Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giáo Án Môn Địa Lý Lớp 9 Cả Năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 122 trang )

Trường THCS Lê Văn Tâm

1

Năm học: 2012- 2013

HỌC KÌ I
Ngày soạn: 18/8/2012

Tuần: 01
ĐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiếp theo)
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tiết 1. Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn
kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta.
II. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của
một số dân tộc.
III. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam
- Tập sách “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc”
- Tài liệu về một số dân tộc ở Việt Nam
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
I.Ôn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (không)
III.Bài mới: GV giới thiệu sơ lược về chương trình địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam
Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình phát triển đất nước, địa bàn cư trú của các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế


nào trên đất nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc”.
Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước.
I. CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM:
I. CÁC DÂN TỘC VIỆT
Hoạt động 1: Nhóm/ cặp
NAM:
* Bằng hiểu biết của bản thân, em cho biết:
- Nước ta có 54 dân tộc, người
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi
biết?
dân tộc có đặc trưng về văn
- Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số hóa, thể hiện trong ngôn ngữ,
dân tộc khác? (Ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất…)
trang phục, phong tục, tập quán.
*Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm dân số đông nhất? - Người Việt là dân tộc có nhiều
Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
kinh nghiệm trong thâm canh
* Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK cho biết:
lúa nước, có nhiều nghề thủ
- Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? (Âu Lạc, Lạc Việt)
công đạt mức độ tinh xảo, là lực
- Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người? (Kinh lượng lao động đông đảo trong
nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống…)
các ngành kinh tế và KH-KT.
* Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít - Các dân tộc ít người có trình
người mà em biết? (dệt thổ cẩm, thêu thùa ( Tày, Thái), làm độ phát triển KT khác nhau, có
gốm, trồng bông dệt vải (Chăm), làm đường thốt nốt, khảm bạc kinh nghiệm riêng trong SX và

(Khơ-me)…
đời sống.
* Hãy kể tên các anh hùng, các nhà khoa học có tiếng là người - Người Việt định cư ở nước
dân tộc ít người mà em biết?
ngoài là một bộ phận của cộng
* Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đồng các dân tộc việt nam.
đất nước?
Chuyển: Các thành phần dân tộc Việt Nam rất đa dạng, vậy
chúng ta tìm hiểu sự phân bố của các dân tộc như thế nào?
II. PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC:
II. PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC:
1. Dân tộc Việt (Kinh):
Hoạt động 2
- Phân bố rộng khắp cả nước,
*Dựa vào bản đồ “phân bố dân tộc Việt Nam” và hiểu biết của tập trung nhiều ở các vùng đồng
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

2

Năm học: 2012- 2013

mình, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

bằng, trung du và ven biển.
2. Các dân tộc ít người:

+ Phân bố chủ yếu ở miền núi
* -Dựa vào sự hiểu biết, em hãy cho biết các dân tộc ít người và trung du.
phân bố chủ yếu ở đâu?
- Trung du và miền núi phía
- Những khu vực có đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường,
như thế nào?
Dao, Mông…
* Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho - Khu vực Trường Sơn - Tây
biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người?
Nguyên: Ê-đê, Gia- rai, Ba- na,
(HS xác định trên bản đồ)
Co- ho…
- Nam Trung Bộ, Nam Bộ:
Chăm, Khơ- Me, Hoa.
IV. Củng cố:
1) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những
mặt nào? Cho ví dụ.
2) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
3) Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong:
A. Tập quán, truyền thống của sản xuất.
B. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
C. Địa bàn cư trú, Tổ chức xã hội.
D. Địa bàn cư trú, Tập quán sản xuất.
4) Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người:
A. Trung du, miền núi Bắc Bộ.
B. Miền núi và trung du.
C. Khu vực Trường Sơn – Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
V. Công việc về nhà:
- Dựa vào bảng số liệu SGK (trang 6),hãy cho biết:

Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam ? Địa bàn cư trú của dân tộc em.
- Tìm hiểu trước bài " Dân số và gia tăng dân số."
Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong từng mục.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 18/8/2012.
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 01
Tiết 2. Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

3

Năm học: 2012- 2013

A. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Biết số dân cư của nước ta (2002)
-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
-Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân
của sự thay đổi.
II. Kĩ năng:
-Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số.
III.Thái độ:
-Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô dân số gia đình hợp lí

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta
-Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả bùngnổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những
mặt nào? VD?
2) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?
III. Bài mới: Dân số và sự gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia, dân tộc...Nước ta có đặc điểm gì về số dân và gia tăng dân số? Để biết được ta cùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. SỐ DÂN:
I. SỐ DÂN:
Hoạt động 1
GV: Giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra số dân toàn quốc của
nước ta.
Lần 1: 66,41 triệu người (1/4/79)
Lần 2: 76,34 triệu người (1/4/89)
Lần 3: 76,34 triệu người (1/4/99)
Việt Nam là nước đông dân,
* - Dựa vào hiểu biết và SGK, em hãy cho biết:
số dân nước ta là 79,7 triệu
Năm 2002 số dân của nước ta là bao nhiêu?
người (2002)
- Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và số dân của Việt Nam so
với các nước khác trên thế giới. (trung bình về diện tích, cao về số
dân: Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 ĐNÁ)

(Dân số Việt Nam đến 1/4/2010 là 87.857.473, đứng thứ 12 trên
thế giới)
* Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát
triển kinh tế ở nước ta?
(thuận lợi: Nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng
Khó khăn : Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội,
với tài nguyên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống)
II. GIA TĂNG DÂN SỐ:
Hoạt động 2
Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “gia tăng dân số”
* Quan sát H2.1: nêu nhận xét về sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng quá nhanh sẽ dân đến hiện tượng gì? (bùng
nổ dân số)
* Qua H2.1, hãy nêu nhận xét về tỉ lệ gia tăng tự nhiên có
sự thay đổi như thế nào ? Giải thích nguyên nhân sự thay
đổi đó?
* Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh nhưng dân số
Giáo án Địa Lí lớp 9

II. GIA TĂNG DÂN SỐ:
- Gia tăng dân số nhanh, cuối những
năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có
hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Nguyên nhân: Dân số nước ta trẻ
và số người ở tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ
cao, chưa có nhận thức cao về kế
hoạch hóa gia đình.
+ Hậu quả: Gây sức ép lớn đến đời
sống, KT-XH và tài nguyên môi
Giáo viên: Nguyễn Cường



Trường THCS Lê Văn Tâm

4

Năm học: 2012- 2013

vẫn tăng nhanh? (Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở trường.
độ tuổi sinh đẻ cao)
* Câu hỏi thảo luận:
+ Hướng giải quyết: Nhờ thực hiện
- Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? (kinh tế- chính sách dân số và kế hoạch hoá
xã hội , môi trường )
gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của giảm (1,43% năm 1999)
dân số nước ta? (Phát triển kinh tế, Tài nguyên môi
trường, Chất lượng cuộc sống.)
* Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia
tăng tự nhiên cao nhất? thấp nhất?
III. CƠ CẤU DÂN SỐ:
III. CƠ CẤU DÂN SỐ:
Hoạt động 3
1. Theo giới tính:
* Dựa vào bảng 2.2 hãy:
Tỉ lệ nữ có giảm nhưng vẫn
- Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam nữ thời kì còn cao hơn tỉ lệ nam( Nam: 49,2%; Nữ:
1979- 1999
50,8% năm 1999)
- Tại sao phải biết kết cấu dân số theo giới?

* Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước 2. Theo nhóm tuổi:
ta thời kì 1979- 1999? (cơ cấu dân số trẻ)
- Cấu dân số theo tuổi của nước ta đang có sự
Yêu cầu học sinh đọc mục 3 sgk để hiểu rõ hơn thay đổi, tỉ lệ dưới tuổi lao động giảm xuống, tỉ
về tỉ số giới tính.
lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng
lên.
IV. Củng cố:
1) Dựa vào bảng 2.1 cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.
2) Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
3) Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả đối với:
A. Tài nguyên môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống.
C. Sự phát triển kinh tế.
D. Tất cả các đáp án trên.
4) Từ 1954 đến 2003 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:
A. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân muốn đông con.
B. Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao.
C.Vùng nông thôn và miền núi đang cần người lao động trẻ khỏe.
D. Kinh tế phát triển, nên cần nhiều lao động từ nước ngoài.
V. Công việc về nhà:- Làm bài tập số 3 sgk trang 10, làm bài tập ở vở thực hành.
- Tìm hiểu trước bài " Phân bố dân cư và các loại hình quần cư."
Đọc kĩ bài, xem lược đồ H3.1, bảng 3.1, trả lời các câu hỏi in nghiêng cuối mục.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 22/8/2012
Tuần: 02
Tiết 3. Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Giáo án Địa Lí lớp 9


Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

5

Năm học: 2012- 2013

A. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Trình bày được đặc điểm mật độ dân sốvà sự phân bố dân cư của nước ta
-Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước
ta.
II. Kĩ năng:
-Biết phân tích biểu đồ “phân bố dân cư và đô thị Việt Nam” và một số bảng số liệu về dân
cư.
III. Thái độ:
-Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi
trường đang sống.
-Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Bản đồ phân bố dân cư và độ thị Việt Nam
-Tư liệu, tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư Việt Nam
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I.Ổn định:
II.Kiểm tra bài cũ:
1) Hãy cho biết số dân nước ta năm 2002, 2003 và tình hình gia tăng dân số ở nước ta?
2) Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta hiện nay?

3) Làm bài tập SGK trang 10
III.Bài mới: Cũng như nhiều nước trên thế giới, sự phân bố dân cư nước ta phụ thuộc vào các
nhân tố tự nhiên, KT-XH, lịch sử…tùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động
với nhau tạo nên bức tranh phân bố dân cư nước ta hiện nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:
I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN
Hoạt động 1: Cá nhân/cặp
BỐ DÂN CƯ:
*- Dựa vào SGK và hiểu biết cho biết đặc điểm mật độ 1. Mật độ dân số:
dân số nước ta?
- Nước ta có mật độ dân số cao: 246
- So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế người/km2 (2003).
giới (2003)? (gấp 5,2 lần)
- Mật độ dân số của nước ta ngày
- So sánh với châu Á và các nước ĐNÁ.
càng tăng.
* Qua so sánh các số liệu trên rút ra đặc điểm mật độ dân
số nước ta?
(1989: 195người/km2; 1999: 231 người/km2; 2002:
241người/km2)
* Qua các số liệu trên em rút ra nhận xét gì về mật độ dân
số qua các năm?
* Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông 2. Phân bố dân cư:
đúc ở vùng nào? Đông nhất ở đâu? Thưa thớt ở vùng + Dân cư nước ta phân bố không đều
nào?
theo lãnh thổ:
( Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, tập trung 3/4 dân số, - Tập trung đông đúc ở vùng đồng
miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích tập trung 1/4 bằng ven biển và các đô thị, miền

dân số )
núi dân cư thưa thớt. (Xem H3.1 và
* Dựa vào sự hiểu biết và SGK cho biết sự phân bố dân B3.2)
cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta?
- Phần lớn dân cư nước ta phân bố ở
* Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân nông thôn (76% số dân)
cư nói trên.
* Nhà nước có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại
dân cư ?
II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ:
II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ:
- Gv cho HS đọc thuật ngữ “Quần cư” ở trang 155 SGK.
Hoạt động 2: Nhóm/Cặp: qua kênh chữ SGK và thực tế.
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

6

Năm học: 2012- 2013

- Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu quần cư nông thôn; - Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu quần cư thành thị.
- Các nhóm tìm hiểu và báo cáo theo dàn bài của bảng sau:
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Thấp, thường sống theo làng, bản … Cao, phân bố theo khu phố, dãy

Mật độ dân số
trải rộng theo lãnh thổ.
phố.
Kiểu nhà ống, chung cư cao tầng,
Kiến trúc nhà ở
Kiến trúc ngang, nhà trệt, nhà sàn …
biệt thự, nhà vườn…
Hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
Chức năng
Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
Thường là những trung tâm chính
trị, văn hóa, KHKT quan trọng.
- Các đô thị ở nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.
III. ĐÔ THỊ HOÁ:
Hoạt động 3: Cá nhân
* Dựa vào bảng 3.1 hãy:
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của
nước ta.
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá
trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
* Quan sát H3.1 cho nhận xét về sự phân bố các thành
phố lớn?

III. ĐÔ THỊ HOÁ:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị
tăng liên tục, qui mô đô thị được mở
rộng.
- Trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn
các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.


IV. Củng cố:
1) Lên bảng trình bày qua bản đồ đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích nguyên nhân.
2) Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta. Ở huyện Núi Thành có những loại hình quần
cư nào? Thể hiện ở đâu?
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
3) Đặc điểm nổi bật trong sự phân bố dân cư của nước ta là:
A. Rất không đồng đều.
B. Mật độ cao nhất ở các thành phố.
C. Tập trung ở nông thôn.
D. Cả ba đáp án trên.
4) Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì?
A. Trình độ đô thị hóa thấp.
B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hóa.
C. Tiến hành không đều giữa các vùng.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
V. Công việc về nhà:
- Làm bài tập ở vở thực hành, Làm bài tập 3 SGK trang 14.
- Tìm hiểu trước bài " Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống"
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 22/8/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 02
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

7


Năm học: 2012- 2013

Tiết 4. Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
A. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
-Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
II. Kĩ năng:
-Biết phân tích nhận xét các biểu đồ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Các biểu đồ cơ cấu lao động.
-Các bảng thống kê về sử dụng lao động .
-Tài liệu, tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống .
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Sự phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
2) Làm bài tập 3 trang 14
III.Bài mới: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển KT-XH, có ảnh
hưởng quyết định đến viếc sử dụng các nguồn nhân lực khác. Tất cả các của cải vật chất và các giá
trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của XH đều do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai
củng tham gia sản xuất, mà chỉ có một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệ ở vào độ tuổi nhất
định. Để hiểu rỏ hơn vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta, chúng ta cùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ

Hoạt động 1. Nhóm
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
( 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề)
1. Nguồn lao động:
* Dựa vào sự hiểu biết và SGK hãy cho biết: Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi
nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
dào và tăng nhanh. Đó là điều
* Dựa vào H4.1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa kiện để phát triển kinh tế.
thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân ?
- Tập trung nhiều ở vùng nông
* Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất thôn (75,8%)
lượng lao động cần có những giải pháp gì?
- Lực lượng lao động hạn chế
(- Biện pháp nâng cao chất lượng lao động: có kế hoạch giáo dục, vì thể lực và chuyên môn
đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề.) (78,8% không qua đào tạo)
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV chốt lại đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Hoạt động 2. Cá nhân
2. Sử dụng lao động:
* Dựa vào H4.2 nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao - Phần lớn lao động còn tập
động theo ngành ở nước ta?
trung trong nhiều ngành nông( So sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ 1989- 2003)
lâm- ngư nghiệp.
GV diễn giảng, phân tích rõ hơn. Và chốt lại:
- Cơ cấu sử dụng lao động của
nước ta được thay đổi theo
hướng tích cực. (H4.2)
II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM:
II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM:
Hoạt động 3. Theo nhóm

+ Nguồn lao động dồi dào
GV phân công mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi:
trong điều kiện kinh tế chưa
* Tại sao nói: việc làm đang là vấn đề gây gắt ở nước ta? ( Lao phát triển đã tạo ra sức ép rất
động đồi dào, kinh tế chưa phát triển, tình trạng thiếu việc làm ở lớn đối với vấn đề giải quyết
nông thôn, thất nghiệp ở thành thị (6%)
việc làm.
* Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại - Khu vực nông thôn: Thời
thiếu lao động có tay nghề ở các khu dự án công nghệ cao? (chất gian làm việc được sử dụng
lượng lao động Việt Nam...)
của lao động là 77,7% (2003)
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

8

Năm học: 2012- 2013

* Để giải quyết vấn đề việc làm theo em cần có những giải pháp - Khu vực thành thị: Tỉ lệ thất
nào?
nghiệp tương đối cao, khoảng
(* Hướng giải quyết việc làm:
6%.
-Phân bố lại lao động và dân cư
- Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển hoạt động công nghiệp hoá, dịch vụ ở thành thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề.)
III.CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG:
III. CHẤT LƯỢNG CUỘC
Hoạt động 4. Cá nhân
SỐNG:
* Dựa vào thực tế và SGK hãy nêu những dẫn chứng nói lên chất - Chất lượng cuộc sống đang
lượng cuộc sống của nhân dân đang có sự cải thiện?
được cải thiện ( thu nhập, giáo
( Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình GDP mỗi năm dục, y tế, nhà ở...)
tăng 7%; xoá đói giảm nghèo từ 16,1% (2001) xuống 14,5% - Chất lượng cuộc sống của
(2002)... 10% (2005); cải thiện về giáo dục, y tế, chăm sóc sức nhân dân còn thấp, chênh lệch
khoẻ, nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt).
giữa các vùng, giữa thành thị
- Thực tế so với các nước phát triển, chất lượng cuộc sống của và nông thôn.
nhân dân ta như thế nào?
Kết luận:
IV. Củng cố:
1) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gây gắt ở nước ta?
2) Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân?
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
3)Thế mạnh của người lao động Việt Nam hiện nay là:
A. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, có khả năng tiếp thu KHKT.
B. Mang sẳn phong cách sản xuất nông nghiệp.
C. Chất lượng cuộc sống cao.
D. Thiên về công nghiệp, dịch vụ.
4). Trong thời gian từ năm 1989 đến năm 2003 lực lượng lao động ngành nông – lâm- ngư
nghiệp nước ta đã:
A. Tăng từ 59,6% lên 71,5%.
B. Giảm từ 71,5% xuống 59,6%.

C. Tăng từ 68,8% lên 71,5%.
D. Giảm từ 71,5% xuống 68,8%.
5). Nhìn chung từ năm 1989 đến năm 2003, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đã
chuyển theo hướng tích cực, biểu hiện ở:
A. Số lượng lao động trong nông nghiệp tăng.
B. Tỉ lệ lao động trong ba ngành đều tăng.
C. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ lệ lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D. Tăng tỉ lệ lao động công nghiệp, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp và dịch vụ.
6) Để giải quyết được vấn đề việc làm cần có những giải pháp nào sau đây:
A. Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.
B. Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở
nông thôn.
C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu
việc làm.
D. Tất cả các đáp án trên.
V. Công việc về nhà:
- Làm bài tập 3 SGK: vẽ biểu đồ và nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các
thành phần kinh tế ở nước ta. Ý nghĩa của sự thay đổi đó.
- Làm bài tập ở vở thực hành; bài tập thực hành: vẽ biểu đồ tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì:
1985- 2003. Nêu nhận xét.
- Chuẩn bị bài thực hành: xem lại nội dung địa lí lớp 7 phần dân cư.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 31/8/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 03
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm


9

Năm học: 2012- 2013

Tiết 5. Bài 5: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999
A. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Biết cách so sánh tháp dân số.
-Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
-Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo tuổi giữa dân số và phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước.
II. Kĩ năng :
-Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao kĩ năng đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để
giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999
-Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
-Phiếu họctập
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gây gắt ở nước ta?
2- Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
3- Sửa bài tập về nhà cho học sinh.
III. Bài mới:
Bài tập 1:
Hoạt động 1: Nhóm
GV giới thiệu khái niệm: “Tỉ số phụ thuộc”

Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 yêu cầu của bài tập 1
Các nhóm thảo luận, trảo đổi. Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
GV bổ sung và chuẩn xác theo bảng sau:
Năm
1989
1999
Các yếu tố
Hình dạng của tháp
Cơ cấu dân
số theo tuổi

Đỉnh nhọn, đáy rộng

Nhóm tuổi

Nam %

Nữ %

0- 14
15- 59
60 trở lên

20,1
25,6
3,0

18,9
28,2
4,2


Đỉnh nhọn, đáy rộng chân đáy
thu hẹp hơn 1989
Nam %
Nữ %
17,4
28,4
3,4

16,1
30,0
4,7

Tỉ số phụ thuộc
86
71,2
GV: Tỉ số phụ thuộc của nước ta năm 1989 là 86 ( nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động
phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia.)
Bài tập 2:
Hoạt động 2. Theo cặp
GV yêu cầu:
• Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta.
• Giải thích nguyên nhân.
Sau khi học sinh trình bày, GV chuẩn xác lại kiến thức:
- Sau 10 năm ( 1989- 1999), tỉ lệ nhóm tuổi 0- 14 đã giảm xuống (từ 39% ->33,5%). Nhóm
tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng (từ 7,25 -> 8,1%). tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên (từ
53,8% -> 58,45)
- Do chất lượng cuộc sống của nông dân ngày càng được cải thiện: chế đọ dinh dưỡng cao
hơn trước, điều kiện y tế vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ tốt.
Bài tập 3

Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

10

Năm học: 2012- 2013

Hoạt động 3: Nhóm
GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề sau:
* Cơ cấu dân số nước theo tuổi ta có thuận lợi như thế nào cho phát triển kinh tế- xã hội?
* Cơ cấu dân số theo tuổi có khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế- xã hội nước ta?
* Biện pháp nào từng bước khắc phục khó khăn trên?
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày kết quả.
- GV bổ sung và chuẩnác kiến thức:
1. Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
Cung cấp nguồn lao động lớn.
Một thị trường tiêu thụ mạnh
- Khó khăn :
Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục, y tế, nhà ở
2. Giải pháp khắc phục:
- Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề.
- Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
IV. Củng cố:

1) Hãy giải thích tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta năm 1999 là 71,2%, được hiểu
như thế nào?
2) Nhận xét đánh giá tiết thực hành.
V. Công việc về nhà:
- Hoàn thành các bài tập ở vở thực hành.
- Chuẩn bị bài mới " Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam"
- Trả lời câu hỏi sau: Nét đặc trưng trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Được thể
hiện như thế nào?
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 31/8/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 03
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

11

Năm học: 2012- 2013

ĐỊA LÍ KINH TẾ
Tiết 6, Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Có hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.
-Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và khó khăn trong quá
trình phát triển.

II. Kĩ năng:
-Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí
-Rèn kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu ( biểu đồ tròn) và nhận xét biểu
đồ.
B. PHƯƠNG TIỆNDAY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam
-Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm2002 ( phóng to)
-Tài liệu, hình ảnh về thành tựu phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình
đổi mới
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài thực hành ( Từ 1-> 3 em)
III. Bài mới: (Theo SGK)
(Phần I giảm tải không học)
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
II. NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI:
II. NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ ĐỔI
Hoạt động 1: Cả lớp.
MỚI:
- Gv giới thiệu nền kinh tế nước ta bắt đầu đổi mới từ 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
năm 1986 (sau ĐH VI 12/1986)
a)Chuyển dịch cơ cấu ngành:
HS đọc thuật ngữ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế”
Tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm,
* Dựa vào SGK cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh công nghiệp- xây dựng tăng lên, dịch vụ
tế thể hiện ở những mặt chủ yếu nào?
còn nhiều biến động
* Dựa vào H6.1 SGK hãy:
b) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

- Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu - Nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh
vực trong GDP.
tế trọng điểm (Bắc bộ, miền Trung và phía
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch các khu vực?
Nam)
HS đọc “Vùng kinh tế trọng điểm”
- Các vùng kinh tế trọng điểm có tác động
* Dựa vào H6.2 :
mạnh đến các vùng kinh tế kế cận.
- Cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế ? Xác định, c) Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
đọc tên các vùng kinh tế trên bản đồ?
- Từ nền KT chủ yếu là khu vực nhà nước
- Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế và tập thể, có thêm nhiều thành phần kinh
trọng điểm đến sự phát triển kinh tế- xã hội?
tế khác. (Bảng 6.1 Tr 23)
- Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế
không giáp biển? vùng kinh tế giáp biển có ý nghĩa gì
trong phát triển kinh tế? ( kết hợp kinh tế trên đất liền
với kinh tế biển đảo)
Hoạt động 2: Nhóm/cặp
* Bằng vốn hiểu biết và qua các phương tiện thông
tin em cho biết nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn như thế nào?

2. Những thành tựu và thách thức:
a) Những thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá vững
chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá.

- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
toàn cầu.
b) Thách thức:
- Môi trường ô nhiễm tài nguyên cạn kiệt.
* Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển - Thiếu việc làm..
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

12

Năm học: 2012- 2013

kinh tế hiện nay là gì?
- Sự phân hoá giàu nghèo.
IV. Củng cố:
- Nền kinh tế nước ta thời kì đổi mới có những đặc điểm gì?
- H. 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.
- Chọn câu trả lời đúng đáp án:
1) Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Công nghiệp hóa.
B. Đô thị hóa, CN hóa nông thôn.
C. Giảm tỉ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành CN-XD-DV.
D. Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
V. Công việc về nhà:
-Làm bài tập 2: Vẽ bản đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu SGK trang 23
-Làm bài tập ở vở thực hành

-Tìm hiểu trước bài " Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp"
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 07/9/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 04
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

13

Năm học: 2012- 2013

Tiết 7. Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Nắm được vai trò các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với phát triển và phân bố nông
nghiệp ở nước ta.
-Thấy được các nhân tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền
nông nghiệp nhiệt đới, phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá.
II. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
-Biết sơ đồ hoá ác nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
-Biết liên hệ với thực tiễn ở địa phương.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

-Bản đồ khí hậu Việt Nam.
-Các lược đồ tự nhiên Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện rõ ở những khu vực nào?
2) Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta?
III. Bài mới: Nông nghiệp nước ta ngày nay có những đặc điểm, đặc thù khác so với các
ngành kinh tế khác là phụ thuộc nhiều vào ĐKTN. Điều kiện XH được cải thiện đã tạo ĐK thúc đẩy
nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Để hiểu rõ các nhân tố trên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố nông nghiệp nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:
I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:
Hoạt động 1: cặp
- Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ
* Cho biết vai trò của đất đối với ngành nông nghiệp?
bản để phát triển nông nghiệp.
- Nước ta có mấy nhóm đất chính? diện tích mỗi nhóm?
1. Tài nguyên đất:
- Phân bố chủ yếu của mỗi nhóm đất chính?
+ Đa dạng, gồm hai nhóm chính :
- Mỗi nhóm đất phù hợp với loại cây trồng gì?
- Đất phù sa : Khoảng 3 triệu ha, tập
GV hướng dẫn học sinh xem H20.1, H28.1, H31.1, trung ở đồng bằng.
H35.1
- Đất feralit : Khoảng 16 triệu ha, tập
Hoạt động 2. Nhóm
trung ở trung du, miền núi.

* Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết đặc 2. Tài nguyên khí hậu:
điểm khí hậu của nước ta?
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân
-Khí hậu nước ta có thuận lợi gì đối với sản xuất nông hoá theo chiều Bắc - Nam, theo độ
nghiệp?
cao, theo mùa. (Nhiều thiên tai)
* Tài nguyên nước của nước ta có đặc điểm gì?
3. Tài nguyên nước:
* Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh - Nguồn nước phong phú, phân bố
nông nghiệp ở nước ta? ( chống úng, cung cấp nước,cải không đều trong năm.
tạo đất…)
- Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong
* Trong môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, tài nguyên thâm canh nông nghiệp.
sinh vật nước ta có đặc điểm gì?
3. Tài nguyên sinh vật:
* Tài nguyên sinh vật nước ta tạo những cơ sở gì cho - Đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về
phát triển và phân bố nông nghiệp?
thành phần loài.
- Là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo các
giống mới.
II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ HỘI:
II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ
Hoạt động 3: Cá nhân.
HỘI:
* Nguồn lao động nông thôn nước ta có đặc điểm gì? Có - Là yếu tố quyết định đến sự phát
thuận lợi gì cho phát triển nông nghiệp ?
triển.
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường



Trường THCS Lê Văn Tâm

14

* Quan sát H7.2 hãy nêu hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật
trong nông nghiệp? cho ví dụ minh hoạ cho từng loại.
* Nêu các chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm
thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp?
(phát triển kinh tế hộ gia đình , kinh tế trang trại, nông
nghiệp xuất khẩu)
*HS đọc SGK
Hãy lấy ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối
với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em.

