Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Đề Cương Bài Giảng Văn Hóa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.66 KB, 37 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

VĂN HÓA HỌC
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
5.

Đoàn Văn Chúc, Văn hóa học, Nxb VHTT, Hà nội 1997
V.M.RôĐin, Văn hoá học. Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2000.
A.A Radugin, Từ điển bách khoa văn hóa học, Viện nghiên cứu
VHNT, Hà nội – 2002.
S.Freud, Bệnh lý học tinh thần về sinh hoạt đời thường, Nxb
VHTT, Hà nội,2002.
Bùi Quang Thắng, Hành trình vào văn hóa học, Nxb VHTT, Hà
nội 2003

Soạn giảng: T.S. Phan Quốc Anh


Bài 1:

NHẬP MÔN VĂN HÓA HỌC

1. Khái niệm văn hoá
Từ “Văn hóa” được dùng rất tuỳ tiện:
- Nghĩa rộng
- Nghĩa hẹp
- Theo trình độ học vấn,


- Theo mối quan hệ ứng xử
- Cộng đồng, nơi cư trú
- Ngành, lĩnh
vực.


1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa:
Gốc từ la tinh: Cultura - Col - Cul:
(Vun trồng, cày xới cây cối)

Culture
Kylbtypa
Theo một số nhà nghiên cứu, từ văn hóa
vào châu Á là do người Nhật Bản chuyển
dịch từ chữ Cultura của phương Tây bằng
tiếng Hán.


Theo các sử liệu Trung Hoa, từ văn hóa
đã có ngay từ thời Tây Hán (206 TCN 25 SCN) với ý nghĩa văn hóa là:
“Văn trị giáo hoá”.
Văn trị ở đây có nghĩa đối lập với vũ
(võ) trị. Để bình thiên hạ, không chỉ
dùng vũ lực mà phải dùng cả văn hóa.


Người ta thường hiểu văn hóa theo nghĩa
Hán-Việt:
“văn” là vẻ đẹp, “hoá” là biến hoá, làm
cho đẹp (động) là chữ viết tắt của văn

trị giáo hoá của TQ. Văn trị đối lập với
vũ trị.


1.2. Một vài khái niệm văn hóa.
- Khái niệm văn hóa của UNESCO.
Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô
có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho
hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày
26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta đã đưa
ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội
nghị chấp nhận một định nghĩa như sau:


“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng
thể những nét riêng biệt về tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và tín ngưỡng ”.


Ông tổng giám đốc UNESCO F. May - ơ
(Federico Mayor Zaragoza) cũng đưa
ra định nghĩa của riêng mình như sau:
“Văn hóa là tổng thể sống động của
các hoạt động sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt
động sáng tạo ấy đã hình thành nên
một hệ thống các giá trị, các truyền
thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa
thế giới cũng đã từng viết về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa”.


Xưa nay, các học giả Việt Nam thường sử
dụng định nghĩa văn hóa của Liên xô
(cũ):

“Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất
và tinh thần, được nhân loại sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động
thực tiễn lịch sử - xã hội; Các giá
trị ấy nói lên trình độ phát triển
của lịch sử loài người”.
(Từ điển triết học - Nxb Chính trị Matxcova - 1972).



Từ định nghĩa này, GS Trần Ngọc Thêm
đã phát triển thành định nghĩa riêng
cho
mình:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội”
(Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.10)


Định nghĩa này mang tính triết học,
có phần nghiêng về hoạt động
sáng tạo trong lịch sử xã hội loài
người mang tính giá trị, được hình
thành trên cơ sở chủ nghĩa Mac Lê nin. Vì vậy, tôi thường chọn
định nghĩa này trong các hoạt
động cũng như trong các nghiên
cứu về văn hóa.


Phân tích thêm, so sánh với khái
niệm:
“văn hóa là thiên nhiên thứ hai của
con người”. Những giá trị do con
người sáng tạo ra. Thiên nhiên

nếu không có con người nhận
thức ra một cách sáng tạo thì
không mang tính giá trị.


2. Văn hoá học
2.1. Khái niệm
Trước hết, cần làm quen với các thuật
ngữ:
Khoa học văn hoá; văn hoá học, nhân
học văn hoá v.v…
Từ năm 1898, ra đời thuật ngữ văn hoá
học (culturology). Đến năm 1948 ra
đời cuốn sách “khoa học văn hoá”,
ngành văn hoá học là một ngành
không đồng nhất, gồm có 3 bộ phận
chính:


Triết học văn hoá (văn hoá học triết học) nhằm
mục đích đi tìm bản chất của văn hoá - còn
gọi là “lý luận văn hoá” hay “văn hoá lý
thuyết”, tức là đi tìm hiểu bản chất, lịch sử,
quy luật của văn hoá
Tâm lý học: Tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, sự
bộc lộ của con người trong cộng đồng và
sự bộc lộ tâm lý của một cộng đồng xã hội
(bình diện nguyên cớ tự bộc lộ của con
người).
Xã hội học (các bình diện cấu trúc-chức năng và vai

trò-hoạt động mang tính tích cực xã hội của con
người),


Các khoa học lịch sử (bình diện di truyền-niên đại của
tồn tại tập thể con người), Nghiên cứu sự sinh
thành, phát triển của các nền văn hoá, sự xâm
nhập, giao thoa lẫn nhau (bình diện di truyền-niên
đại của tồn tại tập thể con người)

