Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI DỰ THI LIÊN MÔN HÓA HỌC LỚP 9 CHỦ ĐỀ TIẾT 4BÀI 2 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Tiết 2) LƯU HUỲNH ĐIOXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN

GIÁO ÁN
DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
CHỦ ĐỀ: TIẾT 4-BÀI 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Tiết 2)
LƯU HUỲNH ĐIOXIT

Người thực hiện: Tạ Thị Mai Hương
Trường: THCS Gia Khánh
Email: c2giakhanh.binhxuyen@vinh phuc.edu.vn

Gia Khánh, tháng 11 năm 2016


Ngày soạn: 30/8/2016
Ngày giảng: 14/9/2016

Tiết 4. BÀI 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Tiết 2)
“LƯU HUỲNH ĐIOXIT”
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1.1. Kiến thức: Sau bài này, giúp học sinh hiểu:
1.1.1. Môn Hóa học:
- Biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit, cách điều
chế lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Biết các ứng dụng của lưu huỳnh đioxit.
- Nguyên nhân dẫn đến mưa axit.
1.1.2. Môn GDCD:
Lớp 6 – tiết 8.


- Biết yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối
với đời sống của mỗi con người và toàn xã hội.
- Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, một số biện pháp cần làm
để bảo vệ thiên nhiên.
Lớp 7 – tiết 22, 23.
- Hiểu những tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải
gánh chịu.
- Cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Lớp 7 – tiết 24, 25.- Bảo vệ di sản văn hóa.
1.1.3. Môn Toán:
Lớp 8 – tiết 69, 70, 71, 72. Đối với học sinh trung bình khá các em sẽ giải bài tập
theo phương pháp giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lớp 9 – tiết 31. Đối với học sinh giỏi thì các em thường giải bài toán bằng phương
pháp hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.


1.1.4. Môn Tin học:
Lớp 9 – tiết 3, 4 - HS biết mục đích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
và học; Các bước cần thiết để tìm kiếm tài liệu trên Internet.
1.1.5. Môn Sinh học.
Lớp 6,7 – tiết 68, 69, 70- HS thấy được quang cảnh của thiên với hai hoạt cảnh:
+ Không bị ô nhiễm.
+ Bị ô nhiễm.
1.1.6. Môn Mĩ thuật:
Lớp 7 – tiết 11, 12. Các em vẽ được những bức tranh về môi trường sống trong
lành không bị ô nhiễm.
1.1.7. Kiến thức hiểu biết xã hội.
- Lưu huỳnh đioxit là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi và bệnh về mắt.
- Biết cách dùng câu, từ hợp lý để diễn đạt lưu loát khi giải bài tập nhận biết

các chất và giải thích hiện tượng trong thực tế.
- Biết được thời gian mà các nhà Bác học phát hiện ra mưa axit trên thế giới
và mưa axit ở Việt Nam.
- Qua những bài hát về cảnh đẹp của quê hương đất nước học sinh biết và
cảm nhận được những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho con người là rất quí giá,
các em cần phải bảo vệ.
- Biết được những nơi và thời gian mà con người phát hiện ra mưa axit trên
thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Kĩ năng:
1.2.1. Môn Hóa học:
- Dự đoán, kiểm tra và rút ra tính chất hóa học của Lưu huỳnh đioxit dựa
vào tính chất chung của oxit axit.
- Viết phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất, Phân biệt được
một số oxit cụ thể.


