Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Đề tài nghiên cứu xây dựng kế hoạch mở lớp Yoga trên địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.94 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MỞ LỚP DẠY YOGA
TẠI TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:
TS.NGUYỄN GIÁC TRÍ

Nhóm sinh viên thực hiện:
VÕ NGỌC YẾN (NT)
ĐẶNG NGUYỄN ÁNH NGỌC
LÊ THỊ BÉ HIỀN
NGUYỄN MỸ TRÀ
NGUYỄN THÀNH THOẠI
Lớp: ĐHKT14A
Khóa: 14

ĐỒNG THÁP – 9/2016

100%
100%
100%
100%
100%


Nghiên cứu khoa học



LỜI CAM ĐOAN


Nhóm chúng em xin cam đoan đây là bài luận văn do chính chúng em
làm. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực.

Ngày 22 tháng 9 năm 2016
Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 2

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

2


Nghiên cứu khoa học

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

3


Nghiên cứu khoa học

NHẬN XÉT CỦA NHÓM PHẢN BIỆN


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí


4


Nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung..................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................2
3. Kiểm định giả thiết và câu hỏi nghiên cứu................................................2
3.1. Kiểm định giả thiết............................................................................2
3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.................................................2
4.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................2
4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
5.1. Không gian.........................................................................................3
5.2. Thời gian............................................................................................3
5.3. Đối tượng...........................................................................................3
5.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................4
5.5. Giới hạn nghiên cứu..........................................................................4
6. Lược khảo tài liệu liên quan.......................................................................4
7. Tính mới của đề tài.....................................................................................12
7.1. Lý luận...............................................................................................12

7.2. Thực tiễn............................................................................................12
8. Kết cấu của đề tài.......................................................................................12
PHẦN 2: NỘI DUNG........................................................................................13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................13
Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

5


Nghiên cứu khoa học

1.1. Khái niệm về Yoga..................................................................................13
1.2. Đặc điểm của Yoga.................................................................................13
1.3. Đánh giá tiềm năng để phát triển Yoga ở trường ĐH Đồng Tháp.........13
1.4. Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của các khách hàng(học viên)................14
1.5. Xây dựng kế hoạch kinh doanh..............................................................15
1.5.1. Quá trình hình thành ý tưởng kinh doanh và giải thích.................15
1.5.2. Tổng quan về điều kiện tài chính...................................................16
1.5.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh......................................................18
1.5.4. Mục tiêu kinh doanh.......................................................................19
1.6. Các mô hình và thuyết nghiên cứu.........................................................24
1.6.1. Tháp nhu cầu của Maslow..............................................................24
1.6.2. Mô hình niềm tin và sức khỏe (Health Belief model)...................25
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......26
2.1. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................26
2.2. Thống kê mô tả mẫu................................................................................26
2.2.1. Kết quả về tỷ lệ trả lời và không trả lời.........................................26
2.2.2. Kết quả phân tích mô tả..................................................................26

2.3. Kiểm định giả thuyết...............................................................................56
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP........................................................59
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp...............................................................................59
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển....................................................................61
3.2.1. Tồn tại và nguyên nhân..................................................................61
3.2.2. Các biện pháp.................................................................................61
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..............................................................64
1. Kết luận.......................................................................................................64
2. Kiến nghị....................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................65
Phụ lục: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT.........................................66

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

6


Nghiên cứu khoa học

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Mô hình niềm tin và sức khỏe................................................................25

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí


7


Nghiên cứu khoa học

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Biểu mẫu thủ tục hành chính..................................................................16
Bảng 2. Bảng giá dịch vụ.....................................................................................21
Bảng 3. Dự báo doanh thu – lợi nhuận hàng tháng.............................................22
Bảng 4a. Dự báo doanh thu, lợi nhuận điều kiện thuận lợi.................................23
Bảng 4b. Dự báo doanh thu, lợi nhuận trong điều kiện không thuận lợi............23
Bảng 5. Tháp nhu cầu của Maslow......................................................................24
Bảng 6. Tỉ lệ giới tính..........................................................................................26
Bảng 7. Tình trạng nơi thường luyện tập thể dục................................................27
Bảng 8. Tình trạng việc đến các phòng tập thể dục thường xuyên hay không...28
Bảng 9. Tình trạng biết thông tin nơi tập thể dục hiện tại..................................29
Bảng 10. Tình trạng đi tập thể dục......................................................................30
Bảng 11. Tình trạng loại hình thể dục tại phòng tập...........................................31
Bảng 12. Mục đích khi đi luyện tập TDTT tại phòng tập...................................32
Bảng 13. Không gian thoáng mát........................................................................33
Bảng 14. Địa điểm thuận lợi................................................................................34
Bảng 15. Địa điểm gần nhà.................................................................................35
Bảng 16. Đầy đủ trang thiết bị mới và thích hợp...............................................36
Bảng 17. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.............................................................37
Bảng 18. Nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng.........................................38
Bảng 19. Giá cả của chương trình thẻ thành viên...............................................39
Bảng 20. Có các chương trình tập luyện đa dạng...............................................40
Bảng 21. Huấn luyện viên chuyên nghiệp...........................................................41

Bảng 22. Dịch vụ hỗ trợ khác giúp nâng cao chế độ tập luyện..........................42
Bảng 23. Gần chỗ làm hay trường học................................................................43
Bảng 24. Gửi xe miễn phí....................................................................................44
Bảng 25. Bạn bè hay đồng nghiệp có ấn tượng tốt tại đây.................................45
Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

