Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đổi Mới Nội Dung, Cách Thức Thi Thuyết Trình Văn Học Theo Hướng Tích Hợp Giáo Dục Cảm Nhận Văn Học Với Các Nội Dung Giáo Dục Khác Trong Nhà Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.99 KB, 27 trang )

1

1. Tên đề tài
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CÁCH THỨC THI THUYẾT TRÌNH VĂN
HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC CẢM NHẬN VĂN HỌC
VỚI CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC KHÁC TRONG NHÀ TRƯỜNG
NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ THIẾT THỰC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN NAM TRÀ MY.
2. Đặt vấn đề
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu
Thuyết trình văn học là trình bày một cách rõ ràng những cảm nhận về
tính chân – thiện – mỹ của một tác phẩm, một chủ đề hoặc một luận điểm, một
nhận định văn học nào đó trước mọi người. “Văn học là nhân học.” nên thuyết
trình văn học nói riêng cũng như tất cả các hoạt động văn học nói chung, đều là
hoạt động học cách sống, học làm người. Trở thành Hội thi thường niên cho học
sinh bậc trung học từ cấp trường, cấp huyện đến cấp tỉnh từ năm học 2012-2013
trở về trước, và luân phiên hai năm học một lần từ năm học 2014-2015 trở đi; đã
ghi nhận rõ về tầm quan trọng của thuyết trình văn học. Chính vì lẽ đó mà
nghiên cứu làm thế nào để ngày càng nâng cao hiệu quả thiết thực trong mỗi Hội
thi là điều cần được quan tâm đúng mức.
2.2. Tóm tắt những thực trạng liên quan
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm học qua, Trường Phổ
thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Nam Trà My đã nghiên cứu và tổ chức
Hội thi Thuyết trình văn học đúng với thể lệ hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam, của Phòng GD&ĐT huyện. Đó là thí sinh được
tự do chọn tác phẩm, vấn đề văn học bất kỳ thuộc khối lớp đang học, có sự
hướng dẫn của giáo viên để xây dựng bố cục và bài thuyết trình. Phần thi thuyết
trình được trình bày trọn vẹn cả bài như đã chuẩn bị (thực hiện ở các năm học từ
2006–2007 trở về trước), các năm học từ 2007–2008 trở đi được trình bày một
phần hoặc một số phần (luận điểm), theo yêu cầu của Ban Giám khảo. Sự cải
tiến này đã phát huy ưu điểm ở chỗ có thể kiểm chứng được khả năng nhanh


nhạy, chủ động trong tiếp nhận và trình bày nội dung của thí sinh; đồng thời tiết
kiệm được thời gian cho Hội thi.
Đến năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức Hội thi với những
điểm mới về nội dung và thể lệ, đó là: Ban Tổ chức đưa ra từ 10 đến 15 vấn đề
(có kèm theo những tác phẩm cụ thể để thí sinh lựa chọn nội dung thuyết trình).
Những vấn đề được chọn nằm trong chương trình học của khối lớp mà thí sinh
dự thi đang học. Mỗi thí sinh chỉ được bắt thăm 01 vấn đề để thuyết trình. Thí sinh
chỉ được phép sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn của khối lớp đang học để chuẩn bị
bài thuyết trình. Sau khi được gọi tên vào phòng, thí sinh bắt thăm vấn đề, bắt thăm
giám khảo đặt câu hỏi và chuẩn bị phần thuyết trình trong thời gian 60 phút. Thời
gian thuyết trình của thí sinh cấp THCS không quá 7 phút. Thời gian thuyết
trình của thí sinh cấp THPT không quá 10 phút. Thời gian thí sinh chuẩn bị trả


2
lời câu hỏi của giám khảo không quá 01 phút (mỗi thí sinh chỉ trả lời 01 câu
hỏi).
Đây có thể nói là bước đột phá đổi mới về công tác tổ chức Hội thi từ năm
học này của Sở GD&ĐT. Ở năm học 1987-1988, tại Hội thi Thuyết trình Văn
học lớp 9, Phòng GD&ĐT huyện Duy Xuyên cũng đã thực hiện tương tự. Cái
hay của cách làm này là ở chỗ đáp ứng được tính khách quan, trung thực, công
bằng; bảo đảm loại bỏ được hiện tượng tiêu cực như: chạy theo thành tích, học
sinh thi theo nội dung đã được giáo viên hướng dẫn (thậm chí làm thay học
sinh), sao chép đề tài dự thi,...
Song việc Sở GD&ĐT thông báo kế hoạch thay đổi nội dung, cách thức
thi nói trên chỉ được thực hiện trước khoảng 01 tháng diễn ra Hội thi cấp tỉnh,
nên Hội thi cấp trường, cấp huyện chưa được tổ chức theo cách này. Điều này
gây khó khăn, lúng túng cho học sinh trong quá trình chuẩn bị, dự thi, nhất là
các em ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có huyện Nam
Trà My.

Trong các năm học qua, thực tế các Hội thi cho thấy hiệu quả tổ chức tùy
thuộc rất lớn vào chất lượng nội dung đề tài thuyết trình, vào năng lực thuyết
trình và sự ứng xử nhanh nhạy, thông minh trong cách trả lời câu hỏi của thí
sinh; cùng với cách thức tổ chức Hội thi của Ban Tổ chức.
Thực tế ở Trường PTDTNT huyện cũng như ở Phòng GD&ĐT huyện
Nam Trà My cho thấy mức độ hấp dẫn, sinh động, cuốn hút đã ngày một giảm
dần từ sau Hội thi năm học 2007-2008; nhất là đến hội thi năm học 2009-2010.
Mà các nguyên do được rút ra là: các đề tài dự thi không những không được
khơi những nguồn mới mà thậm chí còn trùng lặp lẫn nhau (trùng với các năm
học trước, trùng với đề tài đã đăng trên mạng,...); bên cạnh đó là cách thức tổ
chức chưa thoát khỏi khuôn khổ cũ, đó là: giới thiệu lần lượt họ tên thí sinh theo
số báo danh, tên đề tài, tên đơn vị; các câu hỏi thì chỉ bám sát nội dung đề tài;
các tiết mục văn nghệ (nếu có) cũng do các thí sinh tham gia góp vui chứ không
có bất cứ một sự chuẩn bị nào; dẫn đến sự sáo mòn, đơn điệu, thiếu tính tích
hợp, thực tế, tươi mới, sáng tạo.
2.3. Lý do chọn đề tài
Sự bất cập giữa tầm quan trọng với thực tế tổ chức của các Hội thi Thuyết
trình văn học nói trên cùng với nhiệm vụ chuyên môn được giao chính là lý do
mà bản thân tôi đã chọn nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “Đổi mới nội dung, cách
thức thi thuyết trình văn học theo hướng tích hợp giáo dục cảm nhận văn học với
các nội dung giáo dục khác trong nhà trường nhằm đem lại hiệu quả thiết thực ở
Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My”.
2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu và ứng dụng từ năm học 2010-2011 trong
phạm vi Trường PTDTNT huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).


3
Các năm học 2011-2012, 2012-2013, 2014-2015; đề tài được chuyển giao,
tiếp tục phối hợp nhân rộng áp dụng với tổ Văn-Tiếng Anh theo hướng đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong suốt quá trình diễn ra Hội thi.
3. Cơ sở lý luận
Đổi mới là quy luật chung của mọi sự vận động, phát triển. Giáo dục phổ
thông nói chung cũng không là ngoại lệ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xã hội và
từ căn cứ pháp lý tại Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000
của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu
là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ
thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ
thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” và “Việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục của bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc
phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực
tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và
nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với
khả năng tiếp thu của học sinh... Bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức kỹ
năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng
cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường
sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.”
Trong công cuộc đổi mới chung đó, đổi mới phương pháp là vấn đề vừa
mang tính định hướng vừa mang tính thực tiễn, có vai trò tiên quyết trong việc
nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học. Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định
phương pháp giáo dục phải thực hiện đảm bảo theo yêu cầu là: “Phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên.”
Với bản chất “Văn học là nhân học”, cùng hai đặc trưng vừa mang tính

khoa học vừa mang tính nghệ thuật của mình, có thể nói bộ môn Văn học là một
trong những bộ môn cốt lõi hình thành và phát triển nhân cách toàn diện học
sinh – sản phẩm con người của suốt quá trình thực thi công cuộc đổi mới giáo
dục nói trên.
Thuyết trình là một trong những hoạt động văn học bắt đầu trước hết từ
quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học (học văn), rồi mới đến việc trình bày để
người nghe cảm nhận được, đồng điệu được với sự cảm nhận của chính mình.
Hai giai đoạn này cũng chính là hai yếu tố quyết định hiệu quả của việc thuyết
trình.