- Rèn luyện kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức môn hóa học lớp 8, 9 (tích hợp nội môn), giáo
dục công dân, toán học, tin học, kiến thức hiểu biết xã hội, sinh học, mĩ thuật,
(tích hợp liên môn) để nhằm khắc sâu kiến thức của bài học một cách tốt nhất.
1.2.2. Môn GDCD:
- Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi
trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên
nhiên. Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên, bảo
vệ thiên nhiên, tuyên truyền vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên.
1.2.3. Môn Toán:
Học sinh được củng cố kĩ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn (với học
sinh đại trà) và giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn (với học sinh giỏi).
1.2.4. Môn Tin học:

Thực hiện tốt các thao tác trên máy tính và truy cập thông tin cần thiết một
cách thành thạo.
1.2.5. Môn Sinh học:
Rèn kỹ năng nhận biết được cảnh đẹp của thiên nhiên và những nơi bị ô nhiễm.
1.1.6. Môn Mĩ thuật:
Học sinh có kỹ năng vẽ, biết cảm nhận cái đẹp, có khiểu thẩm mĩ..
1.1.7. Kiến thức hiểu biết xã hội: Rèn luyện kỹ năng
- Phân tích đề, trình bày bài ngắn gọn và đầy đủ.
- Lắng nghe, giao tiếp, phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Nhớ thời gian xảy ra mưa axit ở Việt Nam và trên thế giới..
- Cảm thụ âm nhạc.
- Nhận biết vị trí bị ô nhiễm bởi lưu huỳnh đioxit.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:


+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao
tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp, cá nhân.
+ Làm chủ bản thân; trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường
sống không bị ô nhiễm; ứng phó thiên tai.
+ Tự nhận thức: thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, đặt và trả lời câu hỏi.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thực hiện một số giải pháp để phát triển bền vững, thái độ
hợp tác, hăng hái xây dựng bài.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di sản, các công trình xây
dựng, ứng phó với biến đổi khí hậu, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nói
chung và nguồn tài nguyên biển đảo nói riêng.
- Giáo dục tình yêu, tinh thần đoàn kết, chia sẻ với những người dân nơi
thường xuyên xảy ra thiên tai và tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ
chủ quyền quốc gia.
- Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần say mê môn học.

1.4. Định hướng phát triển năng lực:
- Quan sát thí nghiệm trên sơ đồ, trên video, hình vẽ minh họa, nêu hiện
tượng thí nghiệm, tư duy tổng kiến thức của nhiều bộ môn.
- Ngôn ngữ, tính toán hóa học, viết phương trình hóa học…
- Giao tiếp, nêu - phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT…
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài giảng PowerPoint
- Tài liệu, tranh ảnh về thiên nhiên tươi đẹp cũng như bị ô nhiễm môi trường.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu kiểm tra trắc nghiệm nhanh.


- Sơ đồ hình vẽ 1.6; 1.7 sách giáo khoa trang 10 về tính chất hóa học của SO 2
và sơ đồ hình vẽ điều chế và thu khí SO2.
- Bình thủy tinh thu sẵn khí SO2.
- Diêm
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- 12 em sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thiên nhiên tươi đẹp cũng như bị ô
nhiễm môi trường.
- 12 em vẽ tranh phong cảnh của quê hương Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
III.1. Ổn định tổ chức (1 phút). Lớp 9A: 40/40
III.2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)
HS1: Nêu tính chất hóa học của oxit
axit- mỗi tính chất viết 1 PTPƯ
minh họa?
HS: HS khác nhận xét.
GV: Kết luận – cho điểm.


1. Tác dụng với nước tạo dd axit.
P2O5(r) + 3H2O(l) 
→ 2H3PO4(dd)
2. Tác dụng với dd bazơ tạo muối và nước.
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) 
→ CaCO3(r) + H2O(l)
3. Tác dụng với oxit bazơ tan tạo muối.
CO2(k) + BaO(r) 
→ BaCO3(r)

HS2. Làm bài tập 3*(SGK – tr 9)

Cách 1:

200ml dung dịch HCl có nồng độ

n HCl = 0,2 × 3,5 = 0,7 (mol )

3,5 M hòa tan vừa hết 20 gam hỗn

CuO + 2HCl 
→ CuCl2 + H2O

hợp hai oxit CuO và Fe2O3.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng của mỗi oxit có

