Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

an toàn giao thông là bạn của mọi nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.96 KB, 5 trang )

Việc xây dựng bảng tuyên truyền trực quan “Cổng trường ATGT” thời gian qua góp phần nâng cao ý thức
tham gia giao thông cho đối tượng học sinh, với 342 liên đội, trường học triển khai nhân rộng. Theo anh
Nguyễn Thành Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh, không đơn thuần chỉ là khẩu
hiệu tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông, mô hình
vừa nêu còn tác động lên ý thức của phụ huynh lúc đưa đón con. Có nơi lập đội xung kích phân luồng
cho các bạn di chuyển theo hàng lối, không đùa nghịch trước cổng; hướng dẫn phụ huynh không đứng
lộn xộn, tránh gây mất an toàn cho người đi đường vào giờ cao điểm.
Dưới đường thủy nội địa, Tỉnh đoàn chỉ đạo cơ sở xây dựng được 7 mô hình “Bến đò ngang an toàn”.
Bên cạnh đặt biển báo, ĐVTN tại địa phương trực tiếp xuống tận bến tuyên truyền cho người đi đò thấy
lợi ích của việc sử dụng áo phao hay dụng cụ nổi khác khi di chuyển trên sông nước tiềm ẩn bất trắc. Thủ
lĩnh cơ sở đoàn còn đề nghị chủ bến ký cam kết trang bị đầy đủ phao cứu sinh, vận động hành khách
tuân thủ pháp luật ATGT.
Tại điểm giao cắt giữa đường ngang dân sinh và đường sắt, tuổi trẻ xã Điện Phước (Điện Bàn) và xã Bình
Quý (Thăng Bình) thiết lập biển cảnh báo tai nạn giao thông.

Đoàn viên thanh niên điều tiết giao thông tại nội thị thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc
Tháng 9/2015, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam đã thành lập “Câu lạc bộ tuyên truyền pháp
luật và phòng ngừa tội phạm”. Thành viên là một số cán bộ ĐVTN cốt cán đến từ các chi đoàn trực
thuộc. Tùy điều kiện cụ thể, họ sẽ tổ chức tuyên truyền đến quần chúng nhân dân kiến thức pháp luật
cơ bản, biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả để từng bước nâng cao ý thức, góp phần xây dựng
phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Thiếu tá Huỳnh Ngọc Truyền - Bí thư Đoàn thanh niên
Công an tỉnh cho hay, thời gian qua câu lạc bộ đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về trật tự ATGT, tập
trung ở một số trường học trên địa bàn TP.Tam Kỳ, huyện Phú Ninh. Qua đó đưa ra nhiều tình huống khi
tham gia giao thông để học sinh xử lý đồng thời hướng dẫn cách thực hiện thế nào là đúng, là an toàn.
Câu lạc bộ cũng trực tiếp phát tờ rơi đến phụ huynh, trao đổi và phổ biến quy định bắt buộc đội mũ bảo
hiểm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy đang lưu thông.
Tình nguyện xung kích
Được biết, “Ngày hội thanh niên với văn hóa
giao thông 2016” với sự tham gia của gần
2.500 ĐVTN. Tại ngày hội, 25 huyện, thị,
thành đoàn và đoàn trực thuộc ký cam kết


hưởng ứng cuộc vận động “Thanh niên với
văn hóa giao thông”, thể hiện tinh thần xung
kích của tổ chức đoàn trong việc chấp hành
nghiêm luật ATGT, thực hiện các chuẩn mực
về văn hóa giao thông. Trong khuôn khổ ngày
hội, ĐVTN, học sinh, sinh viên đã tham gia
chuỗi các hoạt động như diễu hành cổ động
tuyên truyền ATGT bằng xe đạp điện, tập
huấn kỹ thuật lái xe an toàn, thi tìm hiểu kiến