4
Trong đó, giai đoạn tiếp nhận tác phẩm của học sinh tùy thuộc rất lớn vào
phương pháp giảng dạy của giáo viên. “Hiểu biết tác phẩm văn chương, biết cắt
nghĩa nó là những tiền đề, những công đoạn rất quan trọng đối với quá trình
giảng văn của người giáo viên. Có thể nói thử thách cuối cùng cũng là quan
trọng nhất mang đặc thù của bản chất lao động giảng văn lại chính là công đoạn
làm sao tổ chức cho học sinh tiếp nhận được tác phẩm văn chương có hiệu quả
cao nhất. Ở khâu này, giáo viên phải đối diện với đối tượng học sinh, một thế
giới vô cùng đa dạng, đầy bí ẩn trong tiếp nhận. Và cũng ở khâu này, mọi ý
tưởng tốt đẹp của nhà văn và của nhà giáo có thực thi được hay không và giờ
giảng văn có thực sự hiệu quả hay không, chính ở khâu này. Ngoài những năng
lực văn học cần thiết giáo viên còn phải có những năng lực sư phạm đặc thù.
Tinh tế, nhạy bén trong cảm thụ, sắc sảo và khoa học trong phân tích nhưng lại
phải biết tổ chức cho quá trình đó diễn ra ở ngay bản thân học sinh khi học một
tác phẩm văn chương”. Đúng như một nhà phê bình đã nói: “Cảm thụ đã khó mà
làm cho học sinh cảm thụ lại càng khó hơn”. Điều đó cho thấy ở vị trí giáo viên,
việc cảm thụ và tổ chức hướng dẫn cho học sinh cảm thụ tác phẩm văn học đã là
những việc khó; thì ở vị trí thí sinh khi thuyết trình tác phẩm (cũng chính là đang
làm thiên chức của một giáo viên, khác chăng là bằng tâm sức của một người

học sinh) thì hoạt động đó còn khó hơn gấp nhiều lần.
Chính vì vậy, mỗi phần thi của từng thí sinh nói riêng và cả Hội thi thuyết
trình văn học nói chung sẽ khó có thể hấp dẫn và hiệu quả nếu không được sự
quan tâm hướng dẫn chuẩn bị nội dung, chương trình, cách thức tổ chức một
cách bài bản, khoa học trên tinh thần luôn đổi mới của người chịu trách nhiệm
quản lý, phụ trách Hội thi cùng với sự chung sức đắc lực của những cộng sự - là
giáo viên bộ môn Ngữ văn tại đơn vị.
4. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng các Hội thi Thuyết trình văn học tại đơn vị như đã tóm tắt ở
phần trên, tuy vẫn thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng với hướng dẫn, thể lệ
quy định nhưng mức độ hấp dẫn ngày càng giảm sút. Không chỉ diễn ra ở riêng
phạm vi Trường PTDTNT huyện Nam Trà My mà còn cả trong phạm vi Hội thi
cấp huyện, thực trạng này thậm chí còn nhiều điều thật “hài hước”, không thể
không quan tâm suy ngẫm. Đó là hiện tượng nhiều bài thuyết trình được trình
bày hết năm này sang năm khác, có năm nó là của đơn vị này có năm lại mặc
nhiên của đơn vị khác; thậm chí ngay trong một Hội thi cũng có hai đơn vị
trường khác nhau lại có hai thí sinh có nội dung bài thuyết trình không khác
nhau một câu, từ nào...
Với thực trạng gần như đã sắp biến các Hội thi này trở thành những diễn
đàn mang tính phô diễn hình thức, khiêng cưỡng, qua loa chiếu lệ; thiếu hiệu
quả, thậm chí phản cảm, phản giáo dục. Bởi vì ngay đến tính chân thực cũng còn
chưa bảo đảm nói gì đến được cái thiện – cái đẹp của văn học.
Thế nhưng, vấn đề này hầu như chưa được sự quan tâm nghiên cứu cụ thể
của cá nhân hay tổ chức nào. Các biện pháp tác động tuy đã có, song cũng mới


5
chỉ dừng lại ở việc thay đổi về yêu cầu nội dung trình bày (một, một số phần
thay cho trọn vẹn bài thuyết trình như trước đây), hoặc cách đặt câu hỏi đã có
nhiều sáng tạo hơn, mang tính chất gợi mở mà thí sinh chỉ có thể có phần trả lời

tốt nếu các em thực sự hiểu rõ, cảm thụ rõ được tác phẩm, đồng thời với khả
năng nhanh nhạy, thông minh, sáng tạo trong cách xử lý tình huống. Các biện
pháp này đã thành công ở chỗ có thể kiểm định được thực chất chất lượng thi
của từng thí sinh, phân hóa được đâu là thí sinh thực sự có tài năng và đâu là thí
sinh chỉ học vẹt, máy móc; đồng thời tiết kiệm được thời gian cho Hội thi.
Tuy nhiên, như thực trạng đã minh chứng ở trên, các biện pháp tác động
hiện tại vẫn chưa phải là tối ưu, bởi còn có rất nhiều hạn chế trong thực tiễn, đó
là:
Thứ nhất, chưa định hướng, quy định nghiêm túc về nội dung đề tài thuyết
trình (là phải tự thí sinh thực hiện có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn) nên
mới xảy ra hiện tượng trùng lặp, sao chép đề tài ở trên.
Thứ hai, do sự thiếu thực chất ngay từ khâu chuẩn bị nội dung của thí sinh
nên các câu hỏi mang tính sáng tạo của giám khảo đã trở thành sự đánh đố đối
với các em, nhất là với các em vùng đặc biệt khó khăn như huyện Nam Trà My.
Thực tế đã có nhiều thí sinh bị rơi vào tình trạng không trả lời được câu hỏi, làm
ảnh hưởng xấu đến chất lượng Hội thi.
Thứ ba, thiếu sự định hướng cụ thể mang tính thời sự về vấn đề tích hợp
nội dung giáo dục cảm thụ văn học với các nội dung giáo dục khác trong nhà
trường, với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các vấn đề
mang tính toàn cầu...
Thứ tư, học sinh còn thật sự hạn chế về năng lực học Văn, về năng lực
thuyết trình; năng lực khái quát, tổng hợp khối lượng kiến thức văn học sau
nhiều nội dung chương trình lại càng hạn chế, nên thực sự khó khăn khi các em
tham gia thi cấp tỉnh theo cách thức mới. Và càng khó thành công nếu Hội thi
cấp trường, cấp huyện áp dụng theo cách của Hội thi cấp tỉnh.
Chính những hạn chế đó đã làm mất đi tính gần gũi, đời thường, tươi mới,
sáng tạo, hấp dẫn của Hội thi như vốn dĩ bản chất phải có và sẵn có của văn học.
Tuy nhiên, những hạn chế kể trên hoàn toàn có thể khắc phục được, thực
trạng hiện tại có thể cải thiện được nếu được sự quan tâm đúng mức, khai thác
đúng mức tiềm năng hiện có bằng tất cả tinh thần lao động trách nhiệm, sáng tạo

của những người có chức năng ở đơn vị cũng như ở ngành giáo dục huyện Nam
Trà My. Bởi lẽ, những hạn chế đó, chúng tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố con
người. Chúng sẽ được hạn chế dần hoặc hạn chế triệt để nếu con người, những
người trực tiếp có trách nhiệm với Hội thi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu về lý
luận đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy – học văn, về những quy định,
hướng dẫn của ngành liên quan đến Hội thi, về thực tiễn của nhà trường, địa
phương, xã hội, đất nước và thế giới, về những vấn đề mang tính thời sự, về ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT),... để xây dựng nội dung, thể lệ, cách thức tổ
chức; đồng thời với việc định hướng cụ thể nội dung chuẩn bị đối với thí sinh và