→ 2FeCl3 + 3H2O (2)
Fe2O3 + 6HCl 


Gọi số mol của CuO là x mol
n HCl (1) = 2 x (mol ) ⇒ n HCl ( 2 ) = (0,7 − 2 x ) (mol )

trong hỗn hợp đầu.
Tích hợp kiến thức môn toán lớp 8tiết 69, 70, 71, 72 về phương trình
bậc nhất một ẩn và môn hóa 8 – tiết
32, 33 tính theo PTHH hoặc là các

(1)

n Fe2O3 ( 2 ) =

0,7 − 2 x
(mol )
6

mCuO + m Fe2O3 = 80 x + 160 (
⇒ x = 0,05

0,7 − 2 x
) = 20
6


em sẽ giải bài toán này bằng
phương pháp hệ hai phương trình
bậc nhất hai ẩn (toán 9 – tiết 31).

mCuO = 80 . 0,05 = 4 ( g ); m Fe2O3 = 20 − 4 = 16 ( g )


Cách 2. Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần
lượt là x, y.

Tích hợp liên môn.
HS: HS khác nhận xét.

Theo phương trình (1) và (2) và theo bài ra

GV: Kết luận – cho điểm.

ta có:
80 x + 160 y = 20
 x = 0,05
⇒ 

2 x + 6 y = 0,7
 y = 0,1
mCuO = 0,05 . 80 = 4 ( g )

m Fe2O3 = 0,1 . 160 = 16 ( g )

III.3. Học bài mới (32 phút)).
Tích hợp môn hóa học lớp 8 – tiết 37, 38 (tích hợp nội môn).
* Giới thiệu bài (3 phút): Ở lớp 8, khi học về tính chất hóa học của oxi, chúng ta đã
biết phản ứng cháy của lưu huỳnh trong oxi. Vậy sản phẩm phản ứng giữa lưu
huỳnh và oxi là chất gì.
HS: Đó là lưu huỳnh đioxit.
GV: Vậy lưu huỳnh đioxit có tính chất, ứng dụng và điều chế như thế nào chúng ta
đi nghiên cứu bài hôm nay. GV chiếu trên màn hình (Slides 5).
Tiết 4 – Bài 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tiết 2)

“ LƯU HUỲNH ĐIOXIT”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu HS viết CTHH của lưu huỳnh
đioxit và lưu huỳnh đioxit còn có cách gọi

Nội dung kiến thức cơ bản
CTHH là SO2
Tên thường gọi là khí sunfurơ

tên khác (tên thường gọi) là gì?
HS: trả lời
GV: Ngoài ra lưu huỳnh đioxit còn gọi là
sunfu đioxit hay lưu huỳnh (IV) oxit.
Hoạt động 1(16 phút): Tìm hiểu về tính chất của lưu huỳnh đioxit.


(1)Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề.
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tích hợp kiến thức môn hóa học 8 -tiết 2

Nội dung kiến thức cơ bản

(tích hợp nội môn) và kiến thức tự nhiên
xã hội.
GV: Khi học về tính chất của chất (như
tính chất của Oxi) thì chúng ta học những
tính chất gì ?
HS: Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
GV: Vậy lưu huỳnh đioxit có những tính

chất vật lý và tình chất hóa học nào?
Chúng ta đi nghiên cứu phần I.
GV: Trước hết SO2 có những tính chất vật

I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ
NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
1) Tính chất vật lý

lý gì ? ?(GV ghi * Tính vật lý).
GV: Các em hãy quan sát lọ thủy tinh
đựng lưu huỳnh đioxit, nhận xét về thể,
màu sắc.
- Dựa vào CTHH cho biết khối lượng mol
của SO2 và so với khối lượng mol không
khí.
GV: Bật que diêm, que diêm cháy để HS
nêu mùi của lưu huỳnh đioxit.(không cho
HS ngửi trực tiếp vì độc).
HS: SO2 không màu,mùi hắc, khối lượng
mol là 64, nặng gần gấp 2,2 lần không
khí.
GV bổ sung và kết luận về tính chất vật lý
của SO2.
GV: Tại sao cô không cho các em ngửi
trực tiếp lưu huỳnh đioxit?
HS: Vì lưu huỳnh đioxit độc.
GV: lưu huỳnh đioxit độc có thể gây viêm

SO2 là một chất khí, không màu, mùi
hắc, độc (gây ho, viêm đường hô

hấp..), nặng hơn không khí (d=64/29)


phổi và bệnh về mắt.

