Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

EM yêu LỊCH sử xứ THANH bài đại TRÀ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.26 KB, 14 trang )

Câu 1: Người xưa có câu: “ Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh
Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức
lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ
Thanh mà em yêu thích nhất.
Trả lời
“ Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ” - Câu nói có liên quan đến hai vùng: Thanh Hóa và
Nghệ An, là cái nôi sản sinh ra những con người tài năng, các vua chúa, quan thần của
đất nước. Xứ Thanh xưa, nay là Thanh Hóa – vùng đất trọng điểm của đất nước, nơi
có nhiều vua, chúa nhất nước.
Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên
gọi khác nhau, đến đời Lý được đổi
tên thành Thanh Hóa. Theo sách “Dư
địa chí”, Thanh Hóa là vùng địa lí
thuận lợi, hình thể tốt có thể xem
như yết hầu của đất nước. Chính vì
vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây
Sơn lui về để ngăn bước tiến của
quân Thanh.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến
Thanh Hóa thuận lợi trở thành nơi
xưng vương, dựng nước. Nhà Trần
đã phải cho người đục núi, lấp sông
để trấn yểm các huyệt mạch đế
vương. Liên tiếp các triều vua, chúa xuất phát từ đất Thanh. Theo thống kê thì từ thời
Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn với vua
Bảo đại thì Thanh Hóa chính là khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước, vì
vậy mới có câu “Vua xứ Thanh”.
Năm Mậu thìn (248) Triệu Thị Trinh đánh tan quân Ngô tại núi Nưa, huyện Triệu
Sơn, Thanh Hóa. Tuy chưa xưng vua nhưng quân Ngô đã gọi bà là Vua. Nhà Tiền Lê
do thập đạo tướng quân Lê Hoàn lãnh đạo cũng xuất phát từ quê nhà Thọ Xuân,
Thanh Hóa.


Sau khi Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu
cũng đặt kinh đô ở thành Tây Giai (tức Tây Đô), Thanh Hóa. Nơi đây cũng trở thành
mảnh đất sản sinh ra những vị vua thời Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê
Trang Tông....
Không chỉ có vậy, Thanh Hóa còn là nơi xuất phát của hai dòng chúa Trịnh,
Nguyễn..Chúa Nguyễn lập sau thời chúa Trịnh cũng trấn trị ở đất Thuận Hóa sau mới
mở rộng khái phá tận Đàng Trong.
Thanh là nơi xưng vương, xưng chúa còn Nghệ lại là nơi sản sinh ra các quan thần
giỏi giang giúp vua trị vì đất nước. Từ quan văn như thái sư Nguyễn Xí phò tá vua
Lê Thánh Tông, bà chúa Lãnh – minh phi của Lê Thánh Tông đến quan võ, tướng
quân Nguyễn Cảnh Chân giúp nhà Trần dẹp quân Minh...Hơn thế, mảnh đất “Địa
linh nhân kiệt” là nơi xuất thân của vô số bậc nhân tài trong tất cả các lĩnh vực như
Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh...
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Thanh Hóa, qua lời kể của bà, của mẹ và những
bài học về lịch sử địa phương, những trang sử hào hùng của quê hương Thanh Hóa
như hiện lên trước mắt tôi, lòng tôi lại dấy lên những cảm xúc ngưỡng mộ các vị anh
hùng hào kiệt xen lẫn niềm tự hào về quê hương mình. Thanh Hóa vốn được coi là


cái nôi sản sinh ra vua chúa, những người con anh hùng của dân tộc. Và trong số đó,
tôi luôn thầm ngưỡng mộ Lê Lợi – Lê Thái Tổ.
Lê Lợi sinh vào giờ Tý ngày mùng 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày mùng 10
tháng
9 năm 1385
đời nhà
Trần. “Đại Việt sử ký toàn
thư” mô tả ông là người "thiên tư
tuấn tú khác thường, thần sắc
tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng
rộng, mũi cao, trên vai có một