thức, vẽ tranh nhằm nâng cao nhận thức và
tạo chuyển biến về hành vi trong quá trình
tham gia giao thông nơi giới trẻ…
Theo anh Phan Văn Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, tình nguyện, xung kích vì trật tự ATGT là
chuỗi các hoạt động thiết thực của ĐVTN hiện nay. Đơn cử như trên địa bàn huyện Phước Sơn, khu vực
đèo Lò Xo thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh đang duy trì đội thanh niên tình nguyện sơ cấp cứu nạn nhân
tai nạn giao thông. Dưới đồng bằng, 2 đội mang trọng trách tương tự luôn hoạt động hiệu quả tại đoạn
tuyến Quốc lộ 1 qua xã Tam Anh Nam (Núi Thành) và xã Bình Nguyên (Thăng Bình). Những đội này do
Huyện đoàn quản lý, khi có tai nạn xảy ra sẽ tham gia ứng cứu cùng cơ quan chức năng, đưa người bị
thương đi cấp cứu, hỗ trợ quản lý tài sản của nạn nhân, thành viên cũng sẵn sàng hiến máu cứu người bị
nạn.
Để hành khách đi lại thuận tiện và an toàn, ĐVTN lại xung kích làm cầu dẫn ra các bến đò Trung Phước,
Quế Lâm (Nông Sơn), Hiệp Hòa (Hiệp Đức), Duy Hải, Duy Nghĩa (Duy Xuyên)… Vào kỳ nghỉ hè, nhiều nơi
lồng ghép dạy bơi, rèn luyện kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước cho thanh thiếu niên, điển hình là thị xã Điện
Bàn. Cơ sở đoàn còn lồng ghép vào hoạt động tình nguyện nội dung đảm bảo ATGT, thông qua lắp đặt
bóng đèn thắp sáng đường quê, xây dựng hoặc sửa chữa giao thông nông thôn.
Nổi bật trong hoạt động xung kích của ĐVTN là việc duy trì các đội tham gia điều tiết tại các nút giao
thông trọng điểm và các trường học. Đều đặn giờ cao điểm của các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu,
những màu áo xanh tình nguyện sẽ xuất hiện tại những nơi có hệ thống đèn tín hiệu trên địa bàn TP.Tam

Kỳ. Sự có mặt của ĐVTN thật sự mang lại hiệu quả khi mà những ai mang tư tưởng muốn vượt đèn đỏ
phải dừng lại trước vạch. Hay trước Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP.Tam Kỳ), một đội thanh niên
tình nguyện đang duy trì điều tiết giao thông chung quanh khu vực cổng trường.
Ở nhiều địa phương như Núi Thành, Hội An và Đại Lộc, cơ sở đoàn duy trì tốt hoạt động của các đội
thanh niên tình nguyện điều tiết giao thông ngay khu vực ngã ba, ngã tư có hệ thống đèn tín hiệu. Bí thư
Đoàn thanh niên thị trấn Ái Nghĩa - anh Huỳnh Đức Hòa thông tin, đội với nòng cốt là đoàn viên của các
trường THPT và các xã, thị trấn thuộc vùng C của Đại Lộc. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần, các thành viên
thay phiên nhau phân luồng giao thông, nhờ đó dần thay đổi ý thức chấp hành đèn tín hiệu giao thông
của người dân. Hành động của họ ngày càng tự giác hơn trước sự “uốn nắn” nhiệt tình của thế hệ trẻ.

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông hàng ngày. Trong khi
đó, ở Việt Nam, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông và tỷ lệ người chết
vì tai nạn giao thông trên 100 000 người dân cao hơn mức trung bình của thế giới (thế giới: 18 người,
Việt Nam 24 người - Báo cáo thống kê của Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan UMTRI Mỹ).
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người, trung bình mỗi ngày có 26 người chết và
81 người bị thương vì tai nạn giao thông trên toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2014, toàn quốc
đã xảy ra 10.772 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.928 người, bị thương 10.556 người.
Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là sự mất mát về tính mạng con
người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn vấn đề kinh


tế. Đặc biệt, đó là hậu quả mà bản thân người bị tai nạn gánh chịu khi không thể trở lại là những lành lặn
bình thường mà trở thành phế nhân. Những hậu quả trên cho thấy tai nạn giao thông hiện nay là mối
nguy hiểm khôn cùng, là kẻ thù vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người tham gia giao thông.
Vậy vấn đề đặt ra là tại sao tai nạn giao thông ở đất nước chúng ta lại xẩy ra nhiều với số người chết
và bị thương cao đến vậy?
Lý do có thể kể ra rất nhiều: hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng phương tiện giao
thông không đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật, ý thức chấp hành luật giao thông và ý thức tham gia
giao thông của người dân còn thấp... Song chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân

từ phía con người.
Khi tham gia giao thông, bản thân mỗi người chủ phương tiện phải có trách nhiệm với an toàn của
mình và của những người tham gia giao thông khác. Song, trên thực tế, tình trạng người uống rượu bia
vẫn tham giao thông; trẻ em chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông trái
quy định của pháp luật; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không
đội mũ bảo hiểm, không chấp hành luật giao thông... đấy là sự kém ý thức của người tham gia giao
thông. Còn về phía những người có trách nhiệm liên quan như cảnh sát giao thông, thanh tra đô thị,
kiểm định chất lượng phương tiện vẫn còn tồn tại hiện tượng tiêu cực. Đấy là những nguyên nhân trực
tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Vậy, để giảm thiệu được tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông cần phải thực hiện nhiều
biện pháp có tính hệ thống và lâu dài, trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo
dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và
đang có nhiều chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông song để hoạt động
tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao cần phải nhấn mạnh những khâu sau:
Thứ nhất: giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia,
tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì
vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các
thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao
thông an toàn để con em học tập.
Thứ hai: tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm
việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi người đều tham gia ở ít nhất một tổ
chức, có thể là ở địa phương, ở nơi làm việc, có thể là ở trường học, là các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm...
chính ở những tổ chức này, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông phải được triển
khai và phải làm nghiêm túc để các thành viên của mình được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau
chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của
mỗi người.
Thứ ba: công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương pháp khoa học để có hiệu quả
cao. Hiện nay, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói chưa đủ sức thuyết phục, trên các phương tiện thông
tin đại chúng hàng ngày vẫn cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông. Những
tư liệu đó khi tác động vào trực quan của con người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của mỗi người.

Thực tế, nhiều người khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy các vụ tai nạn giao thông trên báo chí, truyền
thông đã bị ám ảnh rất lâu, điều đó cũng đã có sự tác động lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ.


Do vậy, trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông, nên đưa ra các hình ảnh, các
số liệu cho người nghe biết.
Thứ tư: sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Ngày nay, giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội ngày
càng nhiều, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang
mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo
những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn... sẽ được
giới trẻ đón nhận và phản hồi rất tích cực.
Thứ năm: phải thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông. Việc xử lý các
hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ
CSGT, thanh tra đô thị, những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan. Không để xẩy ra những tình
trạng tiêu cực như thời gian qua.
Thứ sáu: có sự quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý; nâng cấp hệ thống trang thiết bị biển
báo, đèn tín hiệu... đảm bảo đúng kỹ thuật; áp dụng các công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao
thông mà các quốc gia khác đã làm có hiệu quả...
Ở trường Chính trị Nghệ An, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông cho đội ngũ
cán bộ, nhân viên nhà trường cũng như học viên đã được quá triệt và thực hiện nghiêm túc.
Đối với cán bộ, nhân viên nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thanh niên,
ban nữ công, sinh hoạt chính trị, đoàn thể toàn thể cơ quan luôn được lồng ghép nội dung tuyên truyền,
giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn. Quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường phải thực
hiện nghiêm túc luật giao thông và nâng cao ý thức an toàn giao thông.
Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học viên, đội
ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông qua các hoạt động giảng dạy, tuyên
truyền vận động như: lồng ghép nội dung này vào bài giảng trong các buổi lên lớp; tổ chức tuyên truyền
giáo dục tập trung cho học viên trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chi bộ. Đồng thời mỗi
cán bộ, nhân viên của Trường Chính trị Nghệ An luôn nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành luật giao
thông, tham gia giao thông an toàn.

Đối với học viên tại Trường Chính trị Nghệ An, là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc nguồn lãnh
đạo quản lý ở các sở ban ngành, các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ đoàn thể... với vai trò, vị trí
của mình, học viên được đội ngũ giảng viên vận động phải đi đầu gương mẫu trong quá trình tham gia
giao thông. Đồng thời, tại cơ quan đơn vị của mình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý
thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông của nhân viên, người lao động, hội viên của cơ quan đơn vị
mình. Mặt khác, gương mẫu chấp hành luật giao thông, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính quyết định trong việc
giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách
nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi người dân để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng
đồng./.




×