công nghệ thông tin

Vũ Ngọc Hoàng (2015) đã phân tích và khẳng định trong tiến
trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung, đổi mới giáo dục
nói riêng, công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Nghiên cứu của
Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2012) kết luận rằng vai trò của công
nghệ thông tin luôn được đề cao trong công cuộc đổi mới giáo dục
nhằm tạo ra một xã hội học tập sáng tạo, làm giảm khối lượng công việc
và nâng cao chất lượng quản lý. Bên cạnh chức năng thông tin liên lạc,
công nghệ thông tin còn góp phần giám sát theo dõi, và nghiên cứu giáo
dục. Trước xu thế “học liệu mở”, công nghệ thông tin trở thành công
cụ hỗ trợ đắc lực giúp người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người
thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết
vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển
năng lực của học sinh; giúp người học tự do phát triển, hoàn thiện bản
thân vì có thể tự học mà không có rào cản về không gian và thời gian.
2.2. Vai trò của nguồn học liệu

Tài liệu truy cập mở là tài liệu số, trực tuyến, miễn phí và đa phần
không đòi hỏi về bản quyền và các quy định về cấp phép (Suber, 2012).
Nguồn tài liệu học tập này bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài

liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm được số hóa, để
người dùng có thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu
của mình bằng cách truy cập tại những khóa học miễn phí trên mạng. 
Đối với người học lẫn người dạy, nguồn học liệu mở cung cấp các tư liệu


300

Nguyễn Đăng Khoa

quý có khả năng hỗ trợ tốt cho giáo trình lý thuyết như các phần đọc
thêm, bài tập ở nhà… (Phạm Đình Trúc, 2007). Quan trọng hơn là
sinh viên có thể tự chủ động theo học một môn học nào đó, tiếp cận
phương pháp học mới hiệu quả hơn, kích thích sự năng động sáng
tạo của bản thân; và giảng viên có nhiều nguyên liệu để xây dựng giáo
trình, bài giảng, thiết kế bài tập, đề thi hoàn chỉnh hơn, tính thời sự
cao hơn.
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
3.1. Ứng dụng công nghệ mở trong giảng dạy

Trường ĐHCT đã triển khai và sử dụng hệ thống Dokeos để xây
dựng hệ thống E- Learning cho toàn trường từ năm 2003. Số liệu thống
kê cho thấy hiện nay số lớp hiện có trên hệ thống E-Learning của Trường
ĐHCT là 1627, tuy nhiên số lớp đã khóa hoặc yêu cầu mật khẩu đăng
nhập chiếm gần 20% so với tổng số lớp có trên hệ thống, số liệu này chưa
kể đến các lớp học dù mở hoàn toàn nhưng không hoạt động. Điều này
nói lên một thực trạng rằng việc phát triển E-Learning hay xa hơn là học
liệu mở không phải là một cuộc chạy đua số lượng, mà cần phải đảm bảo
chất lượng và đúng tinh thần “học liệu mở”.
Từ năm học 2007-2008, Khoa Công nghệ thông tin và Truyền

thông của trường đã xây dựng hệ thống E-Learning độc lập dành riêng
cho khoa, chạy trên nền Moodle và đã phát huy tối đa vai trò của công
nghệ thông tin trong công tác giáo dục. Bằng chứng là những khóa
học, tài liệu, lịch thi, kiểm tra được cập nhật một cách hệ thống, liên
tục. Với lợi thế chuyên môn, các giảng viên áp dụng E-learning tối đa
vào phương pháp giảng dạy, đánh giá như tổ chức thi giữa kỳ, kết thúc
môn, giao bài tập về nhà, bài tập nhóm và nộp bài trên hệ thống, cũng
như tạo diễn đàn thảo luận trên hệ thống.