nốt ruồi, tiếng nói như chuông,
dáng đi tựa rồng, nhịp bước như
hồ”. Đó há chẳng phải là dấu
hiệu của bậc kì tài, làm nên
nghiệp lớn hay sao?
Năm 16 tuổi,chàng trai trẻ Lê
Lợi nối nghiệp cha làm chúa trại
Lam Sơn. Khi quân Minh sang
xâm chiếm lãnh thổ Đại Viêt,
ông nuôi chí lớn đánh đuổi quân
xâm lăng. Quân nhà Minh nghe
tiếng ông, dụ ra làm quan sẽ
được bổng lộc lớn, ông không
chịu khuất phục. Ông nói: "Làm
trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm
đầy tớ cho người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang
xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều nhà Hồ thất bại,
nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ
thù giày xéo, tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực, thiếu thốn trăm bề, Lê Lợi đã nung
nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, giành lại giang san, bờ cõi nước
Nam.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18
người bạn thân thiết, có chung ý chí đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó
chính là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.


Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào
kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa với đủ các tầng lớp xã
hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi,
Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau

một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương,
truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh
hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua
các giai đoạn phát triển lớn mạnh, chiến lược, chiến thuật của cuộc khởi nghĩa đã
chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ
thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông
Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc
lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20
năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một
kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi sẽ không có phong trào khởi nghĩa Lam
Sơn, không có cuộc khởi nghĩa này thì sẽ không có nước Đại Việt độc lập, yên bình.
Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn
mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường
lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân
dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ
chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của
nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược trước
đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, Lê Lợi đã cổ vũ tinh thần đoàn kết, tập hợp mọi
lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa
phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường
lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử
quý giá.
Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng
cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo
lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố
hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc
lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi
sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất

phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương
"mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên
một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi
Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê
Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an
táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có
những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển
đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa
phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi
phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát
triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, năm sau
(niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm
1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Năm 1426,


trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32
người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng,
nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được
giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông
đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa
triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành
động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn
ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên
sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí
bảo vệ sự thống nhất giang sơn:
“Đất hiểm trở từ nay không còn,

Núi sông đã vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá,
Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.”
Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên
Chợ Bờ, Hòa Bình.Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử
ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên
hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập
quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn,
sáng nghiệp.
Có thể thấy, Lê Lợi không chỉ có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng
vương triều Hậu Lê mà còn là một nhà lãnh đạo tài ba, một nhà quân sự xuất chúng và
là một vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước. Lê Lợi đã làm rạng danh quê hương
Thanh Hóa anh hùng và trở thành tấm gương sáng cho
đời đời con cháu noi theo.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Lê Lợi, nhân dân
và các cấp chính quyền Thanh Hóa đã xây dựng tượng
đài tôn vinh người anh hùng dân tộc, vị vua sáng lập
vương triều dài nhất trong lịch sử phong kiến VN. Tượng
đài Lê Lợi đã được khánh thành vào ngày 29/11/2014
nhân dịp kỉ niệm 80 năm Văn Hóa Đông Sơn.

Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn
tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức
UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là
công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu
biết về công trình này.
Trả lời
Ngày 27-06-2011, hành trình của di sản Thành Nhà Hồ trên quê hương Xứ Thanh
đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới, đó không chỉ là niềm vui,

niềm tự hào và vinh dự của nhân dân
huyện Vĩnh lộc nói riêng mà còn là của
nhân dân Thanh Hóa nói chung. Trải qua


