Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Rèn Luyện Kỹ Năng Thực Hành Giải Phẫu, Phân Tích Mẫu Mổ Một Số Loài Động Vật Có Xương Sống Trong Sinh Học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.81 KB, 18 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng và không

thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường phổ
thông. Thông qua việc học môn sinh, các em có thể nắm được hệ thống kiến
thức về: thực vật, động vật, cơ thể người và vệ sinh, di truyền và biến dị, sinh
vật và môi trường giúp cho các em học sinh bước đầu hiểu được các quy luật
cơ bản của quá trình sống cũng như mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
và với môi trường, làm cơ sở giúp các em hiểu những nguyên tắc kỹ thuật
trong sản xuất có liên quan đến sinh học, các biện pháp gìn giữ vệ sinh, bảo
vệ môi trường nhằm tăng cường sức khỏe để lao động và sáng tạo.
Chính vì vậy, phương pháp dạy học của người thầy rất quan trọng trong
việc kích thích sự ham mê hứng thú học sinh học của học sinh. Một trong
những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến
thức từ phương tiện trực quan trong dạy học. Đó là mẫu vật sống, mẫu ngâm,
mô hình, tranh ảnh...Từ đó phát hiện ra những thông tin cần thiết cho việc
xây dựng kiến thức mới.
Thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ là một trong những phần quan trọng
giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giải phẫu,
kỹ năng trình bày nội quan vật mẫu, kỹ năng quan sát mô tả, nhận biết các
chi tiết cấu tạo các cơ quan và hệ cơ quan được nâng cao, trên cơ sở đó kiến
thức lí thuyết được củng cố, sơ đồ cấu tạo các hệ cơ quan trong tiết lí thuyết
được cụ thể hóa ở mẫu vật, để từ đó thêm yêu thích và có hứng thú khám phá
bộ môn sinh học.
Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:”Rèn luyện kỹ năng
thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ một số loài động vật có xương sống
trong sinh học 7”.


1


II.

Mục đích nghiên cứu

- Trước hết, qua các nghiên cứu đề tài này tôi nắm được lí thuyết và kỹ
năng thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ một các vững vàng và thấu
đáo hơn. Hơn thế, việc hệ thống lại lí thuyết và khái quát lại một số
phương pháp cùng các ví dụ cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng góp phần
phát triển tư duy của học sinh, hình thành và phát triển vững chắc các kỹ
năng thực hành, so sánh, tổng hợp...từ đó, tạo cho học sinh thế chủ động
trong chiếm lĩnh kiến thức sinh học và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
tích cực tham gia hoạt động nhận thức.
- Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức thực hành vào giải quyết những
bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi.
- Qua việc thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ sẽ có nhiều học sinh
giỏi, thông minh, có khả năng diễn đạt tốt khi trình bày so sánh...Học
sinh sẽ trở thành chủ thể hành động tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo
trong khai thác mẫu mổ để kiến tạo kiến thức sinh học.
Mong rằng với một chút ít kinh nghiệm của bản thân về kỹ năng thực
hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ, tôi viết đề tài này nhằm góp phần cùng
các bạn đồng nghiệp tháo gỡ vướng mắc khi rèn luyện kỹ năng thực hành ,
giúp học sinh hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng thực hành sinh hoc.
III.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Nói về kỹ năng thực hành động vật có rất nhiều kỹ năng cần nghiên cứu:

- Rèn luyện kỹ năng giải phẫu động vật.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày nội quan vật mẫu.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các chi tiết cấu tạo các cơ
quan và các hệ cơ quan....
Nhưng do thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi tôi không
dám đi sau vào lĩnh vực rộng lớn của rèn luyện kỹ năng thực hành mà chỉ đề
cập tới một chuyên đề nhỏ là giúp hoc sinh THCS đặc biệt là sinh học lớp 7
có được kỹ năng thực hành giải phẫu bằng những phương pháp đơn giản,
hiệu quả, hữu hiệu và phù hợp với trình độ kiến thức của hoc sinh THCS.
2


IV.

Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, để thực hiện đề tài này tôi sử
dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
1. Đọc tài liệu của PGS.TS Trần Hồng Việt, thầy Nguyễn Hữu Dực, thầy
Lê Nguyên Ngật (giảng viên trường ĐHSP Hà Nội I).
2. Nghiên cứu chương trình sinh học THCS nhất là chương trình lớp 6, 7
để từ đó nắm bắt tình hình, hệ thống nội dung kiến thức để sắp xếp hợp
lí, logic kiến thức.
3. Sưu tầm thống kê những cách rèn luyện kỹ năng thực hành để đúc kết
thành những phương pháp khoa học.
4. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng vào bài giảng cụ thể, quan
sát học sinh thực hành để thấy được những ưu nhược điểm để từ đó có
những biện pháp, hướng thay đổi đúng như mục đích nghiên cứu đã để
ra.
5. Giáo viên trò truyện, trao đổi với học sinh để tìm ra những khó khăn,

vướng mắc trong học tập thực hành, từ đó có biện pháp khắc phục để
đem lại sự thành công cho Bài giảng.
6. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu bài của học sinh.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
I.Những cơ sở chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
- Thực hành giải phẫu có vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức sinh
hoc cho học sinh phổ thông. Để giúp học sinh dễ hình dung sự vật, người thầy
đã phải dùng phương pháp trực quan bằng lời nói, tranh vẽ, ảnh chiếu....minh
họa. Tuy nhiên, để học sinh có kiến thức vững chắc cần phải tạo điều kiện cho
các em tìm hiểu thực tiễn sinh động, phải cho các em thực hành mổ xẻ mẫu vật
thực để quan sát chi tiết. Chỉ có tự tay làm, tự nghiên cứu, tìm hiểu, người học
mới hiểu sâu, nhớ kỹ.
- Mặt khác, qua thực hành học sinh còn rèn luyện được đôi tay thêm khéo léo,
phát huy óc tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng được tính cẩn thận, kiên trì, ý thức
tổ chức kỉ luật...
- Điều đáng bàn là ở nhiều trường, học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng nên
chỉ thực hành cho qua quýt cho xong, không có hào hứng học tập, nghiên cứu
nên kết quả không cao. Đó là những sai lầm cần sớm được chấn chỉnh và khắc
phục.
- Thực hành giải phẫu hình thái nhằm giúp người học hiểu chính xác, đầy đủ
về tổ chức cơ thể của đối tượng nghiên cứu, có sự chuẩn bị chu đáo và nghiên
cứu tốt.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình sinh học ở THCS, việc rèn luyện kỹ năng thực hành giải
phẫu được đặt ra ngay ở đầu cấp.

- Ở chương trình lớp 6 học sinh được lĩnh hội, rèn luyện một cách có hệ
thống những kiến thức và kỹ năng hình thành tri thức về thực vật. (kỹ
năng sử dụng kính lúp, kính hiển vi, kỹ năng quan sát tế bào thực vật....).
- Ở chương trình lớp 7 chủ yếu là nghiên cứu giới động vật, được biên
soạn theo quan điểm sinh thái và tiến hóa giúp cho học sinh hiểu rõ sự
4


gắn bó mật thiết giữa thế giới động vật với điều kiện sống của chúng.
Kiến thức của chương trình sinh hoc 6 và sinh hoc 7 tạo thành kiến thức
cơ sở cho những môn học tiếp theo: Cơ thể người và vệ sinh, di truyền và
biến dị, sinh vật và môi trường. Từ đó giúp các em học sinh nắm được hệ
thống kiến thức sinh học để áp dụng vào cuộc sống, lao động, hay tiếp
tục học lên THPT, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc đi vào cuộc
sống.
II. Rèn luyện kỹ năng thực hành giải phẫu động vật có xương sống.
1. Ý nghĩa
- Học động vật bao gồm hai phần: lí thuyết và thực hành nghiên cứu. Khi
học lí thuyết dù bài giảng chi tiêt đến đâu cũng không thể đưa người học
tiếp thu được thực tế khác quan, nói cách khác bài giảng vẫn chỉ là lý
thuyết sách vở. Do vậy, học động vật nếu chỉ dừng ở mức học lí thuyết
thì mới chỉ thực hiện được một nửa công việc và kiến thức thu được đó
sẽ không được đầy đủ, chắc chắn. Học sinh cần phải được hoàn thiện quá
trình học tập bằng các buổi thực hành, chính vì thế thực hành có ý nghĩa
rất quan trọng.
- Để thực hành đạt kết quả tốt, học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo. Việc
chuẩn bị này phải bắt đầu ngay từ khi nghe giảng trên lớp, chú ý phát
hiện ra những chỗ chưa rõ và đánh dấu lại để tìm hiểu, giải đáp qua tiết
thực hành.
- Điều quan trọng nữa là trước khi thực hành phải nghiên cứu bài thực