6
giáo viên hướng dẫn; cũng chính là những nội dung mà đề tài này đã đề cập,
nghiên cứu, ứng dụng, thì Hội thi hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Trình tự cách làm
a) Công tác chuẩn bị:
Nghiên cứu, xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi, quy định cụ
thể về nội dung, cách thức, thể lệ tổ chức hội thi; quy định về đối tượng dự thi;
phân công giáo viên bộ môn làm nhiệm vụ định hướng, gợi ý học sinh dự thi
chọn và đăng ký đề tài, xây dựng đề cương, bài thuyết trình, cách thức thuyết
trình và trả lời câu hỏi.
Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Tổ chức: chuẩn bị hệ thống câu
hỏi luôn được giao cho 01 thành viên chịu trách nhiệm chính về nội dung Hội thi
thực hiện; đảm bảo tính bảo mật, phù hợp với từng đề tài, đồng bộ về cấu trúc,
ngang bằng về độ khó, tham khảo sử dụng khoảng 2/3 nội dung hướng dẫn trả
lời câu hỏi đã được chuẩn bị và khoảng 1/3 nội dung trả lời câu hỏi mở, tiếp cận
và kiểm định được năng lực thực sự của thí sinh, chuẩn bị phiếu chấm điểm kèm
theo phiếu nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế ở từng phần thi của từng thí sinh
phục vụ cho việc đánh giá, tổng kết; chuẩn bị nội dung phần thi dành cho khán

giả (câu hỏi, tư liệu, hình ảnh, nhạc nền liên quan); tập, duyệt các tiết mục văn
nghệ phục vụ Hội thi; thiết kế chương trình (kịch bản) Hội thi theo một chỉnh thể
thống nhất.
b) Tổ chức thi và tổng kết, rút kinh nghiệm sau hội thi.
5.2. Tính chất mới mẻ, khoa học, sáng tạo, hiệu quả trong nội dung
nghiên cứu
Thể hiện trước hết ở nội dung thi được đổi mới theo hướng tích hợp giáo
dục cảm nhận nội dung Văn học với các nội dung giáo dục khác trong nhà
trường. Hệ thống câu hỏi được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp giữa
nội dung cảm thụ tác phẩm văn học với các nội dung giáo dục khác có liên quan
trong nhà trường, với các cuộc vận động, phong trào thi đua, với các vấn đề thời
sự, với thực tế cuộc sống và với chính bản thân thí sinh.
Cách thức thi được tiến hành theo đúng quy định ở năm học 2012-2013 về
trước của ngành cấp trên; đồng thời bổ sung vào phần thi dành cho khán giả với
nội dung câu hỏi, tư liệu hình ảnh ứng dụng CNTT, liên hệ mật thiết với sự đổi
mới nội dung và gắn kết chặt chẽ, lôgic với phần thi thuyết trình trước (sau) đó.
Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng cũng tập trung vào các chủ đề của
Hội thi.
Với những tính chất mới mẻ, khoa học, sáng tạo nêu trên, Hội thi năm học
2010-2011 đã trở nên sinh động, tươi mới; chất lượng thi được nâng lên. Riêng
phần trả lời câu hỏi, các thí sinh đã trả lời được, trong đó các thí sinh xuất sắc đã
trả lời được 100% yêu cầu. Cùng với đó là nhân thêm được nhiều sự chiêm


7
nghiệm về những bài học về cách sống, học làm người cho tất cả những ai có
mặt trong Hội thi.
5.3. Các biện pháp, giải pháp, cách tiến hành và tác dụng, hiệu quả
5.3.1. Các biện pháp, giải pháp
Hiệu quả bước đầu đạt được nói trên có phần tác động của các biện pháp,

giải pháp, cách thức tiến hành mang tính đột phá, sáng tạo, mới mẻ đó là:
Triển khai kế hoạch sớm, đảm bảo thời gian chuẩn bị dự thi cho học sinh
và giáo viên hướng dẫn. Quy định cụ thể nội dung đề tài thuyết trình, bao gồm:
Văn học với cuộc sống (gia đình, quê hương, đất nước, xã hội, nhân sinh, môi
trường...); Văn học với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” tại trường.
Phân công cụ thể nhiệm vụ hướng dẫn học sinh dự thi đối với từng giáo
viên bộ môn Ngữ văn (theo khối, lớp đang dạy). Quy định mỗi giáo viên ít nhất
phải gợi ý cho 01 học sinh chọn đề tài liên quan đến các cuộc vận động, phong
trào thi đua nêu trên. Nội dung thuyết trình phải do học sinh tự làm và được giáo
viên hướng dẫn thông qua.
Nội dung dẫn chương trình được thiết kế một cách ngắn gọn, súc tích
nhưng vừa giới thiệu được điều cốt lõi của mỗi đề tài vừa đảm bảo xâu chuỗi
được tất cả các phần thi thuyết trình, trả lời câu hỏi, phần thi dành cho khán giả
và cả các tiết mục văn nghệ thành một chỉnh thể thống nhất, chặt chẽ.
Đây chính là các biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện được những nội
dung, cách làm mới mẻ trong các Hội thi từ năm học 2010-2011 trở đi tại đơn vị,
và được nghiên cứu, đúc kết báo cáo trong đề tài này.
Triển khai nội dung, thể lệ Hội thi Thuyết trình văn học theo nội dung
Công văn số 240/SGDĐT-GDTrH ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Sở GD&ĐT
tỉnh Quảng Nam về việc Tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học cấp tỉnh bậc
Trung học, năm học 2014-2015; để học sinh biết và chuẩn bị thực hiện. Cùng
với đó, Hội thi cấp trường sẽ được tổ chức sớm hơn (theo cách thức của trường)
để tuyển chọn học sinh và tập trung đầu tư, hướng dẫn chuẩn bị tốt cho việc thi ở
các cấp.
5.3.2. Cách tiến hành Hội thi
5.3.2.a. Hội thi năm học 2010-2011:
Với 11 phần thi của thí sinh; 02 phần thi dành cho khán giả và 02 tiết mục
văn nghệ. Sau phần Nghi lễ, Hội thi được tổ chức theo kịch bản cụ thể như sau:

* Văn nghệ chào mừng:
Với bài hát “Tuổi hồng”, nhạc và lời: Trương Quang Lục qua phần thể
hiện của tốp ca nam nữ, nhằm khích lệ tinh thần các thí sinh, trước khi Hội thi
bắt đầu.


