Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cau 19 (noi dung quy luat QHSX phu hop voi trinh do LLSX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.37 KB, 3 trang )

Câu 19: Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật này trong
cách mạng Việt Nam?
Đây là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội.
I.Định nghĩa:
1.Định nghĩa Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là sự
kết hợp (thống nhất) giữa tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ
sản xuất và người lao động với những kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức
khoa học nhất định để sản xuất ra của cải vật chất.
2.Định nghĩa Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là quan hệ
giữa người với người trong lao động thể hiện ở quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản sản xuất và quan hệ phân
phối sản phẩm lao động. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất giữ vai trò chủ đạo (giữ vị trí quy định các quan hệ
khác)
II.Nội dung quy luật:
1.Vai trò của lực lượng sản xuất:
-Suy cho cùng, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định sự vận
động và phát triển của xã hội vì: sự phát triển của lực lượng sản xuất
đến một lúc nào đó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản
xuất rồi phá vỡ quan hệ sản xuất cũ. Quan hệ sản xuất bị phá vỡ đến
sự biến đổi về phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất biến đổi
dẫn đến cơ sở hạ tầng biến đổi. Cơ sở hạ tầng biến đổi dẫn đến kiến
trúc thượng tầng biến đổi và dẫn đến xã hội thay đổi từ hình thái này
sang hình thái khác cao hơn..
-Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp là do những thành tựu khoa học đã được áp
dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
2.Vai trò của Quan hệ sản xuất:
-Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, ảnh hưởng tới
thái đội lao động của người lao động. Quan hệ sản xuất kích thích


hoặc kìm hãm việc cải tiến công cụ lao động cũng như việc áp dụng
các thành tựu khoa học vào sản xuất. Nó là hình thức xã hội để cho
lực lượng sản xuất phát triển.


Nếu xét một cách tổng thể thì Quan hệ sản xuất chính là hình
thức, lực lượng sản xuất là nội dung. Hình thức sẽ có tác động mạnh
mẽ trở lại đối với nội dung.
+Nếu quan hệ sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Quan hệ sản xuất phù hợp ở đây có nghĩa là quan hệ sản
xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa tư liệu sản xuất và
người lao động để sản xuất ra sản phẩm . Biểu hiện của Quan hệ sản
xuất phù hợp là sản xuất ra hàng hóa nhiều và tốt; năng suất lao
động tăng; người lao động hăng hái; sử dụng công suất máy móc
hợp lý...
Phù hợp ở đây cũng mang tính tương đối, không có phù hợp
tuyệt đối. Có thể xét về tổng thể Quan hệ sản xuất này là phù hợp
nhưng cũng có những bộ phận không phù hợp vì lực lượng sản xuất
biến đổi thường xuyên còn quan hệ sản xuất thì tương đối ổn định.
Quan hệ sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Lực lượng sản xuất phát triển đến một độ nào đó sẽ phá vỡ
quan hệ sản xuất cũ thiết lập một quan hệ sản xuất mới phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất... Và quá trình đó lặp đi lặp lại theo
chu kỳ: phù hợp ---> không phù hợp --->phù hợp....
-Quan hệ sản xuất không phù hợp cản trở sự phát triển của lực
lượng sản xuất:
+Quan hệ sản xuất lạc hậu, lỗi thời với trình độ lực lượng sản
xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên
của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

+Quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản
xuất:
VD: Trình độ sản xuất của ta thấp nhưng ta lại tổ chức sản xuất
tập trung quy mô lớn...
III.Ý nghĩa
-Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất so với
quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi còn
quan hệ sản xuất tương đối ổn định.
-Sản xuất chỉ phát triển khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực
lượng sản xuất


-Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện bằng mâu thuẫn giai cấp và
phải thông qua đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu thuẫn.
-Ở nước ta, trước đổi mới đã vận dụng quy luật này không đúng.
Chúng ta đã xây dựng quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ
lực lượng sản xuất. Chúng ta đã đưa HTX hóa quy mô quá cao và
cải tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính hình thức... chưa quan
tâm đúng mức đến người lao động nên đã triệt tiêu động lực sản xuất
-Có thời gian chúng ta đã đồng nhất quan hệ sản xuất với quan
hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Cho rằng chỉ cần đưa nông dân vào
hợp tác xã là có quan hệ sản xuất XHCN.
-Có thời gian ta coi nhẹ lợi ích cá nhân của người lao động dẫn
đến triệt tiêu động lực lao động.
Những nhược điểm trên cùng với một số nhược điểm khác đã
dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Đến thời kỳ đổi mới chúng ta đã xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần phù hợp
-Việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần để khai thác mọi

tiền năng của các thành phần kinh tế. Lịch sử nhân loại chứng minh,
chưa có 1 quốc gia nào có 1 thành phần kinh tế mà khai thác hết
tiềm năng của quốc gia, của dân tộc mình.
-Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là chiến lược lâu dài
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để sản xuất phát triển,
đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu xây dựng
đất nước dân giàu, nước mạnh...



×