Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tổng hợp và giải thích chi tiết các tính chất của Kim loại kiềm thổ, nước cứng và các hợp chất quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.86 KB, 6 trang )

Trang chủ  Hỏi đáp Hóa học  Tổng hợp và giải thích chi tiết các tính chất của
Kim loại kiềm thổ, nước cứng và các hợp chất quan trọng

Tổng hợp và giải thích chi tiết các tính chất của Kim loại kiềm thổ, nước cứng và các
hợp chất quan trọng
Lý thuyết

Trắc nghiệm

I. Kim loại kiềm thổ.
1. Vị trí và cấu tạo.
a) Vị trí.
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba, và
Ra.
b) Cấu tạo:
- Các kim loại kiềm thổ có mạng tinh thể không giống nhau:
+ Be, Mg : mạng lục phương.
+ Ca, Sr : mạng lập phương tâm diện.
+ Ba

: lập phương tâm khối.

2. Tính chất vật lý.
- Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc, có thể dát mỏng.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp và biến đổi
không theo 1 chiều vì các kim loại kiềm thổ có kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
- Khối lượng riêng tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).
- Độ cứng cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối mềm. Độ cứng giảm dần tự Be đến Ba
3. Tính chất hóa học.
- Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm), tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
- Trong các hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa -2.


a) Tác dụng với phi kim.
- Kim loại kiềm thổ bốc cháy trong không khí.

+ Lưu ý: nếu tác dụng với không khí ở nhiệt độ cao thì sản phẩm sẽ là oxit kim loại và nitrua kim
loại.
pdfcrowd.com


b) Tác dụng với axit.
- Với HCl, H2SO4 loãng

- Với HNO3 và H2SO4 đặc: kim loại kiềm thổ có thể khử N+5 trong HNO3 loãng xuống N-3, S+6 trong
H2SO4 đặc xuống S-2

c) Tác dụng với nước.
- Ở nhiệt độ thường, Be không khử được nước, Mg khử chậm. Các kim loại còn lại khử mạnh
nước, giải phóng H2.

4. Ứng dụng và điều chế.
a) Ứng dụng:
- Mg: dùng để chế tạo các hợp kim cứng, nhẹ, bền. Ngoài ra còn dùng để tổng hợp hữu cơ (KL có
nhiều ứng dụng nhất trong kim loại kiềm thổ).

- Be: dùng làm phụ gia để chế tạo các hợp kim có tính chất đặc biệt: đàn hồi, bền, không bị ăn
mòn.
- Ca: dùng để điều chế một vài kim loại bằng phương pháp nhiệt kim. Loại bỏ các nguyên tố oxi,
lưu huỳnh ra khỏi thép
- CaO: sử dụng để hút ẩm các chất có tính bazo (các chất hút ẩm khác như H2SO4, P2O5).
b) Điều chế:
- Phương pháp chủ yếu là điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại kiềm thổ.


II. Các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
1. Ca(OH)2 - Canxi hidroxit (vôi tôi, nước vôi trong).
a) Tính chất:
- Tính chất vật lý: còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Nước vôi trong là dung
pdfcrowd.com


dịch Ca(OH)2.
- Tính chất hóa học: là bazo mạnh, hấp thụ dễ dàng khí CO2 tạo kết tủa. Phản ứng này thường
được dùng để nhận biết khí CO2.

b) Ứng dụng: được dùng rộng rãi trong sản xuất:
- Amoniac
- Điều chế Clorua vôi để tẩy trắng, sát trùng:
- Vật liệu xây dựng.
- Khử chua đất trồng.
2. CaCO3 - Canxi cacbonat (đá vôi).
a) Tính chất:
- Tính chất vật lý: là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ khoảng
10000C. Phản ứng này xảy ra trong quá trình nung vôi.

- Tính chất hóa học:
+ Ở nhiệt độ thường CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2 tạo ra Ca(HCO3)2. Ca(HCO3)2 chỉ
tồn tại trong dung dịch.
+ Khi đun nóng hoặc áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra CaCO3 kết tủa. Phản
ứng này giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang đá vôi, cặn trong ấm nước.

b) Ứng dụng:
- Dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh ...