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

301

3.2. Ứng dụng công nghệ mở trong kiểm tra, đánh giá

Tại hội thảo về Quản lý hai giờ tự học của sinh viên ĐHCT năm
2011, nhiều giảng viên đưa ra kiến nghị, giải pháp bằng cách lồng ghép
hoạt động học tập thông qua hệ thống E-learning, có điểm số được quy
định cụ thể trong kết quả đánh giá cuối kỳ.
Việc áp dụng công nghệ thông tin chưa đồng đều ở khác khoa, các
ngành do những đặc thù chuyên môn nhưng cá nhân mỗi giảng viên
đều cố gắng ứng dụng từng bước một để quen dần vào tạo cho sinh
viên thói quen học tập mới. Một số giảng viên đưa ra phương pháp
đánh giá, kiểm tra thông qua hoạt động trên hệ thống E-learning. Từng
là sinh viên của lớp Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao do cô Huỳnh Chí
Minh Huyên giảng dạy năm 2013, tôi và các bạn cùng lớp phải làm bài
tập trên hệ thống E-learning của trường để tích lũy điểm bài tập về nhà
(chiếm 20% tổng điểm cuối kỳ). Tương tự, cô Huỳnh Trúc Phương với
môn Phương pháp nghiên cứu khoa học – thư viện (2012) thông qua

hoạt động thảo luận, góp ý bài tập của các thành viên khác đã nộp trên
hệ thống E-learning lớp học (chiếm 15% tổng điểm); Thầy Nguyễn
Hồng Dân (Khoa Công nghệ thông tin) đã tổ chức thi giữa kỳ và cuối
kỳ bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến cho môn Ứng dụng truyền
thông đa phương tiện (2012) (chiếm 80% tổng điểm).
Hiện nay, phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến (trên nền Moodle)
được áp dụng sâu rộng từ những bài kiểm tra mang tính nhỏ lẻ đến
các đợt thi giữa kỳ, cuối kỳ môn học. Năm 2015, hình thức thi trực
tuyến đã phát triển thành phương pháp kiểm tra chất lượng Anh văn
cho hơn 9000 tân sinh viên khóa 41 và thu nhận được nhiều tín hiệu
khả quan. Các cuộc thi ngoại khóa như Olympic Khoa học Chính trị,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm hiểu kiến thức pháp luật trong hệ thống
Công đoàn Giáo dục Việt Nam - năm 2015… cũng áp dụng hình thức
thi trực tuyến này.


302

Nguyễn Đăng Khoa

3.3. Tình trạng sử dụng tài liệu số tại Trung tâm Học liệu

Học liệu mở không chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm mã nguồn
mở, mà đích thị là việc khai thác các cơ sở dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin, tri thức cũng như mục tiêu giáo dục. Trang tài liệu số của Trung
tâm Học liệu Trường ĐHCT được xây dựng từ năm 2007 nhằm số hóa các
tài liệu có giá trị, hòa vào dòng chảy phát triển thư viện trên thế giới và trên
hết là tính tiện ích, mở rộng giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận và sử dụng tài
nguyên học liệu của trường. Gần 10 năm phát triển, trang tài liệu số đặt tại
tên miền không ngừng phát huy vai trò

ưu việt của mình, trở thành thương hiệu của Trung tâm Học liệu nói riêng,
cũng như là điểm sáng trong sự phát triển giáo dục tổng thể của Trường
ĐHCT nói chung. Tính đến tháng 8/2015, tổng số tài liệu được cán bộ
số hóa và bổ sung lên đến hơn 40.000 tài liệu; lượt truy cập tính đến tháng
11/2015 đạt 227.300
Bảng 1. Số liệu thống kê bộ sưu tập số của Trung tâm Học liệu
STT

TÊN BST

T8.2015

1

Luận văn đại học

2

Tạp chí khoa học chuyên ngành

8,456

3

Luận văn sau đại học

4,291

4


Bài báo phục vụ chuyên ngành đào tạo

1,534

5

Tài liệu học phần

5,098

6

ĐTNCKHĐBSCL

857

7

AV

728

8

Giáo trình

710

9


ĐTNCKH Trường

174

10

Phim văn hóa ĐBSCL

Tổng

19,520

60
41,194

Nguồn: thu nhận từ phòng Tài nguyên Thông tin

Năm 2013, Trung tâm Học liệu phối hợp với VDOC triển khai
thư viện số với tên miền . Kể từ khi đưa vào hoạt động,


