Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.05 KB, 3 trang )

Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
Trờng trung học phổ thông Nho Quan B
đề thi thử
Môn: Ngữ văn
Lớp 12
Thời gian 150 phút
Câu 1: (2 điểm)
Tại sao Alêchxây Mắc xi mô vích PêScốp lại có bút danh là Mắc xim
cay đắng
Câu 2: (3 điểm)
Nêu và cho biết ý nghĩa của tình huống truyện trong tác phẩm Mảnh
trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
Câu 3: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn
Du của Tố Hữu:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe nh non nớc vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thơng nh tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi ngời xa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng ngời.
Hớng dẫn chấm thi
Môn: Ngữ văn
Lớp 12
Thời gian: 150 phút
Câu 1:( 2 điểm)
Alếchxây Mắc xi mô vích Pêscốp có bút danh là Mắc xim cay đắng vì
cuộc đời nếm trải đủ cảnh đời cay đắng gần 15 năm:
- Thủa ấu thơ trải qua nhiều cay đắng, là một cơn ác mộng hãi hùng: 3
tuổi mồ côi cha, 10 tuổi mồ côi mẹ, sống với gia đình ông bà ngoại phải
chứng kiến sự hằn thù độc ác của những ngời cậu trong gia đình và ông
ngoại dữ đòn cay nghiệt...


- Ngồi trên ghế tiểu học không bao lâu phải vào đời kiếm sống với rất
nhiều nghề: Ban đầu rửa bát trên tàu thủy, từ 1884 làm ở cảng sông, ở lò
bánh mì, nghề chài lới, coi hàng ở ga xe lửa...
- Năm 1891 chu du khắp nớc Nga vừa đi vừa kiếm sống: Từng làm thợ
khuân vác, làm tá điền, làm mỏ muối, hái nho thuê, quai búa lò rèn, làm kế
toán, hòa mình vào dòng ngời đói...
- Cuộc đời quá khắc nghiệt nhng bằng nghị lực phi thờng cùng với khả
năng tự học vơn lên tới ánh sáng văn hóa năm 1892 ông bắt đầu bớc vào
làm báo và làm văn chuyên nghiệp trở thành chiến sĩ cách mạng kiên cờng.
Ông bớc lên đỉnh vinh quang.
(Mối ý 0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
- Trong tác phẩm Mảng trăng cuối rừng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã
sáng tạo ra một tình huống gặp gỡ ngẫu nhiên tình cờ và hết sức thú vị giữa
Lãm - một chiến sĩ lái xe và Nguyệt một cô công nhân giao thông. Giữa họ
ngầm có sự đính ớc mặc dù cha một lần gặp mặt chỉ biết về nhau qua
những bức th, qua ngời trung gian là chị Tính - chị gái Lãm. Lần này họ
đang cùng đi đến điểm hẹn để gặp nhau vô tình cùng ngồi trên chiếc xe
cùng vợt qua sự bủa vây của bom đạn kẻ thù, rồi chia tay nhau mà không
nhận ra nhau.
- Tình huống ngẫu nhiên đó rất phù hợp với quy luật và cuộc sống của
chiến tranh. Thông qua tình huống này nhà văn muốn ca ngợi và thể hiện
cái hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con ngời: đó chính là niềm tin mãnh
liệt vào tình yêu, cuộc sống ở thế hệ trẻ trong những năm tháng kháng
chiến chống Mĩ. Đặc biệt ở Nguyệt một cô gái một cô gái xinh đẹp có một
niềm tin mãnh liệt vào chính mình vào tình yêu và là tấm gơng sáng về
lòng dũng cảm và đức hi sinh.
( Mỗi ý 1,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh phải biết làm bài văn nghị luận thao tác phân tích
- Trình bày diễn đạt phải rõ ràng, văn viết có cảm xúc
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có nhiều cách diến đạt khác nhau miễn đảm bảo nội dung
sau:
- Nêu đôi nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm: Tố Hữu là nhà thơ của lý
tởng cách mạng. Nhà thơ trữ tình chính trị. Bài này đợc sáng tác nhân dịp kỉ
niệm 200 năm sinh của đại thi hào......
- Cả bài thơ là sự cảm thông trân trọng của Tố Hữu với những tâm t, nỗi
niềm của Nguyễn Du. Đoạn thơ này là sự tôn vinh, đánh giá rất cao mà tác
giả Tố Hữu dành cho Nguyễn Du
- Tác giả muốn đề cao giá trị nhân đạo trong thơ Nguyễn Du: Tiếng thơ
của Nguyễn Du là tiếng lay động đất trời, lay động lòng ngời, là sự kết tinh
của ngàn năm đất nớc. Tiếng thơ ấy gần gũi thân thơng nh lời mẹ ru...
Tiếng thơ tác động vào nhân cách mỗi con ngời....
- Thể thơ lục bát uyển chuyển có sức lay động hồn ngời, sử dụng biện
pháp nghệ thuật so sánh....
3. Biểu điểm:
- Điểm: 4-5 khi thí sinh đảm bảo yêu cầu trên diễn đạt tốt có xúc cảm
- Điểm 3: khi đạt 2/3 yêu cầu trên còn một vài lỗi nhỏ ttrong diễn đạt
- Điểm 2 - 1: quá sơ sài về nội dung và hạn chế trong diễn đạt
- Lạc đề : 0 điểm.

Ngời ra đề
Phan Thị Kim Dung

×