Sáng kiến kinh nghiệm
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2007- 2008 là năm học thứ hai ngành giáo dục ta thực hiện
cuộc vận động “ hai không “.Do vậy trong quá trình giảng dạy và học tập
thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt: Một phần học sinh chúng
ta đều là con nhà nông,việc quan tâm lo lắng của phụ huynh còn hạn chế,
đa số các em còn yếu kém về năng lực học tập. Mặt khác, các em chưa thực
sự ý thức được kết quả của cuộc vận động này . Từ thực tế trên qua các
năm giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên và học sinh
đã làm quen với nhiều phương pháp dạy và học: :” Lấy học sinh làm trung
tâm’’. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục thì việc đổi mới
phương pháp dạy học là một vấn đề được ngành giáo dục đề cập và đặt lên
hàng đầu.
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy
giáo đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh là
đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Phương pháp này ít mang
lại hiệu quả giáo dục, nó không còn phù hợp với tình hình phát triển của
nước ta hiện nay. Bây giờ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là học sinh phải biết tự giác chủ
động và sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu
này giáo viên phải là người có vai trò trong việc hướng dẫn, điều khiển, tổ
chức cho học sinh hoạt động. Do vậy, việc tìm tòi và vận dụng các phương
pháp mới luôn luôn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có.
Hoạt động nhóm, một phương pháp dạy học mới đã được nhiều thầy
cô giáo áp dụng trong phần luyện tập của học sinh giúp học sinh hướng tới
việc học tập chủ động , chống lại thói quen thụ động.Theo chương trình cải
cách hiện nay, môn Tiếng Anh đòi hỏi ở học sinh rèn luyện về kỹ năng
giao tiếp hay nói đúng hơn kỹ năng nghe nói được đặt biệt coi trọng. Qua
nhiều năm giảng dạy theo phương pháp mớii, bản thân đã tự rút ra kinh
nghiệm: hoạt động nhóm góp phần tăng cường sự giao tiếp, trao đổi hợp
tác giưa các đối tượng học sinh. Tổ chức hoạt động nhóm trong phần gơi
mở bài học mới là một trong những khâu quan trọng trong một tiết học theo
chủ điểm. Việc làm này sẽ giúp các em năng động, tích cực, thu hút tất cả
các đối tượng tham gia, tiết kiệm được thời gian dẫn nhập bài mới và cũng
tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn tư vấn
cho học sinh. Hơn nữa, ngay từ đầu các em đã hiểu ít nhiều về nội dung bài
học mới mà các em sẽ học sắp đến.
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ,
cần cù và có hứng thú. Như chúng ta đã thấy rõ, tiếng mẹ đẻ các em chưa
thực sự nắm vững, đôi lúc chán nản, lơ là huống chi là tiếng nước ngoài -
một ngôn ngữ phụ. Song, trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay,
đòi hỏi con người mà đặc biệt là lứa tuổi học sinh phải biết ít nhất một thứ
tiếng nước ngoài được coi là phổ biến. Ít nhiều nó giúp các em hiểu rõ hơn
Nguyễn Thị Lệ - Trường THCS Kim Đồng 1
Sáng kiến kinh nghiệm
về tập quán,cách sống và con người của họ. Trong các tiết học, phần quan
trọng nhất là học sinh vận dụng kiến thức mình đã học vào phần luyện tập.
Bên cạnh đó, việc phỏng đoán nội dung chính trong một tiết học cũng
không thể thiếu được. Trước đây, theo phương pháp cũ giáo viên thường
đề cập ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học
sinh nên các em thường rất thụ động, chưa có ý thức, chưa phát huy được
tính chủ động ngay từ đầu. Phần lớn học sinh khá giỏi hiểu ngay và làm
việc có hiệu quả , học sinh yếu kém thường hay lười biếng, thụ động nên
hiệu quả giờ học không cao.Do vậy, việc chia lớp ra thành nhiều nhóm,
mỗi nhóm có đầy đủ mọi đối tượng học sinh, học sinh khá giỏi giúp đỡ học
sinh yếu kém phát huy được tính chủ động của mình.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế
nào để nâng cao chất lượng giờ dạy ? Vận dụng những phương pháp nào để
phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh ? Đó là
những nỗi lo âu, trăn trở, suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo - những người sẵn
sàng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục . Chính vì vậy, mỗi
giáo viên chúng ta không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để
tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất và phù hợp với học sinh .