303

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

thư viện số đã nhận được nhiều khen ngợi từ giảng viên, sinh viên và
cán bộ nghiên cứu. Thư viện số cung cấp nguồn tài liệu cho mọi đối
tượng tham khảo học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, thư viện số cũng
cho phép người dùng khai thác nguồn tài nguyên số bất cứ thời gian
nào, bất cứ nơi đâu một cách nhanh chóng. Tuy số liệu về vốn tài liệu,

lượt đăng nhập và download có phần khiêm tốn, song thực tế vẫn cho
thấy rằng tình hình sử dụng tài liệu dạng trực tuyến của trường gia tăng
qua từng năm, lượt download tài liệu năm 2015 tăng khoảng 65% so
với cùng kỳ năm trước. Dự báo các con số này vẫn sẽ tăng đều trong
những năm tiếp theo.
Bảng 2. Thống kê sử dụng tài liệu số trên trang
qua các năm (tính từ tháng 10/2013)
Tính đến 10/2014

Tính đến 10/2015

Số lượng tài khoản đã cấp

53.399

74.320

Số lượng đăng nhập TVS

30.335

52.197

Số lượng download tài liệu

84.565

139.583

1.657


2.240

Tổng số tài liệu hiện trên TaiLieu.VN

1.007.735

1.220.276

Tổng số tài liệu trong hệ thống
liên kết các trường ĐH- CĐ

144.022

245.998

Tổng tài liệu đã xây dựng

Nguồn: thu nhận từ phòng Tài nguyên Thông tin

Bên cạnh tự xây dựng và cung cấp các bộ sưu tập số, Trung tâm
Học liệu hiện đang duy trì mua quyền sử dụng các CSDL uy tín, có giá
trị như Luật Việt Nam, Thư viện Pháp luật, ProQuest, SpringerLink,
bộ ebook SpringerLink Engineering 2013… và tập trung khai thác các
cơ sở dữ liệu mở, miễn phí được nhiều chuyên gia giới thiệu, đánh giá
cao như Tổ chức Ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ tiền tệ thế giới
IMF,.... Hiện nay, Trung tâm giới thiệu đến người dùng hơn 40 CSDL
có giá trị học thuật cao. Thêm vào đó, dịch vụ liên thư viện (hợp tác với
Thư viện Đại học Alberta (Canada)) triển khai từ đầu năm 2014 nhằm
cung cấp toàn văn các bài báo khoa học; tính đến nay đã thu hút hơn



304

Nguyễn Đăng Khoa

1000 lượt yêu cầu, tương đương khoảng 5000 tài liệu (Số liệu thu nhận
từ phòng Dịch vụ Thông tin).
3.4. Một số hạn chế

Khi trao đổi với ThS. Nguyễn Huỳnh Mai - Trưởng bộ môn
Thông tin học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐHCT,
cô cho biết một số tình hình chung hiện nay của Bộ môn: Giảng viên
của bộ môn chỉ tự thân vận động để học tập kinh nghiệm, tri thức của
các nước khác qua hình thức khai thác các nguồn học liệu mở, song
vẫn chưa thể phổ biến và áp dụng hình thức giáo dục này cho sinh viên
vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Mặc dù bộ môn vẫn thường
xuyên có các buổi báo cáo khoa học để giới thiệu, chia sẻ thông tin khoa
học đến giáo viên và học sinh, nhưng vẫn chưa thể hướng dẫn, “cầm
tay chỉ việc” cho sinh viên của ngành tiếp cận và sử dụng nguồn một
cách thuần thục. Cô Mai cho biết thêm, hiện nay bộ môn vẫn duy trì
phương pháp đến lớp mỗi tiết để đảm bảo chất lượng dạy và học, bởi
vì sinh viên không chỉ có nhu cầu về kiến thức khoa học, mà còn có
nhu cầu giao tiếp xã hội. Thế nên việc gói gọn tiết dạy qua công nghệ số
vẫn chưa được xem là phương pháp tốt để hướng đến dù nó có nhiều
ưu điểm và tiện ích. E-learning vẫn chỉ được xem là kho tài liệu để giúp
sinh viên dễ dàng tải xuống, và giúp giảng viên thuận tiện hơn trong
việc thông báo đến lớp học.
Dù chưa có số liệu cụ thể và kết quả ghi nhận cho nhiều trường
hợp khác nhưng những vấn đề cô Mai trình bày được xem là phổ quát

nhất hiện nay thông qua phương pháp quan sát trực tiếp và trao đổi với
sinh viên, giảng viên các ngành. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên
cứu khoa học đã rất nổ lực trong việc giới thiệu và áp dụng các ứng
dụng công nghệ mới, nhằm đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và
tiếp cận với xu hướng giáo dục của thế giới; tuy nhiên, việc tải bài
giảng, giáo trình, bài tập, tài liệu tham khảo lên Internet thông qua