bao thăng trầm của cuộc sống, bao biến động của không gian và thời gian, Thành Nhà
Hồ vẫn đứng đó, sừng sững, uy nghi trên mảnh đất Vĩnh Lộc của quê hương Thanh
Hóa, như một nhân chứng cho sự phát triển hưng thịnh của vương triều Nhà Hồ.
Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược phía Tây lên vùng đất Vĩnh Lộc chừng 50km,
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một tòa Thành uy nghi được xây dựng bằng những
khối đá to lớn cách đây hơn 600 năm trước.
Theo sử sách, tháng Giêng 1397 Hồ Quý Ly sai thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử Lệnh
Đỗ Tỉnh về xem xét đo đạc động An Tôn (thành nhà Hồ ngày nay) để đắp thành đào
hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về
đó.
Dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 7 năm, Hồ Quý Ly đã kịp xây dựng
thành quách trong thời gian vẻn vẹn có 3 tháng (từ tháng giêng năm 1397 đến hết
tháng 3 năm đó thì hoàn thành) và để lại một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu
tượng kiệt xuất về công trình thành đá cổ.
Thành nhà Hồ được xây dựng trên nền diện tích 155ha (vùng lõi), còn quần thể di tích
thành rộng 5.000 ha. Thành gồm 3 bộ phận: La Thành, Hào Thành và Hoàng Thành,
bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu đắp bằng đất.
Thành được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, chiều Bắc - Nam dài
870,5m; chiều Đông - Tây dài 883,5m; độ cao trung bình 7-8m, có nơi cửa nam cao
hơn 10m. Bốn cổng được xây theo 4 hướng Nam – Bắc – Đông – Tây. Kiến trúc cổng
được họa theo mái vòm, những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi,
xếp khít nhau.
Toàn bộ tường thành và 4 cổng chính được xây bằng những phiến đá dài khoảng
1,5m, có tấm dài 6m, trọng lượng trung bình mỗi khối nặng từ 10-20 tấn, cá biệt
tường thành phía Tây có khối đá khổng lồ 26,7 tấn, với tổng khối lượng khoảng

25.000m3 đá và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.
Qua hơn 600 năm, hệ thống tường thành gần như vẫn còn khá nguyên vẹn, những
phiến đá nặng hàng chục tấn chỉ xếp chồng lên, không có chất kết dính. Điều làm đau
đầu các nhà nghiên cứu là công trình vĩ đại đó hoàn thành trong vòng chỉ có 3 tháng
vừa thiết kế lẫn thi công, điều đó thể hiện trình độ xây dựng độc đáo, bàn tay tài hoa,
sức lao động sáng tạo tuyệt vời của các “nghệ nhân” thời bấy giờ.
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý
Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu
xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời
vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ
Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc
trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi
quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là
Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành
mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô
vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần.
Tháng 3 năm Canh
Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407), Tây Đô là kinh
thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò
quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà
Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu
trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn
được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm
quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi
một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục


nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố
chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử

chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống
chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn
tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của
nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông
nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát
huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao
gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần
100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt
rộng gần tới 50m bao quanh.
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam
dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng
bằng đá khối kích thước trung bình 2m x 1m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng
thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu
(Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và
cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là
cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá
xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).
Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay
là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam
Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một
đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ.
Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự
nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những
bức tường thành vẫn đứng vững.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam,
với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân
tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy

không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km. Thành phía
ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bôn hướng
Nam, Bắc, Đông, Tây. Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung
bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép
theo hình chữ công tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần.
Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích
tường thành chỗ còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn
cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra
vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn
rộng khoảng 10-20m và La thành bảo vệ vòng ngoài. Theo sử liệu, trên thành còn xây
tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn
khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ngoài ra còn nhiều kiến
trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá
quy mô khá lớn. Hiện các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ
phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ, hủy hoại và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị
sạt lở, nhưng gần như tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại.


Tường thành và Hào thành:
Từ bên ngoài, có thể thấy toàn bộ các bức tường của tòa thành được xây bằng các
khối đá khổng lồ có hình khối chữ nhật hoặc gần vuông, xếp không trùng mạch theo
hình chữ Công "I". Trên thực tế, tường thành được cấu tạo bởi ba lớp gắn kết chặt chẽ
với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt:
Lớp ngoài: tường thành được xây dựng bằng những khối đá vôi to lớn, được đẽo
gọt và ghép một cách tài tình. Tất cả các khối đá xây được đẽo gọt công phu thành các
khối vuông thành sắc cạnh, với kích thước trung bình 2,2 x 1,5 x 1,2m, cá biệt có khối
có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x 1 x 1,2m. Những khối đá lớn nhất nặng tới
khoảng 26,7 tấn.
“Đại Việt sử ký toàn thư” cũng cho biết, năm Tân Tỵ (1401) “Hán Thương hạ lệnh

cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải
nhiều đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng
đá”. Đến nay, qua nghiên cứu sưu tầm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã
phát hiện có 294 địa danh hành chính trong cả nước đóng góp xây dựng Thành Nhà
Hồ.
Để hoàn chỉnh công trình này, con số ước tính hơn 100,000m3 đất đã được đào
đắp, hơn 20,000m3 đá, trong đó có nhiều khối đá nặng trên 20 tấn đã được khai thác,
vận chuyển và lắp đặt.
Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường thấy ở
các tòa thành Đông Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên,
vẫn có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía với chiều rộng trung
bình 50m.
La Thành:
Bao quanh toàn bộ tòa thành đá và hào thành là La Thành. “Đại Việt sử ký toàn
thư” cho biết Hồ Quý Ly “sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai
ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn đến tận cửa Bào Đàm,
phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang (sông Mã), vây quanh làm
tòa thành lớn bọc phía ngoài. Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử”.
“Đại Nam nhất thống chí” chép: ‘phía ngoài thành lại đắp đất làm La Thành, phía
tả từ tổng Cổ Biện, phía Đông qua các xã Bút Sơn và Cổ Điệp ven theo sông Bảo (nay
là sông Bưởi) chạy về núi Đốn Sơn, phía hữu từ tổng Quan Hoàng, huyện Cẩm Thủy
theo ven sông Mã chạy về Đông thẳng đến núi Yên Tôn mấy vạn trượng.
La Thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang
với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong
thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia
cố. Kết quả thám sát năm 2010 ở khu vực thôn Xuân Áng, xã Vĩnh Long cho thấy, đất
đắp La Thành bằng các loại đất sét màu vàng, màu xám hoặc xám xanh có lẫn các đá
sạn laterít.
Toàn bộ La Thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền
với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương

theo các dòng sông. Ngày nay, trên thực địa, La Thành vẫn còn dấu vết từ núi Đốn
Sơn (xã Vĩnh Thành) đến núi Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), các núi Xuân Đài, Trác
Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), núi Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), núi Ngưu Ngọa, núi
Voi (Xã Vĩnh Quang). Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã .
Sự kiên cố, cấu trúc lũy thành với mặt ngoài thẳng đứng trong thoai thoải cho thấy
rõ tính chất phòng vệ quân sự của La Thành. Mặt khác La Thành cũng triệt để nối các
quả núi tự nhiên như núi Voi, núi Đốn, nhiều đoạn chạy theo thế uốn của sông Bưởivà
sông Mã mang thêm chức năng là đê phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Đây cũng là


truyền thống đắp thành của người Việt đã từng hiện diện ở các di tích như thành Cổ
Loa (Hà Nội) thế kỷ 3 trước CN, thành Hoa Lư (Ninh Bình) thế kỷ 10, thành Thăng
Long (Hà Nội) thể kỷ 11 – 18.
Nhiều đoạn La Thành trải qua 6 thế kỷ vẫn còn khá nguyên vẹn với các lũy tre trải
dài bát ngát, tương truyền cũng là dấu tích lâu đời gợi nhớ đến việc nhà Hồ cho trồng
tre gai bảo vệ kinh thành cuối thế kỷ 14.
Đàn Nam Giao:

Giếng Vua, Nam Giao - Thành Nhà Hồ

Ở phía Nam kinh thành, trong các năm 2006 – 2010, khảo cổ học đã tập trung
nghiên cứu khu di tích đàn tế Nam Giao. “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Năm Nhâm
Ngọ (1402), tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ tế Giao,
Đại xá”. “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thời Nguyễn cũng chép: “Đến
nay Hán Thương mới đắp đàn Giao ở Đốn Sơn, chọn ngày lành, đi xe Vân Long ra
cửa Nam thành, trăm quan và cung tần, mệnh phụ theo thứ tự đi sau v.v...”

Ngói đầu đao - Thành Nhà Hồ

Trong các nghi lễ của các kinh đô phương Đông cổ truyền, đàn Nam Giao và nghi

thức tế lễ Nam Giao hàng năm của các vương triều là một bộ phận văn hóa tinh thần
quan trọng vào bậc nhất nhằm cầu mong cho đất nước thịnh trị, vương triều trường
tồn. Bởi vậy, trong việc kiến thiết kinh đô, nhà Hồ đặc biệt chú trọng tới việc xây
dựng đàn tế Nam Giao. Đàn tế được xây dựng ở phía Nam Thành Nhà Hồ, phía trong
La Thành, dựa theo sườn Tây Nam núi Đốn Sơn. Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ
chạy theo hướng Bắc – Nam là 250m, hướng Đông – Tây là 150m với tổng diện tích
35.000m2.