8
a. Phần Thi thuyết trình, trả lời câu hỏi của 11 thí sinh (TS) và phần thi
dành cho khán giả
Được thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành cấp trên. Song chú trọng
khơi sâu ở hai điều, đó là lời dẫn chương trình (dẫn chuyện) cho từng phần thi,
toàn Hội thi và cách đặt câu hỏi mang tính tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống, tích hợp liên môn với các bộ môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công
dân, Âm nhạc; liên hệ với cuộc sống xã hội một cách sáng tạo; tập trung hướng
đến năng lực học sinh và phân hóa, chọn lọc được các học sinh có năng lực thực
sự. Xin giới thiệu cụ thể như sau:
a.1. Phần thi của TS mang số báo danh (SBD) 01:
- Đề tài: “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Chuyện
người con gái Nam Xương”.
+ Lời dẫn: Phần thi hôm nay được bắt đầu với đề tài: “Hình tượng người
phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương” do TS
Nguyễn Thị Trang, SBD 01 đến từ lớp 9/1 trình bày.
+ Câu hỏi: Theo em, xã hội chúng ta ngày nay có điều gì khác so với xã
hội mà nhân vật Vũ Nương đã sống? Để mỗi phụ nữ đều có được cuộc sống tốt
đẹp, chúng ta cần làm những gì?
a.2 Phần thi của TS mang SBD 02:
- Đề tài: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài
viết Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng”.
+ Lời dẫn: Trong 4 năm qua, toàn Đảng, toàn dân ta đã hưởng ứng tích
cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc

biệt thầy và trò trường chúng ta đã thực hiện rất tốt cuộc vận động. Tiếp theo
Hội thi tối nay, chúng ta sẽ được cùng theo dõi một đề tài Thuyết trình văn học
có nội dung về cuộc vận động đầy ý nghĩa này. Đó là đề tài: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ
của tác giả Phạm Văn Đồng” do TS Nguyễn Thị Thu Hiền đến từ lớp 7/2 mang
SBD 02 trình bày.
+ Câu hỏi: Bằng giọng điệu giản dị nhưng vô cùng thâm sâu, trước lúc đi
xa, Bác Hồ kính yêu đã không quên để lại những lời khuyên dạy cho mỗi giai
tầng, mỗi nghề nghiệp và mỗi người về đạo đức cách mạng. Vậy, những lời
khuyên dạy nào của Bác đối với thiếu niên nhi đồng mà em luôn ghi nhớ? Em đã
làm những gì để thực hiện theo những lời dạy đó của Bác?
a.3. Phần thi của TS mang SBD 03:
- Đề tài: “Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri – câu chuyện cảm động về
tình yêu thương con người”.
+ Lời dẫn: Đức tính giản dị của Bác Hồ không những thể hiện tâm hồn
thanh cao của Bác mà còn ẩn chứa trong đó lòng yêu thương vô hạn đối với
đồng bào, với những người cùng khổ. Và tình yêu thương con người đó luôn


9
được hiện hữu trên khắp hành tinh chúng ta, không phân biệt màu da, sắc tộc
hay châu lục nào. Chúng ta sẽ lần nữa được cảm nhận tình cảm cao đẹp này qua
một tác phẩm của một nhà văn nước Mỹ, với phần trình bày của TS mang SBD
03, đến từ lớp 8/2, bạn Hồ Thị Út trong đề tài: “Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri
– câu chuyện cảm động về tình yêu thương con người”.
+ Câu hỏi: Trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” mà em vừa chọn thuyết
trình, hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Em hãy phân tích ý nghĩa của hình
ảnh ấy?
+ Lời dẫn: Sau đây là một phần thi đầy mới mẻ, hấp dẫn được các bạn
học sinh khán giả vô cùng trông đợi, đó là:

* Phần thi dành cho khán giả 1:
(Ưu tiên cho các em học sinh lớp 6, 7)
Câu hỏi:
Những hình ảnh hoạt động sau đây của Liên đội trường chúng ta nhằm
thực hiện cuộc vận động và phong trào thi đua nào?
Sử dụng phương tiện trực quan (đèn chiếu) chiếu lần lượt các hình ảnh,
gồm: (1) 5 điều Bác Hồ dạy, (2) bức tranh vẽ về mái trường PTDTNT huyện
Nam Trà My (đạt giải Nhất cuộc thi vẽ Mái trường em yêu), (3) ảnh chụp Vui
hội trăng rằm, (4) Hội thi Văn nghệ, (5) Hội trại Kỷ niệm 5 năm thành lập
Trường, trên nền nhạc bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân.

(Mời khán giả trả lời, tặng quà cho khán giả trả lời đúng).
Đáp án:
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.


10
a.4. Phần thi của TS mang SBD 04:
- Đề tài: “Tình yêu thương bao la, sâu nặng mà Bác Hồ dành cho chiến sĩ
và đồng bào qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ”.
+ Lời dẫn: Liên đội trường tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động, các
phong trào thi đua cũng nhằm để mỗi bạn chúng ta được phát triển nhân cách
toàn diện, thành những người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; đáp lại
công ơn trời biển mà Bác đã dành cho tất cả chúng ta.
Sau đây, Hội thi sẽ được tiếp nối với một bài thơ thật cảm động về Bác
Hồ. Chúng ta cùng theo dõi qua phần dự thi của TS Ngô Thị Mai Linh SBD 04
đến từ lớp 6/1, với đề tài: “Tình yêu thương bao la, sâu nặng mà Bác Hồ dành
cho chiến sĩ và đồng bào qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh
Huệ”.

+ Câu hỏi: Khổ cuối bài thơ có đoạn:
“...Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”.
cho em hiểu được điều gì? Em cùng các bạn học sinh trường chúng ta sẽ làm
những gì để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ?
a.5. Phần thi của TS mang SBD 05:
- Đề tài: “Tình cảm anh em trong Cuộc chia tay của những con búp bê”.
+ Lời dẫn: Dân gian có câu: “Anh em như thể tay chân...”. Vâng, thứ tình
cảm keo sơn gắn bó đó cũng được nhà văn Khánh Hoài khắc họa qua một truyện
ngắn thật cảm động. Chúng ta sẽ cùng được cảm nhận sau đây qua phần thuyết
trình với đề tài: “Tình cảm anh em trong Cuộc chia tay của những con búp bê”,
do TS Hồ Thị Thu Nhi lớp 7/1, mang SBD 05 trình bày.
+ Câu hỏi: Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, nhân vật
nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? Em có ước muốn gì sau khi học truyện
này?
a.6. Phần thi của TS mang SBD 06:
- Đề tài: “Những bài học làm người qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy
giếng”.
+ Lời dẫn: Sau đây, chúng ta cùng chiêm nghiệm: “Những bài học làm
người qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng” – qua phần dự thi của TS
Nguyễn Thị Ánh, SBD 06 đến từ lớp 6/2.
+ Câu hỏi: Bài học làm người mà em học được qua truyện ngụ ngôn
“Ếch ngồi đáy giếng” là gì? Em phải làm gì để khỏi “bị biến thành một con ếch
như trong truyện này”?
* Phần thi dành cho khán giả 2:
Câu hỏi:


11

Những địa danh (hình ảnh) cùng mốc thời gian sau đây gợi cho ta nhớ đến
nhân vật nào? Hãy nêu tên sự kiện chính xảy ra ở mỗi địa danh (hình ảnh) gắn
liền với nhân vật này.
Sử dụng phương tiện trực quan (đèn chiếu) chiếu lần lượt các hình ảnh,
gồm: (1) Bến Nhà Rồng – 1911, (2) Lá cờ đỏ búa liềm – 1930, (3) Quảng trường
Ba Đình – 1945, (4) Hình hoa sen (1890 – 1969) trên nhạc nền bài Khúc hát
sông quê của nhạc sĩ An Thuyên.

(Mời khán giả trả lời, tặng quà cho khán giả trả lời đúng).
Đáp án:
- Nhân vật: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
- Sự kiện:
+ 1. Bến Nhà Rồng – 1911: nơi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước.
+ 2. Lá cờ đỏ búa liềm – 1930: Nguyễn Ái Quốc triệu tập cuộc họp tại
Hương Cảng (Trung Quốc), hợp nhất các đảng, thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương.
+ 3. Quảng trường Ba Đình – 1945: Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng Tháng
Tám thành công.
+ 4. Hình hoa sen (1890 – 1969): Quê Bác (làng Sen), cuộc đời Bác với
cái tên đẹp nhất, gắn liền với loài hoa sen thanh khiết: “Tháp Mười đẹp nhất
bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.


