Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC THUẾ QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.9 KB, 7 trang )

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ QUAN
1. Động lực cải cách
- Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 (Doing Business) của Ngân
hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chỉ số “nộp thuế”
của Việt Nam xếp hạng thứ 149/189 trong số các quốc gia và vùng lănh thổ,
với tổng số thời gian nộp thuế năm 2014 là 872 giờ, DN làm các thủ tục thuế
(GTGT, TNDN) là 537 giờ, bảo hiểm xã hội là 335 giờ. Theo tính toán của
WB, phần lớn thời gian DN dùng để chuẩn bị tài liệu, rà soát, ghi chép số
liệu để thực hiện kê khai thuế (do khác biệt về quy định của chính sách thuế
và kế toán).
- Số giờ nộp thuế đứng “đội sổ” bảng xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế
trong nhóm 12 nước ASEAN + Trung Quốc, thua kém hơn cả Lào,
Campuchia và Myanmar
2. Mục đích Cải cách
- Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng truỏng kinh tế.
- Tạo môi trường đầu tư năng động, bình đẳng, thông thoáng để thu hút các
nguồn vốn đầu tư phát triển tư nhân và quốc tế.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp VN.
- Tăng cượng hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản trị nhà nước.
3. Mục tiêu cải cách
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ mục tiêu
của cải cách quản lý thuế đó là ;
- Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý,
thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế;
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; Kiện toàn,
hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế;
- Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp
luật của NNT;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phân đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các




nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về
thuế vào năm 2020”.
4. Cơ sở pháp lí
- Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 4/8/2014, sau phiên họp thường kì CP tháng
7/2014, thống nhất việc thực hiện các giải pháp về thuế ( Bộ tài chính dề
xuất)  tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong phát triển DN ( giảm thời gian
nộp thuế từ 872h354h
- Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 5/8/2014, Nguyên thủ tướng cp Nguyễn tấn
dũng đã ban hành về tăng cường quản lí và cải cách hành chính trong lĩnh
vực thuế và hải quan
5. Thành tựu
Cải cách thể chế
Theo đó, những cải cách về thể chế trong thời gian qua đã đảm bảo được:
- Giảm bớt thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiến tới một mức thuế suất
cơ bản;
- Đã quy định ngưỡng doanh thu (1 tỷ đồng/năm) để áp dụng phương pháp
kê khai thuận tiện;
- Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 25% xuống còn
20% đối với DN nhỏ và vừa từ ngày 1/7/2013;
- Giảm từ 25% xuống còn 22% (từ 1/1/2014) và 20% (từ 1/1/2016); Nâng
ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
- Rà soát lại các khoản phí, lệ phí…
Cải cách về quản lí thuế
- Từ ngày 1/7/2007, Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành đã quản lý thống
nhất các loại thuế, phí, lệ phí;
- NNT thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
- Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng như: Tuyên truyền hỗ

trợ, kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế. Để quản lý thuế đảm
bảo theo mô hình chức năng, Tổng cục Thuế đã xây dựng hệ thống các quy
trình quản lý thu, sổ tay nghiệp vụ và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
( Phần note tr 3 nhá)


Đơn giản hóa TTHC Thuế
Triển khai Nghị quyết 25/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính
phủ về đơn giản hóa TTHC, ngành Thuế đã công khai danh mục các TTHC
thuế tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế các cấp. Đồng thời, ngành Thuế
đã thực hiện rà roát, đơn giản hóa 100% các TTHC thuế. Theo đó:
- đã đơn giản hoá thủ tục và thời gian đăng ký thuế;
- Giảm tần suất kê khai thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa từ 12 lần/năm
xuống còn 4 lần/năm;
- Rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế
sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày đối với các trường hợp “hoàn thuế trước,
kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc, thời hạn giải
quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 05 xuống còn 03 ngày làm việc.
- cơ quan thuế đã thực hiện gộp 5 tờ khai các loại thuế vào 1 tờ khai duy
nhất, giúp đơn giản hóa các TTHC cho các hộ kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán;
- Giảm tần suất kê khai đối với tổ chức chi trả thu nhập cá nhân có số thuế
phải nộp từ 50 triệu đồng/tháng trở lên;
- Giảm khối lượng quyết toán thuế cho NNT…
6. Tồn tại và hạn chế
Một số chính sách thuế vẫn còn phức tạp, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với
thực tế, gây khó khăn cho NNT
- Kê khai quyết toán thuế TNCN đối với từng người chưa phù hợp điều
kiện người dân;
- Thu lũy tiến theo diện tích sử dụng đối với thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp;
- Ưu đãi thuế TNDN đối với lĩnh vực ưu đãi đã đầu tư, địa bàn đầu tư, lĩnh
vực xã hội hóa… còn phức tạp, chưa đồng bộ.
Một số thông tư hướng dẫn ban hành còn chậm gây khó khăn cho DN,
người dân
Cụ thể: Thông tư về chế độ kế toán; Thông tư về chế độ quản lý hóa đơn,
chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; Thông tư
hướng dẫn thuế GTGT sửa đổi, bổ sung; Thông tư về quản lý thuế TNCN
đối với hoạt động Casino…


