Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đề Cương Ôn Tập Toán 6 Hoc Kỳ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.55 KB, 62 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 - HOC KY 1
1. Để đặt tên cho một tập hợp ta thường dùng chữ gì? Có mấy cách viết một tập hợp?
2. Tập N và tập N* là gì ?
3. Số 37567 có mây trăm? chữ số hàng trăm là chữ số mấy ?
4. Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Khi nào tập hợp A là con của tập hợp B ?
Cho ví dụ ? tập hợp Abằng tập hợp B? Cho ví dụ ?
5. Nêu cac tính chât của phép cộng trừ ,nhân ,chia số tự nhiên ? Mỗi tinh chât cho một ví
dụ
6. Đinh nghĩa phêp chia hết ? Trong phép chia có dư số bị chia bằng gì? Viết công thức ?
7. ĐN luỹ thừa bậc n của a . Nêu qui tăc nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số ?Viết công thức
?Cho ví dụ ?
8 Nêu các tính chất chia hết của một tổng ? Viết công thức cho ví dụ ?
9 Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 ? Cho ví dụ ?
10 Thế nào là ươc và bội của một số ? Thế nào là số nguyên tố ,hợp số? cho ví dụ?
11 Nêu cách phân tich một số ra thừ số nguyên tố ?cho ví dụ ?
12 Nêu cach tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số ? Thế nào hai hay nhiều số nguyên tố
cùng nhau ? Giao của hai tập hợp là gì ? Nêu cách tìm ƯC và BC thông qua ƯCLN, BCNN
13 Tập Z là gì ? Tập Z gồm các số nào ?
14 Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì ?
15 Nêu qui tắc công hai số nguyên cùng dấu , khác dấu ?Cho ví dụ ?
16 Nêu qui tăc công , trừ ,nhân cac số nguyên cùng dấu trái dấu
17 Nêu qui tăc công trừ hai số nguyên cùng dấu trái dấu
18 Nêu qui tăc dấu ngoăc, chuyển vế ?Cho ví dụ ?
LÀM TẤT CẢ CÁC BÀI TÂP Ở SGK VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG.
HÌNH HỌC
1 Điểm là gì ? Để đặt tên cho điểm người ta thường dùng chữ gì?
2 Đoạn thẳng ,đường thẳng, tia khác nhau chỗ nào?
3 Đoạn thẳng AB là gì ? Thế nào là là hai đường thăng cắt nhau ,song song?
4 Tại sao không nói hai điểm thẳng hàng ? Thế nào là 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không
thăng hàng ?
5 Thế nào là hai tia đối nhau , trùng nhau


6 Khi nào thì AM+MB =AB? Mỗi đoạn thẳng có mây độ dài ? độ dài đoạn thẳng là số gì?
Muốn so sanh 2 đoạn thẳng ta so sánh gì ?
7 Trung điểm của đoạn thẳng là gì ?
BÀI TẬP
1 Cho điểm J thuộc đoạn thẳng CD biết CJ=5cm DJ=3cm . Tính CD
2 Cho đoạn thẳng AB dài 7cm . Điểm E thuộc đoạn thẳng AB , biết AE dài 3cm
Tính độ dài đoạn thẳng BE
3 Trên tia Oy vẽ 2 điểm C,D sao cho OC=8cm OD= 4cm
a.điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại ? vì sao ?
b. So sánh OD và CD
c. Điểm D có là trung điểm của đoạn thẳng OC không ?Vì sao?
LAM TẤT CẢ CÁC BÀI TÂP Ở SGK VÀ SBT
Bài tập số học
1 tìm x biết
a, 5(2.x+3)=15


b . (7.x+15)-12=10
c. x chia hết cho 5 và 0 < x < 32
d. 15 chia hết cho x và x > 2
e. x+24:3 =7
f (x + 24 ) : 3 = 7
g tìm x biết x vừa là B(5) vừa là Ư(75)
-------------------------------------------hết---------------------------------------------------Đề cương vật lý 6 - HK1
1.Nêu tên các dụng cụ dùng để đo độ dài ,thể tích chất lỏng ,lực,khối lượng.
2.Nêu tên các đơn vị chính để đo độ dài ,đo thể tích ,lực, khối lượng, khối lượng riêng, trọng
lượng riêng.
3.Thế nào là GHĐ,ĐCNNcủa dụng cụ đo.
4. Trình bày các phương án đo thể tích vật rắn không thấm nước .
5.Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg số đó chỉ gì ?

6.Thế nào là hai lực cân bằng? cho ví dụ .
7.Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật. cho ví dụ .
8.Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực .
9.Hãy giải thích tại sao khi ném hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi
cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống .
10.Thế nào gọi là lực? Nếu tác dụng vào hai lò xo khác nhau hai lực có độ lớn bằng nhau thì
hai lò xo có độ dãn ( hoặc nén) giống nhau không ?tại sao.
11.Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật .Ý nghĩa các đại
lượng .Đôn vị.
12 Thế nào là khối lượng riêng của một chất ?Viết công thức tính khối lượng của một vật
theo khối lượng riêng. Đơn vị cácđại lượng .
13.Thế nào là trọng lượng riêng của một chất ?Viết công thức tính trọng lượng riêng của một
chát . Đơn vị cácđại lượng .
14.Nêu tên các loại máy cơ đơn giản ? Cho ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong đời sống
hằng ngày .Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng .
Bài tập : 1-2.7/5 1-2.8/5 1-2.9/5
3.4-3.5/7 11.2- 11.3 -11.4- 11.5/17

***************************


ĐỀ CƯƠNG SINH 6 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2008-2009
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Vẽ hình, ghi chú thích đầy đủ.
2. Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền.
3. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
4. Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa? Bộ phận nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
5. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành những loại cây
nào?
6. Hãy mô tả một thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá?

7. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
8. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ
đâu?
9. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?
10. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa
cành? Cho ví dụ.
11. Tại sao ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
12. Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I NH 08-09
MÔN CN 6
1/Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên? Nêu một số loại vải có nguồn gốc từ thiên
nhiên mà em biết?
2/ Vải sợi hoá học có mấy loại ? Nêu nguồn gốc tính chất của mỗi loại?
3 / Nêu nguồn gốc tính chất của vải sợi pha?
4 / Trang phục là gì? Trang phục có chức năng gì? Nêu các loại trang phục?
5 / Nêu cách chọn vải và kiểu may cho người cao gầy? Người thấp béo?
6 / Cách sử dụng và bảo quản trang phục?
7/ Nêu vai trò của nhà ở?
8 / Nêu cách phân chia các khu vực trong nhà ở của mình?
9/ Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn
nắp?
10 / Nêu một số vật dụng dùng để trang trí nhà ở và công dụng của nó?
11/ Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa?
12 / Kể 1 số loại cây cảnh và hoa mà em biết? Vị trí trang trí các loại cây đó?