12
Như vậy, hai phần thi dành cho khán giả không những tạo được sự giao
lưu của tất cả khán giả với Hội thi, khắc phục được không khí đơn điệu ở các
Hội thi trước, mà còn góp phần khắc sâu chủ đề, thể hiện rõ việc đổi mới nội
dung, cách thức thi một cách trực quan, sinh động.

a.7. Phần thi của TS mang SBD 07:
- Đề tài: “Tinh thần lạc quan, yêu đời của Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức
cảnh Pác Bó”.
+ Lời dẫn: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, có một
trong những địa danh mà chúng ta không thể không nhớ đến, đó là Pác Bó (Cao
Bằng): mảnh đất đầu tiên, nơi Bác đặt chân trở về Tổ quốc năm 1941, trực tiếp
lãnh đạo cách mạng nước ta sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước.
Đây cũng là một địa danh – một di tích lịch sử mà chúng ta sẽ cùng được
về thăm lại, qua phần thi của TS tiếp theo, bạn Hồ Thị Viên, SBD 07 đến từ lớp
8/1 với đề tài: “Tinh thần lạc quan, yêu đời của Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức
cảnh Pác Bó”.
+ Câu hỏi: Tinh thần lạc quan, yêu đời của Hồ Chí Minh thể hiện như thế
nào qua hai câu thơ:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”?
Liên hệ với thực tế cuộc sống của mình, em thấy bản thân học tập được điều gì ở
Bác qua bài thơ này?
a.8. Phần thi của thí sinh mang số báo danh 08:
- Đề tài: “Tình cảm quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ
Tri Chương”.
+ Lời dẫn: Cũng bắt đầu từ ngọn nguồn của tình yêu tha thiết với quê cha
đất tổ, tình cảm quê hương như đã ngấm vào tận tâm can thẳm sâu nơi mỗi
người chúng ta. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ cùng được trải lòng mình cảm nhận
thứ tình cảm thiêng liêng đó, qua phần thi của bạn Nguyễn Thị A, TS mang SBD
08, đến từ lớp 7/3 với đề tài: “Tình cảm quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu
thư của Hạ Tri Chương”.
+ Câu hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về quê hương mình. Nếu đặt mình
vào hoàn cảnh của tác giả Hạ Tri Chương (phải xa quê mấy chục năm trời), em
nghĩ tâm trạng mình sẽ như thế nào?
a.9. Phần thi của TS mang SBD 09:

- Đề tài: “Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) – câu chuyện cảm động
về tình cha con thiêng liêng và mãnh liệt”.
+ Lời dẫn: “Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) – câu chuyện cảm
động về tình cha con thiêng liêng và mãnh liệt” đó là đề tài dự thi của bạn thí
sinh tiếp theo, TS Nguyễn Thị Thanh Kim, đến từ lớp 9/2 với số báo danh 09.


13
+ Câu hỏi: Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” mà em vừa chọn thuyết
trình, chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Em hãy phân tích ý nghĩa của chi
tiết ấy?
* Văn nghệ:
Lời dẫn: Chúng ta vừa được cảm nhận sự thiêng liêng, mãnh liệt của tình
cha con dưới mái gia đình. Sau đây chúng ta sẽ được thưởng thức một ca khúc
cũng nói về Người Cha – vị Cha già của toàn dân tộc Việt – “Người là Cha, là
Bác, là Anh...”; đó là ca khúc “Hoa thơm dâng Bác”, nhạc và lời: Hà Hải, một ca
khúc thể hiện tình cảm của những cháu ngoan đối với Bác, Bác Hồ kính yêu;
qua tiết mục song ca do 02 bạn Thu Hiền và Kim Thoa biểu diễn.
Như vậy, tiết mục văn nghệ trên không những đã mang lại không khí
thiêng liêng, xúc động cho Hội thi, gắn kết được nội dung với phần thi trước đó
mà còn thiết thực góp phần làm nổi bật những nội dung, cách thức và chủ đề Hội
thi, mà đề tài nghiên cứu đang đề cập.
a.10. Phần thi của TS mang SBD 10:
- Đề tài: “Bức tranh thiên nhiên Cà Mau qua đoạn trích Sông nước Cà
Mau của nhà văn Đoàn Giỏi”.
+ Lời dẫn: Dọc dài đất nước hình chữ S mến yêu, chúng ta sẽ cùng được
về thăm vùng đất mũi cực Nam của Tổ quốc, với thật nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn
qua phần dự thi của TS tiếp theo với đề tài: “Bức tranh thiên nhiên Cà Mau qua
đoạn trích Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi”. Đó là TS mang SBD 10,
Nguyễn Thị Phương Trinh đến từ lớp 6/3.

+ Câu hỏi: Văn bản “Sông nước Cà Mau” có những điều gì hấp dẫn khiến
em chọn để thuyết trình? Sau khi học bài này, em có tình cảm gì đối với miền
sông nước Cà Mau và đối với chính quê hương em?
a.11. Phần thi của TS mang SBD 11:
- Đề tài: “Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương và người anh trai
qua truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh”.
+ Lời dẫn: Một lần nữa, chúng ta sẽ được cảm nhận thêm về tình cảm anh
em song dưới một góc độ khác, đó là tính cách của mỗi người và cách họ ứng xử
với nhau giữa những người anh em, mà suy rộng ra là cách ứng xử với người
khác; qua đề tài dự thi của TS Hồ Thị Tuyết, SBD 11 đến từ lớp 6/1, với nhan
đề: “Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương và người anh trai qua truyện
ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh”.
+ Câu hỏi: Em rút ra được cho mình bài học gì qua truyện ngắn “Bức
tranh của em gái tôi”? Em sẽ ứng xử như thế nào đối với bạn TS đạt được giải
Nhất trong Hội thi Thuyết trình hôm nay?
b. Tổ chức hội ý giám khảo, tổng kết và rút kinh nghiệm sau Hội thi:
Trao đổi, tổng hợp ý kiến, xem xét, thống nhất điểm chấm ở những trường
hợp chênh lệch từ 02 điểm trở lên giữa các giám khảo; thống nhất xếp hạng vị


14
thứ; đánh giá, tổng kết; khen thưởng và quyết định chọn học sinh tham gia thi
Thuyết trình văn học cấp huyện, cấp tỉnh. Rút kinh nghiệm sau Hội thi.
Thực hiện các biện pháp, giải pháp đã nêu cùng với cách đặt câu hỏi, lời
dẫn chuyện như trình bày ở trên đã xâu chuỗi tất cả các phần thi thuyết trình,
phần thi dành cho khán giả và các tiết mục văn nghệ thành một chỉnh thể thống
nhất, xuyên suốt, tích hợp, lôgic, hấp dẫn, cuốn hút người nghe đến phút cuối
Hội thi. Đây cũng là hiệu quả đầu tiên của đề tài được cảm nhận bằng tất cả các
yếu tố cảm tính, khách quan.
5.3.2.b. Hội thi năm học 2011-2012:

