Câu 6: Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế
Đề cương tóm tắt:
I.Định nghĩa mặt đối lập: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những yếu tố, bộ phận có các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận
động trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại
với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó.
II.Sự thống nhất của các mặt đối lập:
1.Khái niệm về sự thống nhất của các mặt đối lập theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp...
2.Thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối vì 4 lý do:
-Là sự thống nhất của 2 cái khác nhau, đối lập nhau
-Sự tác động qua lại ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm
thời, sự vận động sẽ phá vỡ trạng thái này...
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi.
- Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự
phủ định lẫn nhau.
III.Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu
tranh với nhau
1.Định nghĩa: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua
lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt
đối lập còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối
lập, tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể. Đấu tranh của các mặt đối
lập là tuyệt đối và là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
2.Tại sao nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối?
- Vì sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và
phát triển
- Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối
lập có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi
1
- Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết
IV. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập (3 hình thức):
1.Chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh
2.Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập khác
3.Có thể 2 mặt đối lập đều bị triệt tiêu và hình thành những mặt
đối lập mới.
V.Các loại mâu thuẫn: (4 loại mâu thuẫn)
1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
2.Mâu thuẫn cơ bản
3.Mâu thuẫn chủ yếu
4.Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
VI.Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn:
1-Ý nghĩa phương pháp luận:
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì vậy
muốn nhận thức sự vật, hay muốn cải tạo nó thì phải nhận thức
được mâu thuẫn và tìm ra phương thức giải quyết thích hợp
-Muốn nhận thức được mâu thuẫn phải biết phân tích mâu thuẫn
để xác định loại hình mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn.
-Khi đã nhận thức rõ mâu thuẫn thì phải tìm ra phương thức giải
quyết thích hợp.
2.Liên hệ thực tế:
-Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại rất nhiều
mâu thuẫn. Những mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng đan xen
nhau. Vì vậy, mọi đường lối chiến lược cũng như sách lược đều phải
đặt ra trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và
trong nước.
-Phương thức cơ bản để giải quyết cơ bản mọi mâu thuẫn trên
thế giới và VN là gì? Phương thức cơ bản là đấu tranh. Tuy nhiên
các hình thức đấu tranh phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, vừa đấu
tranh vừa hợp tác, cần tuyệt đối tránh những tư tưởng tả khuynh và
hữu khuynh.
2
Đề cương chi tiết:
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
quy luật chính nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của
phép biện chứng, nó chỉ rõ nguồn gốc của sự vận động và phát triển,
là cơ sở lý luận để nhận thức các quy luật khác, giải thích các cặp
phạm trù. Nhận thức được mâu thuẫn của sự vật tức là nhận thức
được bản chất của sự vật, nắm được quy luật này là cơ sở để nhận
thức, nắm được các quy luật khác. Lê nin viết: Có thể định nghĩa vắn
tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối
lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, những
điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và phát triển thêm."
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những yếu tố, bộ phận có
các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận động trái ngược nhau, cùng
tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động
và biến đổi của sự vật đó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập:
+Nghĩa chung nhất (nghĩa rộng): sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự kết hợp, sự nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho
nhau, bổ sung cho nhau.
Theo nghĩa này, đó là sự cùng tồn tại, sự liên kết, nương tựa, bổ
sung cho nhau của các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Nếu
không có sự thống nhất giữa chúng sẽ không có bất cứ sự "tự vận
động" nào và không có bất cứ sự phát triển nào.
+Theo nghĩa hẹp: Đó là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động
ngang nhau của chúng (tư bản trả lương cho người công nhân). sự
đồng nhất chỉ ở mức độ giới hạn.
Hai mặt đối lập đồng nhất với nhau nghĩa là chúng có yếu tố
chung giống nhau, trong cái này có cái kia và ngược lại.
Thống nhất của các mặt đối lập còn là sự tác động qua lại ngang
nhau, thể hiện trạng thái cân bằng nhau của các mặt đối lập, đây
chính là trạng thái của sự vật. Trong cơ thể sống, đồng hóa và dị hóa
3
phải cân bằng nhau mới làm cho cơ thể sống tồn tại và phát triển ổn
định.
Tuy vậy, thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối.
+Vì thống nhất của các mặt đối lập là thống nhất của 2 cái khác
nhau, 2 cái đối lập nhau
+Sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, sự
vận động tất yếu sẽ phá vỡ trạng thái này, trong XH, lực lượng sản
xuất và QH SX thống nhất với nhau, nhưng đó chỉ là tạm thời, tương
đối vì lực lượng sản xuất luôn phát triển đến một mức nào đấy sẽ
phá vỡ sự cân bằng này, đòi hỏi 1 quan hệ sản xuất khác tương ứng.
+Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi. Cụ thế trong xh chiếm hữu nô lệ,
gc chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp đối lập nhau cùng tồn tại trong thể
thống nhất cấu thành nên xh chiếm hữu nô lệ. Nhưng khi nô lệ được
giải phóng, không còn nô lệ nữa thì xh chiếm hữu nô lệ cũng mất đi.
+Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự
phủ định lẫn nhau.
*Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh
với nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.
Tuy nhiên, đấu tranh của các mặt đối lập còn được hiểu theo
nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối lập, tùy thuộc vào các hoàn
cảnh cụ thể.
Khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập, chủ nghĩa Mác có 2
luận điểm quan trọng là khẳng định sự thống nhất là tương đối còn
đấu tranh là tuyệt đối và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
Trước hết nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối bởi vì sự
đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
4
Đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành nên các mặt đối lập.... Tức
là trong sự vật hiện tượng luôn diễn ra quá trình vận động và phát
triển, luôn diễn ra đấu tranh. Lê nin cho rằng, sự thống nhất các mặt
đối lập là thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
bài trừ lẫn nhau là tuyện đối cũng như sự phát triển, sự vận động là
tuyệt đối.