Năm học: 2012- 2013
1. Dân cư và nguồn lao động nông
thôn: Năm 2003 có 74% dân cư nông
thôn, 60% lao động làm nông nghiệp,
nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất
và cần cù trong lao động.
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Ngày càng
hoàn thiện, công nghiệp chế biến nông
sản phát triển và phân bố rộng khắp.
3. Chính sách phát triển nông
nghiệp: Chính sách mới ra đời nhằm
phát triển kinh tế nhiều thành phần
trong nông nghiệp.
4. Thị trường trong và ngoài nước:

Được mở rộng, thúc đẩy nông nghiệp
phát triển.

IV. Củng cố:
1) Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp
nước ta.
2) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến co ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân
bố nông nghiệp?
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
1) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến rộng khắp có ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố nông nghiệp về mặt:
A. Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp.
B. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
C. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp.
D. Tất cả các đáp án trên.
2) Sản xuất lúa của nước ta đảm bảo đủ ăn và còn đủ để xuất khẩu. Nguyên nhân quan trọng thứ
nhất là:
A. Tính cần cù lao động của nhân dân.
B. Đường lối đổi mới trong nông nghiệp của NN
C. Thời tiết thuận lợi nhiều năm.
D. Diện tích trồng lúa tăng lên.
V. Công việc về nhà:
-Cho ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản
ở địa phương em?
-Làm bài tập ở vở thực hành
-Chuẩn bị bài mới "Sự phát triển và phân bố nông nghiệp"
- Đọc bài, trả lời các câu hỏi.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 07/9/2012

Tuần: 04
Tiết 8. Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

15

Năm học: 2012- 2013

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
-Nắm được đặc điểm phát triển triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một
số xu hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
-Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp với việc hình thành các vùng sản xuất tập
trung, các sản phẩm sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
II. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu , kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây
công nghiệp theo vùng.
-Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN DAY HỌC:
-Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
-Lược đồ nông nghiệp ( phóng to)
-Tư liệu, hình ảnh, video về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:

1) Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta?
2) Phân tích vai trò của nhân tố chính sách phát triển nông nghiệp, trong sự phát triển và phân bố
nông nghiệp?
III. Bài mới: Việt Nam là một nước nông nghiệp, một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề
nông trồng lúa. Nông nghiệp nước ta phát triển từ lâu và được nhà nước coi là mặt trận hàng đầu.
Từ sau đổi mới, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Để có được những bước tiến
nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp, sự phát triển và phân bố của ngành đã có những chuyển biến
gì khác trước, ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- Qua thực tế cho biết đặc điểm chung của ngành nông * Đặc điểm chung: Phát triển vững
nghiệp nước ta?
chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt
vẫn là ngành chính.
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT:
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT:
Hoạt động 1 (Cặp/ nhóm)
- Tình hình phát triển: Cơ cấu đa
* Dựa vào bảng 8.1 hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây dạng, phát triển khá mạnh, tạo
lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu như:
ngành trồng trọt?
Gạo, cà phê, cao su, trái cây.
* Sự thay đổi này nói lên điều gì?
1. Cây lương thực:
Hoạt động theo nhóm
- Lúa là cây lương thực chính.
* Dựa vào bảng 8.2 trình bày các thành tựu trong sản xuất - Các chỉ tiêu về sản xuất lúa đều
lúa thời kì 1980- 2002.
tăng lên rõ rệt. (Bảng 8.2)
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phân tích 1 chỉ tiêu về sản

xuất lúa.
- Lúa được trồng ở khắp nơi, nhiều
Sau khi học sinh trình bày GV kết luận:
nhất là ĐBSH và ĐBSCL.
GV: Thành tựu nổi bật của ngành trồng lúa đã đưa nước ta từ
một nước phải nhập lương thực thành một trong những nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
* Dựa vào H8.2 và hiểu biết, cho biết đặc điểm phân bố nghề
trồng lúa nước ta?
2. Cây công nghiệp :
Hoạt động 2
-Cây công nghiệp phân bố hầu
* Hãy cho biết lợi ích của việc phát triển cây công nghiệp?
khắp cả nước. Tập trung nhiều ở
* Dựa vào bảng 8.3 cho biết nhóm cây công nghiệp hàng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
năm và nhóm cây công nghiệp lâu năm gồm những loại cây 3. Cây ăn quả:
nào? Phân bố ở đâu?
- Trồng được nhiều cây ăn quả có
* Nước ta có tiềm năng nào cho sự phát triển cây ăn quả? Kể giá trị cao.
tên một số cây ăn quả đặc sản miền Bắc, Trung và Nam bộ?
- Đông Nam Bộ và Đồng Bằng
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

16


Năm học: 2012- 2013

* Tại sao Nam bộ trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá Sông Cửu Long là vùng cây ăn
trị? (đặc điểm khí hậu, diện tích đất đai, giống cây nổi quả lớn nhất nước ta..
tiếng…)
II. NGÀNH CHĂN NUÔI:
II. NGÀNH CHĂN NUÔI:
* Ngành chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng như thế nào? + Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông
( thấp: 20%)
nghiệp (20%), đàn gia súc, gia cầm
* Xác định trên H8.2 vùng chăn nuôi trâu bò chính? Trâu bò tăng nhanh.
nuôi chủ yếu để đáp ứng nhu cầu gì?
- Trâu, Bò được nuôi nhiều ở trung
* Xác định trên H8.2 các vùng chăn nuôi lợn chính? Vì sao du và miền núi, chủ yếu lấy sức
lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng? (gần kéo.
vùng sản xuất lương thực,cung cấp thịt, giải quyết phân hữu - Lợn được nuôi nhiều ở đồng
cơ)
bằng sông Hồng và đồng bằng
HS đọc SGK
sông Cửu Long.
* Chăn nuôi gia cầm ở nước ta được phát triển như thế nào? - Chăn nuôi gia cầm phát triển
* Chăn nuôi gia cầm nước ta và các nước trong khu vực đang nhanh ở đồng bằng .
đối diện với những khó khăn gì? ( H5N1)
IV. Củng cố:
1) Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.
2) Xác định sự phân bố của các cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệplâu năm.
3) Hãy giải thích vì sao lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng?
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
4) Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng:
A. Thâm canh tăng năng suất.

B. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.
C. Phát triển đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. D. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
5) Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế là:
A. Phá thế độc canh cây lúa, tạo sản phẩm xuất khẩu, bảo vệ môi trường.
B. Giải quyết việc làm và phân bố lại dân cư lao động.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên.
D. Câu A & B đúng.
Đ. Câu A & C đúng.
V. Công việc về nhà:
-Làm bài tập 2 SGK trang 33: Vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
(GV hướng dẫn cách vẽ, đặt tên biểu đồ, cách chia theo đúng %, tổng là 100%, cách sử dụng các
kí hiệu và chú giải hợp lí)
-Làm bài tập ở vở thực hành: Vẽ biểu đồ đường biểu diễn, nhận xét.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 14/9/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 05
Tiết 9. Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

17

Năm học: 2012- 2013

LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học HS cần:
I. Kiến thức:
- Nắm được các loại rừng ở nước ta; vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tếxã hội và bảo vệ môi trường; các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
-Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả về thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ. Những
xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
II. Kỹ năng:
-Rèn luyện, nâng cao kỹ năng xác định, phân tích các yêu tố trên bản đồ, lược đồ.
-Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đường, lấy năm gốc = 100%
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
- Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản
- Tài liệu, hình ảnh, video về hoạt động lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
2) Xác địng sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm và hàng năm chủ yếu của nước ta trên
bản đồ “nông nghiệp Việt Nam”.
III. Bài mới: Qua ĐL 8 hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, thủy
sản ở nước ta? GV vào bài sau khi HS trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. LÂM NGHIỆP:
I. LÂM NGHIỆP:
Hoạt động 1:
1. Tài nguyên rừng:
* Dựa vào SGK và hiểu biết cho biết thực trạng tài nguyên - Tài nguyên rừng cạn kiệt, độ che
rừng nước ta hiện nay?
phủ rừng thấp (35%).
GV: mở rộng về sự suy giảm tài nguyên rừng.

- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng
* Đọc bảng 9.1 hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước chiếm tỉ lệ thấp gần 11,6 triệu ha.
ta?
Trong đó: 6/10 rừng phòng hộ, 4/10
Yêu cầu phân tích bảng số liệu. Cho nhận xét.
rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
* Mỗi loại rừng có chức năng như thế nào ?
(- Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường.
- Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân
dụng, xuất khẩu.
2. Sự phát triển và phân bố lâm
- Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài nghiệp:
quý hiếm.)
+ Phân bố:
Hoạt động 2: Cá nhân.
- Rừng phòng hộ: núi cao, ven biển
* Dựa vào H.9.2 cho biết sự phân bố các loại rừng?
- Rừng sản xuất: núi thấp, trung du
GV ( mở rộng)
- Rừng đặc dụng: ở các vùng sinh
* Quan sát H.91: với đặc điểm địa hình ¾ diện tích là đồi thái điển hình.
núi nước ta thích hợp với mô hình phát triển nào? Nó có + Sự phát triển:
hiệu quả như thế nào?
- Trung bình hàng năm khai thác 2,5
* Học sinh thảo luận:
triệu m3 gỗ.
Cho biết việc đầu tư rừng đem lại lợi ích gì?
- Mô hình nông-lâm kết hợp đang
(- Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn được phát triển góp phần bảo vệ

chế hạn hán và sa mạc hoá.
rừng nâng cao đời sống nhân dân.
- Góp phần hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo - Khai thác đi đôi với việc bảo vệ và
vệ nguồn gen quý giá.
trồng lại rừng.
- Cung cấp nhiều lâm sản)
II. NGÀNH THUỶ SẢN:
II. NGÀNH THUỶ SẢN:
Hoạt động 3:
1. Nguồn lợi thuỷ sản
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

18

* Nước ta có điều kiện tự nhiện thuận lợi như thế nào để
phát triển ngành thuỷ sản?
(- Nhiều sông suối, ao, hồ
- Vùng biển rộng 1 triệu km2
- Đường bờ biển dài, đầm phá, rừng ngập mặn.)
* Hãy xác định trên H.2 4 ngư trường cá trọng điểm của
nước ta?
(Hải Phòng- Quảng Ninh, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà
Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang, Hoàng Sa- Trường
Sa)
* Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự

nhiên nước ta đối với ngành thuỷ sản?
GV mở rộng thêm về những khó khăn do kinh tế- xã hội
mang lại.
Hoạt động 4:
* Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2 rút ra nhận xét về sự
phát triển ngành thuỷ sản?
(- sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, liên tục.
- Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn sản lượng nuôi
trồng)
Yêu cầu học sinh nhắc lại các tỉnh trong điểm nghề cá ở
nước ta.
GV: Ngư nghiệp tạo ra việc làm cho nhân dân, thu hút
3,1% số lao động có việc làm với 1,1 triệu người.
* Dựa vào SGK và vốn hiểu biết cho biết tình hình xuất
khẩu thuỷ sản của nước ta hiện nay?

Năm học: 2012- 2013
+ Thuận lợi:
- Nước ta có nhiều điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
thuận lợi để phát triển ngành khai
thác và nuôi trồng thủy sản nước
mặn, nước lợ và nước ngọt.
- Có 4 ngư trường trọng điểm (SGK)
nhiều bãi tôm, cá, mực.
+ Khó khăn: do thiên tai, môi
trường, khái thác quá mức…

2. Sự phát triển và phân bố ngành
thuỷ sản:

+ Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh
mẽ, tỉ trọng khai thác lớn hơn tỉ
trọng nuôi trồng. (Bảng 9,2)
- Khai thác: sản lượng tăng khá
nhanh, dẫn đầu là các tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Thuận.
- Nuôi trồng: Phát triển nhanh (tôm,
cá), dẫn đầu là Cà Mau, An Giang,
Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay có
bước phát triển vượt bậc.

IV. Củng cố :
1) Hãy xác định trên H.9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu
2) Hãy xác định trên H.9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá.
*Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng đáp án.
3) Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích:
A. Bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn sinh vật quí giá.
B. Hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất và sa mạc hóa.
C. Cung cấp lâm sản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
4) Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nhờ:
A. Nhân dân có kinh nghiệm khai thác và nuôi trồng thủy sản.
B. Mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
C. Đường bờ biển dài hơn 3000Km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu Km2.
D. Thị trường thế giới có nhu cầu tiêu thụ cao.
V. Công việc về nhà:
- Làm bài tập 3 SGK : dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu dồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng
thuỷ sản thời kì 1990- 2002.

hướng dẫn: (kẻ trục tung biểu thị sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn); trục hoành biểu thị năm 19902002; 3 đường biễu diễn thể hiện sản lượng thuỷ sản có kí hiệu khác nhau.)
- Làm bài tập ở vở thực hành
- Chuẩn bị bài “các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 14/9/2012