8


Nghiên cứu khoa học

Bảng 26. Tình trạng hiểu biết đến Yoga..............................................................47
Bảng 27. Tình trạng luyện tập hoặc trải nghiệm Yoga.......................................48
Bảng 28. Tình trạng tham gia học Yoga..............................................................49
Bảng 29. Học phí mong muốn.............................................................................50
Bảng 30. Giới thiệu cho người quen....................................................................51
Bảng 31. Suy nghĩ về việc luyện tập Yoga.........................................................52
Bảng 32. Không gian mong muốn luyện tập.......................................................53
Bảng 33. Thời gian một buổi tập Yoga...............................................................55

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

9


Nghiên cứu khoa học


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


1. TDTT: Thể dục Thể thao
2. ĐH: Đại học
3. TP: Thành phố

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

10


Nghiên cứu khoa học

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI


Hiện nay, Yoga đã được cả thế giới ưa chuộng và đang trên đà phát triển
không ngừng. Dù gia nhập vào Việt Nam muộn nhưng Yoga đang ngày càng trở
thành phương pháp được nhiều người lựa chọn như một giải pháp giúp cơ thể và
trí não “chống chịu” lại những áp lực trong cuộc sống và cải thiện sức khỏe, tinh
thần,… Với mục tiêu đó đã làm thúc đẩy việc phát triển các trung tâm luyện tập
Yoga ở các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Để nâng cao
sức khỏe và tạo không gian mới cho Trường nhóm chọn đề tài “ Xây dựng mô
hình luyện tập Yoga tại trường ĐH Đồng Tháp”. Phần đầu sẽ sơ lược về các vấn
đề liên quan đến Yoga như khái niệm, nhu cầu tập luyện, các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tập Yoga. Nhóm sử dụng các tài liệu tư tài bao gồm sách, báo, tạp chí,

các tài liệu và trang web liên quan đến vấn đề nghiên cứu marketing, marketing
căn bản, về nghiên cứu khoa học trong marketing, tháp nhu cầu của Maslow,
nghiên cứu Marketing của các trung tâm Yoga trên thế giới. Đề cập đến các vấn
đề về sức khỏe, tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao ngày nay, đặc
biệt là hình thức Yoga. Nhóm đã sử dụng công cụ của phần mềm SPSS để phân
tích dữ liệu cụ thể là công cụ Frenquecy, One Sample T Test, Chi Square Test …
và đưa ra những kết quả cụ thể. Từ đó nhóm đã đưa ra những giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao việc rèn luyện sức khỏe cho mọi người trong tỉnh Đồng
Tháp nói chung và những sinh viên của trường ĐH Đồng Tháp nói riêng.

Nhóm 2

GVHD: TS..Nguyễn Giác Trí

11


Nghiên cứu khoa học

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội ngày nay sức khỏe là vấn đề được con người đặc biệt quan tâm.
Nền kinh tế càng phát triển, càng nhiều người tìm đến các môn thể thao như một
cách giúp tăng cường sức khỏe, giữ gìn vóc dáng và một nguồn vui, giảm stress
sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển, những môn Aerobic,
các môn thể thao đã trở nên quen thuộc và nhàm chán, việc tập Yoga ở nước ta
đã trở thành hiện tượng, ngày càng lôi cuốn nhiều người ở mọi tầng lớp tham gia.
Vì sao Yoga lại có sức hấp dẫn như vậy? Rất đơn giản, bởi Yoga không chỉ bao
gồm các bài tập rèn luyện về thể chất mà còn rèn luyện về tâm trí nhằm giữ cân

bằng và hợp nhất giữa các yếu tố về thể chất, tâm trí và tinh thần trong mỗi
người. Các chuyên gia Yoga đã vạch ra cho học viên một phương pháp hữu hiệu
là chữa bệnh bằng Yoga qua cách ăn uống phù hợp, luyện tập các thế Yoga thích
hợp và có hiểu biết đúng đắn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân.
Hiện nay, Yoga đang phát triển mạnh trên thế giới, Yoga đã có nhiều hướng
phát triển mới theo nhu cầu tập luyện của mọi người. Yoga luôn tạo cho chúng ta
tinh thần trong lành, sảng khoái và mạnh mẽ. Một thể chất khỏe khắn và đầy sức
sống, một lý trí vững vàng. Tất cả những điều này tạo cho mỗi chúng ta nội lực
dồi dào để đẩy lùi tất cả các bệnh tật, để sống để tận hưởng những điều tốt đẹp
và tuyệt vời nhất của cuộc sống.
Hình thức học yoga đã rất phát triển tại các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, tại Đồng Tháp, vẫn chưa có trung tâm tập Yoga nào có danh
tiếng và thu hút được nhiều học viên tham gia. Rất nhiều trung tâm mở ra rồi
nhanh chóng đóng cửa. Nguyên nhân có lẽ một phần do người dân Đồng Tháp
vẫn chưa quan tâm tới loại hình này, hoặc giá một khóa học quá cao so với thu
nhập người dân, hoặc cũng có thể do chương trình tập luyện không hiệu quả,
giáo viên dạy chưa tốt,…
Để quyết định có mở một trung tâm tập yoga tại Đồng Tháp hay không,
nhà quản trị cần nghiên cứu rõ nhu cầu của người dân tại đây, cũng như các biến
số ảnh hưởng đến mức độ tham gia của những khách hàng tiềm năng, từ đó ra
các quyết định phù hợp. Vì vậy, nhóm xin chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch mở
lớp Yoga tại trường ĐH Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
“ Xây dựng kế hoạch mở lớp dạy Yoga tại trường ĐH Đồng Tháp”. Những
năm gần đây phong tràHíto tập Yoga đang phát triển mạnh và trở nên phổ biến ở
các TP lớn và đã có nhiều lớp tập Yoga được hoàn thành. Mở lớp Yoga tại
trường ĐH với mục đích giúp cho mọi người, tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc
dáng và có tinh thần sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng mệt mõi sau giờ học tập
và làm việc. Đây là điều mà chúng tôi mong muốn mang lại cho mọi người và

một điều gì đó giúp cho trường phát triển hơn.
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 12


Nghiên cứu khoa học

2.2. Mục tiêu cụ thể:






Xác định khách hàng mục tiêu để từ đó xác định địa điểm có không gian
phù hợp.
Xác định mức giá phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
Xác định thời gian khóa học mà người học mong muốn.
Xác định mục đích luyện tập của học viên.
Xác định mức độ quan tâm của học viên đến chất lượng giảng dạy của
giáo viên.