Với 11 phần thi của thí sinh, 03 phần thi dành cho khán giả, 02 tiết mục
văn nghệ, 01 đoạn video clip nhạc phẩm “Viếng lăng Bác”, thơ Viễn Phương nhạc: Hoàng Hiệp; Hội thi được tiến hành theo cách thức tương tự như năm học
2010-2011.
Việc lưu ý lựa chọn yếu tố liên kết tích hợp giáo dục, liên kết liên môn,
liên hệ thực tế giữa các nội dung chương trình đã tiếp tục làm nên được một
chỉnh thể (kịch bản) chương trình đạt chất lượng cao. Đặc biệt, việc ứng dụng
CNTT đã được khai thác triệt để hơn, hiệu quả hơn, để: giới thiệu hình ảnh minh
họa, tên đề tài, tên thí sinh thuyết trình, SBD; nội dung câu hỏi và hình ảnh minh
họa phần thi dành cho khán giả và đoạn video clip nhạc phẩm “Viếng lăng Bác”;
tạo được sự cộng hưởng tác động đa chiều đến người thi và khán giả, nhân lên
hiệu quả thiết thực của Hội thi. Điều này được giới thiệu toàn bộ, minh chứng cụ
thể sinh động trong các phần phụ lục đính kèm đề tài này.
Ở năm học này, cá nhân tôi phụ trách phần yêu cầu nội dung thuyết trình
cùng hệ thống câu hỏi dành cho thí sinh (nội dung này được đính kèm ở phần
Phụ lục 1 đề tài); kết hợp thực hiện biên tập, duyệt kịch bản chương trình với
giáo viên Ngữ văn trong tổ. Trong đó, phần thi dành cho khán giả (các câu hỏi
và slide minh họa) do cá nhân tôi thực hiện. Phần dẫn chương trình (kể cả các
slide minh họa) do giáo viên Trịnh Thị Ánh Nhung biên tập, thực hiện. Chương
trình này được sao vào phần Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4 trong đĩa CD đính
kèm đề tài.
5.3.2.c. Hội thi năm học 2012-2013, 2014-2015:
Tiếp tục cách làm như trên, thống nhất phân công: việc yêu cầu nội dung
thuyết trình cùng hệ thống câu hỏi dành cho thí sinh và việc duyệt nội dung
chương trình tổng thể do cá nhân phụ trách chính trong Hội thi (phụ trách
Chuyên môn trường) đảm nhận; phần thi dành cho khán giả (các câu hỏi và slide
minh họa) do GV bộ môn Ngữ văn đề xuất (04 phần thi/ 04 khối lớp), đảm bảo
tính liên kết, tích hợp với các nội dung thi; phần dẫn chương trình (kịch bản tổng
hợp, kể cả các slide minh họa) do 01 GV bộ môn Ngữ văn được tổ chuyên môn
giới thiệu, đề xuất; thực hiện.
Qua 04 năm học thực hiện các biện pháp tác động của SKKN này, không

những cho thấy hiệu quả Hội thi luôn được nâng cao, mà còn cho thấy hiệu quả


15
chuyển giao, phối hợp, nhân rộng áp dụng về đối tượng biên tập, thực hiện
chương trình đã rất thành công. Vì các biện pháp này thực sự rất dể hiểu, dễ thực
hiện mà hiệu quả đem lại rất lớn; có sức thuyết phục cao.
5.4. Về thời gian thực hiện đề tài và nguyên tắc lặp lại trong quá trình
nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, đề tài này đã được áp dụng qua 04
Hội thi nói trên; tiếp tục thực hiện ở Hội thi Thuyết trình văn học trong những
năm học tiếp theo, với sự cải tiến không ngừng, luôn tự làm mới bằng khả năng,
kinh nghiệm, tư duy sáng tạo của tiềm năng con người và bằng thực tiễn sinh
động được chọn lọc, tích hợp trong nội dung, chủ đề của từng Hội thi.
6. Kết quả nghiên cứu, áp dụng đề tài
6.1. Năm học 2010-2011:
- Thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên đã thu lại được kết quả bước
đầu tại Hội thi Thuyết trình văn học năm học 2010-2011, đó là:
+ Ban Tổ chức (BTC) đã chuẩn bị chu toàn các điều kiện tổ chức Hội thi;
xây dựng nội dung, chương trình thi có nhiều điểm mới, sinh động, sáng tạo,
hiệu quả hơn so với các Hội thi trước.
+ Đặc biệt đã tổ chức hội ý Ban Giám khảo (BGK) sau Hội thi để thống
nhất đi đến kết quả đánh giá chính xác hơn.
+ Về phía thí sinh dự thi:
Đã lựa chọn được các tác phẩm văn học làm đề tài thuyết trình khá đa
dạng phong phú: có các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại; có tác
phẩm văn, thơ; có cả tác phẩm văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài... Đặc
biệt các đề tài thuyết trình đã xoáy sâu vào đề tài của Hội thi và không trùng lặp
nhau.
Nhiều bài viết có bố cục chặt chẽ, lô gíc; triển khai rõ các luận điểm trong

phần dàn bài đề cương, thể hiện tốt cả về lối hành văn cũng như về mặt cảm thụ
văn học, nhiều đoạn nhiều ý sâu sắc, liên hệ tốt (như bài của các thí sinh lớp 6/1,
9/1, 9/2, 7/1, 7/2, 8/1, 8/2,...).
Một số phần thuyết trình đã thể hiện sinh động các vấn đề, luận điểm đề
cập, với phong cách tự tin, giọng điệu tự nhiên, rõ ràng, trong sáng, xúc động
người nghe như thí sinh lớp 6/1, 9/2. Đặc biệt đáng khen là các thí sinh lớp 6/1
đã thi tốt từ lần đầu tiên tham dự.
Nhiều thí sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, liên hệ thực tế một cách
linh hoạt, sáng tạo; chinh phục được tất cả các thành viên BGK như: thí sinh
Nguyễn Thị Thanh Kim, Hồ Thị Tuyết.
Tất cả những cố gắng trên, những ưu điểm kể trên vừa thể hiện tình yêu
văn học, khả năng cảm thụ văn học của các thí sinh; đồng thời thể hiện được
việc liên hệ thực tế cuộc sống, làm cho việc học văn đã thật sự trở thành việc học
sống, học làm người. Chính điều này đã tạo được sức cuốn hút mạnh mẽ đối với


16
người nghe; tạo nên không khí sinh động, hấp dẫn cho Hội thi; làm cho Hội thi
thật sự đem lại hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt, thí sinh Nguyễn Thị Thanh Kim (đạt giải Nhất hội thi lần này)
được các giáo viên bộ môn tiếp tục hướng dẫn theo nội dung, cách thức trên,
tham gia Hội thi Thuyết trình văn học bậc trung học cơ sở cấp tỉnh và đã đạt giải
Khuyến khích. Đây là thành tích cao nhất của đơn vị so với tất cả các năm học
trước.
6.2. Các năm học 2011-2012, 2012-2013, 2014-2015:
Tiếp tục ở các năm học sau, đơn vị có thêm các em học sinh Hồ Thị Tuyết
(lớp 7/1, năm học 2011-2012), Ngô Thị Mai Linh (lớp 8/1, năm học 2012-2013),
Hồ Thị Thiếc (lớp 10/1, năm học 2014-2015) đều đã đạt được giải Khuyến khích
tại Hội thi cấp tỉnh. Đây là những thành tích cao, duy trì ổn định so với các năm
học trước đây của đơn vị.

7. Kết luận
Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các nội dung, biện pháp, giải pháp đã
nghiên cứu trong sáng kiến và thực tế áp dụng sinh động tại các Hội thi đã
chứng tỏ mục đích nghiên cứu đã được định hướng đúng, mục tiêu nghiên cứu
và ứng dụng đã bước đầu thành công, đem lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, nội
dung các Hội thi đã được định hướng xây dựng trên tinh thần gắn liền nội dung
giáo dục cảm nhận văn học với các nội dung giáo dục khác, gắn việc cảm nhận
văn học với thực tế cuộc sống, với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thiết kế kịch bản lôgic, xuyên suốt, kết
hợp tốt giữa phần thi của thí sinh với phần thi dành cho khán giả cũng như các
tiết mục văn nghệ góp vui; làm cho hội thi hấp dẫn từ giây phút đầu đến khi kết
thúc.
Thực tế khách quan qua việc đánh giá, ghi nhận của Lãnh đạo nhà trường,
của đồng nghiệp và học sinh toàn trường đều thống nhất khẳng định: Hội thi
năm học 2010-2011 là Hội thi hay, hấp dẫn và hiệu quả nhất so với các năm học
trước. Tiếp đến, Hội thi năm học 2011-2012 với bước đột phá trong việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT và tiếp tục phát huy cách thức tổ chức ở năm học 20102011, đã đạt đến mức tối đa của sự hấp dẫn, cuốn hút, xúc cảm sâu sắc đối với
người thi và khán thính giả có mặt; mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Hội thi các
năm học sau vẫn duy trì được sự hấp dẫn, đạt được hiệu quả mong muốn.
Áp dụng đề tài nghiên cứu này vào thực tế đã cho thấy hoàn toàn thuận
lợi, phù hợp. Không những vậy, việc tổ chức theo cách thức này còn tích hợp
được, đem lại được nhiều thuận lợi, có thể phối hợp hỗ trợ với các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp khác về mọi chủ đề cần quan tâm, thực hiện; đem lại
được hiệu quả kép.