GV: SO2 thuộc loại oxit nào? Có những
tính chất hóa học gì?(GV ghi * Tính hóa
học). HS: Oxit axit – tác dụng với(nước,

2) Tính chất hóa học
1. Tác dụng với nước

dd bazơ và với oxit bazơ)

Thí nghiệm : Dẫn khí SO2 vào nước và

GV: Vậy SO2 có tính chất hóa học của

thử dd thu được bằng quì tím

oxit axit không? Chúng ta đi nghiên cứu
để kiểm chứng. Trước hết ta vào phần 1.
GV: Các em quan sát TNo thứ nhất là:
GV: Chiếu hình 1.6 sgk – T10 trên máy
chiếu(slides 7) để HS quan sát thí
nghiệm.
GV: Mô tả thí nghiệm theo hình vẽ nói

Hiện tượng: Quì tím hóa đỏ


SO2 vừa được điều chế đã theo ống dẫn

Giải thích: Dung dịch thu được làm

khí vào cốc nước có mẩu giấy quì tím.

quì tím hóa đỏ là dd axit sunfurơ

HS: Nêu hiện tượng, giải thích và viết

H2SO3.

phương trình phản ứng.
GV: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí,
là một trong các nguyên nhân gây mưa
axit,hiệu ứng nhà kính...
GV: Kết luận:Lưu huỳnh đioxit tác dụng
với nước để tạo ra dung dịch axit

→ H2SO3(dd)
SO2(k) + H2O(l) 

Kết luận:Lưu huỳnh đioxit tác dụng
với nước để tạo ra dung dịch axit
sunfurơ H2SO3 .


sunfurơ H2SO3



GV:Lưu huỳnh đioxit còn tác dụng với
dung dịch bazơ,phản ứng đó như thế
nào? Chúng ta tiếp tục đi nghiên cứu thí
nghiệm thứ 2.

2. Tác dụng với bazơ
Thí nghiệm : Dẫn khí SO2 vào cốc
đựng dd Ca(OH)2.

GV: Chiếu hình 1.7 sgk – T10 trên máy
chiếu(slides 8) để HS quan sát thí
nghiệm.
GV: Mô tả thí nghiệm theo hình vẽ và nói
SO2 vừa được điều chế đã theo ống dẫn
khí vào cốc đựng nước vôi trong.
HS: Nêu hiện tượng, giải thích và viết

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

phương trình phản ứng.

Giải thích: Do SO2 đã phản ứng với
dung dịch Ca(OH)2 tạo ra chất kết tủa
trắng là CaSO3(không tan).
→ CaSO3(r)+
SO2(k)+ Ca(OH)2 (dd) 

H2O
GV: kết luận: Như vậy SO2 phản ứng với
dung dịch bazơ tạo ra muối và nước.

GV: yêu cầu HS viết thêm một số phản
ứng của SO2 tác dụng với các dung dịch
NaOH, Ba(OH)2.
HS: Lên bảng viết
→ BaSO3(r)+ H2O(l)
SO2(k)+ Ba(OH)2(dd) 
→ Na2 SO3(r)+ H2O(l)
SO2(k)+ 2NaOH (dd) 
HS: Em khác nhận xét

* Kết luận: Lưu huỳnh đioxit tác dụng

GV: *Kết luận

nước

Tích hợp môn hóa 9- tiết 2(tích hợp nội
môn)
GV: Dựa vào tính chất chung của oxit
bazơ và oxit axit đã học ở tiết trước, các

với dung dịch bazơ tạo ra muối và


GV: nhận xét,kết luận tính chất thứ 3 của
SO2
GV: Kết luận về tính chất hóa học của
SO2 : Qua đây các em thấy SO2 là oxit
axit.
GV: SO2 có những ứng dụng gì ? chúng