• Xác định những mong muốn của học viên về chính sách ưu đãi của
trung tâm.
3. Kiểm định giả thiết và câu hỏi nghiên cứu:
3.1. Kiểm định giả thiết:
* Giả thuyết 1:
H0: Mức độ hiểu biết của khách hàng về Yoga không ảnh hưởng đến nhu
cầu luyện tập.

H1: Mức độ hiểu biết của khách hàng về Yoga có ảnh hưởng đến nhu cầu
luyện tập.
* Giả thuyết 2:
H0: Khách hàng mong muốn học phí khóa ngắn hạn không là 500.000
đồng/khóa
H1: Khách hàng mong muốn học phí khóa ngắn hạn là 500.000đồng/khóa.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
+ Mức độ hiểu biết của khách hàng về Yoga có ảnh hưởng đến nhu cầu
luyện tập hay không?
+ Mức giá được khách hàng mong muốn cho từng khóa học là bao nhiêu?
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Đề tài chọn vùng nghiên cứu tại trường ĐH Đồng Tháp, TP Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
* Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, báo, quan sát thực tế, hỏi thăm
gia đình, bạn bè, các trang web chuyên ngành có liên quan đến nội dung
đề tài sau đó rút ra kết luận.
* Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các sinh viên thông qua
bảng câu hỏi.
- Bảng câu hỏi: gồm 4 phần:
+ Phần 1: Phần thông tin chung về đáp viên.
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 13


Nghiên cứu khoa học

+ Phần 2: Phần sàng lọc.

+ Phần 3: Phần nội dung chính.
+ Phần 4: Phần kiểm tra.
- Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích số liệu đã thu thập, xem xét đánh giá so với tình hình
thực tế và đưa ra quyết định có nên mở lớp Yoga ở trường ĐH Đồng Tháp
hay không?
Phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Do năng lực và thời gian có giới hạn, đề tài của nhóm em không thể bao
quát hết tất cả các vấn đề về Yoga. Vì thế cho nên, nhóm em xin được giới
hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
5.1. Không gian:
Do tên đề tài “Xây dựng kế hoạch mở lớp dạy Yoga tại trường ĐH
Đồng Tháp” cho nên nhóm chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn
trường ĐH Đồng Tháp.
Trường ĐH Đồng Tháp là nơi tập trung đông đảo các giới trẻ, đặc
biệt là nữ giới, họ thường quan tâm đến vấn đề làm đẹp. Và hiện tại ở
trường ĐH Đồng Tháp vẫn chưa có một lớp dạy Yoga chính thức, trong
khi nhu cầu học Yoga của sinh viên tại trường là rất nhiều.
5.2. Thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 29/08/2016 đến ngày
22/09/2016
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện từ ngày
05/09/2016 đến ngày 12/09/2016.
5.3. Đối tượng:
Học Yoga không cần phân biệt giới tính là nam hay nữ. Tuy nhiên,
theo sự điều tra thì đối tượng quan tâm nhiều nhất đến Yoga là nữ giới và
ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.

5.4. Nội dung nghiên cứu:
Về việc “Xây dựng kế hoạch mở lớp Yoga tại trường ĐH Đồng
Tháp” nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên và giảng viên tại trường ĐH
Đồng Tháp nói riêng và người dân trên địa bàn Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
nói chung.
5.5. Giới hạn nghiên cứu:
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 14


Nghiên cứu khoa học

Công việc thu thập số liệu chủ yếu tiến hành trong thời gian nghỉ
giải lao của đáp viên và trong giờ học cho nên việc nhận xét và đánh giá
của các bạn còn chủ quan cho nên số liệu mẫu mang tính đại diện cao cho
tất cả các đáp viên trong trường.
6. Lược khảo tài liệu liên quan:
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp tác giả đã tham khảo một số bài
báo nghiên cứu chuyên ngành có liên quan. Cụ thể như sau:
Hoàng Thị Dương Liễu (2015) “ Lựa chọn một số bài tập Yoga nhằm phát
triển tố chất mềm dẻo đối với nữ độ tuổi 18 – 25 trong CLB Yoga trường
ĐH Tôn Đức Thắng Q.7 TP.HCM”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng tố chất mềm dẻo Nữ độ tuổi 19 – 25 trong CLB Yoga trường ĐH
Tôn Đức Thắng Q7. TP.HCM
- Lựa chọn một số bài tập Yoga nhằm phát triển tố chất mềm dẻo đối với Nữ độ
tuổi 19 – 25 trong CLB Yoga trường ĐH Tôn Đức Thắng Q7. TP.HCM.
- Đánh giá hiệu quả của bài tập Yoga nhằm phát triển tố chất mềm dẻo Nữ độ
tuổi 19 – 25 trong CLB Yoga trường ĐH Tôn Đức Thắng Q7. TP.HCM.

Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Kết quả nghiên cứu: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: qua quá trình luyện tập
của bản thân, qua quan sát thực tế việc luyện tập của các học viên trong CLB
Yoga trường ĐH Tôn Đức Thắng Q7. TH.HCM, họ nhận thấy độ mềm dẻo của
học viên còn thấp, điều này thể hiện rõ trong khi thực hiện các tư thế. Vì thế họ
đã đưa ra nhiều bài tập luyện về Yoga và các giải có hiệu quả cho những học
viên tại trường ĐH Tôn Đức Thắng Q7 TP.HCM.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Trong khóa luận nghiên cứu thì họ đã đưa ra các giải pháp tối
ưu cho các học viên nữ về đọ mềm dẻo từ độ tuổi 18 – 25. Họ còn đưa ra nhiều
động tác Yoga nhằm tăng sự mềm dẻo cho cơ thể, rèn luyện sức khỏe, phòng
chống bệnh tật và giữ vóc dáng cũng như làm đẹp cho các học viên Nữ độ tuổi
19 – 25 trong CLB Yoga trường ĐH Tôn Đức Thắng Q7. TP.HCM.
Nhược điểm: Còn nhiều khó khăn trong quá trình luyện tập về các động
tác tư thế của Yoga cho các bạn học viên Nữ trong CLB Yoga trường ĐH Tôn
Đức Thắng Q7. TP.HCM.
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 15


Nghiên cứu khoa học

Lê Thế Giới (2015) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
luyện tập Yoga của người dân sống ở địa bàn TP Đà Nẵng” nhằm khảo

sát về nhu cầu luyện tập Yoga trên địa bàn.
Mục tiêu nghiên cứu :
- Xác định khách hàng mục tiêu để từ đó xác định địa điểm có không gian phù
hợp.
- Xác định mức giá phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
- Xác định thời gian khóa học mà người học mong muốn
- Xác định mục tiêu luyện tập của học viên.
- Xác định mức độ quan tâm của học viên đến chất lương giảng dạy của giáo
viên.
- Xác định những mong muốn của học viên về chính sách ưu đãi của học viên.
Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu dược thực hiện qua hai giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
- Nghiên cứu định tính nhằm xác định thang đo các biến số ảnh hưởng đến nhu
cầu luyện tập Yoga của người dân trên địa bàn.
- Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lí thuyết
về các biến số ảnh hưởng đến nhu cầu luyện tập Yoga của người dân trên đia
bàn.
Kết quả nghiên cứu :
- Là cơ sở phục vụ cho nhà quản trị trong việc triển khai xây dựng, hoàn thiện và
nên mở rộng các trung tâm hay không cho phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương
lai.
- Quyết định được dưa ra nhằm nhận diện một vấn đề mà nhà quản trị đang muốn
được biết và phân tích kĩ càng để dựa vào đó đưa ra quyết định cuối cùng.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Giúp hiểu được tâm lí khách hàng từ đó dưa ra các quyết định
chính xác. Xây dựng dược mô hình luyện tập Yoga phù hợp với nhu cầu và
mong muốn của khách hàng. Giải quyết được các vấn đề mà các trung tâm Yoga
thường mắc phải và cải thiện một cách tốt nhất.
Nhược điểm: Phạm vi nghiên cứu còn hẹp, mô hình chưa có nhiều người

thực hiện, đối với người nghe con mong lung chưa hiểu rõ vấn đề. Rất ít người
quan tâm tới loại hình này, hoặc do chúng ta thực hiện không có hiệu quả cao.

Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 16


Nghiên cứu khoa học

Hoàng Thị Ái Khuê (2015) “Nghiên cứu tác dụng của Yoga lên sức khỏe
thể chất và chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi”. Giúp ta đánh giá được
những tác dụng của Yoga về chất lượng và sức khỏe của người cao tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về thực trạng sức khỏe thể chất và chất lượng giấc ngủ ở người cao
tuổi.
- Đánh giá tác dụng của luyện tập Yoga lên sức khỏe thể chất và chất lượng ngủ
ở người cao tuổi.
Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc khảo sát ý kiến các sinh viên và
người trung niên. Những người tham gia trả lời câu hỏi đều là những giới trẻ và
trung niên có nhu cầu luyện tập thể thao và có nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho
người cao tuổi..
- Bảng câu hỏi gồm các phần khảo sát về nhu cầu chất lượng, đánh giá về thuộc
tính vá các mục liên quan đến các thông tin cá nhân của người phỏng vấn.
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu nhận lại được khá là khả quan phần lớn người già rất chú
trọng về sức khỏe mà đặc biệt là giấc ngủ.
- Qua khảo sát cho thấy sự lựa chọn để có giấc ngủ sâu hơn đa số họ đều luyện
tập thể dục, tập dưỡng sinh và tập Yoga. Tỷ lệ người tập Yoga cũng khá cao.

Người trung niên cũng gặp vấn đề về mất ngủ do một số nguyên nhân trong cuộc
sống.
- Qua khảo sát cho ta thấy sức khỏe thể chất và chất lượng ngủ ở người cao tuổi
cần phải được chú trọng.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Giúp ta hiểu thêm về các thông tin và nhu cầu mà mọi người
muốn chăm sóc sức khỏe qua cách thức nào và chú trọng nhất là chất lượng. Qua
khảo sát cho ta thấy được nhu cầu của mọi người về cách chăm sóc sức khỏe để
cải thiện một cách tốt nhất. Giải quyết được vấn đề mất ngủ ở người cao tuổi
giúp cho họ sống vui và khỏe.
Nhược điểm: Chưa có nhiều người biết đến lợi ích mà Yoga mang lại, mô
hình nghiên cứu cần phải được mở rộng. Giới thiệu một cách cụ thể và tổng quan

Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 17


Nghiên cứu khoa học

về vấn đề một cách sâu sắc thu hút người nghe, chưa tạo được lòng tin cao ở
người tập. Hiệu quả chưa như mong đợi.
Lê Mạnh Hồng (2010) “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng
cao hiệu quả kĩ thuật luyện tập Yoga cho học sinh trường THPT Cẩm
Thủy 3-Thanh Hóa”.
Mục tiêu của đề tài:
- Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật luyện tập Yoga cho
các em học sinh.
- Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả của việc
luyện tập Yoga của trường THPT Cẩm Thủy 3-Thanh Hóa.