III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:
Tất cả học sinh THPT cơ sở theo chương trình cải cách thay sách
giáo khoa ( lớp 6, 7, 8, 9 )
IV. PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI:
Vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong phần gợi mở bài học
mới: Sắp xếp những câu xáo trộn thành bài text hợp lí; đoán những câu
đúng hay sai theo nội dung bài học mới; đoán nội dung trong tranh; đoán từ
vựng theo chủ điểm; tổ chức thi giữa các nhóm...
V. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Đối với những phần dẫn dắt vào bài học mới, ngoài việc chủ động
của giáo viên theo nhiều phương pháp, như: yêu cầu học sinh nhìn tranh
( giáo viên hỏi, học sinh trả lời ), việc truyền tải nội dung bài mới theo hình
thức trực tiếp ... thì phương pháp hoạt động nhóm ở phần dẫn dắt vào bài
học mới tạo được không khí sôi nổi ấm cúng, huy động mọi đối tượng học
sinh cùng làm việc. Các em sẽ thích thú hơn khi chính bản thân mình đã
khai thác được nội dung mà mình sẽ học sắp đến. Giáo viên cũng rất nhẹ
nhàng khi giới thiệu bài mới và chắc hẳn tiết học ít nhiều cũng mang lại
hiệu quả cao.
1. Khâu chuẩn bị:
Việc chuẩn bị tốt thì thực hiện tốt. Để thực hiện được hoạt động
nhóm trong việc dẫn dắt vào bài mới, yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị:
+ Tranh ảnh: photo tranh trong sách giáo khoa, vẽ tranh mới theo
tinh thần bài học.
+ Bảng phụ: Ghi sẵn một số nội dung.
+ Phiếu học tập: - Kiểm tra nghe, kiểm tra từ vựng.
Nguyễn Thị Lệ - Trường THCS Kim Đồng 2
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Khâu thực hiện trên lớp:
a. Thời gian thực hiện: Từ 5 đến 7 phút / tiết học.
b. Các bước thực hiện:
- Chia nhóm: Tuỳ theo từng nội dung bài học chia lớp thành 4 nhóm
hoặc 2 nhóm.
- Thông qua một số tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập... giáo viên
đặt yêu cầu để học sinh thực hiện.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhận xét, bổ sung
và bước vào bài học mới.
c. Các ví dụ cụ thể: Dưới đây là một số hoạt động nhóm được tổ
chức trong phần dẫn nhập vào bài học mới dành cho các tiết nghe, đọc,
viet.
* Ví dụ 1: Unit 4 : B4 ( Trang 49, SGK 7 )
“ Hoạt động nhóm theo dạng: True / False prediction.”
Giáo viên chuẩn bị một số câu chính trong nội dung bài nghe lên
bảng phụ ( đã chuẩn bị sẵn ) trong đó có một số câu đúng và một số câu sai.
1. The United State’s Library of congress is Washington D.C.
2. The Washington D.C is a capital of the England.
3. It receives copies of all English books.
4. It has about 1000 km of shelves.
5. It contains over 200 million books.
6. The United State’s Library of congress has over 5000 employees.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận dự đoán các câu đúng và các câu
sai. Giáo viên có thể yêu cầu một hay hai nhóm đại diện trả lời. Giáo viên
viết lên bảng dự đoán của học sinh. Trong phần vào bài mới, giáo viên yêu
cầu học sinh nghe băng và kiểm tra lại dự đoán của mình.
Kết quả: Việc dự đoán không cần phải tuyệt đối chính xác nên 100%
học sinh đều thực hiện được.
* Ví dụ 2: Unit 5 : B2 ( Trang 52, SGK 7 )
“ Hoạt động nhóm theo dạng: Ordering statements “
Giáo viên viết sẵn lên bảng phụ một số câu nói về nội dung chính
của bài học nhưng không theo mạch của câu chuyện.
1. Ba can help his mother and father at home.
2. Ba’s favorite subject is Electronics.
3. Ba learns to play the guitar in his free time.
4. In the class, he learns to repair household appliance.
5. He can fix the lights, the washing machine and the refrigerator.
6. His drawings are very good.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo 4 nhóm để đoán và sắp xếp
lại đúng trật tự của các câu.
Giáo viên viết lên bảng dự đoán của một số nhóm ( nhóm 3, nhóm
2). Khi vào bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc bài khoá để
kiểm tra lại dự đoán của mình.
Nguyễn Thị Lệ - Trường THCS Kim Đồng 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả: Đây cũng là dạng hoạt động theo dạng dự đoán nên tất cả
mọi học sinh trong lớp đều thực hiện được.
* Ví dụ 3: Unit 4: Read ( Trang 36, sgk 9 )
“ Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một
câu hỏi. Giáo viên yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho
mười điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng.