hành xem nội dung cần thực hiện, vận dụng vốn hiểu biết vào quan sát,
kiểm nghiệm lí thuyết bằng thực tiễn...nếu không làm được việc này chất
lượng tiết thực hành sẽ giảm đi nhiều, bởi khi thực hành bắt tay làm việc
các em sẽ không biết làm gì, phải làm như thế nào? Lúc này nếu mở tài
liệu ra đọc sẽ chiếm mất thời gian mổ. Chính vì vậy phải yêu cầu học
sinh đọc kỹ bài thực hành.

5


- Cần chống tư tưởng xem nhẹ thực hành, làm việc nôn nóng, qua loa cẩu
thả...ngược lai cần rèn luyện các đức tính cẩn thận, kiên trì, khoa học
thông qua các tiết thực hành.
2. Cách thức tiến hành
Khi rèn luyện kỹ năng thực hành giải phẫu động vật, phương tiện và kĩ
thuật thực hành là vô cùng quan trọng, vì vậy đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ
tính năng của các dụng cụ và kĩ thuật thực hành để có hiệu quả cao.
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ Kính lúp cầm tay dùng để quan sát những vật cần được phóng to hơn
khoảng 5-10 lần. Ví dụ: vảy nhỏ trên da bò sát.....
+ Kính hiển vi: dùng để quan sát các tổ chức vi mô mà kính lúp không làm
rõ được.
+ Kéo: dùng để mổ và cắt rất thuận tiện: Kéo mũi thẳng dùng để cắt lông, da
cơ, các nội quan và cả những tổ chức cứng như xương. Kéo mũi cong dùng
để cắt các đường cong hoặc tách gỡ các bộ phận mà không làm ảnh hưởng
tới các phần bên cạnh.
+ Kẹp dùng để kẹp, gắp, nâng các bộ phận làm chúng tách xa nhau để quan
sát hoặc làm chúng căng ra để dễ cắt....
+ Dao mổ: dùng để mổ, cắt.
+ Kim mũi mác dùng để rạch da, cơ mà không cần lực lớn hoặc rạch các

màng liên kết.
+ Kim mũi nhọn: Dùng để chọc tủy phá trung khu vận động, cũng dùng để
rạch màng liên kết, tách gỡ, nâng đỡ các nội quan khi phân tích quan sát.
+ Bàn mổ: dùng để đặt và giữ con vật ở vị trí cố định khi giải phẫu hoặc giữ
nội quan ở những vị trí cố định khi trình bày tiêu bản mổ.
+ Khay mổ.
- Kỹ thuật mổ:
+ Chọn các đối tượng thực hành phù hợp, có kích thước cơ thể vừa phải,
đảm bảo giá tiền rẻ để mỗi học sinh có cơ hội thực hành.
+ Dụng cụ phải đầy đủ theo yêu cầu của từng bài.
6