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Là phương pháp tự giác có mục đích của một
hiện tượng giáo dục nào đó, để thu thập những số liệu, tài liệu, sự kiện có liên
quan tới quá trình tập Yoga của học sinh. Như vậy ta cần quan sát sư phạm hằng
ngày để quan sát những sự kiện diễn ra đối với động tác của các bài tập để có số
liệu chính xác.
- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp mà chúng tôi đã sử dụng để tìm hiểu
nghiên cứu thông tin qua quá trình hỏi- trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá
nhân khác nhau về các vấn đề có liên quan.
- Có 2 hình thức phỏng vấn:
+ Phỏng vấn trực tiếp.
+ Phỏng vấn gián tiếp
Kết quả nghiên cứu:
- Hiệu quả luyện tập Yoga của các em học sinh ở trường THPT Cầm Thủy 3
-Thanh hóa ngày càng tốt hơn.
- Đa số các em điều thực hiện tốt các bài tập.
- Luyện tập được các bài khó hơn.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Mô hình nghiên cứu cho thấy được trình độ tập Yoga một cách
tốt nhất và có hiệu quả cao, rèn luyện sức khỏe cho hoc sinh, giúp các em phát
triển tâm lí tốt nhất vì đây là lứa tuổi dễ bị sa ngã, giúp các em đánh giá được
năng lực của mình từ đó ra sức học tập và có óc cầu tiến,giúp các em phát triển
toàn diện về mặt thể chất lẩn tinh thần.
Nhược điểm: Mô hình nghiên cứu cần phải nói rõ hơn về lợi ích của
Yoga là như thế nào để tạo lòng tin một cách tuyệt đối. Nhân rộng mô hình
không chỉ dành cho học sinh mà còn dành cho giáo viên.

Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 18



Nghiên cứu khoa học

Nguyễn Hữu Thanh (2010) ”Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập Yoga
nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT Quỳnh Lu I – Nghệ
An”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định một số chỉ số thể lực đặc trưng của học sinh.
- Lựa chọn một số bài tập Yoga phù hợp nhằm phát triển thể lực của học sinh.
- Đánh giá hiệu quả bài tập đến sự phát triển thể lực chung cho học sinh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng
rộng rãi trong các công trình nghiên cứu, giúp cho việc hệ thống hóa các nghiên
cứu liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu, đồng thời phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu trên cơ sở các tài
liệu đã được công bố để tiến hành nghiên cứu hiệu quả của bài tập Yoga đến sự
phát triển thể lực học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng phỏng vấn
gián tiếp thông qua mẫu phiếu câu hỏi có sẵn. Tham gia phỏng vấn là những em
đã tham gia quá trình tập luyện các bài tập Yoga vừa qua. Từ đó giúp nhà nghiên
cứu tin cậy và lựu chọn một số bài tập Yoga để phát triển thể lực cho học sinh
của trường.
- Phương pháp dùng bài thử: Dùng để xác định số thể lực của các học sinh trước
và sau khi tập. Học sinh phải làm đúng kỉ thuật của động tác kiểm tra rèn luyện
thân thể. Nếu làm sai kỉ thuật thì phải làm lại, nếu vẫn còn sai yêu cầu học sinh
làm khi nào đúng mới được thành tích.
Kết quả nghiên cứu:
- Thể lực của học sinh của trường THPT Quỳnh Lu I- Nghệ An được nâng cao
qua các bài tập.

- Thể lực các em được cải thiện rõ rệt nhất là đối với các em sức khỏe kém.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Lựa chọn được các bài tập Yoga một cách phù hợp cho hoc
sinh giúp các em phát triển thể chất một cách tốt nhất. Mô hình nghiên cứu đem
lại một cách tốt nhất về việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho hoc sinh.
Nhược điểm: Mô hình chưa phát triển rộng rãi, còn nhỏ hẹp, chỉ nói là
chăm sóc sức khỏe nhưng chưa nói một cách cụ thể. Thống kê kết quả còn chưa
rõ ràng cần phải đưa số liệu một cách cụ thể.

Shirley Telles, KV Naveen, Manoj Dash, Rajendra Deginal và NK
Manjunath (2006). “Effect Of Yoga On Self-Rated Visual Discomfort In
Computer Users”. Open Peer Review reports.
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 19


Nghiên cứu khoa học

Mục tiêu nghiên cứu:
Thử nghiệm ngẫu nhiên các mặt đã được lên kế hoạch để đánh giá hiệu
quả của một sự kết hợp của thực hành Yoga trên các triệu chứng tự đánh giá của
sự khó chịu thị giác ở người sử dụng máy tính chuyên nghiệp ở Bangalore.
Phương pháp nghiên cứu:
Hai trăm chín mươi mốt người dùng máy tính chuyên nghiệp đã được
phân ngẫu nhiên vào hai nhóm, Yoga (YG, n = 146) và chờ đợi danh sách kiểm
soát (WL, n = 145) . Cả hai nhóm đều được đánh giá ở mức cơ bản và sau sáu
mươi ngày đối với tự đánh giá khó chịu thị giác sử dụng một câu hỏi tiêu chuẩn .
Trong thời gian 60 ngày đó nhóm YG thực hành một giờ hàng ngày yoga cho
năm ngày trong một tuần và nhóm WL đã hoạt động giải trí thông thường của họ

