Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Đổi Mới Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.34 KB, 34 trang )

ĐỔI MỚI
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC MẦM NON
TS. NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


MỤC TIÊU
1. Hiểu được những nội dung chính trong quan niệm
về chất lượng giáo dục mầm non và các thành tố cơ
bản tạo nên chất lượng giáo dục mầm non.
2. Nắm được những định hướng cơ bản về đổi mới
quản lý chất lượng giáo dục mầm non.
3. Có khả năng vận dụng kiến thức được trang bị vào
việc quản lý chất lượng giáo dục phù hợp với thực
tiễn của các nhà trường.
4. Nâng cao chất lượng tự đánh giá và năng lực đánh
giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục cho
cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.


NỘI DUNG CHÍNH
1. Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo
dục.
2. Những định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo
dục mầm non.
3. Cách xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trong
kiểm định chất lượng giáo dục.



Hoạt động 1:
Chất lượng giáo dục và quản lý
chất lượng giáo dục
Thảo luận về những nội dung sau:
1.Quan niệm “chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”
trong giáo dục mầm non được hiểu như thế nào?
2.Các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục là
gì?
3.Quản lý chất lượng giáo dục cần chú ý những yếu tố
nào?


Quan niệm
về chất lượng giáo dục
Tiếp cận theo quan điểm: Chất lượng là sự phù hợp
với mục tiêu
 Mục tiêu xác định theo yêu cầu của xã hội:
Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng của một sản phẩm hay dịch vụ.
Trong lĩnh vực giáo dục, “khách hàng” được hiểu là các
yêu cầu của xã hội được xác định cụ thể trong Luật
giáo dục và trong các chủ trương, đường lối của Đảng
và Nhà nước.


Quan niệm
về chất lượng giáo dục
 Mục tiêu xác định theo sứ mạng của nhà trường:
Chất lượng là sự hoàn thành sứ mạng và mục tiêu do nhà
trường xác định. Sứ mạng và mục tiêu đó phải phù hợp với

yêu cầu của xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương.
Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo
dục của nhà trường. Mục tiêu giáo dục được hiểu một cách
toàn diện, bao gồm cả triết lý giáo dục, định hướng, mục
đích của cả hệ thống giáo dục và sứ mạng, các nhiệm vụ cụ
thể của cơ sở giáo dục. Nó thể hiện những đòi hỏi của xã
hội đối với con người - nguồn nhân lực mà giáo dục có
nhiệm vụ phải đào tạo


Chất lượng
giáo dục mầm non
Chất lượng giáo dục mầm non là mức độ đáp ứng
mục tiêu giáo dục mầm non.
Chất lượng cơ sở giáo dục mầm non là mức độ đáp
ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non được
quy định theo Luật Giáo dục của cơ sở giáo dục mầm
non.
Như vậy, xã hội đã đặt ra những yêu cầu về chất
lượng giáo dục trẻ mầm non và đòi hỏi ngành giáo dục
phải đáp ứng được mục tiêu đó. Một nhà trường chỉ
được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mà
trường đó đáp ứng được yêu cầu của xã hội và các
mục tiêu theo quy định.


Chất lượng
giáo dục mầm non
Tuy nhiên, mỗi nhà trường ở các vùng miền có sứ

mạng khác nhau, do đó mục tiêu của các nhà trường
cũng khác nhau. Mỗi nhà trường phải xác định được
sứ mạng và mục tiêu cho chính mình; sứ mạng và
mục tiêu đó phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của
xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
 Để thực hiện được sứ mạng, mục tiêu của mình, vai
trò của công tác bảo đảm chất lượng là rất quan trọng.
Đó là hoạt động của chính nhà trường, hướng tới việc
bảo đảm các điều kiện, các cơ chế, quy trình và quá
trình được sắp xếp hợp lý nhất để đạt được chất
lượng giáo dục.


Các thành tố cơ bản
tạo nên chất lượng giáo dục
 Bối cảnh là môi trường kinh tế - xã hội, môi trường
khoa học - công nghệ, những xu thế của thời đại, điều
kiện, hoàn cảnh, nền văn hóa địa phương, truyền
thống nhà trường... Để quản lý hiệu quả hoạt động
giáo dục trẻ cần đặt hoạt động giáo dục của nhà
trường trong bối cảnh.
 “Đầu vào” là các yếu tố nguồn lực tác động và phục
vụ cho hoạt động dạy và học (cơ chế chính sách; cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ; chương trình, tài
chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...). Những yếu tố
đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của
nhà trường.