+ Khi giải phẫu phải chọn đúng dụng cụ, sử dụng đúng tính năng của dụng
cụ.
+ Mẫu vật mổ luôn luôn phải đặt chìm trong nước và máu chảy ra phải tẩy
rửa ngay, không để máu đọng vào các bộ phận khó quan sát. Mẫu vật to như
thỏ thì phải mổ khô, khi máu chảy cần lấy bông thấm hết ngay.
+ Khi dùng kéo mổ thì mũi kéo luôn hướng lên phía trên.
+ Khi dùng panh cần kẹp nhẹ nhàng, tránh làm nát mẫu vật.
+ Khi cố định mẫu vật cần cắm ghim xiên tạo góc nhọn 45 0 với mặt bàn mổ,
không nên cắm thẳng, vừa vướng khó mổ, khó phân tích, vừa mất mĩ thuật.
Khi thực hành xong cần rửa dụng cụ sạch sẽ, lau khô cẩn thận, giao trả
phòng đồ dùng tránh han rỉ, mất mát dụng cụ.
- Kỹ năng thực hành: sau tiêt thực hành học sinh cần đạt một trình độ kỹ
năng nhất định.
+ Về giải phẫu: Biết mổ, tách gỡ và trình bày được chính xác các cơ quan
không bị hỏng.
+ Về trình bày tiêu bản: Trình bày đúng quy cách, hợp khoa học, tiêu bản
sạch đẹp.

+ Về kiến thức: Qua tiêt thực hành học sinh phải nắm chắc và trình bày được
lưu loát cấu tạo, hoạt động của các cơ quan trên mẫu vật thực.
- Viết báo cáo tường trình: Phải viết đầy đủ: Trình tự tiến hành, kết quả
đạt được, thu hoạch, những kinh nghiệm thành công hay không thành
công...rèn luyện cho các em viết báo cáo khoa học sau này.
• Những kĩ năng cần lưu ý trước khi làm thí nghiệm, thực hành
- Kĩ năng quan sát:
+ Quan sát động vật ngoài thiên nhiên: Quan sát động vật trong môi trường
sống của chúng cần chú ý về cách vận động di chuyển, màu sắc cơ thể, tập
tính sống.....
+Quan sát mẫu động vật trong phòng thí nghiệm: Quan sát hình dạng ngoài
cần chú ý đến kích thước cơ thể, các bộ phận cấu tạo ngoài như da, chi, giác
quan.....Khi quan sát mẫu mổ sẵn cần chú ý đến vị trí của các hệ cơ quan
7


trong cơ thể, cấu trúc của từng hệ cơ quan bên trong, mối liên hệ giữa cấu
tạo và chức năng của từng hệ cơ quan, sự liên hệ giữa các hệ cơ quan trong
cơ thể.
- Cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hành.
-

Khi thực hành cần hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng, giải
thích các kết quả.

- Cần chuẩn bị trước câu hỏi dẫn dắt hay các gợi ý cho học sinh suy nghĩ.
- Phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành đã quy định trong chương trình.
- Giáo viên phải chuẩn bị trước và làm thành thạo các bài thực hành có
trong chương trình.
- Phải hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy thực hành, an toàn

phòng thí nghiệm.
- Cần có đánh giá và cho điểm kết quả thực hành, kỹ năng làm thí nghiệm.
MỘT VÀI VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7
Ví dụ 1: Thực hành: Mổ cá
- Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung thực hành cá chép sách giáo khoa
sinh học 7 trang 106, hiểu rõ cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cá chép,
mục đích là để thông qua bài thực hành các em sẽ quan sát cấu tạo trong
trước rồi mới học sau..
- Chuẩn bị: + Cá chép nhỏ hoặc cá diếc ( chuẩn bị theo nhóm 4-6 học sinh
một mẫu mổ)
+ Bộ đồ mổ và khay mổ, đinh ghim
+ Tranh vẽ các nội quan và não cá
+ Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn
- Cách mổ:

+ Cắt 1 vết trước hậu môn và cắt một đường dọc giữa bụng

đến góc mang, sau đó cắt vòng bên thân từ lỗ huyệt lên đến phía trước
buồng mang. (chú ý không chọc sâu mũi kéo để không làm hỏng nội quan
phía trong). Đặt cá xuống ván mổ ( đổ nước ngập tiêu bản). Cắt tiếp đường
8


vòng theo nắp mang. Sau đó cắt theo đường qua các xương sườn, dưới cột
sống và lật bỏ. Tiếp đó cắt tiếp xương nắp mang để lộ toàn bộ nội quan. Như
hình 1. Cách mổ cá chép.