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự
phát triển.
Theo quan điểm triết học Mác xít, vận động là "tự thân vận
động", tự thân phát triển, hay nói cách khác, nguồn gốc, động lực
của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, hay đó chính là những mâu
thuẫn của sự vật, chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong sự
vật.
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập
có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi.
Trong thực tế, do đồng nhất đấu tranh với mọi sự va chạm, đụng
độ, với những sự rối loạn, mất ổn định nên con người thường ác cảm
với đấu tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có đấu tranh
sẽ không thể đưa đến sự phát triển. Chính thông qua đấu tranh mà
các mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến
đổi của chúng cũng như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử
mới. Chính đấu tranh làm cho những "cái cũ, cái lỗi thời có thể mất
đi, cái mới, cái tiến bộ có thể ra đời". Trong các xã hội có giai cấp đối
kháng, ở mỗi thời đại, nhờ có những cuộc đấu tranh của quần chúng
nhân dân mà giai cấp thống trị phải điều chỉnh lại các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội và điều đó làm cho các hình thái kinh tế xã
hội vận động từ thấp đến cao. Ngay trong chủ nghĩa tư bản, nhờ có
phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân nên giai cấp
tư sản đã có sự thay đổi về phương thức bóc lột, có sự chú ý đến
việc thay thế các thiết bị máy móc, thay đổi điều kiện làm việc của
công nhân như tăng lương, giảm giờ làm... Ngược lại, thông qua đấu
tranh, công nhân cũng trưởng thành và phát triển hơn từ tự phát
5
sang tự giác. Lê nin quan niệm: "Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa
các mặt đối lập".
Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết, mặt đối lập này phủ định mặt đối lập kia hoặc cả hai
mặt đối lập chuyển hóa thành cái khác. lúc này mâu thuẫn ở trình độ
cũ mất đi, mâu thuẫn ở trình độ khác xuất hiện.
*Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra dưới nhiều hình
thức:
Hình thức thứ nhất: chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh của
mặt đối lập này sang mặt đối lập khác. Chẳng hạn trong XH có giai
cấp đối kháng, tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp có thể
ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp khác và
trong các thời kỳ cách mạng, những cá nhân tiến bộ thuộc giai cấp
thống trị có thể chuyển sang hàng ngũ giai cấp công nhân...
Hình thức thứ hai: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập
khác. Ví dụ trong một số trường hợp cụ thể, cái thiện có thể trở thành
cái ác và ngược lại.
Hình thức thứ ba: Có thể hai mặt đối lập đều bị triệt tiêu và
chuyển thành những mặt đối lập mới. Chẳng hạn khi chế độ chiếm
hữu nô lệ tan rã, cả 2 giai cấp chủ nô và nô lệ đều căn bản bị triệt
tiêu, 2 giai cấp mới là địa chủ phong kiến và nông dân hình thành.
*Mâu thuẫn của sự vật:
Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn còn là sự bất đồng, sự không phù hợp giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn là 1 hiện tượng phổ biến, nó tồn tại trong mọi sự vật
hiện tượng, không ở đâu không có mâu thuẫn và không bao giờ
không có mâu thuẫn.
Có 4 loại mâu thuẫn:
1.Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài: mâu thuẫn bên
trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Mâu thuẫn bên ngoài có
thể tác động theo chiều hướng khác nhau đến mâu thuẫn bên trong.
Ranh giới của mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là tương
6
đối. Xét trong mối quan hệ này thì nó là bên trong nhưng xét trong
mối quan hệ khác thì nó lại là bên ngoài.
2.Mâu thuẫn cơ bản: Xuất phát từ bản chất của sự vật. Nó là cơ
sở để nảy sinh các mâu thuẫn khác. Nó tồn tại cùng sự tồn tại của sự
vật. Khi nào sự vật mất đi thì mâu thuẫn cơ bản mất đi.
3.Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên trong từng giai đoạn,
nó được đòi hỏi phải giải quyết để làm cơ sở giải quyết những mâu
thuẫn khác.
Ví dụ: khi đất nước có giặc ngoại xâm thì mâu thuẫn giữa người
dân với kẻ thù xâm lược là chủ yếu. Chỉ giải quyết được mâu thuẫn
này thì mới giải quyết được mâu thuẫn khác.
4.Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn đặc thù của xã hội. đó là
mâu thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau (nô lệ chủ nô; phong kiến - nhân dân...)
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn về những lợi ích
không cơ bản.
Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế:
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì vậy
muốn nhận thức sự vật, hay muốn cải tạo nó thì phải nhận thức
được mâu thuẫn và tìm ra phương thức giải quyết thích hợp.
Muốn nhận thức được mâu thuẫn phải biết phân tích mâu thuẫn,
tức là phải dựa vào bản chất của các mặt đối lập để xác định loại
hình mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn.
Khi đã nhận thức rõ mâu thuẫn thì phải tìm ra phương thức giải
quyết thích hợp. Phương thức này vừa phải căn cứ vào loại hình
mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn lại vừa phải căn cứ vào
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và vào mục đích giải quyết mâu
thuẫn.
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại rất nhiều
mâu thuẫn. Những mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng đan xen
nhau. Vì vậy, mọi đường lối chiến lược cũng như sách lược đều phải
đặt ra trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và
trong nước.
7
Phương thức cơ bản để giải quyết cơ bản mọi mâu thuẫn trên
thế giới và VN là gì? Phương thức cơ bản là đấu tranh. Tuy nhiên
các hình thức đấu tranh phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, vừa đấu
tranh vừa hợp tác, cần tuyệt đối tránh những tư tưởng tả khuynh và
hữu khuynh.
8