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 6
HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2008-2009
I/Phần văn bản:

1. Kể lại được các truyền thuyết sau:
Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm
- Nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa trong phần ghi nhớ sau mỗi văn bản.
- Làm phần luyện tập sau mỗi văn bản
2. Truyền thuyết và cổ tích giống và khác nhau như thế nào?
- Tóm tắt các truyện cổ tích sau: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông
lão đánh cá và con cá vàng.
- Nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa trong phần ghi nhớ sau mỗi văn bản.
- Làm phần luyện tập sau mỗi văn bản
3. Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân tay tai mắt miệng cho
ta bài học gì trong cuộc sống?
- Làm phần luyện tập sau mỗi văn bản
4. Thế nào là Truyện cười? Có mấy loại Truyện cười?
- Truyện cười và Truyện ngụ ngôn có gì giống và khác nhau?
- Truyện: Treo biển, Lợn cưới áo mới cười về vấn đề gì?
- Ngoài ý nghĩa cười để mua vui, Truyện cười còn có ý nghĩa nào khác?
5. Thế nào là truyện trung đại?
- Nắm được nghệ thuật, nội dung của các văn bản trung đại sau:
Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
II/ Phần Tiếng Việt:
1. Nắm được kiến thức về các bài sau:
- Cấu tạo từ, Từ mượn, Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Các từ loại: Danh từ,
động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
2. Làm được các bài tập sau mỗi bài.
III/ Tập làm văn:
1. Tìm hiểu chung về văn tự sự. Cụ thể là:
- Thế nào là văn tự sự? Mục đích của tự sự.
- Dàn bài của một bài văn tự sự có mấy phần? Nêu yêu cầu của mỗi phần?
2. Ngôi kể là gì? Có bao nhiêu ngôi kể được dùng để kể chuyện?

- Hãy nêu rõ đặc điểm của từng ngôi kể?
- Tại sao trong truyện truyền thuyết và cổ tích người ta thường sử dụng ngôi kể thứ ba?
- Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào? Vì sao?
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể nào?
3. Kể theo thứ tự tự nhiên là kể như thế nào? Có tác dụng gì? Ngoài cách kể trên, còn
có cách kể nào khác nữa không? Nêu tác dụng của cách kể này.
4. Biết cách làm một bài văn tự sự (bài văn kể chuyện) có 3 phần.
- Kể lại một câu chuyện dân gian em thích bằng lời văn của em.
- Kể lại một câu chuyện trong cuộc sống thường ngày.
- Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.
- Dựa vào các đề bài ở SGK trang 47 ( đề 1, 2, 3, 4, 5); trang 99, tr. 119
(đề 1, 2, 3,
4, 5) và lập dàn ý.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 6.
1/ Học lịch sử để làm gì?
2/ Dựa vào đâu để biết được lịch sử.?
3/ Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời ở đâu từ bao giờ?
4/ Xã hội cổ đại Phương Đông gồm những tầng lớp nào?
5/ Các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời ở đâu từ bao giờ?
6/ Nêu các giai cấp chính của xã hội Phương Tây.Tại sao nói xã hội Phương Tây là xã hội
“Chiếm hữu nô lệ”.
7/ Nêu những thành tựu văn hóa cổ đại ( Phương Đông,Phương Tây).Cho biết thành tựu nào
còn sử dụngđến ngày nay.
8/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa người tinh khôn và ngưòi tối cổ (về công cụ lao
động, tổ chức cuộc sống).
9/ Dựa vào đâu để khẳng định rằng, nước ta xưa kia là một trong những cái nôi của loài
người?

10/ Trình bày những điểm mới của người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn-Hòa Bình- Hạ
Long.( Đời sống vật chất,tổ chức xã hội).
11/ Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý
nghĩa gì?
12/ Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa gì?
13/ Vì sao có sự thay đổi trong phân công lao động?
14/ Trình bày những chuyển biến chính về xã hội?
15/ Nêu những dẫnchứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
16/ Những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
17/ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?Vì sao gọi là nhà nước sơ khai?
18/ Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
19/Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
20/ Thời Văn Lang- Âu Lạc đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào về văn hóa/
CÂU HỎI ÔN TẬP – MÔN: ĐỊA LÍ 6
HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2008 - 2009
A) TRẮC NGHIỆM:
1/ Trên Quả Địa Cầu nếu cách 50 ta vẽ một kinh tuyến, thì số kinh tuyến phải vẽ là bao nhiêu?
2/ Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
3/ Đường đồng mức là gì?
4/ Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất như thế nào?
5/ Bản đồ có tỉ lệ 1: 250 000 000, 1cm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu km trên thực địa?
6/ Vùng trồng cây công nghiệp thường dùng kí hiệu nào để thể hiện trên bản đồ?
7/ Hướng tự quay của Trái Đất?
8/ So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu?
9/ Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến?
10/ Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
11/ Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?
12/ Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?
13/ Quốc gia nào ở châu Á có nhiều núi lửa hoạt động?



14/ Động đất và núi lửa sinh ra do tác động của yếu tố nào?
B) TỰ LUẬN:
1/Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Hình dạng, kích thước của TĐ?
Kinh tuyến, vĩ tuyến là đường như thế nào? Kinh tuyến gốc? Vĩ tuyến gốc? Kinh tuyến đông,
kinh tuyến tây? Vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam?
2/ Bản đồ là gì ? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập địa lí? Để vẽ
được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
3/ Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ? Có mấy dạng tỷ lệ bản đồ ?
4/ Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào đâu? Thế nào là kinh độ, vĩ độ
của 1 điểm ? Cách viết tọa độ địa lí ?
5/ Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì ? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Tạo sao khi sử dụng bản đồ,
trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ?
6/ Nêu các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
7/ Dựa vào hình 23 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Hướng chuyển động của TĐ quanh MT.
b. Ngày 22 tháng 6, nửa cầu nào ngả về phía MT nhiều nhất ? Nửa cầu đó là mùa gì, vì sao ?
Nửa cầu đối diện là mùa gì, vì sao?
c. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.
d. Trên Tái Đất vùng nào luôn luôn có ngày dài bằng đêm, những vùng nào có ngày hoặc
đêm suốt 24 giờ, nơi nào có ngày hoặc đêm dài 6 tháng?
8/ Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.
Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động
của con người.
9/ Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
10/ Nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
* Bài tập: Bài tập 2,3 trang 14
Dựa vào hình sau, em hãy viết tọa độ địa lí của các điểm A,B,C, D?
A

200 100
C

400
B
0
30
200
100
00 10o 200
100
200
D
0
30
400


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM 2008-2009.
MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6.
I/ Ôn tậo bài hát:
-Tiếng chuông và ngọn cờ
Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
-Vui bước trên đường xa
Theo điệu lý con sáo Gò Công
(Dân ca Nam Bộ)
Đặt lời mới:Hoàng Lân.
-Hành khúc tới trường
Nhạc: Pháp
Lời Việt: Phan Trần Bảng