cũng cho một giờ hàng ngày trong thời gian tương tự. Ở tuổi 60 ngày đã có 62
trong nhóm YG và 55 trong nhóm WL.
Kết quả nghiên cứu:
- 291 đại biểu tham dự các can thiệp tương ứng của họ [Yoga và kiểm soát] trong
ba khối trên 18 tháng kể từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005.
- Các biện pháp lặp đi lặp lại phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy một sự
khác biệt đáng kể giữa YG và nhóm WL (F = 15,369, DF = 1,115, p <0,001).
Không có khác biệt đáng kể giữa các đánh giá thực hiện tại cơ sở và vào ngày 60.
Sự tương tác giữa các nhóm và đánh giá được đáng kể (F = 178,607, DF = 1,115,
p <0,001), cho rằng hai yếu tố (nhóm, đánh giá) không độc lập với nhau.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Đã được chứng minh rằng thực hành Yoga có hiệu quả nên
được khuyến khích để tìm hiểu và thực hành Yoga. Do đó nó sẽ là hữu ích để
đánh giá mức độ của động cơ trong nhóm Yoga và tương quan với việc giảm tự
đánh khó chịu trực quan mà đã được tìm thấy.
Nhược điểm: Một hạn chế của nghiên cứu này là các chỉ số khách quan
cũng được công nhận của thị giác khó chịu (đặc biệt là khô da) không được đo.
Nó sẽ là lý tưởng như đã tiến hành một dự bán định lượng của lớp lipid bề mặt
hoặc đã đo thời gian nước mắt chia tay.

David Dapeng Chen (2006). Assessment of the Effects of “Yoga Tools for
Teachers”.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra nhận thức lợi
ích của việc kết hợp
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 20


Nghiên cứu khoa học


dạy Giáo dục thể chất về hoạt động yoga dựa vào giảng dạy lớp học như một kết
quả của việc thực hiện dụng cụ, giảng dạy giáo dục thể chất về Yoga.
Phương pháp nghiên cứu:
- Những người tham gia: khảo sát hoàn thành từ 103 giáo viên , 550 phụ huynh,
và 661 học sinh (tuổi trung bình = 9,71 ; SD = 2,98) là xử lý và như nhiều như 54
câu hỏi trở lại đã bị loại các sai sót hoặc sửa của họ . Tất cả những người tham
gia đã đồng ý tham gia nghiên cứu và nhận được và trở về thư có chữ ký của các
thông báo đồng ý / tán thành. Giáo viên được đào tạo bởi các giảng viên Yoga
chứng nhận từ dụng cụ, giảng dạy giáo dục thể chất.
- Phân tích dữ liệu: Dữ liệu phân tích cho các câu hỏi Likert quy mô được phân
tích bằng SPSS Version 19. Chúng tôi chạy thống kê mô tả cơ bản để đánh giá
lợi ích của các hoạt động tập Yoga. Câu hỏi mở đã được phân tích bằng cách
kiểm tra nội dung của câu trả lời của họ và xác định các chủ đề nổi lên từ các câu
trả lời của 102 giáo viên.
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả của các cuộc điều tra sinh viên cho thấy rằng: thực hành yoga đã sản
xuất những thay đổi tích cực trong tất cả các lĩnh vực khảo sát, từ điểm số trung
bình của họ là tất cả ở trên 3.5. Khi chúng tôi kiểm tra các phản ứng tiêu cực và
tích cực, các phản ứng áp đảo là tích cực. Số liệu khảo sát sinh viên chỉ ra rằng
thực hành Yoga mang lại những thay đổi tích cực trong lĩnh vực tinh thần, tình
cảm, tăng trưởng thể chất và các cá nhân. Những thay đổi tích cực sinh viên đáng
chú ý nhất được xác định trong bản thân mình là kết quả của thực hành Yoga bao
gồm niềm vui (có nghĩa là = 4,18), lòng tự trọng (trung bình = 4,21), sự nhiệt
tình (có nghĩa là = 4,04 ), sự tự tin (có nghĩa là = 4.17), kiến thức về cơ thể con
người (trung bình = 4,02), tư thế (trung bình = 4,01), năng lượng (trung bình =
4,0), mối quan hệ giữa các cá nhân ( có nghĩa là = 4,02), ngủ (có nghĩa là = 3,90)
và nồng độ (trung bình = 3,92).
- Kết quả khảo sát cha mẹ: Số liệu điều tra cha mẹ chứng minh rằng, nói chung,
thực hành Yoga đã làm thay đổi nhận thức tích cực trong tất cả các lĩnh vực khảo

sát của phát triển tâm thần, tình cảm, thể chất và các cá nhân. Tuy nhiên, các khu
vực đáng chú ý nhất của cải tiến bao gồm niềm vui (có nghĩa là = 4,04), lòng tự
trọng (trung bình = 4,04) ,sự nhiệt tình (có nghĩa là =4,04) , tin cậy ( có nghĩa là
= 4,04), nồng độ (trung bình = 3,91) và giấc ngủ (có nghĩa là = 3,89).
- Kết quả khảo sát giáo viên: Có tổng số 103 giáo viên đã tham gia vào nghiên
cứu. Họ được đào tạo Yoga, giao hướng dẫn và hoàn thành cuộc điều tra. Khảo
sát giáo viên không đánh giá cải thiện cá nhân của học sinh trong tình cảm, tinh
thần và thể chất khỏe mạnh, nhưng cung cấp đánh giá tổng thể của họ cải thiện
tình trạng tâm lý, tinh thần, vật chất và hạnh phúc. Có thể được nhìn thấy rằng
việc đào tạo Yoga mà họ nhận được đầy đủ cho cung cấp hướng dẫn tập Yoga
(trung bình = 4,17) và thực hiện các hướng dẫn Yoga trong các lớp học của họ là
thuận lợi cho những thay đổi tích cực trong sự tập trung của sinh viên ( 4.17), kỹ
năng xã hội (trung bình = 4,03), tình cảm trưởng thành (có nghĩa là = 4,03), lòng
tự trọng (4,03) và tự chăm sóc (có nghĩa là = 4,08).
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 21