17
8. Đề nghị
Đề tài đã phát huy hiệu quả ở Trường PTDTNT huyện Nam Trà My. Và

có thể thực thi ở tất cả các trường bậc trung học cơ sở, ở Hội thi cấp huyện (nhất
là các trường, các huyện thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn). Chỉ
với điều kiện cần là có điện, có phương tiện đèn chiếu và điều kiện đủ là có
những giáo viên Ngữ văn tâm huyết với nghề, những học sinh yêu thích Văn
học, có năng khiếu thuyết trình Văn học.
Đề tài còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu trong thời gian tới, theo
hướng tích hợp nội dung giáo dục cảm thụ văn học với các nội dung giáo dục
khác trong nhà trường, gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào
thi đua, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường,... Đề tài chắc chắn
sẽ luôn đem lại hiệu quả cao hơn nếu được sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan,
đơn vị; sự nhiệt tình chung tay góp sức của đồng nghiệp, đồng môn, cùng với sự
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng nghỉ của chính tác giả nghiên cứu và
ứng dụng SKKN này.
Đề nghị Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My cùng quan tâm tạo điều kiện
và nghiên cứu tổ chức, để hạn chế được những tồn tại đã qua, đảm bảo được tính
trung thực, khách quan, công bằng và luôn không ngừng đổi mới, hấp dẫn để
việc tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn.
Đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho phép các đơn vị trường được
tiếp tục tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học cấp cơ sở theo cách thức của đơn
vị. Sau khi chọn lọc được học sinh có năng lực, đơn vị tiếp tục hướng dẫn, bồi
dưỡng để các em có thể tham gia thi cấp tỉnh theo cách thức mới. Nếu trường tổ
chức thi theo cách thức mới, với đa số thí sinh - những nhân vật trung tâm của
Hội thi - chưa có năng lực đạt tới mức yêu cầu mới, thì Hội thi sẽ khó thành
công và khó đem lại hiệu quả thiết thực.


18
9. Phần phụ lục
Các nội dung, cách thức tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học năm
học 2011-2012

9.1. Phụ lục 1:
Phần yêu cầu nội dung thuyết trình cùng hệ thống câu hỏi dành cho
thí sinh
SBD 01: TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày luận điểm 1 (Hình ảnh người bà hiện lên qua kỉ niệm, tình bà
cháu thật sâu nặng, thắm thiết).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Trong bài thơ em vừa chọn thuyết trình, câu thơ nào được lặp lại nhiều
lần nhất? Tác dụng của việc lặp lại đó. Em hãy kể một kỷ niệm sâu sắc nhất của
em với người bà kính yêu của mình.
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Câu thơ Tiếng gà trưa (0,5 đ);
- Tác dụng: nối kết mạch cảm xúc, gợi nhắc những kỷ niệm lần lượt hiện
về,...(1,5);
- Kể được kỷ niệm một cách chân thành, trong sáng, có ý nghĩa (1đ).
SBD 02: MÙA XUÂN CỦA TÔI (Vũ Bằng)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày phần giải quyết vấn đề (02 luận điểm).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Em hãy kể lại những cảm nhận sâu sắc nhất của em về mùa xuân Hà Nội
sau khi thuyết trình văn bản Mùa xuân của tôi. Và kể lại vài nét riêng về mùa
xuân trên quê hương em đang sống.
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Kể lại cảm nhận về mùa xuân Hà Nội (thiên nhiên, đất trời, thời tiết,
cảnh sắc con người...). (2,0 đ);
- Nêu vài nét riêng về mùa xuân trên quê hương nơi đang sống (có thể nơi
làng, xã hoặc huyện...). (1,0 đ).

SBD 03: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày luận điểm 2 (Vẻ đẹp tâm hồn Bác - một tình thương bao la đối
với dân, với nước).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:


19
Em có cảm nhận gì về tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ? Và
riêng bản thân em đã dành những tình cảm như thế nào đối với Bác?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ:
+ yêu kính, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị (1,0 đ);
+ lo lắng cho Bác như người con đối với cha, xúc động cao độ, thổn thức
không yên vì bao nỗi bộn bề trong lòng Bác, lo cho sức khỏe của Bác (1,0).
- Những tình cảm của bản thân đối với Bác (thể hiện được sự chân tình,
trong sáng, ...). (1,0 đ).
SBD 04: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tô Hoài)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày luận điểm 1 (Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng
nhưng hạn chế về tính cách) và luận điểm 2 (Trò đùa ngỗ nghịch và bài học
đường đời đầu tiên).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Em hãy cho biết diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn từ lúc trêu chọc
chị Cốc đến trước cái chết của Dế Choắt. Và bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn
học được là bài học gì?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn: (2,0 đ; mỗi ý 0,5 đ).

+ lúc đầu, huênh hoang trước Dế Choắt;
+ sau, chui tọt vào hang ẩn nấp;
+ nằm im thin thít khi Dế Choắt bị Cốc mổ;
+ ân hận về tội lỗi của mình trước cái chết của Dế Choắt.
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn học được: bài học về kỹ năng sống
(ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sẽ bị mang vạ
vào mình) nên phải biết cùng chung sống hòa thuận, khiêm nhường, đoàn kết,
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau (1,0 đ).
SBD 05: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày phần giải quyết vấn đề.
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? Ở
tuổi học trò như em, tình bạn có vai trò như thế nào?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Câu thơ Bác đến chơi đây ta với ta. (0,5 đ);
Vì:
+ đó là câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm chân
thành, sâu nặng của tác giả đối với bạn mình (0,75 đ);


20
+ cụm từ ta với ta như tiếng reo vui đồng điệu, đồng cảm trọn vẹn giữa
hai người bạn già trong một tình bạn đẹp (0,75 đ).
- Ở tuổi học trò, tình bạn có vai trò (tùy cách suy nghĩ); song phải nêu
đúng được vai trò, ý nghĩa của tình bạn một cách chân thành, trong sáng (1,0 đ).
SBD 06: VỌNG NGUYỆT (Hồ Chí Minh)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày phần Giải quyết vấn đề.

2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Em cảm nhận được gì về tấm gương của Bác qua bài thơ Vọng nguyệt?
Học tập và làm theo tấm gương đó của Bác, bản thân em đã và sẽ làm những gì?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Cảm nhận về tấm gương của Bác qua bài thơ Vọng nguyệt:
+ tình yêu thiên nhiên (1,0 đ);
+ phong thái ung dung, tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh, hướng
về cái đẹp (1,0 đ).
- Những việc làm của bản thân: (yêu cầu: kể chân thật những việc làm thể
hiện tình yêu thiên nhiên, môi trường sống, lạc quan, vượt khó,... (1,0 đ).
SBD 07: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày luận điểm 2 (Vầng trăng nơi phố phường hiện đại) và luận điểm
3 (Vầng trăng nhắc nhở tình nghĩa).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Theo em, trong bài thơ Ánh trăng, hình tượng nào mang nhiều tầng nghĩa
nhất? Đó là những tầng nghĩa nào? Và bài thơ này đã nhắn nhủ bản thân em
những gì?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Hình tượng mang nhiều tầng nghĩa nhất: ánh trăng (0,5 đ);
Những tầng nghĩa:
+ hình ảnh thiên nhiên, đất nước hồn hậu, bình dị (0,5 đ)
+ là người bạn gắn bó với con người (0,5 đ)
+ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình (0,5 đ).
- Bài thơ này đã nhắn nhủ bản thân:
+ tự hào về truyền thống dân tộc; biết ơn cội nguồn, quá khứ nghĩa tình,
biết ơn đối với sự hy sinh của các thế hệ cha anh (0,5 đ);
+ phải làm những việc có ích để đáp đền, góp sức,... (0,5 đ).