Tuần:05
Tiết 10. bài 10: THỰC HÀNH

Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

19

Năm học: 2012- 2013

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG
PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần:
I. Kiến thức:
- Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi
II. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường.
- Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi
- Phấn màu các loại, bảng phụ
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Hãy cho biết đặc điểm ngành trồng trọt nước ta thời kì 1990- 2002
2) Đặc điểm ngành chăn nuôi nước ta.
III. Bài mới:
BÀI TẬP 1
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài
GV hướng dẫn quy trình vẽ biểu đồ
Bước 1: Xử lí bảng số liệu. Chú ý làm số sao cho tổng các phần phải đúng 100%
• Gv treo khung của bảng phụ đã được xử lí (các số liệu được bỏ trống)
• Hướng dẫn xử lí số liệu:
 Tổng diện tích gieo trồng là 100%. biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 360 0 . nghĩa là 1%
ứng với 3,60
 Năm 1990 tổng diện tích gieo trồng là 9040 nghìn ha ->cơ cấu diện tích 100%
 Tính diện tích gieo trồng cây lương thực:
6474,6x100: 9040 -> 71,6%
 Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là:
71,6 x 3,60 = 2580
 Tương tự cách tính trên, cho học sinh tính cơ cấu diện tích và góc ở tâm trên biểu đồ của
các cây còn lại.
Kết quả ghi vào bảng mà GV đã chuẩn bị
Loại cây
Cơ cấu diện tích gieo trồng(%)
góc ở tâm trên biểu đồ tròn
(độ)
Năm 1990
Năm 2000

Năm1990
Năm2000
Tổng số
100
100
360
360
Cây lương thực
71,6
64,8
258
233
Cấy công nghiệp
13,3
18,2
48
66
Cây tp, ăq, cây khác
15,1
16,9
54
61
Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ” vẽ theo chiều kim đồng hồ.
- Biểu đồ năm 1990 bán kính 20mm, biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm
- GV vẽ biểu đồ năm 1990 lên bảng, HS vẽ tiếp biểu đồ năm 2002, thiết lập bảng chú giải.
Lưu ý: Đảm bảo chính xác, phải vẽ các hình quạt với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi
trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng vẽ đến đâu kẻ vạch (tô màu) đến đó. Đồng thời, thiết
lập bảng chú giải.

Giáo án Địa Lí lớp 9


Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

20

Năm học: 2012- 2013

Bước 3: Nhận xét:
- Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 (1990) lên 8320,3 (2002), tăng 1845,7
nghìn ha. Nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% (1990) xuống 64,8% (2002).
- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% lên
18,2%
- Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng
tăng từ 15,1% lên 16,9%.
BÀI TẬP 2: Vẽ và phân tích biểu đồ đường
1. GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường.
* Trục tung (biểu thị %)
- Có vạch trị số lớn hơn trị số trong bảng số liệu (217,2%).
- Có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi đơn vị tính (%).
- Gốc toạ độ thường lấy 0, nhưng có thể lấy một trị số phù hợp.
* Trục hoành: (năm)
- Có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi rõ năm.
- Gốc toạ độ trùng với năm gốc (1990). khoảng cách giữa các năm là bằng nhau (5năm), riêng
từ 2000- 2002 là 2 năm. Vì vậy các khoảng cách trên trục cũng tương ứng
* Vẽ các đồ thị: có thể vẽ các đường biểu diễn bằng các màu khác nhau, hoặc bằng các nét liền,
nét đứt khác nhau. (Hình biểu đồ ở trang bên)

* Chú giải:Trình bày riêng thành bảng chú giải.Hoặc ghi trực tiếp vào cuối các đường biểu diễn.
2. GV hướng dẫn học sinh nhận xét.
* Đàn gia cầm và lợn tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu
- Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh.
- Do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
- Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình
* Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng. Chủ yếu nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp nên nhu
cầu sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống. song đàn bò đã được chú ý chăn
nuôi để cung cấp thịt và sữa.

Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

21

Năm học: 2012- 2013

%
220
210
200
190
180
170
160
150

140
130
120
110
100
90
80

Chú giải
Trâu

Lợn
Gia cầm

1990

1995

2000

2002

Năm

Biểu đồ biểu hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
qua các năm: 1990, 1995, 2000, 2002

IV. Củng cố:
- Trình bày các bước vẽ biểu đồ hình tròn và dạng biểu đồ biểu diễn đồ thị.
V. Công việc về nhà:

- Hoàn thành các bài tập ở ở thực hành.
- Chuẩn bị bài 11: các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

22

Năm học: 2012- 2013

Ngày soạn: 21/9/2012
Tuần: 06
Tiết 11. Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CÔNG NGHIỆP
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần:
I. Kiến thức:
- Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố
công nghiệp nước ta.
- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hựp phải xuất phát từ
việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
II. Kỹ năng :
- Có kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên.
- Có kỹ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- biết vận dụng những kiến thức đã học để lí giải một số hiện tượng địa lí kinh tế.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam ( hoặc atlat địa lí Việt Nam)
- Bản đồ phân bố dân cư
- bảng phụ: vẽ sơ đồ H.11.1 (để trống 1 số ô)
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (không)
III. Bài mới: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quí giá của quốc gia, là cơ sở quan trọng hàng
đầu để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp, sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu
tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế xã hội. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự phát
triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc như thế nào vào các nhân tố tự nhiên và các nhân
tố kinh tế-xã hội.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:
I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:
Hoạt động 1: Cá nhân.
- Tài nguyên nước ta đa dạng, là
GV dùng sơ đồ H11.1 (vẽ sẳn) để trống các ô bên phải và cơ sở phát triển nhiều ngành công
bên trái.
nghiệp. (H 11.1)
* dựa vào thức đã học cho biết các tài nguyên chủ yếu của
nước ta? Khoáng sản, đất, nước, khí hậu, sinh vật)
- Các nguồn tài nguyên có trữ
GV yêu cầu học sinh trả lời và điền vào ô bên trái. Sau đó lượng lớn là cơ sở để phát triển
hướng dẫn học sinh điền vào các ô bên phải thể hiện được các ngành công nghiệp trọng điểm.
mối liên hệ giữa tự nhiên và phân bố công nghiệp.
- Sự phân bố tài nguyên tạo ra các
* Dựa vào bản đồ địa chất hãy nhận xét về ảnh hưởng của thế mạnh khác nhau của các vùng.
phân bố tài tài nguyên, khoáng sản tới sự phân bố một số
ngành công nghiệp trọng điểm?