Các DN, người dân khi thực hiện nghĩa vụ thuế đã đánh giá TTHC thuế
còn phiền hà, gây khó khăn cho NNT.
- Công tác hỗ trợ, hướng dẫn chính sách thuế cho DN, người dân ở một số
cơ quan thuế chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao;
- Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu;
- Việc tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị, khiếu
nại của NNT còn chậm so với quy định.
- Chưa phát hiện, xử lý triệt để các trường hợp cán bộ thuế có hành vi vi
phạm pháp luật
Số liệu - Theo báo cáo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, tại thời điểm năm
2012, thời gian và chi phí thực hiện TTHC thuế của Việt Nam cao gấp 2 lần
so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
- công tác hoàn thuế GTGT còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Số hồ sơ thực
hiện đúng quy định đạt tỷ lệ thấp (khoảng 50%), số còn lại chưa đảm bảo
đúng quy định về thời gian.
- 49% trong số hơn 2.500 doanh nghiệp được khảo sát cho biết đang gặp
phiền hà trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế
* Nguyên nhân của hạn chế trên:
- Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều nghiệp vụ

kinh tế mới phát sinh, chính sách quản lý thuế nói chung và chính sách thuế
nói riêng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với quá trình vận động của nền
kinh tế.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và ý thức
chấp hành kỷ cương, kỷ luật của một bộ phận cán bộ công chức chưa quyết
liệt, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành.
- Sự phối hợp chưa thống nhất, thiếu đồng bộ giữa cơ quan thuế với cơ
quan tài chính, đất đai, tài nguyên khoáng sản, kế hoạch đầu tư, quản lý khu
công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến việc DN, người dân thực hiện các nghĩa
vụ với NSNN như: Thu tiền sử dụng đất, thu thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, thu thuế TNDN trường hợp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư ghi ưu


đãi thuế chưa phù hợp với quy định của pháp luật… đã gây khó khăn, phiền
hà cho DN, bức xức cho người dân.
- Một bộ phận NNT chưa nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật thuế,
lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng hóa đơn, thành
lập DN để trốn thuế, trục lợi tiền thuế (từ năm 2011- 2013, đã có 10.373 vụ
vi phạm pháp luật về thuế bị xử lý).
- Hiện nay, cơ quan Thuế vẫn chưa có chức năng thanh tra hành chính nên
hoạt động kiểm tra, phát hiện, răn đe đối với các hành vi vi phạm của công
chức trong thực thi công vụ chưa hiệu quả.
7. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC về thuế
Một là, tiếp tục rà soát và đơn giản hóa hệ thống pháp luật về thuế, tạo điều
kiện cho DN trong quá trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính về
mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính… cũng như mẫu biểu kê khai.
- Hệ thống thuế đơn giản là một hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế
suất hạn chế việc miễn, giảm thuế.
- Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ
dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp

Ví dụ: -Thái Lan chỉ áp dụng một mức thuế suất đối với thuế giá trị gia tăng
(GTGT)
- Các nước đang phát triển còn thực hiện đơn giản hóa về thuế suất các loại
thuế (áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT); đơn giản hóa cơ cấu giá; đơn
giản hóa cấu trúc về thuế tiêu thụ đặc biệt
Hai là, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục,
tuyên truyền bằng cả các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội.
- Quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ
cho NNT thực thi các quy định của luật thuế để thúc đẩy tuân thủ tự nguyện.
- Việc thực hiện các chương trình giáo dục và thông tin cho NNT đã tạo điều
kiện hiểu biết và tuân thủ các nghĩa vụ thuế
- tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thời gian trong việc tuân thủ thuế.


Ví dụ: Bờ Biển Nga, Madagascar và Senegal đã không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ với việc thực hiện các tài liệu quảng cáo thuế và đăng thông
tin trên trang web của cơ quan thuế. Hay Cameroon và Benin là hai nước
thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý thuế và
“khách hàng”
Ba là, cần áp dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại dựa trên nền tảng tin học
hiện đại tiến tới áp dụng tự động hóa đầy đủ các mẫu kê khai thuế; tăng
cường sử dụng các hình thức dịch vụ thanh toán hiện đại của các ngân hàng
thương mại như: thu thuế qua ATM, bưu điện, internet…
- Hệ thống này sẽ loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc giữa NNT với cán bộ
thuế. Nhờ đó, giảm đáng kể thời gian cho DN, tăng cường tuân thủ thuế và
giảm chi phí cho DN.
Ví dụ: Ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
12/34 nước thành viên có các khoản thanh toán thuế được thực hiện đầy đủ
bằng phương pháp điện tử. Cụ thể hơn, tại một số nước khác như: Australia
thanh toán thuế qua ngân hàng, bưu điện chiếm tỷ lệ 24%, điện thoại 3% và

qua Internet là 60%; Nhật Bản thanh toán qua ngân hàng bưu điện là 75%,
trừ nợ trực tiếp là 16%; Italia thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 29%,
qua Internet là 30% và trừ nợ trực tiếp là 41%; Hàn Quốc thanh toán qua
ngân hàng, bưu điện là 69% và qua Internet là 18…
Bốn là, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức
quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn… Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ, trung thực khách quan.
Năm là, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực thực hiện tích hợp
thuế và hải quan với các nước trong khu vực nhằm hướng tới Cộng đồng
kinh tế ASEAN không biên giới.




×