Thống đất nung - Thành Nhà Hồ

Đàn được chia làm nhiều tầng giật cấp cao dần lên, trong đó tầng đàn trung tâm
cao 21,70m so với mực nước biển, chân đàn có độ cao khoảng 10,50m so với mực
nước biển. Hiện nay, bước đầu đã khai quật được khoảng 15.000m2 và phát lộ được
cấu trúc tổng thể của phần đàn trung tâm bao gồm 3 vòng tường đàn bao bọc lẫn
nhau.
+ Vòng đàn ngoài cùng đã xuất lộ một phần dài 145m, rộng 113m có hai đầu lượn
tròn.
+ Vòng đàn giữa gần hình vuông 65m x 65m.
+ Vòng đàn trong cùng hình đa giác (60,60m x 52m) có hai cạnh trên vát chéo.
Toàn bộ 3 vòng đàn trên đây ôm trọn toàn bộ nền đàn tế hình chữ nhật 23,60m x
17m. Trong lòng nền đàn có dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn), đường kính 4,75m.
Nền đàn được đầm nện bằng các loại đá dăm núi, móng tường đàn và tường đàn được
xây dựng bằng các loại đá xanh và gạch ở hai bên, ở giữa nhồi đất. Tường đàn cómái
lợp các loại ngói mũi sen, ngói mũi lá và ngói âm dương. Mặt nền đàn được lát bằng
loại gạch vuông cỡ lớn. Các đường đi trong đàn được lát đá.
Trong khu vực đàn tế còn tìm thấy dấu tích của hàng chục nền móng của các kiến
trúc phụ, 5 cửa, dấu tích đường đi và dấu tích của 10 cống nước được xây dựng và bố
trí hết sức khoa học nhằm đảm bảo cho việc tiêu thoát nước cho một công trình kiến
trúc có diện tích rộng hàng chục nghìn mét vuông. Góc Đông Nam đã tìm thấy một

giếng nước lớn có cấu trúc 2 phần: phần thành giếng được xây bằng các khối đá có
mặt bằng hình vuông (13m x 13m) có bậc đi xuống nhỏ giật vào trong lòng theo lối
“thượng thách hạ thu”, phần lòng giếng hình tròn, mặt cắt hình phễu, phần miệng tròn
có đường kính khoảng 6,50m, độ sâu tính từ miệng giếng vuông 4,90m (hình 138151).
Với tổng diện tích trên 35.000m2, có thể nói Nam Giao là một kiến trúc đàn tế
khá hoành tráng trong tổng thể khu di tích Thành Nhà Hồ. Không những thế, qua
những di vật còn lại, chúng ta còn thấy Nam Giao cũng được trang trí khá độc đáo ở
trên các kiến trúc có mái. Đó là thành bậc đá chạm sấu thần, tượng đầu chim phượng,
uyên ương, hệ thống lá đề, hệ thống gạch trang trí chạm rồng, hoa cúc. nhiều mô típ
cho thấy có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật Phật giáo trong trang trí Nam
Giao. Trong thời đại hạn chế Phật giáo thì đây cũng là điều hết sức đáng lưu ý của di
tích đàn tế Nam Giao nói riêng và nghệ thuật thời Hồ nói chung .
Thêm vào đó, các phần núi non phía sau đàn đều được lưu giữ khá nguyên vẹn kết
hợp hài hòa với các thành phần kiến trúc đàn tế, làm tăng thêm vẻ đẹp, tính hấp dẫn
riêng có của đàn tế Nam Giao Thành Nhà Hồ.
Thành nhà Hồ không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, cho thấy bàn tay tài
hoa của ông cha ta mà còn là một di sản tuyệt vời của nhân loại, đem lại niềm tự hào


to lớn cho con người xứ Thanh. Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành địa điểm tham
quan thu hút số lượng lớn khách su lịch. Nếu đến Thanh Hóa, bạn hãy giành chút thời
gian đến thăm Thành Nhà Hồ nhé, bạn sẽ không thất vọng đâu. Con người Thanh Hóa
sẽ luôn mở rộng vong tay chào đón các bạn!
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
luồng song dữ, chém Cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn,
cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử
đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con
người xứ Thanh.
Trả lời
Xuyên suốt chiều dài lịch sử với biết bao cuộc chiến anh hùng của quân và dân ta,