II.CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ HỘI:
II.CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ
Hoạt động 2: (Nhóm)
HỘI:
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một nhân tố kinh tế- 1. Dân cư và nguồn lao động:
xã hội.
- Nguồn lao động dồi dào, thị
GV hướng dẫn học sinh thảo luận:
trường lớn, có khả năng tiếp thu
* Dân cư đông, nguồn lao động lớn => tạo điều kiện như thế KH-KT, thu hút sự đầu tư của
nào cho công nghiệp khai thác thế mạnh đó?
nước ngoài.
+ Tương tự cách làm như trên đối với các nhân tố còn lại.
2. cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, có sự nhận sở hạ tầng:
xét, bổ sung các nhóm khác
- Trình độ công nghệ còn thấp,
GV chuẩn xác.
chưa đồng bộ. phân bố tập trung
* Việc cải thiện đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối một số vùng.
với việc phát triển công nghiệp?
- Cơ sơ hạ tầng đang được cải
thiện (các vùng kinh tế trọng điểm)
* Giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở 3. Chính sách phát triển công
Giáo án Địa Lí lớp 9

Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm


23

Năm học: 2012- 2013

nước ta có định hướng lớn nào?

nghiệp:
- Chính sách công nghiệp hoá và
đầu tư.
- Chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần.
* Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công 4. Thị trường: Ngày càng được
nghiệp?
mở rộng, song đang bị cạnh tranh
* Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện đang phải đối đầu với quyết liệt.
những thách thức gì khi chiếm lĩnh được thị trường?
- Sức cạnh tranh hàng ngoại nhập.
* Cho biết vai trò của các nhân tố kinh tế- xã hội đối với việc - Sức ép cạnh tranh trên thị trường
phát triển công nghiệp?
xuất khẩu.
IV. Củng cố:
- Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông- lâm- ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp
chế biến.
- Hướng dẫn làm câu 1 Tr 41 SGK:
. Các yếu tố đầu vào: Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật.
. Các yế tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước.
V. Công việc về nhà:
- Làm bài tập 1 SGK: Điền các yếu tố đầu vào, đầu ra.
- Làm các bài tập ở vở thực hành

- Chuẩn bị bài 12: “Sự phát triển và phân bố công nghiệp”
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 21/9/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 06
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

24

Năm học: 2012- 2013

Tiết 12. Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần:
I. Kiến thức:
- Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm ở nước ta) và một
số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này.
- Biết được 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận,
Đông Nam Bộ
- Thấy được 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là TPHCM và Hà Nội
II. Kỹ năng :
- Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu công nghiệp
- Đọc và phân tích được lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu khí.
- Đọc và phân tích được lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam

- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Lược đôg các nhà máy các mỏ than , dầu khí.
- Tư liệu, hình ảnh về công nghiệp nước ta.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1) Cho biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp trọng
điểm nước ta?
2) Trình bày ảnh hưởng của nhân tố kinh tế- xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
III. Bài mới: (SGK)
Hoạt động của thầy và trò
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP:
Hoạt động 1
* Dựa SGK và hiểu biết cho biết cơ cấu ngành công nghiệp
nước ta theo thành phần kinh tế được phân ra như thế nào?
GV mở rộng thêm về sự thay đổi tỉ trọng của các cơ sở công
nghiệp ngoài nhà nước.
GV yêu cầu học sinh đọc “Ngành công nghiệp trọng điểm”
* Dựa vào H12.1 hãy sắp xếp tỉ trọng của các ngành công
nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?
* Ba ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn (>10%) phát triển
dựa trên thế mạnh gì của đất nước?
* Cho biết vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp? (Thúc đẩy tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM:
Hoạt động 2
* Cho biết nước ta có mấy loại than? (Than gầy (an- tra- xít),
nâu, mỡ bùn)
* Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu?

* Sản lưởng khai thác hàng năm như thế nào?
( Than: Trử lượng 6,6 tỉ tấn, trữ lượng khai thác 3,5 tỉ tấn.
Dầu khí trữ lượng 5,6 tỉ tấn, xuất khẩu TB năm 17,3 triệu
tấn.)
* Xác định trên H12.2 các mỏ than và dầu khí đang được
khai thác?

Giáo án Địa Lí lớp 9

Ghi bảng
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG
NGHIỆP:
- Công nghiệp nước ta phát triển
nhanh.
- Cơ cấu công nghiệp nước ta đa
dạng (Học H12.1). Các ngành
công nghiệp trọng điểm phát triển
dựa trên thế mạnh về tài nguyên
thiên nhiên và nguồn lao động.

II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TRỌNG ĐIỂM:
1. Công nghiệp khai thác nhiên
liệu:
a)Than:
- Nước ta có nhiều loại than, chủ
yếu là than an-tra-xit, tập trung chủ
yếu ở Quảng Ninh
- Sản lượng xuất khẩu than tăng
nhanh trong những năm gần đây.

b) Dầu khí: Trữ lượng lớn ở thềm
lục địa phía nam, đã khai thác
hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ
Giáo viên: Nguyễn Cường


Trường THCS Lê Văn Tâm

25

Năm học: 2012- 2013

m3 khí.
*Xác định trên H12.2 các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện?
2. Công nghiệp điện:
Lưu ý: Các nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Trà Nóc chạy bằng - Ngành điện lực ở nước ta phát
dầu F.O nhập nội.
triển dựa vào nguồn thuỷ năng dồi
* Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung?
dào, tài nguyên than, khí đốt
(Gần các nguồn nhiên liệu, trên các sông có trữ lượng thuỷ phong phú.
năng lớn)
- Sản lượng điện mỗi năm một
* Cho biết sản lượng điện hàng năm nước ta như thế nào?
tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và
( Năm 2002:35.562 trkwh, 2003: 41.117 trkwh)
đời sống.
Học sinh đọc SGK
* Dựa vào H12.1 và H12.2: cho biết tỉ trọng ngành chế biến 4. Công nghiệp chế biến lương
lương thực, thực phẩm? (cao nhất: 24,4%)

thực- thực phẩm:
- Các trung tâm lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng…
Có tỉ trọng cao nhất, phân bố rộng
Đặc điểm điểm phân bố của ngành chế biến lương thực, thực khắp cả nước. Có nhiều thế mạnh
phẩm?
để phát triển, đạt kim ngạch xuất
* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có khẩu cao.
thế mạnh gì? (nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng
lớn)
5. Công nghiệp dệt may:
* Cho biết ngành dệt may nước ta phát triển dựa trên ưu thế Phát triển nhờ nguồn lao động dồi
gì?
dào.
* Xác định trên H12.3 các trung tâm dệt may lớn.
Các trung tâm dệt may lớn nhất:
TPHCM, Hà Nội, Nam Định
III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN:
III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG
* Dựa vào H12.3 xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp NGHIỆP LỚN:
lớn nhất cả nước? Kể tên một số trung tâm tiêu biểu của 2 - Miền Bắc: Hà Nội- Hải Phòngkhu vực trên.
Quảng Ninh.
- Miền nam: TPHCM- Đồng NaiBà Rịa- Vũng Tàu
IV. Củng cố:
1) Chứng minh rằng: cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng?
2) Dựa vào H12.3 và H6.2 xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế
nước ta.
V. Công việc về nhà:
- Hoàn thành các bài tập ở vở thực hành
- Chuẩn bị bài 13: vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
D. RÚT KINH NGHIỆM:

(Phần 3 của mục II giảm tải không dạy. Câu 3 phần bài tập không yêu cầu HS trả lời)

Ngày soạn: 23/9/2012
Giáo án Địa Lí lớp 9

Tuần: 07
Giáo viên: Nguyễn Cường


×