Lê Minh Châu.
-Đi cấy
Dân ca thanh Hoá.
YÊU CẦU: Thuộc lời 4 bài hát trên.
II/ Ôn tập Tập đọc nhạc:
TĐN số 1- Đô,Rê,Mi,Fa,Sol,La.
TĐN số 2- Mùa xuân trong rừng
TĐN số 3- Thật là hay.
TĐN số 4- Của Mô-da.
TĐN số 5- Vào rừng hoa.
YÊU CẦU : Nắm vững tiết tấu,phân biệt được tiết tấu từng bài TĐN.
III/ Ôn tập nhạc lý:
1. Thuộc tính:
Cao độ.
Trường độ.
Cường độ.
Âm sắc.
2. Kí hiệu âm nhạc:
-Kí hiệu ghi cao độ.
-Khuông nhạc.
-Khoá nhạc.
3. Kí hiệu ghi trường độ: -Nốt tròn,nốt trắng,nốt đen,nốt đơn,nốt kép.
Vẽ sơ đồ quan hệ hình nốt.
4. Cách viết hình nốt trên khuông( Xem SGK trang 13).
5. Dấu lặng:(SGK tr 13).
6. Nhịp : -Nắm định nghĩa.Cách đánh nhịp.Viết đoạn nhạc(4-6 ô nhịp).
IV/ Ôn tập âm nhạc thường thức.
1. Học hai nhạc sĩ Văn Cao và Lưu Hữu Phứơc.
2. Viết cảm nhận hai bài hát làng tôi và Lên đàng.
3. Trả lời câu hỏi 1,2 SGK tr.30.

4. Kể tên 6 nhạc cụ dân tộc mà em biết.
Hết.


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
TỔ TOÁN LÝ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn toán lớp 7 - năm học: 2008- 2009
A- Lý thuyết:
I) Đại số:
1- Thế nào là số hữu tỉ dương? số hữu tỉ âm? số O có phải là số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm
không?
2- Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ được xác định như thế nào?
3- Định nghĩa luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ?
4- Viết các công thức:
- Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai luỹ thừa cùng cơ số ≠ O.
- Luỹ thừa của luỹ thừa, luỹ thừa của một tích, luỹ thừa của một thương.
5- Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ? cho ví dụ?
6- Tỉ lệ thức là gì? phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức?
7- Thế nào là số vô tỉ? thế nào là số thực?
8- Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm?
9- Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau? tỉ lệ nghịch với nhau?
Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch?
10- Đồ thị hàm số y = a x ( a ≠ o) có dạng như thế nào?
II- Hình học:
1- Phát biểu định nghĩa, định lý về hai góc đối đỉnh?
2- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc? định nghĩa đường trung trực của một đoạn
thẳng?
3- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song? Tính chất hai đường thẳng song song?
4- Phát biểu các lý định về quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song, ba đường

thẳng song song?
5- Phát biểu định lý về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài của một tam
giác?
6- Định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
7- Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác?
B- Bài tập:
I- Đại số:
1) Xem các bài tập 8,9 trang 10; 13 trang 12; 17 trang 15; 25 trang 16; 37 trang 22; 40, 41,
42 trang 23; 60 đến 64 trang 31; 87, 88 trang 44; 95 trang 45; 96 đến 101 trang 49.
* Bài tập làm thêm:
1- Tính:
a, ( 2

1
1 2
+3 ) : ( - +
)
2
3 5

b, (

2 1
1
− ):3
7 4
5

2- Viết các biểu thức sau dưới dạng a n (a ∈ q , n ∈ z )
a, 3 4 . 3 5 :


1
27

b,

4. 2 5 : ( 2 3 .

1
)
16

3- Tìm x biết:
a, x −

4
5

=

3
4

b, ( 2x + 1 ) 3 = - 8

c, ( x -

1 2 1
) =
4

4


x

42

d, − 2,6 =
−2
4- So sánh:

e,

11
2
2
- ( +x)=
12
5
3

a, 2 300 và 3 200

b, 5 300 và 3 500

5- Tìm cạnh của hình chữ nhật biết rằng tỉ số giữa hai cạnh là

2
và chu vi hình chữ nhật
3


bằng 90 m.
6- Một tạ nước biển chứa 2,5 kg muối. Hỏi 300 g nước biển đựng trong cốc chứa bao
nhiêu gam muối?
7- Trong mặt phẳng toạ độ vẽ ∆ ABC với các đỉnh A ( - 3; 4 ) , B ( - 3; 1 ) ,
C ( 1; -1 ) .
8- Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ đồ thị các hàm số:
a, y = -x

b, y =

1
x
2

c, y = -

1
x
2

II- Hình học:
• Xem bài tập sgk trang 125
• Bài tập làm thêm:
1- Cho ∆ ABC = ∆ HIK. Trong đó AB = 2 cm, góc B = 40 0 , BC = 4cm. Suy ra số đo của
góc nào, cạnh nào của ∆ HIK ?
2- Vẽ ∆ MNP biết MN = 2,5 cm, NP = 3cm, PM = 5cm ?
3- Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng, chứng minh
rằng AC // BD ?
4- Cho góc xOy với điểm I trên tia phân giác Oz, lấy A trên Ox, B trên Oy sao cho OA =

OB :
a, Chứng minh ∆ AOI = ∆ BOI.
b, Đoạn thẳng AB cắt Oz tại H , chứng minh rằng ∆ AIH = ∆ BIH .
c, Chứng minh rằng các tam giác AIH và BIH đều là tam giác vuông .
5- Cho góc xOy khác góc bẹt, lấy các điểm A,B thuộc tia Ox, sao cho OA< OB.
Lấy các điểm C,D thuộc tia Oy sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi E là giao điểm của AD và
BC. Chứng minh rằng:
a, AD = BC.
b, ∆ EAB = ∆ ECD.
c, OE là tia phân giác của góc xOy.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HKI
PHẦN I: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
1) Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy một vật khi nào?
2) Nguồn sáng là gì? Kể tên 3 nguồn sáng tự nhiên và 3 nguồn sáng nhân tạo ?
3) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
4) Nêu khái niệm bóng tối, bóng nửa tối ?
5) Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào ? Đứng ở đâu quan sát được hiện tượng nhật nhật thực
toàn phần ? Đứng ở đâu quan sát được hiện tượng nhật nhật thực một phần ?
6) Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào ?
7) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng ?
8) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ?
9) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi ? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu
lồi và gương phẳng ?
10) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm ? Nêu kết luận về sự phản xạ ánh sáng
trên gương cầu lõm ?
CHƯƠNG II : ÂM HỌC
11) Nguồn âm là gì ? Các đặc điểm của nguồn âm ?

12) Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Khi nào âm phát ra trầm ? Khi nào âm phát ra bổng ? Tai
người có thể nghe được âm có tần số nằm trong khoảng nào ?
13) Nêu đơn vị đo độ to của âm ? Khi nào vật phát ra âm to ? khi nào vật phát ra âm nhỏ ?
14) Nêu kết luận về môi trường truyền âm ?
15) Âm phản xạ là gì ? Tiếng vang là gì ? Vật có tính chất như thế nào thì phản xạ âm tốt ?
Phản xạ âm kém ?
16) Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào ? nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ? Kể tên
một số vật liệu cách âm ?
PHẦN II : BÀI TẬP :
- Làm lại tất cả các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận trong sách bài tập.
- Làm thêm một số bài tập sau :
Bài 1: Hình bên vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M
a) Hãy vẽ tia phản xạ
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được, một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ trên
xuống dưới thì phải đặt gương như thế nào?
Hình vẽ:
S
I
Bài 2: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng:
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương
phẳng).
b) Vẽ tia tới AI cho tia phản xạ đi qua điểm M ở trước gương.
c) Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ ? Gạch chéo vùng đó?
Bài 3: Trong sân trường đặt một loa phóng thanh hướng vào một bức tường lớn. Phải đặt loa
cách tường xa nhất là bao nhiêu để đứng sát loa không nge thấy tiếng vang? Biết rằng vận tốc


truyền âm trong không khí là 300m/s và tai người phân biệt được hai âm cách nhau ít nhất
1/15 giây
Bài 4: Tại sao trong lớp học, người ta không gắn một bóng đèn ở giữa lớp,mà lại gắn nhiều

bóng ở nhiều vị trí khác nhau?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 (K1).
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh,ruột khoang,
giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
Câu 2 :Trình bày sự sinh sản và vòng đời của sán lá gan,giun đũa.
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Thủy tức,giun đũa, giun đất, trai
sông,tôm sông,nhện.
Câu 4: Nêu vai trò của lớp giáp xác, lớp hình nhện.
Câu 5: Trình bày tập tính và lối sống của nhện.
Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Câu 7; Nêu đặc điểm cẩu tạo trong của cá chép thích nghi với hoạt động trong môi trường
nước.
Câu 8:vẽ hình và chú thích đầy đủ các hình sau:Giun đũa,(h.13.1) giun đất (h.15.2)
Cấu tạo trai (h.18.3) Tôm sông (h.22), quá trình chăng lưới của nhện (h.25.2)%
***********************
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CN 7 - HỌC KÌ I - NH 08-09
1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ?
2/ Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất của đất trồng ?
3/ Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong trồng trọt?
4/ Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng ?
5/ Trình bày khái niệm về sâu , bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ?
6/ Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh lại ít tốn
công , đễ thực hiện , chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả?
7/ Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?
8/ Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?
9/ Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng bằng cây con?
10/ Hãy nêu tác dụng của công việc chăm sóc đối với cây trồng ?
11/ Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với
nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào?
12/ Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái?

13/ Hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu , bệnh hại đối với môi trường, con người và các
sinh vật khác?
14/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta?
15/ Hãy nêu các điều kiện để lập vườn gieo ươm cây rừng và qui trình tạo nền đất gieo ươm
cây rừng?
16/ Thế nào là luân canh , xen canh, tăng vụ? tác dụng của luân canh, xen canh , tăng vụ?


HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 - HKI
I. Phần văn bản:
A. Văn bản nhật dụng:
a) Cổng trường mở ra:
- Tóm tắt nội dung của văn bản bằng 1 vài câu ngắn gọn.
- Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản là gì ?
- Người mẹ nói “bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em thế
giới kì diệu đó là gì ?
- Bài luyện tập số 2 trang 9.
b) Mẹ tôi:
- Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề
là Mẹ tôi.
- Qua văn bản người bố muốn nói với em điều gì ?
- Chọn 1 đoạn trong thư của bố có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người
mẹ đối với con và chép ra.
c) Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê .
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?
B. Ca dao – dân ca:
a) Định nghĩa về ca dao dân ca.
b) Nêu các chủ đề ca dao dân ca đã học.
c) Học thuộc lòng tất cả các bài ca dao.

d) Phân tích 1 bài mà em thích
e) Sưu tầm thêm các bài ca dao có chủ đề đã học.
C. Phần thơ:
a) Thơ trung đại Việt Nam:
- Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Nội dung: tinh thần yêu nước chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc
sống thanh bình.
- Chinh phụ ngâm khúc: Tình cảm nhân đạo thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh
phi nghĩa.
- Bánh trôi nước: lòng xót thương thân phận người phụ nữ long đong bảy nổi ba chìm
nhưng vẫn trong trắng, sắt son.
- Qua đèo Ngang: Tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất của
Bà Huyện Thanh Quan.
b) Thơ Đường:
Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương
+ Xa ngắm núi thác Lư: ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên.
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Hồi hương ngẫu thư: lòng yêu quê hương sâu đậm,
da diết.
+ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: tình cảm nhân ái và lòng vị tha vì con người.
D. Thơ trữ tình hiện đại:
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa
- Nắm vững tác giả, nội dung và nghệ thuật (phần ghi nhớ).
* Chú ý: Tất cả các bài thơ: Đều học thuộc lòng. Nêu tên tác giả, thể thơ, nội dung và
nghệ thuật.


E. Tùy bút:
- Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
- Mùa xuân của tôi. ( Vũ Bằng)
- Sài Gòn tôi yêu. (Minh Hương)

* Thế nào là tùy bút ? Nêu nội dung của từng bài.
II. Phần Tiếng Việt:
1) Học thuộc khái niệm: Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt, từ đồng
âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, thành ngữ, điệp ngữ ,chơi chữ.
2) Tìm ví dụ từng loại.
3) Giải các bài tập dưới các bài đã học.
4) Nêu các lỗi về quan hệ từ thường gặp. Làm luyện tập: 1, 2, 3, 4 SGK/ 108.
5) Chuẩn mực sử dụng từ, những chú ý khi sử dụng từ.
III. Phần tập làm văn:
1) Tự sự và miêu tả.
Đề tham khảo:
- Kể một câu chuyện cảm động mà em đã chứng kiến.
- Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.
2) Biểu cảm: Thế nào là văn biểu cảm, cách làm, dàn ý ?
Đề tham khảo:
- Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
- Cảm nghĩ về một con vật nuôi.
- Cảm nghĩ về một món đồ chơi tuổi ấu thơ.
- Cảm nghĩ về một người thân.
- Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui buồn tuổi ấu thơ.
THÂN ÁI CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 - HỌC KÌ I
A/ Khái quát lịch sử thế giới Trung đại:
I/ Xã hội phong kiến ở Châu Âu:
1/Sự ra đời của XHPK ở Châu Âu.
2/Sự ra đời của thành thị Trung đại.
3/ Các phong trào văn hóa Phục hưng,cải cách tôn giáo. Ý nghĩa của nó.
II/ Xã hội phong kiến ở Phương Đông:

1- Trung Quốc:
-Các triều đại gắn với sự hình thành,phát triển ,suy vong của XHPK Trung Quốc.
-Những thành tựu tiêu biểu nhất của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
2- Ấn Độ:
- Ba vương triều phong kiến của Ấn Độ.
- Văn hóa Ấn Độ.
3- Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á:
- Điều kiện tự nhiên.
-Thời gian,địa bàn xuất hiện.
-Tên các quốc gia phong kiến độc lập.
- Tên các quốc gia và thủ đô ngày nay .
4. Lập bản so sánh những nét chung của xã hội phong kiến ở châu âu với phương đông .
B. Lịch sử việt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
I.Buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh –Tiền Lê
1.Sự ra đời của cảctriều đại Ngô- Đinh- Tiền _Lê
2.Vẽ sơ đồ và trình bày tổ chức nhà nước của thời Ngô- Đinh- Tiền Lê
3.Đời sống kinh tế xã hội thời Đinh –Tiền Lê
4.Công lao của Ngô Quyền ,Đinh Bộ Lĩnh,Lê Hoàn
II.Nước đại việt thời Lý
1.Nhà Lý đã làm gì để cũng cố nền thống nhất quốc gia
- Nguyên nhân và ý nghĩa của việt dời đô về đại la
- Tổ chức bộ máy nhànước ,quân đội ,luật pháp
-Chính sách đối nội đối ngoại
2.Nêu sự chuyển biến về kinh tế nông nghiệp ,thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.
3.Kể tên cácgiai tầng trong xã hội thời Lý( so sánh với thời Đinh –Tiền Lê)
4.Nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Lý (giáo dục ,nghệ thuật ,kiến trúc điêu khắc)
5.Am mưu xâm lược nước ta từ nhà Tống
6.Tài năng và công lao của Lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống
7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử về cuộc kháng chiến chống tống
III. Nước đại việt thời Trần –Hồ

1.Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
2.Tổ chức bộ máy nhà nước và quân đội thời Trần (so sánh với thời lý)
3.Nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời

4.Trình bày những chiến thắng lớn trong ba lần chống quân xâm lược Mông –Nguyên
5.Phân tich nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
6.Nêu nội dung và nhận xét về cải cách của Hồ Quý Ly.
7.Lập bản thống kê những thành tựu về quân sự của nước Đại việt thế kỷ XIđến thế kỷ XIII


Đề cương ôn tập môn Địa lớp 7 học kỳ 1
1-Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đói ôn hoà thể hiện như thế
nào ?
2-Để sản xuât ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn
hoà đã áp dụng những biện pháp gì?
3-Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà
4-Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị ở đới ôn hoà phát triển quá nhanh và
hướng giải quyết
5-Nêu nguyên nhân ,hậu quả ,hướng giải quyết của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà
6-Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc
7-Thựcvật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn như thế
nào ?
8-Trìnhbày các hoạt động kinh tế cổ truyền và các hoạt động kinh tế hiện đại trong các hoang
mạc
9-Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?
10-Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
11-Địa bàn cư trú của các dân tộc phương Bắc
12-Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc
13-Nêu hoạt động kinh tế cổ truyền của các các dân tộc ở vùng núi
Đề cương ôn tập môn Công dân lớp 9 học kỳ 1

1-Thế nào là chí công vô tư? Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện .
2-Thế nào là tự chủ ?Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện .
3--Thế nào là dân chủ ,kỷ luật? Nêu ý nghĩa ,cách rèn luyện
4-Thế nào là hoà bình ?Biểu hiện của lòng yêu hoà bình .Cách bảo vệ hoà bình
5-Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của
Học sinh
6-Thế nào là hợp tác ?Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của Học sinh
7-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ?Nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
8-Thế nào là năng động sáng tạo ?Biểu hiện của năng động sáng tạo.Nêu ý nghĩa ,cách rèn
luyện.
9-Làm việc có năng suất chất lượng ,hiệu quả là gì ?Nêu ý nghĩa và biện pháp
10-Lý tưởng sống của thanh niên là gì ?Nêu ý nghĩa .Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
là gì ?


CÂU HỎI ÔN TẬP – MÔN: GDCD 7
HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2008 - 2009
1/ Thế nào là sống giản dị ? Nêu những biểu hiện của tính giản dị và không giản dị trong cuộc
sống hằng ngày mà em biết. Theo em, HS cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?
2/ Thế nào là trung thực? Biểu hiện của lòng trung thực? Vì sao cần phải trung thực? Đối với
người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?
3/ Thế nào là tự trọng? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng.
4/ Thế nào là đạo đức, kỉ luật ? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Ý nghĩa của rèn luyện
đạo đức và kỉ luật ?
Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số học sinh hiện nay và tác hại của
nó.
5/ Thế nào là yêu thương mọi người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương mọi người?
6/ Thế nào là tôn sư trọng đạo? Biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
Em hãy cho ví dụ về những hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo và những hành vi nào
cần phê phán?

7/ Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với
người.
8/ Thế nào là khoan dung? Ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống? Cách rèn luyện để
trở thành người có lòng khoan dung?
Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp( ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công
cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình.
9/ Thế nào là gia đình văn hoá? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Để xây dựng gia
đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì? HS làm gì để góp phần xây dựng gia
đình văn hoá. Nêu những tiêu chuẩn về gia đình văn hoá ở địa phương em.
10/ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ? Ý nghĩa của
việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ. Bản thân em đã làm
những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đệp của gia gình, dòng họ? Em dự kiến
sẽ tiếp tục làm gì?
11/ Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Cách rèn luyện để trở thành người
có tính tự tin ?
12/ Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế
hoạch.
13/ Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao và danh ngôn nói về các đức tính đạo đức trên.


MÔN: ÂM NHẠC LỚP 7.
I/ Ôn tậo bài hát:
- Mái trường mến yêu.
Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.
- Lý cây đa.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Chúng em cần hoà bình.
Nhạc và lời: Hoàng Long,Hoàng Lân.
- Khúc hát chim sơn ca.
Nhạc và lời: Đỗ Hoà An.

YÊU CẦU: Thuộc lời 4 bài hát trên.
II/ Ôn tập Tập đọc nhạc:
TĐN số 1- Ca ngợi Tổ quốc.
TĐN số 2- Ánh trăng.
TĐN số 3- Đất nước tươi đẹp sao.
TĐN số 4- Mùa xuân về.
TĐN số 5- Em là bông hồng nhỏ.
YÊU CẦU: Nắm vững tiết tấu,phân biệt được tiết tấu từng bài TĐN.
III/ Ôn tập nhạc lý:
1. Nhịp
: - Định nghĩa,cách đánh nhịp. Viết đoạn nhạc gjọng Đô trưởng
(4-6 ô nhịp) viết ở nhịp
.
- Nhịp lấy đà: -Định nghĩa nhịp lấy đà.
-Cho ví dụ một đoạn nhạc có nhịp lấy đà.
2. Cung và nửa cung: - Định nghĩa.
- Cho biết trong 7 bậc âm tự nhiên từ Đô- Si,chỉ ra
khoảng cách nào là 1c,1/2c.
3. Dấu hoá: - Chức năng.
- Có mấy loại dấu hoá? Tác dụng từng loại dấu hoá?
- Phân biệt sự khác nhau giữa dấu hoá suốt và dấu hoá bất
thường.
IV/ Ôn tập âm nhạc thường thức.
1. Trình bày vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt,Đỗ Nhuận và Beetthoven.
2. Viết cảm nhận của em về bài hát Nhạc rừng và Hành quân xa.
3. Trình bày sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây.
HẾT.