đặc biệt là sự xuất hiện của những con người sẵn sàng đứng lên lãnh đạo nhân dân
đoàn kết một lòng kháng chiến chống quân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc. Có
thể kể đến những người con của quê hương Thanh Hóa anh hùng như Lê Lợi, anh em
Triệu Quốc Đạt – Triệu Thị Trinh,…
Năm 248, quân Đông Ngô sang xâm chiếm bờ cõi nước ta, làm cho đời sống
nhân dân khổ cực trăm bề, nàng cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt - hào trưởng vùng
Cửu Chân (nay là Thanh Hóa) tập hợp, chiêu mộ nghĩa sĩ cùng nhau chống lại quân
Ngô. Khi được hỏi về việc lập gia thất, nàng đã khảng khái trả lời: “ Tôi muốn cưỡi
cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém Cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

Bà chính là đại diện cho một phần phụ nữ trong xã hội đương thời, dám đứng lên
đấu tranh vì độc lâp dân tộc, ghi tên mình vào những trang sử hào hùng của đất nước,
sánh ngang với các đáng mày râu sức dài vai rộng. Không chỉ có mình Bà Triệu,
Thanh Hóa còn có rất nhiều nhân tài đại diện cho truyền thống anh hùng bất khuất
chống giặc ngoại xâm. Tiêu biểu như: Dương Đình Nghệ kéo quân từ xứ Thanh ra
Đại La đánh chiếm La Thành, cai quản đất nước dưới danh nghĩa Tiết Độ Sứ; Lê Lợi


sau mười năm dấy binh đã đánh đuổi giặc Minh giành lại giang sơn xã tắc... Người
Thanh Hóa không chỉ giỏi “Lên ngựa cầm gươm, xuống ngựa cầm bút” mà còn là
những người giàu khả năng sáng tạo. Cha con Hồ Quý Ly xây Thành Nhà Hồ, chế
súng thần công, đúc tiền đồng và xây dựng pháp luật; Lê Văn Hưu viết lên “Đại Việt
sử ký toàn thư”, Lê Lợi với “Lam Sơn thực lục”... Lịch sử cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ghi nhận sự đóng góp to lớn của nhân dân
Thanh Hóa với những trận chiến ác liệt, những chiến công vẻ vang. Những thanh niên
xung phong, tự vệ chiến đấu dũng cảm và chịu đựng gian khổ như Ngô Thị Tuyển,
Nguyễn Thị Hằng, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng Lê Mã
Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”...,
mỗi người một vẻ nhưng đều làm rạng danh cho Tổ quốc Việt Nam, cho quê hương

Thanh Hóa trong lịch sử. Lịch sử vinh quang ấy kết tinh thành niềm tự hào của người
Thanh Hóa.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu
biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Trả lời
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược
Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi
nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu
phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông
Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm
máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng.
Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một
Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được
thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước
và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát
triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu
tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh
đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ,
ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại
Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng
sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long
được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh
Hóa.
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên
Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị
thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi
nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường,
tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh

cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của
phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước
mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ quan ấn
loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......


Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những
thời điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan rã,
nhưng trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy sinh, các
Chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và tiếp tục lãnh đạo
phong trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ
cuối năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ,
huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng
Hóa.
Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát
lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính
quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi nhanh
chóng. Ngày 23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực lượng cứu
quốc gồm có hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, Thọ
Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ
tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm thời tuyên bố thành lập chính quyền cách
mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo bệ chế độ mới.
Đảng bộ Thanh Hóa đã trải qua muôn vàn khó khăn để phát triển, góp phần
không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong số các đồng chí lãnh đạo Đảng
bộ, chính quyền Thanh Hóa, tôi ấn tượng nhất là đồng chí Lê Hữu Lập.
Đồng chí Lê Hữu Lập sinh
năm 1897, tại xã Xuân Lộc
(huyện Hậu Lộc, Thanh