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

305

các phương tiện khác nhau, dù là hệ thống E-Learning của trường, đến
những ứng dụng như Google Drive, Dropbox thậm chí đơn giản như
qua email, thì xét cho cùng cũng chỉ là hình thức truyền phát tài liệu,
thông tin từ một người đến một hay nhiều người khác một cách tiện
lợi, nhanh chóng nhất chứ chưa thể nói lên được việc áp dụng phương
pháp dạy học mở.
Trong khi nhà trường nỗ lực hướng đến sự tiện lợi, nhanh chóng,
mở rộng trong việc tiếp cận tri thức thì một thực trạng vẫn chưa giảm
được độ nhạy cảm đó là vấn đề tác quyền và bản quyền. Sở dĩ việc
“mở” rất khó khăn trong việc triển khai vì vấn nạn này. Các giáo viên
vẫn muốn hướng đến tiện ích cho sinh viên và đồng nghiệp, sẵn sàng
chia sẻ tài liệu hay mà họ tìm được hoặc các giáo trình do chính họ biên
soạn được đúc kết từ quá trình học tập và thực tiễn. Thế nhưng vẫn
không thể “thả cửa” vì ý thức về vấn đề bản quyền của phần lớn sinh
viên, cán bộ chưa cao. Họ tiếp cận nguồn, sử dụng một cách tự nhiên
mà không hề mảy may đến việc ghi nhận đóng góp của tác giả, thậm
chí có trường hợp biên tập lại công trình của người khác và xuất bản
với tên của mình.

Bên cạnh đó, lối tư duy thụ động khiến số đông sinh viên không
tự trau dồi kiến thức và kỹ năng. Mỗi khi gặp phải vấn đề cần nghiên
cứu, sinh viên chỉ nghĩ đến việc tra “Google”, không khai thác triệt để
tài nguyên sẵn có, giá trị cao mà Trung tâm vẫn thường xuyên giới thiệu
bằng nhiều hình thức. Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học dù được
cải thiện và có nhiều tín hiệu khả quan, song vẫn còn là rào cản trong
việc tiếp cận, khai thác và sử dụng nguồn tri thức.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI

Theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong các cơ sở giáo dục đã nêu rõ danh mục 5 sản phẩm được yêu cầu


306

Nguyễn Đăng Khoa

sử dụng chính thức (gồm có: Phần mềm văn phòng OpenOffice.org,
bộ gõ tiếng Việt Unikey, trình duyệt web Mozila Firefox, phần mềm
thư điện tử máy trạm Mozila: Thunderbird và hệ điều hành trên nền
Linux). Quy định này là một xuất phát điểm mang tính đột phá để tạo
tiền đề cho sự phát triển và chuẩn hóa về mặt công nghệ cho hệ thống
giáo dục cả nước trước xu hướng giáo dục mới mà vẫn đảm bảo các vấn
đề về bản quyền. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra liệu nên chăng sử
dụng các phần mềm mã nguồn mở miễn phí nhưng khá lạ lẫm trước
thị hiếu sử dụng các phần mềm có bản quyền nhưng quen thuộc, dễ sử
dụng của đại đa số sinh viên và giảng viên?
Tôi hoàn toàn tán thành và ủng hộ việc sử dụng các phần mềm mã
nguồn mở để giảm tải chi phí giáo dục và đòi hỏi những người làm việc

trong môi trường giáo dục phải linh hoạt, năng động hơn để thích ứng
với sự phát triển công nghệ mới. Chúng ta không nên chỉ quẩn quanh
với các hệ điều hành cũ, phần mềm văn phòng cũ với phương thức vận
hành cũng như phương pháp dạy và học xưa cũ. Nhưng việc áp dụng
một loạt các phần mềm mã nguồn mở sẽ khiến cho người tiếp cận cảm
thấy quá tải và khó tiếp thu.
Trong danh sách 05 phần mềm nguồn mở được đề cập thì bộ
phần mềm văn phòng OpenOffice, phần mềm thư điện tử Thunderbird và hệ điều hành trên nền Linux được xem ít phổ biến hơn cả,
đó cũng là điều mà chúng ta nên xem xét lại.
Đầu tiên là hệ điều hành, Linux vẫn đang phát triển không
ngừng, và tạo ra nhiều phiên bản tùy thuộc vào mục đích sử dụng
của từng quốc gia, tổ chức. Vậy đâu là những tính năng được yêu
cầu và những tiêu chí nào làm chuẩn cho hệ thống giáo dục Việt
Nam trước khi chạy theo xu hướng giáo dục mới mà thế giới đã bắt
đầu hoạt động cách đây hơn 10 năm. Thiết nghĩ Bộ Giáo dục và
Đào tạo nên cụ thể hóa và thống nhất đưa ra một gói hệ điều hành
cụ thể, với ngôn ngữ lập trình và những tính năng được tinh chỉnh.