Đề cương ôn tập toán 8- HK1

A.LÝ THUYẾT
I.Đại số
1. Quy tắc nhân đơn thức với đa thức; đa thức với đa thức
2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ
3. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
4. quy tắc chia đơn thức với đơn thức;đa thức với đơn thức;chia 2 đa thức đã sắp xếp
5. Phân thức đại số:
- Tính chất cơ bản
- Rút gọn- quy đồng mẫu thức
- Các phép tính cộng;trừ ;nhân;chia phân thức
6. Biến đổi các biểu thức hửu tỉ- giá trị của phân thức
7. Phân thức đại số:
- Tính chất cơ bản của phân thức- Rút gọn phân thức- quy đồng mẫu các phân thức
- Các phép tính của phân thức đại số- Biến đổi các biểu thức hữu tỉ- giá trị của phân thức
II. Hình học
1.Tứ giác- hình thang- hình thang cân- hình bình hành- hình chữ nhật- hình thoi- hình vuông
2. Đường trung bình cuả hình tam giác – hình thang
3..Đối xứng trục; đối xứng tâm
4.Diên tích các hình tứ giác- đa giác
B.BÀI TẬP
*Trắc nghiệm(đại số)
1.Tích 2x2( 3x3- 2x +5) bằng
a. 6x5 – 4x3 +10x2 b. 6x5 + 4x3 +10x2 c. 6x6 – 4x3 +10x2 d. 6x6 – 4x3 +10x2
2. Tich (x+2)(x -1) bằng
a. x2 +x -2
b x2 -x -2
c. x2 +x +2
d. x2 +3x -2
3. (x -1/2)2 bằng
a. x2 + x + 1/4

. x2 – x + 1/4
c. x2 – x - 1/4
d. x2 – x + ½
4. Điền vào ô trống sao cho thích hợp
a. (x+2) (x2 – 2x +4) = ,,,,…..+ ,,,,,
b. x2 – 6x +…………= ( ….. – 3)2
c. ….. + 20a +
= ( ….,+……)2
d. ( - …...)( ….+ 5a +……) = ……3 + a3
e. x3 + 12x2 + 48x + 64 = (……+……)3
f. ( 2x - )3 =
- 12x2 +….. – 1
g. (1/2+ x)( x-1/2) =
.
5. Rút gon biểu thức sau: (2x+y)2 – (2x –y)2 bằng
a. 4x2
b. 4y2
c.8xy
d. 0
6. Phân tích đa thức thành nhân tử
* 14 x2y – 21xy2 – 28x2y2 bằng
a.7xy(2x – 3y2 – 4xy)
b, 7xy(2x – 3y – 4xy)
2
c. 7xy(2x – 3y – 4xy)
d, 7xy(2x – 3y – 4x2y)
*3(x-y) – 5x(y-x) bằng
a. (3 -5x) (x - y) b. (3 +5x) (x - y)
c. (3 -5x) (y - x) d. (3 +5x) (y - x)
2

* x - 4x +xy – 4y bằng


a. (x – 4) ( x + y) b. . (x + 4) ( x + y)
c. . (x – 4) ( x - y) d. . (x +4) ( x - y)
2
2
* x + y – 9 - 2xy bằng
a. ( x + y + 3) ( x – y – 3)
b, ( x + y + 3) ( x + y – 3)
c. ( x – y + 3) ( x + y – 3)
d. ( x – y + 3) ( x – y – 3)
3
2
* 3x – 6x + 3 bằng
a. 3(x – 1)2
b, 3(x +1)2
c. 3(x2 – 12) d. 3(x2 + 1)
7. Tìm x biết x2 = x
a. x = 0; x = 1
b. x= 0
c. x= 1
d, x= 0 ; x= -1
3 2:
2 2
8. Kết quả của phép chia 15x y : 3 x y là
a. 5x
b, 10 x
c. 5 xy
d. 19 xy

5
2
3
2
9.( -2x + 3x - 4x ) : 2x bằng
a. – x3 + 3/2 – 2x b. x3 + 3/2 – 2x c. – x3 + 3/2 + 2x d. x3 + 3/2 + 2x
10. cho phân thức

A
x
=
thì A bằng
x − 16 x − 4
2

a. x(x+4)

b. x( x -4)

a. 4 – x

b. x + 4

c, x+4

y−x x− y
=
11. cho phân thức
thì B bằng
4− x

B

c. 4 – x

3x + 2
xác định khi
2 x2 − 6 x
a. x ≠ 0 b. x ≠ 3 c, x ≠ 0 ; 3
1− 2x
bàng 0 khi
13. phân thức x 2 − x + 1
4

d. x-4
d. y – x

12. Phân thức

a. x =1/2

b. x =-1/2

d, x ≠ 0 ; -3

c. x = 1/2 ; -1/2

3
5
; 2 là
14. Mẫu thức chung của 2

x − 2x +1 x −1

d.không có giá trị nào

a. (x -1)2 b. x2- 1 c. ( x -1)2(x2- 1)
d. (x-1)3(x+1)
* Bài tập
1. Rút gọn biểu thức sau
a. ( x+ 3) ( x – 3) – (x – 5) ( x+4)
b. ( x – 2)3 + (x +3) ( x2 -3x +9)
c. (3x +1)2- 2( 3x+1) (2x – 1) + (2x – 1)2
2.Phân tích thành nhân tử
a. x2 – 9 +(x+3)2
b. x3 - 2x2 +x –xy2
c. a2 – a – b2 –b
3. Tìm x biết
a. x3 -25x = 0
b. x (x-3) – 2x + 6 = 0
c. x + 2 2 x 2 + 2 x 3 = 0
4.Tìm số a để đa thức 2x3 – 3x2 +x + a chia hết cho đa thức x +2
5. Tìm giá trị lớn nhất ( hay nhỏ nhất) của biểu thức sau
a. x2 – 6x +11
b. 5x – x2
6. .Chứng minh : a.x2 – 5x + 3 > 0 với mọi giá trị của x
b. x – x2 – 1< 0 với mọi giá trị của x


7. Tìm giá trị nguyên của n để giá trị của biểu thức 3n3 + 10n2 – 5 chia hết cho giá trị của biểu thức
3n +1
CHƯƠNG 2

8.Rút gọn phân thức
x2 − 2 x + 1
a. 3
5x + 5x 2

10 x 2 ( x − y )
b.
15 xy ( x − y )3

c.

3 x 2 − 12 x + 12
x4 − 8x

x 2 − xy − x + y
d. 2
x + xy − x − y

9. Thực hiện phép tính
5
3
x
x − 12
6
+ 2
b. 2 x 2 y + 5 xy 2 + y 3
6 x − 36 x − 6 x
5 x + 10 4 − 2 x
x2 + x
3x + 3

.
:
e.
g. 2
4x − 8 x + 2
5 x − 10 x + 5 5 x − 5

x + 3 x +1
x + 1 1 − x 2 x(1 − x)
− 2


d.
2
x −1 x − x
x−3 x+3
9 − x2
2x +1 2x −1
4x
x
3x 2
(

)
:
+ 1) : (1 −
)
h. (
k.
2 x − 1 2 x + 1 10 x − 5

x +1
1 − x2
2
10. Tìm giá trị nguyên của biến x để biểu thức
có giá trị nguyên
x−3

a.

c.