3. Tác dụng với oxit bazơ
SO2 tác dụng với oxit bazơ tan tạo
muối sunfit.
→ Na2SO3(r)
SO2(k) + Na2O(r) 
→ BaSO3(r)
SO2(k) + BaO(r) 
→ K2SO3(r)
SO2(k) + K2O(r) 
Kết luận: Lưu huỳnh đioxit (SO2) là
oxit axit

ta đi nghiên cứu phần II.
Hoạt động 2(3 phút). Tìm hiểu về ứng dụng của lưu huỳnh đi oxit.
(1)Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề.
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tích hợp môn Tin học để tìm kiếm

Nội dung kiến thức cơ bản
II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG

tranh, ảnh

ỨNG DỤNG GÌ?

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong

- Phần lớn SO2 được dùng để sản xuất


sách giáo khoa và nêu ứng dụng của

H2SO4 .

SO2.
HS: Trả lời
GV: Kết luận và nói sản xuất H2SO4 sẽ
học ở tiết 7.
GV: Cho HS xem hình 1, 2, 3, 4, 5 trên
(slides 9)

GV: SO2 được điều chế như thế nào

- Ngoài ra SO2 còn dùng làm chất tẩy trắng
bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng làm
chất diệt nấm mốc.

Chất tẩy trắng bột gỗ

chúng ta đi nghiên cứu phần III
Hoạt động 3(10 phút): Tìm hiểu về cách điều chế của lưu huỳnh đioxit.
(1)Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề.


(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tích hợp môn Tin học để tìm kiếm

Nội dung kiến thức cơ bản

III. ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐI OXIT

tranh, ảnh

NHƯ THẾ NÀO?

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK và nêu các cách điều chế SO2.
HS: Trả lời (Điều chế SO2 trong phòng
thí nghiệm và trong công nghiệm)
GV: Vậy điều chế SO2 trong phòng thí
nghiệm như thế nào? Ta vào phần 1.

1. Trong phòng thí nghiệm

GV: Những nguyên liệu nào dùng để
điều chế SO2.
HS: Muối sunfit, axit, đồng.
GV: Vậy làm thế nào để điều chế được
SO2 từ những nguyên liệu trên.
HS: Thứ nhất là cho Muối sunfit tác
dụng với axit và thứ hai là cho axit

- Cho muối sunfit tác dụng với axit (dd

H2SO4 đặc đun nóng tác dụng với Cu.

HCl, H2SO4), thu SO2 vào lọ bằng cách

GV: Chiếu lên màn hình điều chế SO2


đẩy không khí.

trong phòng thí nghiệm, video và các

→ Na2SO4(dd) +
Na2SO3(dd) + H2SO4(dd) 

hình 6, 7, 8 trên slides 10.

SO2(k) + H2O(l)

HS: Quan sát TNo trên sơ đồ, qua
video và viết PTPƯ xảy ra khi cho
muối natri sunfit tác dụng với axit
sunfuric.
GV: Nhận xét và kết luận, khi cho
muối sunfit tác dụng với axit ta sẽ thu
được SO2.
GV: Đồng thời cho HS xem hình 9, 10

Muối natri sunfit

H2SO4

- Đun nóng H2SO4(đ) với Cu (học bài axit
sunfuric)


trên slides 11.

GV: Thông báo để điều chế SO2 người
ta cho H2SO4 đặc, nóng tác dụng với
kim loại trừ Vàng và Bạch kim.