Các thành tố cơ bản

tạo nên chất lượng giáo dục
 Quá trình giáo dục tại nhà trường bao gồm: Hoạt
động quản lý; hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của
giáo viên, nhân viên và hoạt động học tập, vui chơi,
sinh hoạt của trẻ.
 “Đầu ra” chính là kết quả giáo dục của nhà trường
bao gồm: Sự phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.


Quản lý chất lượng giáo dục
 Quản lý chất lượng giáo dục là quản lý đồng bộ các
thành tố tạo nên chất lượng giáo dục:
- Bối cảnh
- “Đầu ra”
- “Đầu vào
- Quá trình giáo dục
 Hoạt động quản lý lý tưởng nhất là quản lý chất
lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM).


Quản lý chất lượng giáo dục
theo mô hình TQM
 T (đồng bộ, toàn diện, tổng hợp): Tất cả các công
việc trong chu trình, mỗi người đều có vai trò nhất
định, với yêu cầu chất lượng cao. Nó coi trọng sự cam
kết và tham gia của mọi thành viên trong việc bảo đảm
chất lượng công việc.
 Q (chất lượng): Chất lượng được thể hiện qua ba

khía cạnh: Hiệu năng, độ tin cậy, an toàn; hiệu quả
tương xứng với chi phí đầu tư; đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
 M (quản lý): Quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công
việc trên cơ sở sử dụng vòng tròn quản lý P-D-C-A,
yếu tố tạo nên “Văn hóa chất lượng”.


Vòng tròn quản lý
P-D-C-A

P (Plan) - lập kế hoạch; Do - tổ chức thực hiện; C (Check) - lãnh đạo, chỉ đạo và
kiểm soát; A (Action) - điều chỉnh


Văn hoá chất lượng
 Văn hoá chất lượng được hiểu là sự hợp nhất, vận dụng,
áp dụng chất lượng vào toàn bộ các hoạt động của hệ
thống, tổ chức nhằm tạo ra môi trường tự giác, tích cực,
chủ động, sáng tạo bên trong tổ chức và dẫn đến sự hài
lòng của những người hưởng lợi từ tổ chức.
 Văn hóa chất lượng đòi hỏi tất cả mọi người tham gia quy
trình đều nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình,
đều thấy được việc hoàn thành nhiệm vụ của mình là một
đóng góp quan trọng cho chất lượng chung, đều có được
niềm vui và sự tự nguyện làm cho chất lượng chung ngày
càng được đảm bảo và phát triển.


Hoạt động 2:

Những định hướng cơ bản của đổi
mới quản lý chất lượng giáo dục mầm
non
Thảo luận về những nội dung sau:
1.Các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục cần quản lý
là gì?
2.Ý nghĩa của việc công khai chất lượng giáo dục?
3.Những điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch cải tiến
chất lượng?


Quản lý đồng bộ các thành tố
tạo nên chất lượng giáo dục
 Đổi mới quản lý chất lượng “đầu vào” cần tập trung
đổi mới cách đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên:
- Việc đánh giá theo “chuẩn” thực chất là đánh giá năng
lực quản lý và năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản
lý và giáo viên ở thời điểm đánh giá.
- Đánh giá theo “chuẩn” là để xếp loại cán bộ quản lý
và giáo viên nhằm cung cấp thông tin cho việc xây
dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên; làm cơ sở cho việc xây dựng và
thực hiện các chính sách đối với cán bộ quản lý và
giáo viên.


Quản lý đồng bộ các thành tố
tạo nên chất lượng giáo dục
Đổi mới quản lý quá trình giáo dục hướng tới việc

giao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà trường, cho cán
bộ quản lý và giáo viên:
- Chủ động xây dựng kế hoạch;
- Chủ động bố trí, điều tiết nội dung, thời lượng, nhân
sự, kinh phí,...;
- Phát hiện các vấn đề phát sinh để động viên, góp ý,
điều chỉnh;
- Thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh.


Quản lý đồng bộ các thành tố
tạo nên chất lượng giáo dục
 Đổi mới quản lý chất lượng “đầu ra” thực chất là đổi
mới cách đánh giá theo yêu cầu định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực.
- Đánh giá kết quả giáo dục hướng tới việc giúp trẻ có
khả năng tự nhận xét đánh giá, để biết tự điều chỉnh
cách thức rèn luyện, học tập; có hứng thú học tập và
rèn luyện để tiến bộ.
- Bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá vì sự tiến bộ của trẻ;
đánh giá toàn diện trẻ thông qua đánh giá mức độ đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện năng
lực, phẩm chất của trẻ theo mục tiêu giáo dục; không
tạo áp lực thành tích cho trẻ, giáo viên và cha mẹ trẻ.