Trắc nghiệm (hình học)
1. Cho hình thang ABCD(AB//CD) ; biết µA = 700 ; Cµ = 500 thì
µ = 1300 b. B
µ = 1300 ; D
µ = 1100 c. B
µ = 700 ; D
µ = 500 d. B
µ = 2100 ; D
µ = 300
a. Bµ = 1100 ; D
2. cho tam giác ABC ; biết D;E lần lượt là trung điểm của AB;AC và DE= 12cm thì BC bằng
a. 12cm b. 24cm
c. 6cm
d. Một kết quả khác
3.Cho hình thang ABCD(AB//CD);D;E lần lượt là trung điểm của AD ;BC . Biet AB = 6cm;DE =
15cm thì BC bằng
a.12cm b. 24cm c. 30cm d. 6cm
4. Hình nào không có tâm đối xứng?
a. Hình vuông

b. Hình bình hành
c. hình thang cân
d. hình thoi
5. Khẳng định nào sau sai?
a.Tứ giác có 2 cạnh đối song song là hình thang
b. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
c.Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật
d. Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông
6. Một tứ giác là hình thoi nếu có
a. Hai đường chéo vuông góc với nhau
b. Một đường chéo là phân giác của 1 góc
c.Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
d. Hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường
7. Hình thoi có 2 đường chéo bằng 6cm và 8cm thì cạnh hình thoi bằng
a.10cm.
b. 5cm c. 7cm d, 12;5cm
8. Hình vuông có đường chéo bằng 2cm thì cạnh là
a. 3/2cm b. 1 cm c. 2cm
d, 2 cm
9.Chọn câu dung
a.hình bình hành là hình thang có 2 góc đôí bằng nhau
b. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
c. Hình bình hành là tứ giác có cạnh đối bằng nhau
d. Cả ba câu đều đúng
10.Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng?


a.Hình thang cân
b. hình bình hành
c. Hình chữ nhật

d. Hình thoi
11. Cho hình thang ABCD(AB//CD);biết AB = 5cm; CD = 8cm;diện tích của hình thang ABCD là
26cm2. Đường cao AH bằng
a. 13cm b. 26cm c. 4cm d. 2cm
12. Cho hình thoi ABCD; biết AC = 6cm;BD = 10cm thì diện tích của hình thoi là
a. 60 cm2
b. 30 cm2
c. 15 cm2
d. 32 cm2
BÀI TẬP
1. Cho hình bình hành ABCD;E;F lần lượt là trung điểm của AB và CD
a. Tứ giác DEBF là hình gì?
b. Chứng minh ba đường thẳng AC;BD;È đồng quy
c. Gọi giao điểm của AC với DE và DF theo rhuws tự là M;N. Chứng minh tứ giác EMFN là hình
bình hành
d. Tính diện tích tứ giác EMFN khi biết AC = a ; BC = b
2. Cho tam giác ABC; các trung tuyến BD;CE cắt nhau ở G. Gọi H là trung điểm cuả GB;K là
trung điểm của GC
a. Chứng minh DEHK là hình bình hành
b.Tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật?
c.Tứ giác DEHK là hình gì khi các trung tuyến BD;CF vuông góc với nhau?
d.Trong điều kiện câu c; hãy tính diện tích tứ giác DEHK;khi biết BD =a;CE = b
3. Cho tam giác ABC vuông tại A; đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với H qua AB; gọi E là
điểm đối xứng của H qua AC.
a. Chứng minh D;A;E thẳng hang
b. Chứng minh D đối xứng với E qua A
c. Tam giác DHE là tam giác gì? Vì sao?
d. Tứ giác BDEC là hình gì? Vì sao?
e. Chứng minh BC = BD + CE
4.Cho tam giác cân ABC(AB =AC); phân giác AM.Gọi I là trung điểm của AC;K là điểm đối xứng

với M qua I
a. Chứng minh AK//Mc
b. Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
c. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông


Đề cương ôn tập học kì 1 . Vật lý 8
1.Thế nào là tính tương đối của chuyển động ? Cho ví dụ .
2. Quỹ đạo của chuyển động là gì? Hãy nêu các chuyển động cơ học thường gặp .Cho ví dụ
mỗi loại.
3. Vận tốc phụ thuộc vào các đại lượng vật lý nào? Viết công thức . Đơn vị các đại lượng .
Nói vận tốc của ôtô 36km/h điều đó cho biết gì?
4. Nêu điểm giống và khác nhau của chuyển động thẳng đều và chuyển động không đều?
5. Tại sao khi có lực tác dụng,mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngọt? Cho ví dụ .
6.Giải thích trường hợp giũ áo để làm sạch bụi .
7. Nêu tên cac loại lực ma sát ,cho biết chúng xuất hiện khi nào ?
8. Thế nào là hai lực cân bằng . cho ví dụ. Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật.
9. Áp lực là gì ? nêu khái niệm áp suất . Viết công thức .Đơn vị các đại lượng .
So sánh phương tác dụng áp suất chất lỏng khác với áp suất chất rắn như thế nào ?
10.Viết công thức tính áp suất chất lỏng .Đơn vị các đại lượng . Với cùng một độ cao cột chất
lỏng ,các chất lỏng khác nhau có gây ra áp suất giống nhau không ?Tại sao?
11.Tại sao có áp suất khí quyển ?Đơn vị thường dùng để đo áp suất khí quyển?
12. Lực đẩy Ac si met xuất hiện khi nào và phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức
.Đơn vị các đại lượng .
13.Hãy nêu điều kiện để vật nỗi, vật chìm,vật lơ lững trong chất lỏng .
14.Hãy cho biết khi nào có công cơ học .cho ví dụ .Viết công thức tính công .Đơn vị các đại
lượng .
Bài tập : 2.5/5 3.6/7 4.5/8 6.4 -6.5/11
7.5-7.6/12
8.4/14 9.5/15 10.5/16