GV: Đó là điều chế SO2 trong phòng
TNo . trong công nghiệp SO2 được điều

H2SO4

Dây đồng

2.Trong công nghiệp

chế như thế nào? Chúng ta chuyển
sang phần 2-Điều chế trong công
nghiệp.
GV: Nguyên liệu để điều chế SO2
trong công nghiệp là gì?(cho HS quan

Bột lưu huỳnh

Quặng pirit sắt

sát hình 11, 12, 13 trên slides 12)
HS: Đọc SGK và trả lời (Lưu huỳnh và - Đốt lưu huỳnh trong không khí
t
S + O2 
→ SO2
quặng pirit).
o


- Đốt quặng pirit sắt (FeS2) thu được SO2.
GV: Làm thế nào để tạo được SO2?

t
4Fe S2 + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2
o

HS: Đốt 2 nguyên liệu đó và viết
PTPƯ khi đốt Lưu huỳnh.
GV: Nhận xét và ghi bảng
GV:Giới thiệu nhà máy hóa chất sản
xuất H2SO4 có công đoạn sản xuất SO2

Nhà máy sản xuất axit sunfuric
(có công đoạn sản xuất SO2)


GV:Để khắc sâu kiến thức của bài các
em làm bài tập trắc nghiệm sau:
2. 4. Luyện tập - Củng cố (18 phút)
4.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan(3 phút) .
Khoanh vào đáp án A hoặc B, C, D mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Chất nào là oxit axit ?
A. Canxi oxit

B. Lưu huỳnh đioxit

C. cacbon oxit


D. Nhôm oxit

Câu 2. Phương pháp nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ?
A. Cho muối sunfit t/d với axit

B. Đốt lưu huỳnh trong không khí

C. Đốt quặng pirit sắt

D. Phương pháp khác

Câu 3. Trong các khí CO2, H2, O2, SO2, N2. Khí làm đục nước vôi trong là:
A. H2, N2, CO2

B. CO2

C. CO2, SO2

D. Tất cả các khí trên

Câu 4. SO2 có mấy tính chất hóa học ? là những tính chất nào ?
A. Hai tính chất: tác dụng với bazơvà axit
B. Hai tính chất: tác dụng với axit và muối
C. Ba tính chất: tác dụng với nước, bazơ và muối
D. Ba tính chất: tác dụng với nước, bazơ và oxit bazơ
Câu 5. Để điều chế 500 ml khí SO2 ở đktc, cần dùng bao nhiêu ml khí O2.
A. 300 ml

B. 250 ml


C. 500 ml

D. 1000 ml

Câu 6. Cho các chất sau: CaO, N2O5, CO2,H2O, NaOH, N2. Số chất tác dụng
được.với SO2 là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

4.2. Bài tập tự luận(3 phút) .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu HS làm:

Nội dung kiến thức cơ bản
a. Cho nước vào hai ống nghiệm chứa hai

Bài tập 2a(SGK –Tr11): Hãy nhận

chất và khuấy cho tan hết, rồi cho vào hai

biết từng chất trong mỗi nhóm sau

dung dịch thu được một mẩu giấy quì tím


bằng phương pháp hóa học.

- Dung dịch nào làm quì tím hóa xanh thì


a. Hai chất rắn màu trắng là CaO và

chất ban đầu là CaO.

P2O5.

- Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ thì chất

HS: Cử đại diện lên trình bày

ban đầu là P2O5.

HS: nhận xét

→ Ca(OH)2
CaO + H2O 

GV: Kết luận và cho điểm
4. 3. Liên hệ thực tế(10 phút) .

→ 2H3PO4
P2O5 + 3H2O 

Tích hợp môn Tin học để tìm kiếm


Sự phát triển công nghiệp nếu không quan

tranh, ảnh và kiến thức tự nhiên - xã

tâm đến bảo vệ môi trường sẽ gây hậu quả

hội.

xấu. Điển hình là mưa axit. .

GV: Cho HS xem hình ảnh của mưa
axit (Hình 14,15 trên slides 16)

GV (1) Vậy theo em chất nào là thủ

Thủ phạm chínhMưa
gây axit
ra mưa axit là SO2.

phạm chính gây ra mưa axit.? Chất

SO2 có trong không khí và được tạo ra từ

đó có ở đâu và được tạo ra như thế

khí thải động cơ, quá trình đốt cháy than

nào?