Do grammar Read English newspapers
Possible answers:
+ Speak English to friends in class
+ Read English stories
+ Watch English TV
+ Use a dictionary for reading.
+ Do the homework.
+ Learn to sing English songs.
+ Listen to the English radio program...
Kết quả: Đây là dạng bài tập ôn lại kiến thức cũ nên đa số các em có
thể làm được.
* Ví dụ 4: Unit 5: B1 ( Trang 56, SGK 7 )
“ Hoạt động nhóm theo dạng : Vocabulary prediction.”
Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm. Tiếp theo giáo viên nêu chủ đề,
yêu cầu học sinh đoán từ vựng về “các hoạt động của học sinh trong giờ ra
chơi”.Nhóm nào viết được nhiều từ và đúng nghĩa Tiếng Việt trong vòng
ba phút thì sẽ được thưởng điểm cộng.
Sau ba phút hoạt động, giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm nêu lại
tất cả các từ vựng ấy.
Ex: - chat: tán gẫu, nói chuyện
- play skip: chơi nhảy dây
- play catch: chơi đuổi bắt
- play marbles: chơi bắn bi
- play soccer: chơi đá bóng
- play badminton: chơi cầu lông
Kết quả: Đối với một số hoạt động các em đã học rồi thì các em sẽ
dễ nhớ và liệt kê được. Còn một số hoạt động nó rơi vào từ mới thì đa số
học sinh khá giỏi sẽ đoán và viết ra vì các em đã soạn bài ở nhà. Hoạt động
Nguyễn Thị Lệ - Trường THCS Kim Đồng 4
How to improve
your English?
How to
improve your
English?
Sáng kiến kinh nghiệm
này thành công khoảng 80%, nếu học sinh yếu kém không biết thì học sinh
khá giỏi hướng dẫn cho bạn. Như vậy, khi tổ chức trò chơi đại đa số các em
rất thích thú, hưởng ứng kịp thời tạo cho các em hưng phấn động não. Mở
đầu một tiết học đầy sôi nổi, chắc chắn rằng trong quá trình truyền tải nội
dung bài mới, giáo viên rất nhẹ nhàng, học sinh chăm chỉ say mê học tập.
*Ví dụ 5: Unit 7 : B1 (Page 76/sgk 7)
“Hoạt động theo nhóm với dạng :Matching vocab prediction”
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh trong đó tự vựng vừa tiếng
Anh ,vừa tiếng Việt, nhưng tiếng Việt được sắp xếp không theo thứ tự đúng
nghĩa với tiếng Anh.
- (to) send - người vô gia cư
- (to) take care of - thích hơn
- (a) mechanic - thợ cơ khí
- park time work - ngày được nghỉ
- shift - chăm sóc
- prefer - gửi
- Days off - công việc bán thời gian
- homeless people - ca làm việc
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động thành 4 nhóm, các nhóm tiến
hành thi với nhau. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào nối tiếng Anh với
nghĩa tiếng Việt đúng và nhanh nhất sẽ được thưởng.
Giáo viên kiểm tra phiếu của từng nhóm, nhóm nào thắng sẽ được
thưởng một phần quà là một tràng pháo tay.
Kết quả: Hoạt động này là một cuộc thi với nhau nên các em rất
thích thú, mặc dầu có một số trường hợp các em thực hiện chưa đúng
nhưng nó thu hút 100% học sinh tham gia.
* Ví dụ 6: - Unit 5: Language focus 1, 2 (trang 52 , sgk 8. ).
“Hoạt động nhóm có dạng : Pelmanism”
Giáo viên chuẩn bị mười tấm cạc tương ứng với mỗi tấm cạc là một
số từ 1 đến 10. Dưới mỗi tấm cạc giáo viên ghi 1 tính từ ( trong 5 cạc )
tương ứng với các tính từ là các trạng từ ( trong 5 cạc ).Giáo viên chia lớp
thành hai đội, mỗi đội cử một bạn đứng lên chọn một lần hai số, nếu dưới
hai tấm cạc đó là cặp tính từ và trạng từ thì đội đó ghi được 10 điểm, nếu
không phù hợp thì đội bạn tiếp tục chơi.
1.well 2.fast 3. badly 4. hard 5. softly
6. soft 7. bad 8. good 9.fast 10. hard
Đáp án: good - well ; fast - fast ; bad - badly ; hard - hard ; soft
-softly.
- Unit 4: Learning a foreign language - Speak ( trang 34, sgk 9 ).
Nguyễn Thị Lệ - Trường THCS Kim Đồng 5