SBD 08: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)


21
Trình bày bày luận điểm 1 (Diễn biến tâm trạng người anh trước hội thi
vẽ) và luận điểm 2 (Bức chân dung của lòng nhân hậu thức tỉnh tâm hồn người
anh).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Em hãy cho biết tâm trạng của người anh khi đến xem triển lãm tranh?
Nếu em là thí sinh đạt giải nhất trong hội thi hôm nay thì em sẽ ứng xử như thế
nào?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Tâm trạng của người anh khi đến xem triển lãm tranh: bất ngờ khi nhận
ra mình trong bức chân dung, hãnh diện rồi đến xấu hổ; bất ngờ vì em gái lại vẽ
mình, hãnh diện vì vẻ đẹp trong bức chân dung và xấu hổ vì tính đố kị của mình,
vì đã không tốt đối với em gái; trong khi em gái thì ngược lại, vẽ chân dung anh
trai mình bằng chính chất liệu là tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thương yêu (2,0
đ).
- Nêu thái độ ứng xử đối với mọi người và với chính bản thân khi mình
đạt được thành công: (tùy thí sinh, song phải là thái độ đúng) (1,0 đ).
SBD 09: CẢNH KHUYA (Hồ Chí Minh)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày phần giải quyết vấn đề.
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Em hãy cho biết tình yêu Tổ quốc ở Chủ tịch Hồ chí Minh được thể hiện
như thế nào qua bài thơ Cảnh khuya? Theo em, lòng yêu Tổ quốc giữ vai trò
như thế nào đối với mỗi người? Em đã làm những gì theo lời Bác Hồ dạy để

thực hiện lòng yêu Tổ quốc?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Tình yêu Tổ quốc ở Chủ tịch Hồ chí Minh được thể hiện (lo lắng, trằn
trọc không yên vì vận mệnh Tổ quốc, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (1,0 đ)
- Lòng yêu Tổ quốc giữ vai trò: là chân giá trị sống, là chuẩn mực đạo đức
cao nhất, trước nhất ở mỗi người trong mọi thời đại. (1,0 đ)
- Kể những việc làm của bản thân theo lời Bác Hồ dạy để thực hiện lòng
yêu Tổ quốc (theo 5 điều Bác Hồ dạy) (1,0)
SBD 10: LÃO HẠC (Nam Cao)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày luận điểm 1 (Tấm lòng yêu thương con của lão Hạc) và luận
điểm 2 (Tình yêu thương con chó vàng của lão Hạc).
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Qua nhân vật lão Hạc, em có cảm nhận gì về phẩm giá của người nông
dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? Em hãy kể một số chương trình,


22
hoạt động của Đảng và Nhà nước ta để phát triển đời sống nông thôn, nông dân
hiện nay.
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Phẩm giá của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám:
+ tuy nghèo đói nhưng sống có tình nghĩa đối với gia đình, làng xóm, thủy
chung, nhân hậu, trung thực (1,0 đ);
+ giàu lòng tự trọng, giữ gìn phẩm giá trong sạch cho dù trong hoàn cảnh
khốn cùng (1,0 đ).
- Một số chương trình, hoạt động của Đảng và Nhà nước ta để phát triển
đời sống nông thôn, nông dân hiện nay: xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, xây
dựng nông thôn mới, cho người nghèo vay vốn làm ăn,... (1,0 đ).

SBD 11: VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)
1. Phần thi Thuyết trình: (6,5 điểm)
Trình bày phần giải quyết vấn đề.
2. Phần thi Trả lời câu hỏi: (3 điểm)
* Câu hỏi:
Theo em, vì sao ngày ngày dòng người từ khắp miền Tổ quốc Việt Nam
đến khắp năm châu bốn bể vẫn mãi về viếng thăm lăng Bác Hồ? Em sẽ tâm
nguyện với Bác những gì nếu được về thăm lăng Bác?
* Định hướng trả lời – biểu điểm:
- Ngày ngày dòng người từ khắp miền Tổ quốc Việt Nam đến khắp năm
châu bốn bể vẫn mãi về viếng thăm lăng Bác Hồ vì:
+ lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với Bác – một vị lãnh tụ vĩ đại mà bình
dị, một con người Việt Nam Việt Nam nhất, một nhà thơ lớn, một nhà cách
mạng lỗi lạc, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới
(1,0 đ);
+ Bác là tình yêu bao la nhất, thiết tha nhất đối với dân tộc Việt Nam và
toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới; ở Bác kết tinh mọi phẩm chất đạo đức cao
quý nhất, cách mạng nhất (1,0 đ).
- Nêu tâm nguyện với Bác về những suy nghĩ và việc làm (để xứng đáng
là cháu ngoan của Bác, để thành người công dân có ích) (1,0 đ)./.
9.2. Phụ lục 2: Phần lời dẫn chương trình Hội thi năm học 2011-2012.
9.3. Phụ lục 3: Phần slide minh họa dẫn chương trình Hội thi năm học
2011-2012.
9.4. Phụ lục 4: Video clip nhạc phẩm “Viếng lăng Bác”, thơ: Viễn
Phương, nhạc: Hoàng Hiệp.
Các phần Phụ lục 2, 3 và 4 này được sao in trong đĩa CD đính kèm đề tài.


23
10. Tài liệu tham khảo

- Đỗ Đức Hiểu (cùng nhiều tác giả khác), Từ điển Văn học, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội – 1984.
- Hoàng Phê (chủ biên) cùng nhiều tác giả khác, Từ điển tiếng Việt, Nhà
xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng 2000.
- Phan Trọng Luận, Phương pháp giảng dạy Văn học, Nhà xuất bản Giáo
dục - 2005.
- Quốc hội, Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2005.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, Công văn số 240 /SGDĐTGDTrH ngày 02 tháng 3 năm 2015 V/v Tổ chức Hội thi Thuyết trình văn học
cấp tỉnh bậc Trung học, năm học 2014-2015.
- Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.


24
11. Mục lục
Thứ
tự
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
4
5
5.1
5.2

Tiêu đề từng phần


Tên đề tài
Đặt vấn đề
Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu
Tóm tắt những thực trạng liên quan
Lý do chọn đề tài
Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Trình tự cách làm
Tính chất mới mẻ, khoa học, sáng tạo, hiệu quả trong nội dung
nghiên cứu
5.3
Các biện pháp, giải pháp, cách tiến hành và tác dụng, hiệu quả
5.3. Các biện pháp, giải pháp
1
5.3. Cách tiến hành Hội thi
2
5.4
Về thời gian thực hiện và nguyên tắc lặp lại trong quá trình
nghiên cứu
6
Kết quả nghiên cứu, áp dụng đề tài
7
Kết luận
8
Đề nghị
9
Phần phụ lục

10
Tài liệu tham khảo
11
Mục lục
12
Phiếu đánh giá xếp loại SKKN

Trang
1
1
1
1
2
2
3
4
6
6
6
7
7
7
15
15
16
17
18
23
24
25



25

12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2014-2015
(Kèm theo CV số: 675/SGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2008)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường PTDTNT huyện Nam Trà My
- Đề tài: “Đổi mới nội dung, cách thức thi Thuyết trình văn học theo hướng tích
hợp giáo dục cảm nhận văn học với các nội dung giáo dục khác trong nhà trường nhằm
đem lại hiệu quả thiết thực ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My”.
- Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NGOAN
- Đơn vị: Trường PTDTNT huyện Nam Trà My.
- Điểm cụ thể:
Phần

Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài

Điểm
tối đa

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận


1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8. Đề nghị
9. Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại

1
1

Thể thức văn bản, chính tả


1

Tổng cộng

20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài:

Điểm
đạt
được


×