đá, dầu, khí đốt, nhà máy luyện kim, nhà


HS: Đó là SO2

máy nhiệt điện.....

HS:Trả lời, em khác nhận xét.
GV: Kết luận và minh họa bằng hình
ảnh (Hình 16, 17 trên slides 17)

Tích hợp kiến thức môn sinh học để

Khí thải động cơ
Khí thải nhà máy
Sở dĩ mưa axit "giết hại" mùa màng, cây

giải thích, môn tin học để sưu tầm

cối, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh

tranh ảnh..

dưỡng và những vi sinh vật có lợi, làm yếu

GV (3)Mưa axit có ảnh hưởng đến

đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ

mùa màng, cây cối không?

bị mắc bệnh do nhiễm kí sinh trùng. Lá cây



HS:Trả lời, em khác nhận xét.

gặp mưa axit bị "cháy" lấm chấm, mầm

GV: Kết luận và minh họa bằng hình

chết khô làm cho khả năng quang hợp của

ảnh (hình 18, 19, 20, 21 trên slides

cây giảm, cho năng suất thấp … Thông là

18)

loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit.

Lá cây bị dính mưa axit

Tích hợp kiến thức môn hóa học, mĩ

Cây chết khô do mưa axit
Mưa axit còn ảnh hưởng xấu tới ao, hồ.

thuật để giải thích, và môn tin học để

Lượng mưa axit đổ vào ao, hồ làm độ pH ở

sưu tầm tranh ảnh


đây bị giảm, các sinh vật sống trong đó bị

GV (4) Thế mưa axit có ảnh hưởng gì

suy yếu hoặc chết hoàn toàn và mưa axit có

đến động vật, động cơ mày móc, công thể làm hỏng các tòa nhà, di tích lịch sử, và
thình xây dựng, các tác phẩm nghệ

những bức tượng, đặc biệt là những bức

thuật không?

tượng người làm bằng đá vôi và đá cẩm

HS:Trả lời, em khác nhận xét.

thạch, có chứa một lượng lớn canxi

GV: Kết luận và minh họa bằng hình

cacbonat. Axit trong mưa phản ứng với các

ảnh(22, 23, 24, 25 trên slides 19 )

hợp chất canxi trong đá để tạo ra thạch cao.
Những ảnh hưởng của điều này thường
thấy trên bia mộ cũ, nơi mưa axit có thể
làm những chữ khắc không đọc được. Mưa

axit cũng làm tăng ăn mòn tỷ lệ các kim
loại, đặc biệt là sắt, thép,và đồng. Mưa axit


làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng,
làm lở loét bề mặt bằng đá của các công
trình.

Những tác hại của mưa axit đến động
vật, tác phẩm nghệ thuật, công trình xây
Tích hợp kiến thức môn hóa học để

dựng
Hầu hết tất cả, mưa axit ảnh hưởng xấu

giải thích, môn tin học để sưu tầm

đến sức khỏe con người. Nó có thể làm hại

tranh ảnh, kiến thức tự nhiên - xã

chúng ta thông qua không khí và ô nhiễm

hội....

đất. Mưa axit dẫn đến sự hình thành các

GV (5) Vậy mưa axit có ảnh hưởng gì hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với
đến môi trường nói chung, môi


các hợp chất hóa học tự nhiên. Một khi các

trường nước và sức khỏe con người

hợp chất độc hại được hình thành, họ có thể

hay không?

thấm vào nước uống, và cũng thâm nhập

HS:Trả lời, em khác nhận xét.

vào chuỗi thực phẩm. Thực phẩm bị ô

GV: Kết luận và minh họa bằng hình

nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần

ảnh (Hình 26, 27, 28, 29 trên slides

kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não

20)

nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Các nhà
khoa học nghi ngờ rằng nhôm, một trong
những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit,
có liên quan đến bệnh Alzheimer. Ngoài ra
chúng làm cơ quan hô hấp của con người



dễ bị thương tổn hơn, gây ra các bệnh về
phổi, khiến bệnh tình của các bệnh nhân
ngày càng trầm trọng hơn.