12.6-12.7/17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – HOÁ 8
1) Thế nào là nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, công thưc hóa học, ý nghĩa
của công thức hóa học.
2) Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học và phương trình hóa học.
3) Quy tắc hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, các công thức chuyển đổi khối lượng, thể
tích, lượng chất.
4) Tính theo công thức hóa học phương trình hóa học.
A Bài tập:
I) các bài tập về đơn chất, hợp chất biểu diễn nguyên tố hóa học, nguyên tử, phân tử chất.
II Bài tập SGK 3,6/20, 2,3/26
2,3,4/34
5,8/38
1,2,3/41
2,3/47
3,6/51
3/54
2,6,7/58
1,3,4,5/61
3,4,5/67
2,3/69
2,3,4,5/71
1,2,3/75
1,2,3,4,5/79
III) các bài tập bổ sung:
1) Tính số phân tử của 5,6 lít khí CO2 ở ĐKTC. phải lấy bao nhiêu gam HCl để có số phân tử
bằng 2 số phân tử CO2
2) Một nguyên tử có số proton 20 + nó được xếp gồm mấy lớp electron
3) lập phương trình hóa học

a) P2O5 + H2O
-à H3PO4
b) Al2O3 + HCl -à AlCl3 + H2O
C) C2H2 + O2 -à CO2 + H2O


d) FeXOY + CO -à Fe
+ CO2
e) FéS2 + O2 -à Fe2O3 + SO2
4) Biết khí X có tỷ khối đối với H2 bằng 8 xác định Mx biết trong hợp chất X có 2 nguyên tố
C, H trong đó H chiếm 25% về khối lượng .xác định công thức hóa học của X
5) Hợp chất Mn2On có phân tử khối 222 đvC. Xác định hóa trị của Mn trong hợp chất
6) Hợp chất A có 2 nguyên tử M liên kết với 3 nguyên tử Oxi và có khối lượng mol là 160
gam. Xác định công thức hóa học của công thức A
7) Tính thể tích các khí ở ĐKTC của
a) 0,5 mol khí CO2
b) 3.1023 phân tử CH4
c) 8 gam O2
8) cho 5,4 gam nhôm tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl tạo thành nhôm clorua và khí
Hydro (đktc)
a) Lập phương trình phản ứng
b) Tính khối lượng HCl đã tham gia phản ứng
c) Tính khối lượng muối tạo thành
d) Tính thể tích khí Hydro sinh ra

ĐỀ CƯƠNG SINH 8 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2008-2009
1. Cấu tạo chức năng của tế bào?
2. Khái niệm mô. Nêu các loại mô chính trong cơ thể.
3. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
4. Trình bày cơ chế đông máu và ý nghĩa của sự đông máu. Các nguyên tắc truyền máu.

5. Hãy phân loại các khớp xương trong cơ thể và vai trò của từng loại khớp.
6. Cần phải bảo vệ hệ vận động như thế nào?
7. Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể
với môi trường.
8. Thực chất biến đổi lý học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
9. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
10. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
11. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
12. Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch? Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho
trẻ em những loại bệnh nào?
13.Trình bày cấu tạo và chức năng của mũi ,họng, thanh quản,khí quản, phế quản
14.Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra như thế nào?Những tác nhân gây hại đối
với đường hô hấp?
15.Trình bày các nhóm chất trong thức ăn?Hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hoá là những
hoạt động nào ?
16.Sự tiêu hoá ở khoang miệng diễn ra như thế nào?
17.Ăn uống như thế nào cho đúng cách?.


HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
LỚP 8 - HỌC KÌ 1
A. Phần văn:
I.Truyện kí Việt Nam ( giai đoạn 1930- 1945) Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ,
Lão Hạc.
* Đọc và trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản ở SGK.
* Tóm tắt nội dung các văn bản.
* Tìm hiểu các tác giả thuộc các văn bản trên.
* Dựa vào ghi nhớ nắm vững nghệ thuật và nội dung chính của các văn bản.
* Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
* Nắm vững các khái niệm truyện kí.

1. Tôi đi học ( Thanh Tịnh)
- Phân tích những hình ảnh so sánh đượcnhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
- Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn. Sức cuốn hút của tác phẩm theo em
được tạo nên từ đâu?
- Viết bài văn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
2. Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
- Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
- Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào là hồi kí?
- Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu
như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ em hãy chứng minh nhận định
trên
* Gợi ý:
3. Tức nước vỡ bờ: (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố.)
- Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đắt tên như
vậy có thỏa đáng không ? Vì sao?
- Háy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn
chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo .”
4. Lão Hạc ( Trích Lão Hạc của Nam Cao)
- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc em hiểu thế nào về cuộc đời và
tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
II. Văn bản nước ngoài: Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc ls cuối cùng, Hai
cây phong.
* Đọc và trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản ở SGK.
* Tóm tắt nội dung các văn bản.
* Tìm hiểu các tác giả thuộc các văn bản trên.
* Dựa vào ghi nhớ nắm vững nghệ thuật và nội dung chính của các văn bản.
1.Cô bé bán diêm ( Trích truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen - nhà văn Đan Mạch)
- Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm ( lò sưởi, bàn ăn, cây
thông Nô-en, ngưoif bà, hai bà cháu bay đi ) diễn ra theo thứ tự hợp lí . Trong số các mộng
tưởng ấy điều nào gắn với thựctế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?

- Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện
nói riêng.
2. Đánh nhau với cối xay gió ( Trích Đôn- ki- hô- tê của Xét -van - tet- Nhà văn Tây Ban
Nha)


- Đối chiếu Đôn- ki- hô-tê và Xan - chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc
xuất thân, suy nghĩ hành động ... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương
phản bất hủ thế giới.
3.Chiếc lá cuối cùng ( Trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri- Nhà văn Mĩ.)
- Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen -ri qua trích đoạn này, được kết thú trên
cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây
hứng thú cho bạn đọc.
- Qua câu chuyện em hiểu thêm gì về nhà văn Mĩ O Hen -ri?
4. Hai cây phong ( Trích người thầy đầu tiên của Ai- ma- tốp - nhà văn
Cư- rư- gư- xtan.)
- Xác định các mạch kể của câu chuyện.
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi ”nguyên nhân nòa khiế hai cây phonng
chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?Tại sao có thể nói trong
machj kể xen lẫn tả này hai cây phong được miêu tả hết sức sống động như hai con người và
không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ?
- Chọn một đoạn trong bài liên quan đến hai cây phong và học thuộc.
II. Văn bản nhật dụng: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000,
Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số.
1.Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000,
- Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi
trường và sức khỏe con người.Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có nguyên nhân nào khác?
- Liên hệ bản thân em đã làm gì để góp phần giữ môi trường xanh, sạch, đẹp?
2.Ôn dịch thuốc lá ( Nguyễn Khắc Viện)
- Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản :

Ôn dịch, thuốc lá.
- Từ văn bản em hiểu gì về tác hại của thuốc lá và dự định em sẽ làm gì trong chiến dịch
chống thuốc lá hiện nay?
3.Bài toán dân số. ( Thái An)
- Vấn đề chính được tác giả đặc ra trong văn bản là gì?
- Qua bài em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình ?
IV.Các văn bản trữ tình: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm
thằng Cuội, Ông đồ, Hai chữ nước nhà.
* Đọc và trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản ở SGK.
* Tìm hiểu các tác giả thuộc các văn bản trên.
* Nắm vững hoàn cảnh sáng tác của từng văn bản.
* Dựa vào ghi nhớ nắm vững nghệ thuật và nội dung chính của các văn bản.
* Học thuộc lòng các văn bản trữ tình trên.
1.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu)
- Em biết gì về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật?
- Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ . Em cảm nhận được gì từ hai câu thơ
ấy?
- Qua bài thơ em hiểu gì về nhà yêu nước Phan Bội Châu?
2.Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh)
- Phân tích lại bài thơ .
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của
những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả?


×