Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương chi tiết môn học Vẽ điện (Trường cao đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 3 trang )

TRƯỜNG CĐ BC CÔNG NGHỆ & QTDN
KHOA: CÔNG NGHỆ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Tên môn học

: VẼ ĐIỆN

Số ĐVHT

: 2 ( 30 LÝ THUYẾT)

Ngành

: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

Trình độ

: CAO ĐẲNG

Bộ môn phụ trách giảng dạy : ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
1.Mục tiêu học phần:
- Trang bị cho sinh viên một số kiến thức nhằm hiểu, phân biệt được các ký hiệu điện
theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nắm được các đường nét căn bản để thực hiện bản vẽ
theo tỉ lệ yêu cầu.
- Cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức nhằm đọc, hiểu được nội dung bản vẽ điện để
có thể giám sát, thi công hoặc sửa chửa mạch điện, công trình (điện) khi ra trường làm việc.
- Vẽ được mạch điện khi làm công việc thiết kế hoặc vẽ lại mạch điện của một công trình


sư nào đó.
2. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Từ những khái niệm, những tiêu chuẩn, những kiến thức đã được học, sinh viên sẽ thực
hiện những bài tập cụ thể trên lớp và một số bài tập ở nhà cũng như vẽ mạch điện tổng hợp
khi thi kết thúc môn. Sau khi học xong môn học, sv có kiến thức vững vàng và có kỹ năng
điêu luyện khi thực hiện một bản vẽ điện.
3. Môn học trước:
- Hình học.
- Kỹ thuật điện.
- Điện tử căn bản.
4. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp: tối thiểu 80% số giờ học.
- Làm bài tập trên lớp, ở nhà
- Dụng cụ học tập :Các loại giấy (A4, A3, A2, A1, A0), gôm, thước, com-pa, viết chì min
các loại, giá vẽ.
5. Thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên.
- Thang điểm: 10 (điểm giữa kỳ trong quá trình học – nếu có)
- Tiêu chuẩn đánh giá: Theo quy chế hiện hành.
1


6. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Nhập môn vẽ điện

(2.5 tiết)

1. Tầm quan trọng.
2. Đặc thù của môn học.
3. Phương pháp học để đạt kết quả cao nhất,…
Chương 2. Khái niệm về nét vẽ, khung tên và sơ đồ mặt bằng.


(2.5 tiết)

1. Định nghĩa.
2. Phương pháp thực hiện.
3. Ví dụ mẫu.
Bài 3. Cách đọc một bản vẽ điện và ý nghĩa của tỉ lệ trên bản vẽ điện.

(5 tiết)

1. Cách thức và phạm vi ứng dụng.
2. Ví dụ cụ thể của từng trường hợp.
Bài 4. Mạch điện nhà - Mạch điện cho một công trình xây dựng.

(10 tiết)

1. Các ký hiệu trên một bản vẽ nhà/ văn phòng / công trình xây dựng.
2. Cách thực hiện một bản vẽ nhà/ văn phòng/ công trình xây dựng.
3. Cách bố trí các thiết bị điện trong bản vẽ xây dựng.
4. Hướng dẫn vẽ mạch trên lớp.
Bài 5. Mạch điện công nghiệp.

(5 tiết)

1. Các ký hiệu trên bản vẽ mạch điện công nghiệp.
2. Cách thực hiện bản vẽ điện công nghiệp.
3. Phân biệt các ký hiệu gần giống nhau và vẽ mạch điện theo từng nhóm/ khối.
Bài 6: Mạch điện tử.

(5 tiết)


1. Các ký hiệu trên bản vẽ mạch điện tử.
2. Cách thực hiện bản vẽ mạch điện tử.
3. Giới thiệu một số mạch điện cơ bản (Darlington,cascode, xén, khuyếch đại, …).
4. Hướng dẫn vẽ mạch trên lớp.

7. Tài liệu học tập
2


[1]. Tài liệu hướng dẫn học môn vẽ điện (ĐH.SPKT).
[2]. Tiêu chuẩn VN về các ký hiệu điện (Bộ năng lượng).
[3]. Tiêu chuẩn thế giới về bản vẽ điện. (Bản dịch từ tiếng Pháp).
[4]. Bách khoa mạch điện (Toàn tập ).
[5]. Một số tài liệu bản vẽ điện của ĐH.SPKT.
[6]. Lắp đặt điện nhà/điện công nghiệp của thầy Duy Phụng (Trung tâm dạy nghề Lê thị
Hồng Gấm).
[7]. Giáo trình cung cấp điện, trang bị điện.
8. Phương pháp đánh giá:
Họ tên người biên soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Hoa

3



×