Hình 1. Cách mổ cá chép (đường viền đỏ)

Chú ý giữ cho các mạch máu không bị đứt, nếu mạch máu bị đứt, máu chảy

nhiều sẽ khó quan sát. Nếu máu chảy ra phải rửa máu ngay.
Sau khi mổ, quan sát sơ bộ vị trí tự nhiên của các nội quan. Trước tiên ta
thấy toàn bộ nội quan cá được phủ bởi một màng rất mỏng, đó là mạc bụng.
Bóc bỏ mạc bụng để quan sát các nội quan.
Tim nằm ngay đầu cùng, vùng ngực, dưới đôi mang cuối cùng, tim được bao
bọc bởi xoang bao tim. Sau tim là màng ngăn tim-bụng. Trong xoang bụng,
từ lưng xuống là thận màu nâu sẫm. Bóng hơi ở cá chép khá to, phân làm hai
thùy. Dưới bóng hơi là tuyến sinh dục. Dưới tuyến sinh dục là ruột gấp khúc
có tuyến tiêu hóa là gan và tụy bám bên ngoài. Có thể thấy rõ qua hình 2.
Cấu tạo trong của cá chép.

9


Hình 2. Cấu tạo trong của cá chép
- Đối chiếu với hình 2, yêu cầu học sinh xác định vị trí của lá mang, tim,
dạ dày, ruột, gan, mật, thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng, bóng hơi.
- Gỡ các nội quan để quan sát rõ hơn: Gỡ dần ruột, tách mỡ dính vào ruột.
- Quan sát bộ xương cá ( hình 32.2 sgk sinh học 7)
- Quan sát bộ não cá.

10


Hình 3. Bộ não cá chép.
- Sau khi quan sát từng nhóm trao đổi nêu nhận xét về vị trí các cơ quan và
vai trò của chúng theo bảng:
Tên cơ quan
Mang
Tim

Thực quản, dạ dày, ruột, gan
Bóng hơi
Thận
Tuyến sinh dục, ống sinh dục
Bộ não

Nhận xét và nêu vai trò

- Mỗi nhóm báo cáo nhận xét về 1 hệ cơ quan, các nhóm khác bổ sung.
• Những kết luận quan trọng: Học sinh thấy rõ đặc điểm cấu tạo của cá
thích nghi với đời sống ở nước. Rèn cho học sinh kĩ năng mổ động vật có
xương sống.
Ví dụ 2. Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ.
- Những kiến thức cần lưu ý trước khi làm thí nghiệm thực hành.
+ Đặc điểm của bộ xương ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
11


+ Các hệ cơ quan: Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản trên mẫu
mổ ếch.
- Những kỹ năng cần lưu ý:
+ Quan sát cấu tạo ngoài: Xác định các phần của cơ thể ếch
+ Quan sát mẫu mổ: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ.
+ Kĩ thuật mổ ếch ( chỉ dành cho giáo viên ): Cần làm liệt ếch bằng một
trong hai cách.
Cách 1: Cho ếch vào bình có bông tẩm ete hoặc clorofooc, đậy kín, để 5-10
phút.
Cách 2: Chọc tủy. Đặt ếch nằm sấp trong lòng bàn tay trái, ngón tay trỏ khẽ
kéo đầu ếch gập về phía bụng. Tay phải dùng kim mũi nhọn dò tìm nơi tiếp
giáp giữa xương đầu và đốt sóng cổ (hình dung một tam giác đều, đáy là

đường nối bờ sau 2 mắt, đỉnh nằm trên trục dọc lưng là điểm cần chọc.)
Ấn kim sâu 3-5mm vào vị trí của tủy sống, đẩy mũi kim dọc ống tủy xuôi về
phía huyệt khoảng 3-4 cm, khi thấy ếch mềm ra, 2 chi sau buông thõng là
được.
Đặt ếch nằm ngửa trên khay mổ, ghim chặt 4 bàn chân. Tay trái dùng kẹp
nâng da bụng ở phần trước lỗ huyệt, tay phải dùng kéo cắt thủng da bụng,
luồn một mũi kéo vào khoảng giữa lớp da và lớp cơ, cắt một đường dọc
bụng lên tận hàm dưới. Khoảng trống giữa da và cơ là vị trí của các túi bạch
huyết. Lật mặt trong da ếch sẽ thấy có rất nhiều mạch máu nhỏ màu đỏ, phân
nhánh chằng chịt, vì da có thêm chức năng hô hấp. Quan sát cơ ở mặt bụng
sẽ thấy ếch chưa có lồng ngực, mở rộng vết cắt ra hai đùi sẽ thấy nhiều bắp
cơ lớn của phần đùi.
Tiến hành cắt cơ theo đường giữa bụng như cắt da ở phần trên nhưng lệch
sang trái hoặc phải để tránh đứt tĩnh mạch bụng, mũi kéo luôn hướng lên
trên để không làm hỏng các chi tiết bên trong. Khi cắt dọc xương ức cần hết
sức cẩn thận để mũi kéo không làm thủng tim hoặc đứt động mạch, tĩnh
mạch ở vùng này.

