Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.61 KB, 8 trang )


KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
Giáo viên: Ngô Thị Ánh Đào

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt:
1.Tiếng Việt trong thời kì dựng nước:
a.Nguồn gốc tiếng Việt:
- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ
ngôn ngữ Nam Á.
b.Quan hệ họ hàng của tiếng Việt:
- Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với tiếng
Mường và nhóm tiếng Môn-Khơme.
Ví dụ: tiếng Việt tiếng Mường
nắng rắng
trắng tlắng
ngày ngài

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc:
- Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề, phải đấu tranh để
bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc :
- Vay mượn nhiều từ ngữ Hán (Việt hóa tiếng
Hán)
3.Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ
- Việc học ngôn ngữ văn tự Hán được đẩy
mạnh→Tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế,
đa dạng.
- Hình thành hệ thống chữ Nôm

4.Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc:
- Tiếng Việt vẫn bị chèn ép nhưng chữ quốc ngữ


đã thông dụng.
- Văn xuôi tiếng Việt hình thành và phát
triển→Tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển.
5.Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay:
- Xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn
hóa tiếng Việt.
- Tiếng Việt có được vị trí xứng đáng của mình
trong một nước Việt Nam độc lập tự do.
- Nó trở thành ngôn ngữ quốc gia, dùng trong mọi
lĩnh vực.

II. Chữ viết:
- Chữ Nôm:Dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán
để ghi âm tiếng Việt
- Hình thành khoảng TK VIII-IX , nền văn học chữ
Nôm để lại nhiều thành tựu.
- Chữ quốc ngữ: Dùng chữ cái La tinh để ghi âm
tiếng Việt
- Đơn giản, tiện lợi ,dễ học, dễ nhớ.

×