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

307

Thứ hai là phần mềm thư điện tử Thunderbird. Nếu không giải
trình và cho người dùng thấy được những tính năng vượt trội thì khó
lòng thuyết phục họ chuyển sang sử dụng phần mềm này, vì hiện nay
Google Mail đã làm rất tốt chức năng thư tín, liên lạc này. Các tổ chức
giáo dục cũng áp dụng việc dùng Gmail để đặt tên cho địa chỉ mail
của trường, ví dụ như ĐHCT vẫn đang sử dụng thư điện tử trên nền
Gmail với tên miền @ctu.edu.vn, tương tự Đại học Y Dược Cần Thơ với

@ctump.edu.vn, Đại học Trà Vinh với @tvu.edu.vn. Thêm vào đó, Gmail
đã trở thành một ứng dụng “mặc định phải có” nếu một người nào đó sử
dụng điện thoại thông minh (Gmail có thể chạy mượt mà trên bất cứ hệ
điều hành nào: Android, IOS, Windows phone). Trên trang báo điện
tử usatoday.com: />google-inbox-gmail-900-million-users/28016983/ đưa tin, Sundar Pichai –
Tổng Giám đốc điều hành Google đã thông báo số tài khoản Gmail đang
hoạt động trên toàn thế giới tính đến tháng 5/2015 là 900 triệu, số lượt
tải ứng dụng Gmail từ Google Play (chạy trên hệ điều hành Android) là
1 tỷ. Điều này minh chứng rằng Gmail đã chiếm lĩnh vị trí hàng đầu khi
nói về thư điện tử bởi tính năng và sự linh hoạt.
Cuối cùng là bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.Org. OpenOffice
phát huy thế mạnh nguồn mở, miễn phí, nhỏ gọn, nhiều chức năng, đồ
họa đẹp, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả hết các chức năng hiện có, đòi
hỏi người dùng phải biết sử dụng và quen với giao diện cũng như các
công cụ hỗ trợ. Thực tế cho thấy rằng, OpenOffice vẫn còn là bộ sản
phẩm cũ người mới ta. Các trung tâm tin học (như Trung tâm Thông
tin và Quản trị mạng và Trung tâm Điện tử - Tin học thuộc Trường
ĐHCT) vẫn chưa đưa vào chương trình giảng dạy hay giới thiệu như
một phần mở rộng, biến thể. Thêm vào đó, giáo viên giảng dạy và cố
vấn học tập không có đủ thời gian để hướng dẫn sử dụng hay giới thiệu
bộ sản phẩm này đến với sinh viên; sinh viên bên cạnh việc học tập,
thi cử còn phải dành thời gian cho công tác xã hội, có khi phải lo cả
vấn đề kinh tế sinh hoạt nên chưa nghĩa đến việc khám phá một phần


