Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Xây dựng tập thể lớp xuất sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.28 KB, 19 trang )

Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình
Người thực hiện: LÊ THỊ LỆ TÌNH- Tổ Văn- GDCD
Đề tài:
“Xây dựng tập thể lớp xuất sắc ”
--------------------------------
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin,
sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi bộ mặt xã hội. Xã hội ngày càng
đổi mới với những mặt tích cực, đời sống dân trí ngày càng được nâng cao.Tuy
nhiên nó cũng kéo theo nhiều tiêu cực, những mặt trái xã hội bị phơi bày.
Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm
không những là người truyền đạt kiến thức, kĩ năng phát triển về trình độ cho học
sinh mà còn là người định hướng và giúp đỡ các em phát triển một cách toàn diện
cả về học vấn lẫn đạo đức. Đúng như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “
Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo ra
những con người mới xã hội chủ nghĩa”.
Vậy để góp phần đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội,chúng ta phải
giáo dục học sinh ngay từ khi các em còn trên ghế nhà trường. Chủ nhiệm lớp là
người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với
lớp và các thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch lớp.
Chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh
trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các
tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn
trường, chi đoàn GV, chi hội phụ huynh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục
học sinh trong lớp phụ trách.
Thông qua công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm vùa là người thầy giáo
vừa là người mẹ dìu dắt, định hướng cho các em về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
1
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình
Lứa tuổi học sinh THPT vốn rất nhạy cảm nhưng chưa ổn định. Do vậy, các em


có thể bị lôi kéo, sa ngã vào tệ nạn của xã hội. Nếu không có biện pháp chấn
chỉnh kịp thời các em có thể buông xuôi.Từ đó dẫn đến trong tập thể lớp sẽ có
những cá nhân tách biệt, luôn làm trái với những nội quy của nhà trường, của lớp.
Học sinh đó không những có kết quả học tập và rèn luyện yếu kém mà kéo theo
sự ảnh hưởng đến tập thể lớp, nhất là với những học sinh có tinh thần học tập tốt,
ý thức tập thể cao. Đây là vấn đề làm đau đầu không ít các phụ huynh, nhất là
những người làm công tác giáo dục và quản lí xã hội .
Trước tình hình đó, là một giáo viên dạy môn Văn, lại làm công tác chủ
nhiệm nhiều năm, tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để giáo dục các em trở
thành những con người có nhân cách, sau này có ích cho xã hội. Bởi các em
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ góp phần xây dựng một đất
nước văn minh, giàu mạnh, công bằng. Đặc biệt là trong thời kì nước ta gia nhập
WTO thì tương lai càng phải có những công dân toàn diện về trình độ lẫn nhân
cách.
Vì thế, trong năm học này tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Xây dựng tập
thể lớp xuất sắc ”.
II.Mục đích đề tài
Có lẽ giáo viên nào trong sự nghiệp giáo dục của mình mà không qua một lần
làm công tác chủ nhiệm. Và có lẽ khi gánh trên vai trách nhiệm vừa làm giáo
viên giảng dạy kiến thức vừa có thể như người mẹ dạy dỗ, rèn luyện đạo đức cho
học sinh không ai không thấy những khó khăn. Nhất là với những lớp học sinh
yếu kém nhiều cả về học lực và hạnh kiểm. Nhưng cho dù khó khăn thế nào đi
nữa thì trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đều phải tìm mọi biện pháp
để vượt qua và đạt hiệu quả cao.
Đề tài này giúp :
1.Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- GVCN có thể áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu ra ở đây vào công tác
chủ nhiệm lớp.
2
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình

- Trên cơ sở những biện pháp ấy, giáo viên có thể mở rộng và linh hoạt tùy
theo từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng.
- Những biện pháp mà đề tài nêu ra có thể giúp học sinh và tập thể lớp tiến bộ
đạt kết quả tốt trên hai mặt học lực và hạnh kiểm.
- Giúp giáo viên “Xây dựng kế hoạch - Thực hiện kế hoạch - Kiểm tra kế
hoạch - Tổng kết và vạch kế hoạch mới”.
2.Đối với học sinh: Xây dựng một tập thể lớp xuất sắc.
III.Phạm vi đề tài
Một số biện pháp trong công tác giáo dục học sinh đã được tôi vận dụng cho
học sinh lớp 12/2(niên khóa 2001-2003), 12/1( niên khóa 2002-2005), 12/3(niên
khóa 2006- 2007) trường THPT Phạm Phú Thứ- Hòa Sơn- Hòa Vang- Đà Nẵng
năm học 2005-2006.
IV.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: quan sát hành động, diễn biến tâm sinh lí của học
sinh lớp chủ nhiệm.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn của lớp,
học sinh trong lớp, phụ huynh học sinh, cán bộ thôn xã nơi cư trú của học sinh.
- Phương pháp thử nghiệm: đưa các biện pháp và áp dụng cho học sinh lớp
12/2 ( niên khóa 2001-2003), 12/1( niên khóa 2002-2005),12/3(niên khóa 2006-
2007).
PHẦN NỘI DUNG
A. Tìm hiểu lớp chủ nhiệm
Tôi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn và bắt đầu nhận công tác chủ
nhiệm từ năm 2002. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã rút ra
được cho mình những kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Ngay khi
vào nhận lớp, đầu tiên tôi tìm hiểu qua một số giáo viên bộ môn đã từng dạy và
chủ nhiệm lớp những năm trước đó. Trong 4 năm làm công tác chủ nhiệm với 3
năm liền chủ nhiệm lớp 12, tôi đã đi theo trình tự tìm hiểu về:
3
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình

I.Phân loại giới tính:
Do điều kiện về cơ sở vật chất nên tổng số học sinh trong lớp học thường là 47
đến 50 em. Ngay từ khi nhậ lớp, tôi đã phân loại giới tính để quản lí và thực hiện
các biện pháp giáo dục sho phù hợp.
Ví dụ: Lớp 12/3 năm học 2005-2006
- Tổng số học sinh: 47 trong đó học sinh nam là 13, học sinh nữ: 34. Vì có
sự chênh lệch khá lớn giữa hai đối tượng nam và nữ trong khi giáo viên chủ
nhiệm là nữ nên có phần thuận lợi trong việc gần gũi để tìm hiểu, giáo dục học
sinh.
II.Học tập, đạo đức:
Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập và rèn luyện của
các em học sinh trong lớp. Đó cũng là nhân tố tạo nên phong trào thi đua của tập
thể lớp. Vì vậy, tôi tìm hiểu và ghi lại kết quả xếp loại hai mặt của các em từ năm
lớp 10,11 để phát huy những học sinh khá tốt và giúp đỡ những em yếu kém tiến
bộ. Nhất là trong năm học cuối cấp THPT.
Ví dụ: Lớp 12/3 năm học 2005-2006
- Kết quả của năm học lớp 11: có 1 học sinh giỏi là em Duy Thông, 6 học
sinh khá, 25 em trung bình, 15 em yếu, không có học sinh kém.
III.Hoàn cảnh, kinh tế gia đình:
Do đặc điểm của địa bàn trường nên học sinh của các lớp tôi đã chủ nhiệm:
- Đa số học sinh của lớp nhà ở xa trường nên việc đi lại khó khăn.Có học
sinh nhà xa trường đến hơn 30 cây số, em phải đi học lúc 5h sáng như em:
Văn Thanh 12/3(ở tận cùng của xã Hòa Ninh), Nguyễn Lâm 12/3(Hòa Bắc).
- Kinh tế của các gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, một số gia đình nằm
trong diện xóa đói giảm nghèo của thôn, xã.
- Phụ huynh trong lớp phần nhiều là nông dân, sự hiểu biết về giáo dục còn
hạn chế.
IV.Tâm lí lứa tuổ i :
4
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình

- Kinh tế của gia đình học sinh hầu như đều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp
đến việc học tập của các em và có phần ảnh hưởng đến tâm lí các em.
- Một số học sinh trong lớp học lực yếu nhưng ý thức rèn luyện về đạo đức
kém năm học lớp 10, 11 nhưng không có tiến bộ như: Vương Anh, Văn
Chiến .
- Kinh tế của gia đình học sinh hầu như đều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp
đến việc học tập của các em và có phần ảnh hưởng đến tâm lí các em.
Đứng trước những khó khăn ấy, qua nhiều lần suy nghĩ kết hợp với những
kinh nghiệm chủ nhiệm từ các năm học trước, tôi bắt đầu áp dụng lần lượt
các biện pháp các biện pháp khác nhau.
B.Nội dung những biện pháp tiến hành
I.Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh
Theo Nghị quyết TƯ 2 (khoá 8) đã khẳng định: "Giáo dục học sinh (HS)
trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục
và mỹ dục", trong đó đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện.
Thế nhưng, thực tế, tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của lứa tuổi là biểu đồ hạnh
kiểm của học sinh phổ thông đang đi xuống với những con số làm mọi
người giật mình: hạnh kiểm tốt ở học sinh bậc tiểu học là 92,8%, ở bậc
THCS là 52,63% và THPT là 20,28%...Tại sao có nghịch lý đó?
Nguyên nhân là từ sự quản lý lỏng lẻo của gia đình. Một công trình nghiên
cứu thực trạng đạo đức HS của Viện Nghiên cứu giáo dục do thạc sĩ Nguyễn
Ngọc Tài làm chủ nhiệm đã công bố: Ở bậc tiểu học, vấn đề đạo đức của HS
nhìn chung là tốt. Lên cấp II, đạo đức HS không còn tốt như trước và đã
xuất hiện một số biểu hiện lệch lạc so với các chuẩn mực đạo đức như tính
trung thực, ý thức bảo vệ môi trường... Và lên THPT, các em ngày càng xa
rời các chuẩn mực đạo đức. Bác Hồ từng nói: "Hiền dữ phải đầu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên". Makarenko đã đúc kết. "Không sợ HS
hỏng mà chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng". Chính vì vậy, môi trường và
hoàn cảnh gia đình là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng
đến tính cách và con người của học sinh. Điều này thể hiện rõ qua những

