Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DAN TOC GIAI CAP LIEN MINH CONG NONG TRHUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.86 KB, 3 trang )

CƠ CẤU XÃ HỘI HỌC CỦA XÃ HỘI:
Khái niệm được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học Bungari. Theo quan niệm này
thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống
nhỏ này lại có cơ cấu riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù. Được
xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của
nó), xã hội là một cơ cấu rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cơ cấu này chứa đựng
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cơ cấu đó là CCXHHCXH.
Cơ cấu xã hội học là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội, là một cơ cấu nhiều chiều và nhiều
khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất của cơ cấu xã hội học nhiều chiều có liên quan đến một số hoạt
động mà qua đó, xã hội có thể phát triển và tồn tại; đó là các hoạt động: 1) Sản xuất vật
chất; 2) Sản xuất phi vật chất (khoa học, nghệ thuật, vv.); 3) Lao động tái sản xuất xã hội
- sản sinh ra con người;

4) Hoạt động quản lí xã hội và quản lí các nhóm người khác;

5) Hoạt động giao tiếp của con người tức là sự phân công lao động xã hội học, và các
chức năng quan trọng nhất của con người. Đồng thời, khía cạnh này còn bao hàm cả các
hoạt động liên quan đến sự tái tạo môi trường sinh thái của con người, là những hoạt
động cần thiết cho sự sống còn cho chính sự tồn tại của xã hội loài người. Khía cạnh thứ
hai của cơ cấu xã hội học nhiều chiều là hoạt động của con người được thực hiện trong
khuôn khổ các quan hệ xã hội nhất định và thông qua các thiết chế nhất định (tổ chức và
các hình thức cộng đồng). Khía cạnh thứ ba của cơ cấu xã hội học nhiều chiều là sự phân
biệt các kiểu hoạt động cơ bản và các quan hệ, các thiết chế tương ứng với chúng. Do đó,
cơ sở cho sự hình thành phạm trù cơ cấu xã hội học là một tiêu chuẩn ba thành phần hoạt
động (lao động, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội). Cơ cấu xã hội học là sự tác động qua
lại giữa các lĩnh vực cơ bản của xã hội (các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội) đã
hình thành trên cơ sở các kiểu hoạt động cơ bản - thống nhất với các quan hệ và thiết chế
tương ứng.
Hồ Chí Minh với cương lĩnh đầu tiên của Đảng


(www.binhthuan.vn - 14/02/2006 - 7:45:39 AM)


Hơn 10 năm chuẩn bị, tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã
thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã giao cho
Người nhiệm vụ khởi thảo Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn
tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Các
văn kiện quan trọng đó đã được hội nghị thông qua và trở thành Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách
mệnh để đi tới xã hội cộng sản”. Sau này, Đảng ta gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
tiến lên CNXH.
Trong cương lĩnh, Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết cách mạng vô sản
của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối Đại hội VI Quốc tế Cộng sản trên nhiều vấn đề quan
trọng, đặc biệt là đã thể hiện một đường lối cách mạng triệt để. Tính cách mạng triệt để được Hồ
Chí Minh thể hiện trong toàn bộ những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: xác định đúng
tính chất mục tiêu mục đích của cách mạng Việt Nam là “Chủ trương làm cách mạng tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Mục đích cuối cùng của cách
mạng là đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ quan trọng của cách mạng là chống đế quốc Pháp và
tay sai, giành độc lập, tự do, dân chủ cho toàn thể dân tộc; xác định mối quan hệ giữa nhiệm vụ
chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến; xác định mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách
mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH; xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và giai cấp công
nhân. Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng nước ta. Vạch rõ “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản”; xác định rõ động lực và lực
lượng của cách mạng, phát triển quan điểm “công nông là gốc cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã
khẳng định công, nông là hai động lực chính bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khẳng
định động lực của cách mạng còn là khối công nông liên minh và lao động trí óc. Cương lĩnh
cũng đã giải quyết đúng đắn phương pháp cách mạng bạo lực để “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa

Pháp và bọn phong kiến”, “làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “dựng ra chính phủ
công nông”; xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế
giới… Tính cách mạng triệt để của Cương lĩnh là sự phát triển tiếp tục luận điểm nổi tiếng của
Hồ Chí Minh từ gần 10 năm trước khi thành lập Đảng: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới
giải phóng được dân tộc; cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng
sản và của cách mạng thế giới”.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta đã trả lời đúng những vấn đề cấp bách mà phong trào cách
mạng Việt Nam đặt ra. Nó là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng và hành động trái với chủ
nghĩa Mác-Lênin.
Cương lĩnh đã phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của xã hội Việt Nam – quy luật
cách mạng vô sản diễn ra ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Do vậy khi thâm nhập vào quần
chúng đã trở thành ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, là ngọn đèn soi sáng cho bước đường
phát triển của cách mạng Việt Nam và biến thành sức mạnh cách mạng hết sức to lớn. Chỉ vài
tháng sau khi Đảng ra đời, một cao trào cách mạng đã được dấy lên trong cả nước. Từ trong cao
trào, Đảng ta đã xây dựng được khối liên minh công nông, trí thức vững chắc, bảo đảm quyền
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, của giai cấp công nhân đối với cách mạng nước ta. Đó là bước
khởi đầu vẻ vang trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.
30 năm sau, năm 1960, khi đánh giá đường lối chính trị trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số
nhân dân ta… Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh
giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do
đó, quyền lãnh đạo Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng
cường”.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đến nay đã trải qua 76 năm.
Nhờ có đường lối đúng đắn sáng tạo đó mà ngay từ khi mới ra đời, “Đảng ta liền giương cao
ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải


phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời, xé tan các màu đen tối, soi đường
dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi” (Hồ Chí Minh).




×