12


- Hướng dẫn học sinh quan sát bộ xương, rồi đến quan sát mẫu mổ, hoặc
có thể chia lớp thành nhiều nhóm để trao đổi nhau. ( có thể đối chiếu với
hình 4. Cấu tạo trong của ếch.

Hình 4. Cấu tạo trong của ếch.
- Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch.
- Những kết luận quan trọng: Đặc điểm cấu tạo trong của ếch thích nghi
với đời sống mới chuyển lên cạn.
Ví dụ 3. Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu.


13


- Những kiến thức cần lưu ý trước khi làm thực hành: Đặc điểm của bộ
xương chim thích nghi với đời sống bay. Các hệ cơ quan: Tuần hoàn, hô
hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu.
- Những kĩ năng cần lưu ý trước khi thực hành:
+ Quan sát cấu tạo ngoài: Xác định các phần của cơ thể (đầu, cổ mình,
chân, đuôi, lỗ huyệt, tuyến phao câu).
+ Kĩ thuật mổ chim (chỉ dành cho giáo viên): Làm chết chim bằng cách bóp
cổ cho chết ngạt. Đưa mũi kéo vào bờ sau xương ngực, nơi tiếp giáp với
xương sườn rồi cắt dọc tới khớp vai. Khi cắt xong hai bên, ta có thể nhấc
xương ngực ra khỏi mẫu đang mổ. Đưa kéo vào chỗ xương ngực vừa lấy đi,
lách nhẹ vào cơ bụng cắt hai đường theo hai bên sườn xuống phía trên huyệt.
Nhấc tấm da cơ bụng vừa cắt ra, ta được mẫu chim mổ.
+ Quan sát mẫu mổ: Xác định vị trí của tim và hệ mạch, các bộ phận của hệ
tiêu hóa, bài tiết, sinh sản (đối chiếu với hình 42.2 sgk sinh học 7 trang 139).
- Các bước cần lưu ý trong quá trình tổ chức giờ lên lớp để dẫn dắt học
sinh.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát bộ xương rồi đến quan sát mẫu mổ, hoặc có
thể chia lớp thành nhiều nhóm để đổi nhau.
+ Hướng dẫn viết thu hoạch.
- Những kết luận quan trọng: Sự sai khác của hệ tiêu hóa ở chim bồ câu so
với những động vật trong ngành động vật có xương sống.
Kết luận : Từ những ví dụ trên có thể thấy lý thuyết và thực hành không
tách rời nhau mà gắn bó với nhau. Lý thuyết là cơ sở giúp cho bài thực hành
được thực hiện tốt hơn, bài thực hành giúp củng cố lý thuyết một cách sinh
động, trực quan hơn.
3. Quy trình tiến hành

Để thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ động vật có xương sống có thể tiền
hành theo quy trình sau :