Hóa), trong một gia đình
nhà nho yêu nước. Năm
1918, sau khi tốt nghiệp
trường Pháp Việt, ông tham
gia phong trào cách mạng
đòi độc lập cho Việt
Nam.Năm 1922, Ông đã
gặp Đinh Chương Dương
và được Đinh Chương
Dương kể cho nghe về các
tổ
chức Cách mạng trong và
ngoài nước, về các nhà ái
quốc như Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh...
Giữa năm 1924, Lê
Hữu Lập được nhà cách
mạng Đinh Chương Dương
đưa sang Quảng Châu
(Trung Quốc) tham gia tổ chức “Tâm tâm xã”. Tổ chức này ra đời năm 1923, do các
nhà cách mạng Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ
thành lập.
Tháng 6-1925, Lê Hữu Lập được kết nạp vào “Việt Nam thanh niên Cách mạng
Đồng chí hội” - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông và một
số đồng chí được cử về Việt Nam hoạt động, tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho
thanh niên ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị... và đưa một số
người sang Quảng Châu huấn luyện. Đoàn xuất dương lần đầu thuộc các tỉnh Miền


Trung gồm mười người trong đó có Trần Phú, sau này là Tổng Bí thư đầu tiên của

Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu năm 1927, Lê Hữu Lập trở về nước và vận động
thành lập tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” tỉnh Thanh Hóa,
trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời của tổ chức này. Đầu năm 1930, Lê Hữu Lập trở
thành người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa khi Đảng cộng sản Việt Nam được
thành lập.
Sau khi xây dựng phong trào tại Thanh Hóa, Lê Hữu Lập tiếp tục được cử vào
Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây,
ông tuyển chọn, giới thiệu hàng chục thanh niên ưu tú, gửi sang Trung Quốc học tập,
đào tạo sau đó quay trở về quê hương hoạt động cách mạng. Năm 1934, Lê Hữu Lập
mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời tại Nghệ An khi mới 37 tuổi.
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải
trở nên một tỉnh kiểu mẫu, phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là
tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn
dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã
phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Em
hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh
kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Trả lời
Ngày 20-2-1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “ Thanh Hóa phải trở
nên một tỉnh kiểu mẫu, phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là
tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”.

Bác Hồ kéo lưới cùng nhân dân Sầm Sơn 1

Sau 30 năm đổi mới, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực Kinh tế - xã hội, đó là:
1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng;
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
thời kì sau luôn cao hơn thời kì trước, một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế
hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp

– xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp; phát huy lợi thế của các vùng


miền, gắn với sản xuất hang hóa và mở rộng thị trường. Tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương cũng
như các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Khai thác tối đa các nguồn
lực cho đầu tư phát triển có nhiều cố gắng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp
tục được tăng cường.
2. Văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục
phát triển, quy mô, mạng lưới trường lớp được mở rộng. Các hoạt động văn
hóa, thể dục – thể thao được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hóa. Làm tốt công
tác y tế dự phòng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được
cải thiện đáng kể. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, quyền làm chủ
của nhân dân được phát huy tối đa. Chăm lo cho đời sống nhân dân, thực hiện
tốt chính sách xã hội, đẩy mạnh xóa đói – giảm nghèo.
3. Công tác an ninh – quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo, các cơ quan nội chính được củng cố, kiện toàn,
hoạt động ngày càng có hiệu quả.
4. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thu được nhiều thành tích cao,
kết quả tốt.
5. Các phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
được tổ chức, triển khai sâu rộng cho các tầng lớp nhân dân, xuất hiện nhiều
tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác dạy, đóng góp thiết thực
vào việc thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, mở rộng quan hệ
hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao cơ sở hạ tầng giao thong đường
bộ, mở ra các chuyến bay trong nước và quốc tế, năng tầm hiểu biết và ý thức của
người dân là những thành tựu nổi bật mà Thanh Hóa đã đạt được, giúp tỉnh nhà từng
bước trở thành một tỉnh kiểu mẫu, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là một công dân của Thanh Hóa, đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa thể góp
những công lao to lớn vào công cuộc đổi mới quê hương, tôi luôn tự nhắc bản thân
mình phải học hành thật chăm chỉ, làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi
đồng. Phấn đấu rèn luyện bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ, mai này xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, “ có thể sánh vai
với các cường quốc năm châu”, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.



×