Nghiên cứu khoa học

Bình luận nghiên cứu:
Các nghiên cứu hiện nay có nhiều để cung cấp cho các chương trình
hoạt động tập Yoga tại trường học trong tương lai. Đầu tiên, giáo viên với mức
tối thiểu đào tạo trong Yoga người kết hợp các kỹ thuật Yoga dựa trên hàng ngày
trong lớp học có thể tạo ra hiệu ứng lớn học sinh. Thứ hai, những sinh viên có
được sự hỗ trợ từ cha mẹ có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống
của họ. Thứ ba, nó quan trọng là phải có một cấu trúc trong đó học sinh được tiếp
xúc với cách sống lành mạnh. Và quan trọng nhất, dữ liệu được cung cấp bằng
chứng chắc chắn cho thấy rằng các hoạt động tập Yoga trên được nhận thấy lợi

ích trong sinh viên “tinh thần hạnh phúc, phúc lợi xã hội, thể chất khỏe mạnh và
hành
vi
hàng
ngày”.
Damia E. Toyras (2013). “Effects Of Incorporation Yoga Into A
Classroom On Student Engagement During Literacy Lessons”. Submitted
In Partial Fulfillment Of The Requirements For The Degree Of Masters
Of Arts In Education At Northern Michigan University.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để mô tả Yoga và các hiệu ứng có thể của nó trên sự tham gia của học
sinh trong suốt bài học biết chữ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Mỗi người tham gia nhận được 15 phút tập Yoga trước khi bắt đầu của thời
gian đọc viết bao gồm : thở, tư thế Yoga, thư giãn và suy nghĩ tích cực. Lần đọc
viết được chia thành ba hoạt động khac nhau. Mỗi hoạt động kéo dài khoảng 20
phút. Các đại biểu cũng nhận được 2-5 phút Yoga giữa từng hoạt động. Các
Yoga bao gồm thở, tư thế yoga ,thư giãn và suy nghĩ tích cực.
- Thu thập dữ liệu: Các nhà quan sát là một đồng nghiệp có kinh nghiệm trong
nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu: Các kết quả được phân tích bằng thống kê mô tả , cũng như
so sánh t -test cặp giữa các số đo trước và sau khi điều trị.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả cho thấy sự tăng trưởng ở một số khu vực sau khi có sự can
thiệp của Yoga, kết quả tổng thể chứng minh là không đáng kể. Nhiều yếu tố có
thể góp phần vào những phát hiện này. Trước khi thành lập công ty của Yoga, sự
tham gia của học sinh là 8%.Sau khi có sự can thiệp Yoga, sự tham gia của sinh
viên là 88%. Tăng 8% này không đánh giá cao , đủ để được thống kê có ý nghĩa.
Bình luận nghiên cứu:
Ưu điểm: Giáo viên đã tìm ra những cách mới để giúp học sinh tham

gia và học tập có tiến bộ . Những bài tập vận động phù hợp với mọi lứa tuổi. Đưa
ra một số giải pháp có thể tập Yoga luôn có hiệu quả cao.
Nhược điểm: Nghiên cứu này có một số hạn chế. Tôi là một trong
những nhà nghiên cứu và các lớp học giáo viên. Điều này có thể đã tạo ra thiên vị
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 22


Nghiên cứu khoa học

trong các dữ liệu.Mặc dù, tôi dạy những bài học Yoga trong lớp học nhưng tôi
không phải là một hướng dẫn viên Yoga được chứng nhận. Có kết quả đã khác
nếu người được đào tạo trong lĩnh vực này đã dạy Yoga? Do thời gian lớp học,
tất cả học sinh không thể được quan sát thấy trong cùng một ngày. Điều này có
thể làm thay đổi kết quả. Bởi vì lập lịch trình khó khăn, số đo sau điều trị đã
được thực hiện rất gần cuối của năm học. Điều này cũng có thể làm thay đổi kết
quả.
7. Tính mới của đề tài:
7.1. Lý luận:
- Xây dựng mô hình tập Yoga tại trường ĐH Đồng Tháp.
- Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về việc tập Yoga.
7.2. Thực tiễn:
- Nâng cao sức khỏe cho sinh viên trường ĐH Đồng Tháp.
- Tạo ra không gian mới tại trường ĐH Đồng Tháp.
8. Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Giới thiệu một cách khái quát về lí do chọn đề tài, cơ sở lí luận,
mô hình nghiên cứu đề tài và cuối cùng là kết cấu của đề tài.
Chương 2 : Chương này sẽ trình bày các lí thuyết được sử dụng làm cơ sở
khoa học đánh giá mô hình nghiên cứu. Nội dung chương bao gồm: thống kê mô

tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy.
Chương 3 : Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về việc tìm ra các giải pháp
bao gồm: cơ sở đề ra các giải pháp và đề xuất các giải pháp phát triển.

Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 23


Nghiên cứu khoa học

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về Yoga:
Yoga là chìa khóa vàng để mở tung cánh cửa dẫn đến sự bình an, tĩnh
lặng và niềm hoan lạc, cảm giác này xuất hiện khi bạn thực hành các Asana (tư
thế) và Pranayama (hơi thở).
Các Asana phục hồi sự ổn định trong cơ thể thông qua các hoạt động tăng
cường sự mạnh mẽ và dẻo dai của cơ bắp, xương cốt, tăng cường tưới máu cho
khắp cơ thể, cải thiện hô hấp và tăng cường sinh lực (điều hòa nội tiết, hệ miễn
dịch…). Các dấu hiệu stress sẽ thuyên giảm khi thực hành Yoga. Thực hành
Yoga và phép luyện thở là phương pháp trị liệu stress hiệu quả và tự nhiên
nhất.
Trong khi phục hồi lại cơ thể, Yoga giải phóng tinh thần của bạn thoát
khỏi những cảm xúc tiêu cực do nhịp sống căng thẳng hiện tại đem lại, thực
hành Yoga khiến bạn tràn ngập hy vọng và sự lạc quan. Đó là sự tái sinh.
1.2. Đặc điểm của Yoga:
Trước hết, khác với thể dục hiện đại, Yoga thiếu mặt vận động, không có
chạy, nhảy, bơi lội, đấu đá… mà chủ yếu vạch ra con đường luyện tập phần nội,
mặt tĩnh của con người. Nhưng thực ra, trong tĩnh có động, tĩnh có tốt thì động