- Đá hoa dùng trong các công trình mỹ thuật (tạc tượng, trang trí)
- Đá phấn dễ nghiền thành bột mịn, làm phụ gia của thuốc đánh răng ...
c) Trạng thái tự nhiên: CaCO3 tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn và là thành phần chính của
vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực ...
3. CaSO4 - Canxifulfat (còn gọi là thạch cao).
a) Trạng thái tự nhiên:
- Trong tự nhiên CaSO4 tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống.
Thạch cao sống bền ở nhiệt độ thường.
- Khi đun nóng đến 1600C, thạch cao sống mất một phần nước biến thành thạch cao nung
CaSO4.H2O.
+ Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bộ đó với nước tạo
pdfcrowd.com


thành 1 loại bột nhão, có khả năng đông cứng nhanh.
- Thạch cao khan CaSO4: Loại thạch cao này được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở
nhiệt độ khoảng 3500C
b) Ứng dụng:
- Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao sống để điều chỉnh tốc độ đông cứng
của xi măng.
- Thạch cao nung còn được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương, làm phấn viết
bảng.
III. Nước cứng.
1. Khái niệm.
- Nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng (chứa ít hoặc không chứa ion Ca2+,
Mg2+ là nước mềm)
2. Phân loại.
- Nước cứng tạm thời: là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
+ Chỉ cần đun sôi nước thì các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 sẽ bị phân hủy và tạo ra kết tủa
CaCO3, MgCO3 . Vì vậy nên được gọi là nước cứng tạm thời


- Nước cứng vĩnh cửu: là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie. Khi
đun sôi các muối này không bị phân hủy nên tính cứng không mất đi.
- Nước cứng toàn phần: bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
3. Tác hại của nước cứng.
- Tạo kết tủa với xà phòng, các kết tủa này bám lại trên quần áo, gây ố màu nhanh hỏng. Ngoài ra
nó còn làm xà phòng ít bọt, tốn xà phòng.
- Khi đun nóng, thức ăn sẽ lâu chín, làm mất mùi vị.
- Với các thiết bị chứa nước nóng sẽ làm lắng cặn, gây tắt, làm giảm lưu lượng của nước, làm gỉ
thiết bị, thậm chí gây nổ.
4. Cách làm mềm nước.
- Nguyên tắc chung để làm mềm nước là loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ trong nước bằng cách:
+ đưa các ion này vào các chất kết tủa (phương pháp kết tủa)
+ thay thế bằng các ion khác (phương pháp trao đổi ion)
a) Phương pháp kết tủa:
- Khi đun sôi nước, các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 sẽ bị phân hủy tạo ra kết tủa không tan.

pdfcrowd.com


- Dùng Ca(OH)2 với 1 lượng vừa đủ để trung hòa muối axit.

- Dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

- Trong thực tế người ta hay dùng đồng thời nhiều phương pháp kết hợp với nhau để làm mềm
nước.
b) Phương pháp trao đổi ion (tham khảo thêm ở SGK)
- Hay gặp trong các bình lọc nước được dùng trong các gia đình.
- Các ý kiến thắc mắc các e comment bên dưới để được giải đáp nhé.
 Download


Có thể bạn muốn xem
Tổng hợp và giải tích chi tiết các tính chất của Kim loại kiềm và các hợp chất quan trọng
Lượt xem: 111
Tổng hợp và giải thích chi tiết các tính chất của Kim loại kiềm thổ, nước cứng và các hợp
chất quan trọng
Lượt xem: 419

Thích

Chia sẻ

11

0 bình luận

Sắp xếp theo Mới nhất

Thêm bình luận...

Facebook Comments Plugin

Hoctroz.com cung cấp công cụ và phương tiện để các thầy cô giáo và các bạn có nguồn kiến
thức vững chắc có thể dễ dàng chia sẻ bài giảng và bài tập trắc nghiệm trực quan cho các bạn
học sinh tham khảo vào những lúc rảnh rổi.
pdfcrowd.com


Hoctroz.com rất mong muốn làm nhịp cầu nối giữa thầy cô và các bạn học sinh để: Học sinh được
tự do lựa chọn những bài giảng chất lượng nhất, phù hợp nhất với bản thân với chi phí thấp. Để

thầy cô thỏa đam mê dạy học và tận dụng hiệu quả nhất thời gian rảnh rổi của mình trong việc
kiến tạo thêm nguồn thu nhâp thụ động.

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0868.907.806
Di động: 0908.74.99.30
Email:

Giới thiệu
Điều khoản dịch vụ
Chính sách bảo mật
Thi thử toeic online

pdfcrowd.com



×