308

Nguyễn Đăng Khoa

mềm mới trong khi đã quen thuộc và dùng tốt phần mềm cũ, được đào

tạo bài bản. Vì thế OpenOffice dù rất tốt song vẫn chưa được biết đến
rộng rãi thì việc sử dụng lại càng trở nên hiếm hoi. Vậy nên, Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần có một quy định mới hơn hoặc cần phải có những
bổ sung, điều chỉnh mang tính thời sự trong việc giảng dạy các môn
Tin học tại trường hoặc tại các Trung tâm tin học do Bộ Bộ Giáo dục
và Đào tạo cấp chứng chỉ.
Vấn nạn đạo văn, vi phạm bản quyền, tác quyền là một thách thức
cực kỳ to lớn trong tiến trình đổi mới giáo dục theo xu hướng mở. Có rất
nhiều hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hóa việc xây dựng phát triển cơ
sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới giáo dục. Tuy nhiên
việc đưa ra giải pháp để cải thiện hoặc chống lại tình trạng đạo văn trầm
trọng hiện nay vẫn chưa mạnh mẽ. Dường như chúng ta quên đi công
tác giáo dục ý thức, tư tưởng trong việc sử dụng tài liệu cho người học.
Phần lớn sinh viên ở mỗi trình độ đều không lưu tâm trước việc trích
dẫn, hoặc thản nhiên sao chép “chất xám” của người khác hòng vượt qua
các yêu cầu về bài tập, thi cử một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, an toàn.
Nghiêm trọng hơn, có trường hợp học viên cao học lơ mơ không hiểu
mục đích của trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo để làm gì, vì giảng
viên không đặt nặng vấn đề đó. Nếu vấn nạn này chưa được xử lý mạnh
tay thì xu hướng “học liệu mở” liệu có đang giúp nền giáo dục phát triển
hay vô hình trung dọn sẵn đường để trở nên rối ren?
5. KẾT LUẬN

Tóm lại, “Học liệu mở” ở Việt Nam trong tương lai gần không chỉ
được gọi tên như là một xu hướng, mà đích thị là một phương pháp,
một hình thức giáo dục mới và sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc.
Dĩ nhiên, chúng ta không mong chờ sự phát triển vượt bậc trong nay
mai vì đây là một quá trình hòa nhập đòi hỏi cả chiều sâu và diện rộng,



THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

309

phức hợp cả công nghệ và phương thức giảng dạy. Việc nên làm bây
giờ của mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là “mở từ từ” và
giúp đỡ, giới thiệu người khác cùng “mở”.
Hiển nhiên, công nghệ và nguồn học liệu đóng vai trò then chốt
trong quá trình phát triển; nhưng rõ ràng nhận thấy được việc tiếp cận
công nghệ và nguồn học liệu là một vấn đề khác rất cần phải quan tâm
sâu sắc. Nhà trường cần phải đầu tư nhiều hơn cho ứng dụng công
nghệ, khai thác nguồn học liệu. Song song đó, phương pháp giảng dạy
và hình thức đánh giá cần phải được thay đổi nhiều hơn, đa dạng hơn,
mạnh mẽ hơn. Nhà trường phải có những khích lệ cụ thể cho sự đổi
mới phương thức giáo dục của cán bộ giảng dạy, thường xuyên mở các
lớp tập huấn sử dụng công nghệ, khai thác nguồn học liệu.
“Mở” không dừng lại ở cơ sở vật chất và phương thức giáo dục,
mà còn ở tư duy, tâm niệm của từng cá nhân một. Mỗi người phải nhìn
thấy được sự đóng góp của bản thân cho quá trình phát triển chung của
nền giáo dục nước nhà, xa hơn là khu vực, thế giới; phải đặt mục tiêu
phát triển xã hội trước những lợi ích cá nhân, phải nhận thức rõ ý nghĩa
sâu xa của giáo dục và các công trình nghiên cứu đến cuối cùng là phát
triển xã hội, cùng nhau đưa nhân loại phát triển lên một bước cao hơn,
ưu việt hơn. Có như thế, nhiều người, rồi nhiều cộng đồng sẽ bước vào
nền tri thức mới một cách tự nhiên nhất.


310

Nguyễn Đăng Khoa


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Tiến Hùng (2011). Học liệu mở
và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam.
Khai thác từ  />2. ĐHCT (2011). Hội thảo quản lý hai giờ tự học của sinh viên. Khai
thác từ />3. Peearaer J. và Trần Nguyễn Mai Thy (2012). Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế. Khai thác
từ />4. Phạm Đình Trúc (2007). Xây dựng “học liệu mở”: Mở cách học mới. Khai
thác từ />ag=a24358b8ff1f9ef42de894622dcf328d&item=10845&pn=1.
5. Victoria L. Tinio (2003). Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
trong giáo dục. Khai thác từ />6. Suber P. (2012). Open access. Massachusetts: The MIT Press. Retrieved
from />Open_Access_PDF_Version.pdf .
7. Vũ Ngọc Hoàng (2015). Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển
giáo dục. Khai thác từ />NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=696181.



×