5
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình
biểu hiện của các em ở trên lớp. Nhất là các em học sinh năm cuối cấp, khi
nhận thức các em đã có nhiều trưởng thành. Nhưng để tìm hiểu được điều
này không thể hỏi trực tiếp các em. Bởi vậy, tôi đã tìm hiểu qua:
- Phiếu thông tin của học sinh (Bản điều tra sơ yếu lí lịch). Ngoài những
thông tin cơ bản như: họ tên bố, mẹ, địa chỉ, thì tôi còn đưa mẫu về sở
thích, hoàn cảnh sống, gia đình có mấy con, là con thứ mấy, thưòng chơi
với bạn nào…
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh bằng cách đến trực tiếp gia đình học
sinh, tiếp xúc với bố mẹ học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh sống trực tiếp của
học sinh.
- Tìm hiểu qua bạn bè từng học sinh.
- Tìm hiểu qua các cán bộ thôn, xã ( phường, tổ dân phố)
Trên cơ sở về những thông tin có được, ngay từ tháng 9 mới bước vào năm
học tôi đã có thể nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh.
II.Phân loại học sinh
1, Căn cứ để phân loại:
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình: có 3 mức: giàu, khá, nghèo.
- Gia đình thuộc diện:
+ Sống hòa thuận.
+ Sống lục đục ( vì kinh tế khó khăn, vì bất hòa).
+ Gia đình có bố mẹ li hôn hoặc bố (mẹ) mất.
+ Gia đình đông con, anh em hay cãi nhau.
+ Gia đình khá giả nhưng nuông chiều con.
- Dựa vào học lực và đạo đức học sinh:
+ Học sinh giỏi, khá có hạnh kiểm tốt.
+ Học sinh khá, trung bình, yếu - hạnh kiểm khá.
+ Học sinh yếu, kém - hạnh kiểm yếu.
2, Phân loại thành các đối tượng:

Trên cơ sở về gia đình và bản thân của học sinh, tôi đã phân loại thành các
đối tượng sau:
6
Trường THPT Phạm Phú Thứ- Lê Thị Lệ Tình
a, Loại thứ nhất: Học sinh có hoàn cảnh bình thường.
- Đây là những học sinh gia đình có mức sống trung bình khá trở lên, sống
hòa thuận, bố mẹ yêu thương và quan tâm đến con cái. Các em sống trong
những gia đình này thường học tốt, chăm ngoan, và cũng là những cán bộ
nòng cốt của lớp trong 3 năm THPT.
Ví dụ: Lớp 12/3 năm học 2005-2006
Duy Thông ( lớp trưởng), Thu Nguyệt ( lớp phó học tập), Phú Sơn ( lớp
phó kỉ luật), Hồng Nhung ( Bí thư Đoàn).
b, Loại thứ hai: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Trường THPT Phạm Phú Thứ đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn của
thành phố Đà Nẵng thuộc xã Hòa Sơn- huyện Hòa Vang. Trường đón nhận
học sinh của 4 xã Tây Bắc miền núi của thành phố. Kinh tế gia đình khó
khăn, không những thế nhiều học sinh của trường nói chung và của lớp
12/3 nói riêng có hoàn cảnh đặc biệt. Vì thế, với các học sinh này, tôi tiếp
tục phân ra thành các đối tượng khác nhau để có biện pháp giáo dục phù
hợp, đưa tập thể lớp ngày càng học tốt, vững mạnh, đoàn kết.
- Đối tượng 1: Học sinh có hoàn cảnh kinh tế ở mức trung bình nhưng bố
mẹ lo làm ăn, ít quan tâm đến con cái, không quản lí giờ giấc của các em.
Số học sinh này thường rất tự do, học ít quậy phá nhiều, thỉnh thoảng trốn
tiết học, hay nói dối bố mẹ, thầy cô và đặc biệt rất hay cãi lại giáo viên.
Đối tượng này tôi tìm hiểu qua giáo viên dạy những năm lớp 10,11 và xem
học bạ. Lớp 12/3 có em Vương Anh, Duy Loan.
- Đối tượng 2: Học sinh thuộc gia đình thiếu bố ( mẹ) hoặc cả hai hoặc
thuộc gia đình nghèo, đông con. Những học sinh này do bố mẹ li hôn nên
có thể chỉ ở với mẹ hoặc với bố, cũng có những em ở với ông bà. Đa số
các em đều có hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì thế, mặc dù đã ở

tuổi trưởng thành nhưng đa số các em thường có tính khí thất thường, hay
mặc cảm, tự ti, ít bạn bè nên các em thường tách biệt với tập thể. Những
học sinh như vậy học lực yếu nhưng ít có quyết tâm vươn lên và cũng
không cần sự giúp đỡ của tập thể vì lòng tự trọng bị tổn thương. Lớp 12/3
7

×