Lắng đọng của mưa axit

Người bị mắc bệnh viêm phổi
Tích hợp kiến thức các kiến thức tự
nhiên- xã hội.
GV (6) Trên thế giới và ở Việt Nam
phát hiện ra mưa axit khi nào?
HS:Trả lời, em khác nhận xét.
GV: Kết luận và minh họa bằng hình

Mặc dù mưa axit được phát hiện năm 1853,

ảnh (Hình 28, 29 và xem video về

nhưng mãi đến cuối thập niên 1960 các nhà

mưa axit trên slides 21).

khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên
cứu hiện tượng này rộng rãi. Ở Việt Nam
đã xuất hiện mưa axit ở bán đảo Cà Mau


năm


1998.

Quá trình hình thành mưa axit

Rừng bị mưa axit

Tích hợp kiến thức giáo dục công
dân, kiến thức tự nhiên- xã hội, môn
tin học để sưu tầm tranh ảnh..
GV (7) Qua đây các em phải có ý
thức như thế nào về bảo vệ môi
trường sống của mình tránh, bị ô
nhiễm?
HS:Trả lời, em khác nhận xét.

*Những việc HS cần làm:

GV: Kết luận và minh họa bằng hình

- Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô

ảnh (Hình 30, 31, 32, 33 và minh họa tình hay cố ý phá hoại môi trường tự nhiên,
trên slides 22)

xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản
thân và của người khác đối với thiên nhiên;
sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình

GV: Cho HS nghe bài hát có lồng


yêu với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

những cảnh đẹp của quê hương Việt

-Tuyên truyền vận động mọi người cùng

Nam.

bảo vệ thiên nhiên.


Những cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng
cho con người
GV: Mặc dù mưa axit gây hư hại các công trình, xong cũng đem lại lợi ích đáng kể.
Các nhà khoa học vừa phát hiện những cơn mưa chứa axit sunfuric làm giảm phát
thải Metan từ những đầm lầy(nơi sinh ra Metan), nhờ đó hạn chế được hiện tượng
Trái Đất nóng lên(quá trình sản xuất khí me tan tự nhiên của vi khuẩn trong đầm
lầy chiếm 22% trong các yếu tố gây hiệu ứng nhà kính).

GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK – trang 11)
HS: Đọc phần ghi nhớ (2 phút) .
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit: Tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ
tan.
2. Ứng dụng quan trọng nhất của lưu huỳnh đioxit là để sản xuất axit sunfuric.
3. Điều chế lưu huỳnh đioxit:
- Đốt lưu huỳnh trong không khí (trong công nghiệp).
- Muối sunfit tác dụng với axit HCl, H2SO4 ....(trong phòng thí nghiệm).
2. 5. Hướng dẫn về nhà (3phút)

- Học thuộc bài
- Làm 1, 2b, 3, 4, 5, 6* (SGK trang 11)
- Vẽ sơ đồ tư duy của bài học (12 em).
- Vẽ tranh về cảnh đẹp quê hương Việt Nam (12 em).
- Nghiên cứu trước nội dung bài 3: Tính chất hóa học của axit.


Tích hợp kiến thức môn toán 6 – tiết 70 (tích hợp liên môn) về phân số bằng nhau
và môn hóa 8 – tiết 32, 33 tính theo PTHH (tích hợp nội môn).
Bài tập 6*(SGK – Tr11): Dẫn 112 ml khí SO 2 (đktc) đi qua 700 ml dung
dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 M, sản phẩm là muối canx sunfit.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Hướng dẫn
Bước 1: Tính số mol SO2, Ca(OH)2
Bước 2: Viết phương trình hóa học.
Bước 3: Lập tỉ lệ so sánh về số mol xem chất nào trong bước 1 bị dư, tính số
mol các chất còn lại theo chất phản ứng đủ (chú ý tính số mol chât dư).
Bước 4: Tính toán theo đề bài yêu cầu.



×