14


- Hướng dẫn cho học sinh nắm chắc đời sống, đặc điểm cấu tạo ngoài,
trong của mỗi động vật, phân tích mối liên quan hệ giữa cấu tạo và cức
năng của mỗi cơ quan.
- Hướng dẫn các em nắm vững các tính năng của dụng cụ thực hành, thao
tác mổ trên từng đối tượng.
- Hướng dẫn học sinh tập thực hành trên từng đối tượng, xác định vị trí của
các nội quan qua việc đối chiếu với tranh hình có chú thích.
- Hướng dẫn học sinh tập viết bài thu hoạch: Thấy rõ sự phù hợp giữa cấu
tạo và chức năng của từng đối tượng.
III .Kết quả và bài học kinh nghiệm
1.Kết quả
Qua thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận thấy về kỹ năng thực hành giải
phẫu và phân tích mẫu mổ của học sinh đã có nhiều tiến bộ đáng kể, thể
hiện qua tâm lí của học sinh không còn sợ khi giáo viên gọi lên phân tích
mẫu mổ, qua các thao tác thực hành giải phẫu không còn quá lúng túng. Học
sinh đã biết tìm kiến thức qua việc xác định vị trí nội quan trên mẫu mổ,
phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng . Đa số các em đã
thích học thực hành nhiều hơn, mạnh dạn khi tiếp xúc với mẫu vật, mất đi
phần nào cảm giác sợ hãi khi học thực hành.
Chính vì vậy mà phần trình bày bài cũ của học sinh kết hợp giữa kiến
thức đã học với kỹ năng thực hành đạt kết quả tốt hơn, trong bài mới các em
hăng hái xác định khám phá vị trí nội quan của từng mẫu vật mà bài học
đang đi tìm hiểu.
Tất cả những điều trên đã góp phần làm cho kết quả các bài làm kiểm

tra và toàn bộ môn học của học sinh cao hơn trước đáng kể.
2.Bài học kinh nghiệm:
Trải qua thực tế giảng dạy vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân
tôi thấy được những bài học kinh nghiệm bổ ích sau:

15


 Người giáo viên phải tâm huyết với nghề, cần sử dụng đầy đủ bản đồ
cần thiết trong giờ học, tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái để tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
 Thường xuyên theo dõi để động viên, khen thưởng những tiến bộ về kỹ
năng thực hành của học sinh đồng thời cũng kịp thời bảo ban uốn nắn
những sai sót trong kĩ năng thực hành cho học sinh.
 Đặt những câu hỏi kích thích tính tò mò của học sinh và tạo cơ hội để
các em học sinh làm việc với thực hành nhiều hơn….

16


PHẦN III : KẾT LUẬN
I. Một số kết luận
Qua nghiên cứu phương pháp giảng dạy như trên,tôi thấy phần nào đã
tháo gỡ được những khó khăn, lúng túng của học sinh khi tiếp cận với kiến
thức và kĩ năng thực hành. Giúp các em phát triển tư duy, chủ động trong vai
trò người học.Quan trọng nhất là khả năng giúp cho các em có khả năng thực
hành và tự khẳng định mình trước tập thể lớp, tăng tính tự tin, học hỏi lẫn
nhau và biết được sức học của mình để phấn đấu vươn lên.
Tuy đây chỉ là những suy nghĩ nhỏ nhưng với sự nhiệt tình của một giáo
viên trẻ mới ra trường và lòng yêu nghề tôi mạnh dạn đưa ra suy nghĩ, giải

pháp của mình mong sẽ góp phần nhỏ vào việc rèn luyện kỹ năng thực hành
cho học sinh đặc biệt là thực hành giải phẫu và phân tích mẫu mổ một số loài
động vật có xương sống thuộc chương trình sinh học lớp 7.
II .Một số khuyến nghị
- Tiếp thu những kiến thức mới về rèn luyện kỹ năng thực hành giải phẫu
và phân tích mẫu mổ kết hợp với các kỹ năng thực hành khác trong một
tiết học để bổ sung bài giảng.
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài này để giảng dạy ở nhà trường và dần dần hoàn
thiện đề tài .
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày 29 tháng 01 năm 2015
Giáo viên : Nguyễn Minh Ngọc

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ SGK 6, 7 NBX GD
2. Bộ SGV 6, 7 NXB GD
3. Sách thiết kế 6, 7 NXB GD
4. Chuyên đề sinh học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I
5. Đại cương về thực hành - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I
6. Thực hành động vật có xương sống – PGS.TS TRẦN HỒNG VIỆTPGS.TS NGUYỄN HỮU DỰC- PGS.TS LÊ NGUYÊN NGẬT.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn sinh học – Bộ
giáo dục và đào tạo.
8. Internet

18




×