mới có hiệu quả cao Yoga không làm cho người ta phát triển về cơ bắp, vai to,
ngực nở… mà cái chính là làm khỏe về tinh thần và trí tuệ, nhưng cũng không vì
thế mà cơ bắp kém dẻo dai.
Thứ hai, Yoga lấy tập thở là chủ yếu và quan trọng. Người ta thường nghĩ
là các thế tập (asana) là đặc trung của Yoga, nhưng đó là một sai lầm đáng tiếc.
Nhiều người thường hay phô trương rằng mình tập được các động tác khó này,
các thế đặc biệt nọ, nhưng thực ra, cũng như khí công dưỡng sinh, phép huấn
luyện thở hay luyện khí, còn gọi là prana-yama, là quan trọng hơn cả. Làm chủ
hơi thở đi đôi với tập trung ý nghĩ là chủ yếu, tư thế là cần thiết nhưng không
phải là trọng tâm.
Thứ ba, Yoga là một phương pháp toàn diện, huy động toàn bộ con người,
cả về sinh lý và tâm lý, làm cho con người ổn định cả hai mặt.
Cuối cùng, Yoga không đồng nghĩa với sự tiếp thu và thể hiện sức mạnh
siêu nhân.
Người ta thường quen nhìn nhận Yoga như một thuật lạ xa xưa, kết hợp
một lô tin điều tôn giáo với một quy tắc thực hành kỳ bí lạ lùng. Thực chất, điều
đó đã làm mất đi tính thực tiễn và khoa học của Yoga.
1.3. Đánh giá tiềm năng để phát triển Yoga ở trường ĐH Đồng Tháp:
Kể từ ngày thành lập đến nay, phong trào TDTT quần chúng ngày càng
phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng người tham gia tập luyện
Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 24


Nghiên cứu khoa học

thường xuyên ngày càng tăng. Tính đến nay số lượng người tập luyện thường
xuyên các môn TDTT chiếm trên 16% dân số toàn TP.
Thành tích thể thao của TP năm sau luôn cao hơn năm trước. Các môn thể

theo trọng điểm, mũi nhọn của TP thường xuyên đạt thành tích cao trong thi đấu
các giải do tỉnh và quốc gia tổ chức.
Tuy điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT ở TP còn nhiều
hạn chế và khó khăn; các cơ sở ngành quản lý đều đã xuống cấp trầm trọng hoặc
không đúng quy cách nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành TDTT TP, sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trong TP;
sự tài trợ, hỗ trợ của các mạnh thường quân, các đơn vị trong ngành trong thời
gian qua đã tạo nên kết quả bước đầu rất quả quan. Ngành TDTT TP Cao Lãnh
luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu sự nghiệp được Sở TDTT TP giao hàng năm.
+ Xây dựng, huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển các môn thể thao trên địa bàn.
+ Tổ chức các hoạt động TDTT đa môn như: thi đấu, huấn luyện, luyện tập,
bồi dưỡng năng khiếu, mở các lớp thể thao cơ bản cho mọi đối tượng nghiệp dư,
chuyên nghiệp trong và ngoài TP.
+ Đào tạo các hướng dẫn viên thể thao và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho
phong trào TDTT cơ sở trên địa bàn TP.
1.4. Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của các khách hàng (học viên):
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của con người ngày
được quan tâm nhiều hơn. Con người không chỉ muốn có một cơ thể khỏe mạnh
mà còn mong muốn có một thể hình săn chắc, đẹp. Các câu lạc bộ, trung tâm
thẩm mỹ đang mọc lên khá nhiều, thu hút nhiều giới tham gia tập luyện, tạo nên
phòng trào cho giới văn phòng sau giờ làm việc, học tập mệt mỏi.
Nhu cầu của học viên về việc tập Yoga:
Là một môn thể dục thực sự tốt cho cơ thể. Bạn có thể tự điều chỉnh các
động tác cho phù hợp với tốc độ và trình độ mà bạn thấy thực sự thoải
mái. Cho dù bạn chọn động tác Yoga nào, thì thực hiện động tác đó luôn
là một quá trình luyện tập tuyệt vời. Có nhiều tổ hợp động tác phù hợp với
những ngày khác nhau và với mọi đối tượng, điều này đồng nghĩa với việc
không có lý do nào để trì hoãn việc bắt đầu luyện tập Yoga ngay khi có
thể.
• Giúp bạn gắn kết với cơ thể. Các động tác luyện tập kéo dãn cơ trong

Yoga được kiến tạo xoay quanh lý tưởng giúp cơ thể chuyển động nhằm
tăng sức mạnh và độ bền của nó. Nhờ đó, thường xuyên luyện tập Yoga sẽ
thực sự giúp bạn gắn kết với cơ thể mình nhiều hơn và thấy hiểu điều gì
tốt hoặc không tốt cho cơ thể bạn.
• Giúp hít thở đúng kỹ thuật hơn. Các động tác khuyến khích người tập hít
thở một cách tập trung, chú trọng vào hơi thở (điều mà bình thường chúng
ta thực hiện một cách vô thức). Chúng giúp người tập kiểm soát căng
thẳng một cách hiệu quả và nhờ đó khiến cho ta cảm thấy tốt hơn. Ngoài
ra, với những mắc bệnh hen suyễn, phương pháp hít thở Yoga thực sự


Nhóm 2

GVHD: TS.Nguyễn Giác Trí 25


×