Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 4 trang )

CẢI CÁCH TTHC TRÊN LĨNH VỰC BHXH
1. Mục đích cải cách
- Tạo sự hài lòng cao nhất cho người dân, các tổ chức, đơn vị, DN
- Cắt giảm chi phí TTHC cho DN
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN
- Cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Cơ sở pháp lí
- Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia .
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý và cải cách TTHC trong lĩnh vực thuế, hải quan và BHXH.
- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016.
- Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm
2016-2017, định hướng đến năm 2020.
- BHXH Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 1852/KH-BHXH ngày
27/5/2016 triển khai thực hiện Nghị quyết trong toàn hệ thống, trong đó chỉ
đạo quyết liệt các đơn vị nghiệp vụ ở BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc
thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về cải cách hành
chính đối với doanh nghiệp.
3. Kết quả đạt được
Tập trung rà soát, cắt giảm TTHC
Trên cơ sở rà soát từng thủ tục, chi tiết đến từng thành phần hồ sơ và tiêu chí
trên các mẫu biểu, tờ khai, BHXH Việt Nam đã ban hành các Quyết định
nhằm cắt giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện của tất cả các lĩnh vực
nghiệp vụ từ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến giải quyết, chi trả các chế độ
BHXH, BHYT, BHTN
- Về thủ tục: giảm 115 thủ tục xuống còn 33 thủ tục (chưa tính thủ tục về


tham gia giao dịch điện tử).
- Về số lượng hồ sơ (gồm biểu mẫu, tờ khai, đơn, công văn đề nghị) đã giảm
56% TTHC.
- Về chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu đã giảm 82% TTHC.
- Về quy trình, thao tác thực hiện đã giảm 78% TTHC.


- Thời gian thực hiện các TTHC để tham gia và hưởng các chế độ BHXH,
Bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, DN được rút ngắn từ 335 giờ xuống
còn 81 giờ vào năm 2015 và còn 45 giờ vào đầu năm 2016 khi Luật BHXH
(sửa đổi) có hiệu lực,…
- BHXH Việt Nam cũng đã bãi bỏ 11 thành phần hồ sơ, do đó cắt giảm được
thời gian, chi phí của cá nhân khi thực hiện TTHC về BHXH, BHYT.
Ví dụ: Việc bãi bỏ thủ tục xác nhận chữ ký 6 tháng một lần của người hưởng
chế độ BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM đã giúp khoảng 200 nghìn
người hưởng chế độ không phải đi xác nhận chữ ký; việc bỏ mẫu đơn đề
nghị, thanh toán chi phí KCB trực tiếp cũng giúp khoảng 500 nghìn người
hưởng BHYT không phải khai đơn... qua đó tiết kiệm được hàng chục tỷ
đồng cho cá nhân và xã hội.
- 29/9/2015, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố đẩy
mạnh giao dịch điện tử nhằm cắt giảm toàn bộ thời gian đi lại, chờ đợi nộp
hồ sơ của doanh nghiệp. Đến nay, một số tỉnh đã có 90% số doanh nghiệp
sử dụng hình thức giao dịch BHXH điện tử như: Đồng Nai, Điện Biên, TP.
Hồ Chí Minh, Sơn La..
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT
- Về phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC, thời gian qua, BHXH
Việt Nam đã triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC qua hệ
thống giao dịch trên mạng, đến nay đã có trên 90% số đơn vị tham gia
- Đối với các hồ sơ chưa thực hiện qua hệ thống giao dịch điện tử, cơ quan
BHXH thực hiện giao nhận tại DN thông qua dịch vụ chuyển phát bưu

chính, DN không phải trực tiếp đến cơ quan BHXH để giao dịch.
Ví dụ: “Theo tính toán của chúng tôi, phương thức này đã giúp giảm 16 giờ
đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ tục tại cơ quan BHXH cho 1 đơn vị/năm.
Và với khoảng 200.000 DN đang tham gia BHXH, số thời gian đi lại, chờ
đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm”- Thứ trưởng Nguyễn Thị
Minh nhấn mạnh.
- BHXH Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong
hoạt động của ngành BHXH giai đoạn 2012-2015, các dữ liệu về người tham
gia BHXH, BHYT, BHTN sẽ được quản lý tập trung và liên thông từ Trung
ương đến cấp tỉnh, cấp huyện  cắt giảm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ
chức và cho chính ngành BHXH.
- Tích cực triển khai các nội dung về tin học hóa BHYT:


+ Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành bộ mã dịch vụ y tế dùng chung,
chuẩn dữ liệu đầu ra cho các phần mềm quản lý khám bệnh, chữa bệnh;
+ Xây dựng, thí điểm hệ thống kết nối và liên thông dữ liệu giữa các cơ sở
khám chữa bệnh ở cả 4 tuyến trung ương, tỉnh, huyện, xã (hiện đang thí
điểm ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng);…
- Phát động Cuộc thi Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và giao dịch điện
tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đến nay, có hơn 50 nghìn bài dự
thi của các cá nhân, tổ chức trên phạm vi toàn quốc gửi về hưởng ứng.
4. Khó khăn, hạn chế.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực, song trong thực tế triển khai, BHXH Việt Nam
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như:
- Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến
ứng dụng CNTT vào quản lý nên chưa tích cực triển khai giao dịch điện tử;
- Một số đơn vị do cơ sở hạ tầng, nhân lực, máy móc, đường truyền mạng
internet chưa đáp ứng được;
- Một số đơn vị có số lao động nhỏ, ít phát sinh tăng, giảm, quen sử dụng

phương thức nộp hồ sơ giấy...ảnh hưởng đến kết quả triển khai giao dịch
điện tử.
- Thủ tục hành chính về BHXH, BHYT mặc dù đã được đơn giản hóa song
vẫn tồn tại nhiều bất cập nhưng việc sửa đổi, bổ sung chậm còn do vướng
các quy định pháp luật hiện hành.
- Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung người tham gia BHXH,
BHYT tốn nhiều công sức.
- Phần mềm giao dịch điện tử nhiều lúc hoạt động chưa ổn định, còn chậm
cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện giao dịch điện
tử.
5. Giải pháp.
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, đơn giản hoá các TTHC thuộc thẩm quyền giải
quyết, kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc sửa đổi những thủ tục không phù
hợp để các TTHC đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời
gian, chi phí, công sức của các tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đó tập trung triển
khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Thứ ba, kiến nghị, đề xuất với các Chính phủ, các bộ sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC nhằm đảm bảo rút ngắn
tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BH thất
nghiệp cho cá nhân và tổ chức.


Thứ tư, tổ chức tuyên truyền, khuyến khích 100% đơn vị sử dụng lao động
thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp qua giao dịch
điện tử.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, thực thi công vụ tại BHXH các tỉnh,
thành phố nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong công tác
tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC nhằm phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi
cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch.




×