Công khai chất lượng giáo
dục của nhà trường
 Công khai chất lượng giáo dục chính là trách nhiệm giải
trình của các nhà trường. Nhà trường có trách nhiệm báo

cáo, giải trình về chất lượng giáo dục của mình với cơ quan
quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát và tự điều
chỉnh.
 Công khai chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng để
các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục và xã
hội giám sát, hỗ trợ các điều kiện cần thiết giúp nhà trường
duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục
 Việc công khai kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài có
thể được thực hiện bằng nhiều hình thức. Tùy điều kiện cụ
thể của nhà trường mà có thể lựa chọn hình thức công khai
phù hợp, tránh gây lãng phí và tốn kém không cần thiết.


Thực hiện
cải tiến chất lượng liên tục
 Để tạo ra một quá trình cải tiến liên tục, hiệu trưởng
nhà trường phải phân chia trách nhiệm về chất lượng
và cùng với nó là các nguồn lực để tạo điều kiện cho
mỗi thành viên của trường tự chủ trong công việc mà
họ chịu trách nhiệm
 Để thực hiện việc cải tiến chất lượng liên tục, nhà
trường cần phải xây dựng được kế hoạch cải tiến chất
lượng của mình.


Xây dựng
kế hoạch cải tiến chất lượng
 Kế hoạch cải tiến chất lượng là các giải pháp, biện
pháp (công việc) mà nhà trường cần thực hiện để đổi
mới từng bước và toàn diện từng lĩnh vực, từng khâu

và từng hoạt động giáo dục.
 Kế hoạch cải tiến chất lượng có thể là những việc
làm được ngay trong một khoảng thời gian ngắn,
không cần đòi hỏi nhiều nhân lực, vật lực, nhưng cũng
có thể cần khoảng thời gian nhiều hơn (một năm học,
hai đến ba năm, thậm chí trong một chu kỳ kiểm định
chất lượng giáo dục) và cần nhiều điều kiện để thực
hiện.


Những yêu cầu cơ bản của
Kế hoạch cải tiến chất lượng
 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải hướng tới việc
phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm
yếu trong từng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.
 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải cụ thể, phù hợp
với điều kiện của nhà trường (con người, tài chính, cơ
sở vật chất,…); phù hợp với cơ chế, chính sách hiện
hành và phải xác định rõ mốc thời gian thực hiện.


Những yêu cầu cơ bản của
Kế hoạch cải tiến chất lượng
 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải bảo đảm tính tổng
thể. Phải đặt các công việc cần cải tiến của mỗi tiêu
chí trong tổng thể của tất cả các tiêu chí. Hội đồng tự
đánh giá và lãnh đạo nhà trường phải cân nhắc, điều
chỉnh, cân đối sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
 Cần chú ý đến sự phối hợp, kết hợp những công
việc có liên quan đến nhau.



Những điểm cần chú ý khi xây
dựng kế hoạch cải tiến chất lượng
 Xác định chính xác điểm mạnh của nhà trường trong
tiêu chí đó. Điểm mạnh không chỉ là sự vượt lên trên
mức trung bình mà nhiều khi là những việc đã làm
được, những kết quả đã đạt được; những chỉ tiêu,
mục tiêu đã hoàn thành…
 Xác định chính xác điểm yếu của nhà trường trong
tiêu chí đó. Không nên đồng nhất khái niệm điểm yếu
với khuyết điểm.


Những điểm cần chú ý khi xây
dựng kế hoạch cải tiến chất
lượng
 Phải xem xét các điều kiện hiện có của mình (về cơ sở
vật chất, về đội ngũ, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về
tài chính,…) và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để
đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp. Tránh định
kiến là cứ phải có nhiều tiền, có nhiều người thì mới cải tiến
được chất lượng. Thục tế là chỉ cần phát huy hết khả năng,
điều kiện hiện có của nhà trường là đã có thể giải quyết
được khá nhiều việc.
 Đặt những dự kiến, đề xuất của nhà trường trong mối
quan hệ với cơ chế, chính sách hiện hành. Hạn chế đến
mức cao nhất việc nêu những kiến nghị, đề nghị với cấp
trên, nhất là những vấn đề thuộc về cơ chế và chính sách.
Vấn đề mà nhà quản lý cần phải đối mặt là trong điều kiện

như thế, trong cơ chế chính sách như thế, nhà trường và
người quản lý cần làm gì, phải làm gì để khắc phục.


×