/ Các khoa học về văn hoá: Do tính không đồng nhất
của văn hoá, ngôn ngữ học, dân tộc học, các
ngành nghệ thuật học v.v…để nghiên cứu sâu
từng lĩnh vực chuyên ngành văn hoá (các bình
diện giá trị-điều chỉnh và giao tiếp của hoạt động
sống tập thể và cá nhân của con người).
Văn hoá học (các bình diện giá trị-điều chỉnh và giao
tiếp của hoạt động sống tập thể và cá nhân của
con người).


• Khái niệm
• “Văn hoá học là một bộ môn khoa học liên
ngành nghiên cứu những quy luật hình
thành, phát huy, phát triển của văn hoá nói
chung”
• Văn hóa học nghiên cứu từ khởi nguyên, bản
chất, cấu trúc, hệ giá trị cũng như toàn bộ
các biểu hiện của nó, bao gồm cả lý thuyết
và thực tiễn lịch sử văn hóa, văn hoá cá

nhân, văn hoá cộng đồng


• Văn hoá học là khoa học hình thành trên
vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và
nhân văn về con người và xã hội, nghiên
cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn,
như một chức năng đặc biệt và như tính
hình thái của tồn tại con người.


2.2. Các khuynh hướng VHH
• Văn hoá học xã hội: nghiên cứu thiên về
các cơ cấu chức năng, các qui trình và
hình thức tổ chức và điều chỉnh văn hoáxã hội của đời sống tập thể con người
(các giá trị, quy tắc, phong tục, lối sống,
công nghệ hoạt động, ngôn ngữ giao tiếp,
các công cụ tái sản xuất xã hội của cá
nhân và cộng đồng v.v.);


• Văn hoá học nhân văn: Tập trung vào
nghiên cứu quá trình và hình thức tự nhận
thức của văn hoá - các phản xạ sáng tạo
bằng trí tuệ và bằng hình ảnh, các cách
diễn giải những hiện tượng tự nhiên và xã
hội của tồn tại, thể hiện trong các “văn bản
văn hoá” bằng lời và không lời khác nhau.



• Hai khuynh hướng trên của Văn hoá học
còn khác nhau rõ rệt ở phương pháp luận
nhận thức chủ đạo:
• ở trường hợp thứ nhất (VHH xã hội) là
phương pháp luận giải thích - hợp lý.
• ở trường hợp thứ hai (VHH nhân văn) là
phương pháp luận diễn giải - miêu tả.


Văn hoá học cơ bản
• Nghiên cứu văn hoá với mục đích nhận
thức lý luận và lịch sử về hiện tượng đặc
biệt này, tạo lập hệ thống các phạm trù và
các phương pháp nghiên cứu v.v…,
• Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống
nhất về mặt lý luận và phương pháp
nghiên cứu văn hoá. Đối với Việt Nam,
đây là lĩnh vực rất mới mẻ.


Văn hoá học ứng dụng
• Nhằm hướng tới sử dụng các kiến thức
cơ bản về văn hoá vào mục đích dự báo,
định hướng cho sự phát triển văn hoá, lập
dự án và điều chỉnh các quá trình văn hoá
cấp thiết, (đề xuất các cơ chế chính sách
về văn hoá như bảo tồn văn hoá vật thể,
phi vật thể của các cộng đồng xã hội…)



3. Đối tượng của văn hoá học
• Đối tượng bao trùm nhất của VHH là văn hoá theo nghĩa
rộng
• Do văn hoá học là môn khoa học liện ngành nên đối
tượng nghiên cứu của nó cũng là sự liên ngành. Tuỳ theo
lĩnh vực nghiên cứu để xác định đối tượng nghiên cứu.
Chủ yếu gồm các đối tượng của các ngành nghiên cứu
sau:
• Triêt học văn hoá: nghiên cứu quy luật văn hoá
• Lịch sử văn hoá: quá trình (Chủ thể, Thời gian và không gian văn
hoá)
• Lý luận văn hoá: Đúc kết những quy luật những nghiên cứu thông
qua thực tiễn lịch sử
• Tâm lý học:
• Xã hội học văn hoá:


Đối tượng cụ thể
Sau khi xác định đối tượng, phạm vi, ngành nghiên
cứu trung tâm, có thể xác định các đối tượng
nghiên cứu cụ thể:
- Khởi nguyên, nguồn gốc (của một cộng đồng xã
hội nào đó: dân tộc, vùng văn hoá v.v…)
- Quá trình chọn lọc, tích luỹ kinh nghiệm xã hội,
lịch sử, tiếp nhận, biến đổi >hình thành mã văn
hoá (vật thể, phi vật thể, có lời, không lời v.v…


×